Trang chủNewsDu lịchBí ẩn cổ vật ở một làng chài

Bí ẩn cổ vật ở một làng chài

Thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi lâu nay được nhiều người gọi là “làng chài cổ vật”, bởi ngư dân ở đây sở hữu rất nhiều cổ vật quý được trục vớt từ những con tàu cổ đắm ngoài biển xa.

bai duoi 1
Anh Trương Tràng chỉ hoa văn trên đĩa gốm sứ. Ảnh: Tấn Thành.

Có cổ vật hơn 600 năm tuổi

Chúng tôi ghé thăm gia đình anh Trương Tràng, ở thôn Châu Thuận Biển, người nổi tiếng ở làng chài với bộ sưu tập khoảng 300 đồ gốm sứ các loại, sản xuất từ thế kỷ 15 đến 17. Trong đó, có nhiều cổ vật đã giám định có giá trị cao như những chiếc chén, dĩa được làm từ gốm Chu Đậu có niên đại hơn 500 năm hay những chiếc chum, lọ hoa, tráp đựng phấn với niên đại 300 đến 500 năm.

Anh Tràng cho biết, vùng biển thôn Châu Thuận Biển còn có tên gọi khác là Vũng Tàu, thời trước tàu thuyền buôn bán hàng hóa đi qua lại vùng này rất nhiều. Thiên tai, hỏa hoạn và sóng gió biển khơi đã khiến nhiều tàu thuyền bị đắm chìm, nhấn theo hàng trăm, ngàn cổ vật nằm dưới đáy biển.

Năm 2012, ngư dân trong làng đã phát hiện tàu cổ đắm với rất nhiều đồ gốm, sứ. Dấu tích khai quật cho thấy tàu bị cháy trước khi chìm, bên trong có những đồng tiền ở niên đại 1264 – 1295.

Năm 2014, lại thêm một tàu cổ đắm được phát hiện với rất nhiều hiện vật gồm tô, bát, đĩa có niên đại từ đầu thế kỷ 17…

Anh Tràng cầm trên tay một tô men xanh trắng có niên đại thế kỷ 17, bên trong họa tiết cá chép hóa rồng, cho biết chiếc đĩa này được đổi bằng 4 can dầu máy, trị giá 4 triệu đồng. “Tôi xây dựng bộ sưu tập này từ sự chắt chiu đó. Mỗi cổ vật đẹp mình lại muốn mua, đổi bằng được, bởi ẩn chứa trong đó là những giá trị của thời gian, của lịch sử – những di sản văn hóa vô cùng đáng quý” – anh Tràng chia sẻ.

Còn anh Nguyễn Văn Vương, cũng ở thôn Châu Thuận Biển cho biết, nơi đây nổi tiếng là “làng cổ vật” bởi trong tủ nhà nào cũng có bình, lọ, chén, bát gốm sứ với nhiều niên đại khác nhau. Nhà nhà, người người, có đến hàng trăm hộ sưu tầm cổ vật. Độc đáo và đáng quý ở chỗ người dân đem về chủ yếu để trưng bày chứ hiếm khi bán.

Cầm trên tay bát gốm sứ, anh Vương kể: “Cái này tôi nhặt được trong lúc lặn bắt hải sản, vẫn còn giữ được nguyên bản hoa văn họa tiết. Nhiều người trong lúc lặn biển, hoặc thả lưới thường vớt được các mảnh gốm sứ, lọ đất nung, ván gỗ tàu thuyền cháy sém. Cũng có người nhặt hiện vật dạt vào bờ sau mỗi mùa bão. Tất nhiên người dân tình cờ phát hiện rồi nhặt, còn khi xác định tàu đắm có cổ vật thì chính quyền sẽ tổ chức bảo vệ và lập kế hoạch trục vớt, bảo quản”.

“Không chỉ đồ gốm sứ còn nguyên vẹn, tôi rất thích nhặt về những mảnh gốm vỡ để trang trí trong nhà. Mỗi mảnh gốm là một họa tiết, một hoa văn riêng. Dần dần, tôi tìm hiểu thêm về ý nghĩa của các hoa văn, niên đại đời gốm và càng thấy trân quý hơn những gì mình đang có” – anh Vương tâm sự.

Người làng không mua, bán cổ vật

Không chỉ anh Tràng, anh Vương mà nhiều người dân ở thôn Châu Thuận Biển cho biết, người trong làng không mua bán cổ vật mà chỉ hỗ trợ trao đổi cho nhau theo sở thích của mình. Hay trao đổi cổ vật để lấy ngư lưới cụ, dầu máy…

Ông Phùng Bá Vương – Chủ tịch UBND xã Bình Châu cho biết, xóm Gành Cả, thôn Châu Thuận Biển có gần 300 hộ, thì có hơn 150 hộ sưu tầm, trưng bày cổ vật. Từ năm 1999 đến nay, hàng nghìn cổ vật được phát hiện từ những con tàu đắm tại khu vực biển Bình Châu được nhiều người dân lượm về trưng bày.

“Đa số đồ cổ vật ngư dân địa phương sưu tầm được là trong lúc họ đi lặn dưới đáy biển ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam hoặc các vùng biển Cù Lao Chàm, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam” – ông Vương nói.

Còn ông Võ Hoài Nam – Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Ở xóm Gành Cả có đến 30 người tham gia Hội Di sản văn hóa tỉnh. Đa phần mọi người đều rất am hiểu về cổ vật, nhất là đồ gốm sứ”.

Theo ông Nam, để xác định được niên đại của đồ vật cổ thì dựa vào chi tiết hoa văn. Ví như về men rạn, niên đại, ký hiệu, họa tiết… Rồi dựa vào đó cùng với những kiến thức đọc được để biết thuộc niên đại nào, thời vị Vua nào…

Theo TS Đoàn Ngọc Khôi – Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, tại vùng biển Bình Châu, các chuyên gia đã phát hiện nhiều xác tàu cổ, thế nhưng mới khai quật 2 xác tàu. Xác tàu này nằm cách bờ khoảng 200m, ở độ sâu khoảng 5m. Các chuyên gia khảo cổ đã thu được rất nhiều hiện vật trên tàu khai quật năm 2013 có niên đại vào thế kỷ 14. Còn với tàu khai quật năm 1999 các hiện vật chủ yếu thế kỷ 17. Việc khai quật các hiện vật ở bên trong xác tàu này là tư liệu quý cho ngành khảo cổ dưới nước của Việt Nam.

TS Khôi nói thêm, các chuyên gia khảo cổ nhận định, vùng biển Bình Châu từng có một thương cảng sầm uất. Tàu thuyền vào Bình Châu trao đổi hàng hóa rồi bị cháy, hoặc bị bão đánh chìm. Do đó, khu vực này nhiều xác tàu cổ đắm. Ngày nay, người dân Bình Châu trong quá trình đi làm biển họ nhặt được các đồ vật cổ đem về nhà trưng bày nhằm phục vụ cho du khách đến tham quan.

Chúng tôi khi rời xóm Gành Cả, thôn Châu Thuận Biển cứ ấn tượng mãi với vùng đất này, ấn tượng với những ngư dân ngày đêm bám biển và gìn giữ những cổ vật. Họ đã đưa làng Gành Cả, thôn Châu Thuận Biển thành “làng chài cổ vật” vô cùng đáng quý, một điểm đến cho những du khách muốn tham quan, tìm hiểu về các cổ vật quý.

Ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các hộ gia đình ở xóm Gành Cả hiện nay lưu giữ và bảo quản nhiều cổ vật rất có giá trị. Thời gian qua, đơn vị phối hợp với Chi hội Di sản Bình Sơn xây dựng điểm đến du lịch cộng đồng làng cổ vật ở Bình Châu. Chúng tôi chọn đây là điểm đến để du khách đến tham quan, nghiên cứu về cổ vật. Một địa chỉ rất đặc biệt mà không phải nơi nào cũng có được.



Nguồn: https://daidoanket.vn/bi-an-co-vat-o-mot-lang-chai-10301707.html

Cùng chủ đề

Sưu tầm tài liệu, phim ảnh, hiện vật phục vụ xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam

VHO - Bộ VHTTDL vừa có công văn gửi Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phối hợp sưu tầm tài liệu, phim ảnh, hiện vật phục vụ xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam. Để triển khai xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam - công trình trọng điểm quốc gia đặc biệt chào mừng 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo đảm cả...

Kim tự tháp bí ẩn 2.200 tuổi lộ diện giữa sa mạc Israel

(NLĐO) - Nhóm khảo cổ từ Cơ quan Cổ vật Israel đã phát hiện một công trình lạ, mang dáng dấp giống kim tự tháp Ai Cập, nằm giữa sa mạc Judean. ...

Khi bảo tàng liên tục gây bất ngờ

Một số bảo tàng tại Hà Nội đang nỗ lực làm mới mình, để thu hút du khách... Thời gian gần đây, nhờ sự thay đổi, làm mới mình, Bảo tàng Hà Nội trở thành một trong những bảo tàng...

Âm thầm kiểm kê cổ vật, gìn giữ “vật báu”

VHO - Để những di vật, cổ vật được lưu truyền từ đời này sang đời khác, ngoài sự yêu quý, trân trọng của chính cộng đồng, còn có sự đau đáu của những người làm công tác bảo tồn văn hóa. Chị Nguyễn Thị Hưng, Phó phòng Phát huy giá trị di tích cho biết: Có những địa phương kiên quyết từ chối hợp tác vì lo ngại động chạm đến yếu tố tâm linh, không dám di...

Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc

Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát sinh ngày 15/2/1913 tại làng Tân Hưng, quận An Hóa, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre). Ông là một trí thức tài năng, yêu nước nhiệt thành, một nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất và là một ngọn cờ tiêu biểu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Số chuyến bay liên tục tăng, du lịch Phú Quốc khởi sắc cuối năm

Bứt phá ngoạn mụcĐúng đêm Giáng sinh (24/12), chuyến bay thẳng của Hãng Hàng...

Trải nghiệm đu dây qua hố sụt Ác Mộng tại Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Đu dây qua hố sụt Ác Mộng sâu 250m, bên trong có dòng sông ngầm bí ẩn thuộc hệ thống hang Hung Thoòng, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) là trải nghiệm thú vị với du khách ưa mạo hiểm.Quảng Bình: Phát triển du lịch gắn với gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thốngQuảng Bình: Xây dựng các sản phẩm du lịch mới, thu hút khách mùa thấp điểmQuảng Bình giới thiệu tiềm năng đầu tư...

Cùng chuyên mục

Nhu cầu du lịch của người dân Nga đến Việt Nam tăng mạnh

Làn sóng du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh, Theo Sletat.ru, doanh số bán tour tháng 2 tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2024, Việt Nam thậm chí có thể trong top 5 điểm đến mùa Hè này của dân Nga.Nhu cầu đặt tour du lịch đoàn của khách Nga tới Việt Nam tăng mạnhBất chấp thiếu chuyến bay, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn tăng mạnhViệt Nam phát triển du lịch xanh vừa...

Điểm đến ở Thái Lan mở cửa trở lại, vẫn có khách Việt hủy tour

(NLĐO) – Một số đoàn khách Việt đi Bangkok hủy tour, công ty du lịch theo dõi chặt tình hình tham quan của các đoàn khách đang ở Thái Lan. ...

Khám phá “đại tiệc ẩm thực” 600 món ngon tại lễ hội ở TP HCM

(NLĐO) – Hơn 600 món ngon từ khắp 3 miền đất nước, sản vật của các địa phương được chế biến bởi đầu bếp của khách sạn 4-5 sao hấp dẫn hàng ngàn thực khách… ...

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Lung linh sắc màu đêm nghệ thuật "Âm vang nguồn cội"

Chương trình nghệ thuật “Âm vang nguồn cội” diễn ra tại Việt Trì thấm đậm tinh thần dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, đưa mỗi người con Việt Nam trở về với nguồn cội thiêng liêng."Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngTưng bừng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngGiỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi...

Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

NDO - Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-Zalo lan tỏa tinh thần “Tự hào Việt Nam” cùng 78 triệu người dùng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2025), Zalo ra mắt chiến dịch “Tự hào Việt Nam”, mang đến ba bộ hình nền và khung ảnh đại diện miễn phí, lan tỏa niềm tự hào dân tộc. Trong chưa đầy 24 giờ đã có 1 triệu lá cờ...

Tin tức doanh nghiệp-VNG cùng Quỹ Kiến Tạo Ước mơ mang nước sạch cho học trò vùng cao

Quỹ Kiến tạo Ước mơ (DMF), dưới sự bảo trợ của VNG, vừa hoàn thành công trình khoan giếng, cải tạo hệ thống nước sạch tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học số 2 Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Sá Tổng nằm tại một trong những...

Tăng trưởng lợi nhuận lên 185 tỷ đồng, đẩy mạnh AI và chuyển đổi số

(TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 5 năm 2025) - Công ty Cổ phần VNG (VNG) công bố Báo cáo tài chính Quý 1/2025, ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.232 tỷ đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh tăng mạnh, đạt 185 tỷ đồng. Trong ba tháng đầu năm, VNG...

20 năm phát triển công nghệ, hướng tới cộng đồng

Báo cáo thường niên 2024 của VNG ghi dấu một năm bản lề trên hành trình 20 năm trưởng thành, tiên phong về công nghệ, đổi mới sáng tạo và từng bước hiện thực hóa chiến lược “Go Global”. Với doanh thu 9.273 tỷ đồng và 3.324 nhân sự làm việc tại 9 thành phố trên khắp Việt Nam...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

Mới nhất