Trang chủNewsDu lịchTruyền thông số đưa Hà Giang vươn ra thế giới

Truyền thông số đưa Hà Giang vươn ra thế giới

(ĐCSVN) – Việc quảng bá hình ảnh đất và người Hà Giang trên các nền tảng số đã và đang đem lại nhiều tín hiệu khả quan cho ngành du lịch Hà Giang – vốn được xem là “trụ đỡ” của nền kinh tế địa phương. Đóng góp vào kết quả tích cực đó có vai trò quan trọng của các lực lượng truyền thông cộng đồng trên môi trường số.

Từ các kênh truyền thông trên nền tảng số, các điểm đến hấp dẫn, sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng của Hà Giang đã được quảng bá, giới thiệu tới du khách trong và ngoài nước thông qua các video clip, bài viết, hình ảnh đẹp mắt.

Ca sĩ, nhạc sĩ Quách Beem (ngồi giữa) với những diễn viên quần chúng trong quá trình thực hiện MV “Hà Giang ơi” . (Nguồn ảnh: Vietnamnet)

Năm 2018 lần đầu tiên ca sĩ, nhạc sĩ Quách Beem đặt chân đến Hà Giang và nhận ra nơi này sẽ đẹp hơn, phát triển hơn nếu được quảng bá rộng rãi với mọi người. Quá ấn tượng với vẻ đẹp của Hà Giang, anh đã sáng tác và trình làng ca khúc “Hà Giang ơi” với sự khắc họa sinh động, gần gũi về mảnh đất nơi biên cương địa đầu cực bắc Tổ quốc. Ca khúc sau khi ra mắt đã gây bão mạng xã hội và đến nay vẫn không ngừng phá vỡ kỷ lục với trên 25 triệu lượt xem qua các nền tảng số. Có thể nói, sự ra đời của “Hà Giang ơi” với sự quảng bá tích cực trên các kênh thông tin, nền tảng số của ca sĩ, nhạc sĩ Quách Beem đã làm thổn thức trái tim của hàng triệu khán giả và làm nóng bước chân của du khách thập phương.

“Nghe xong ca khúc này, tôi chỉ muốn ngay lập tức khoác ba lô lên đường và khám phá Hà Giang” –  Đó là cảm nhận chung của rất nhiều bạn trẻ dù đã từng đến hoặc chưa một lần đặt chân đến mảnh đất địa đầu Tổ quốc này.

Là người con sinh ra tại Hà Giang, Lê Hoàng Nam – chủ nhân của kênh Youtube “Challenge Me – Hãy Thách Thức Tôi” với gần 4,1 triệu người đăng ký cũng đã có cách thức quảng bá, truyền thông về Hà Giang theo phong cách riêng của mình. Theo dõi kênh Youtube của anh, có thể thấy một Hà Giang thật chân thực, giản dị và gần gũi qua nhiều clip giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cũng như những câu chuyện thú vị, hấp dẫn của cộng đồng 19 dân tộc nơi đây như: Vì sao người Mông không dám vào hang 9 cửa; Hóa ra đây là lý do hay lên Hà Giang; Hoàn thiện tâm nguyện xây sân chơi thiếu nhi ở Hà Giang; Chết cười vào bản xin Lê ở Tìa Cua Si (Mèo Vạc, Hà Giang);… Bắt đầu đăng tải những video đầu tiên từ tháng 10/2014, đến nay, kênh Youtube này đã sản xuất trên 1,2 nghìn video, clip, trong đó những clip giới thiệu về Hà Giang thu hút hàng triệu lượt xem, góp phần đưa hình ảnh Hà Giang đến gần hơn với du khách thập phương.

Cùng chung tình yêu với mảnh đất nơi biên cương Hà Giang, nhiều kênh truyền thông cộng đồng khác cũng đã lựa chọn những cách riêng để quảng bá về Hà Giang trên nền tảng số như: các kênh cộng đồng Khoai Lang Thang, Chan La Cà, Nắng Cao nguyên, Xuân Hữu Đàn Tính, Tam giác mạch, Nguyễn Tất Thắng, Pheng Pheng Vlog,…; các kênh của nghệ sĩ dân gian như A Páo (Ngô Sĩ Ngọc), người sáng tạo nội dung số với hàng trăm video clip có cảnh quay về Hà Giang có khả năng thu hút du khách trong và ngoài nước rất ấn tượng…, qua đó đã góp phần mạnh mẽ lan tỏa hình ảnh Hà Giang trên môi trường số.

Lê Hoàng Nam – chủ nhân của kênh Youtube “Challenge Me – Hãy Thách Thức Tôi” với gần 4,1 triệu người đăng ký cũng đã có cách thức quảng bá, truyền thông về Hà Giang theo cách riêng của mình. (Nguồn ảnh: hagiangtv.vn)

Ông Đỗ Thái Hòa – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang cho biết, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và xu thế tất yếu của chuyển đổi số, công tác truyền thông nói chung, đặc biệt là truyền thông số nói riêng đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá, lan tỏa hình ảnh Hà Giang ra các địa phương trong nước và thế giới.

Nhìn lại thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, khi hầu hết các hoạt động xã hội bị ngưng trệ và cuộc sống của người dân bị đảo lộn, bên cạnh thông tin, tuyên truyền trên các kênh chính thống của các cơ quan báo chí, truyền thông thì từ các cơ quan, đơn vị, địa phương đến các tổ dân phố, thôn, bản, các hội, nhóm trên địa bàn Hà Giang đã hình thành nên các kênh thông tin để kết nối, chia sẻ, tương tác, kịp thời cung cấp những thông tin chính thức trên nền tảng mạng xã hội. Qua đó, tạo ra sự phát triển đa dạng của các kênh thông tin, có sức lan tỏa nhanh chóng, hiệu quả đến với người dân, tạo niềm tin và sự đồng thuận trong xã hội.

Cũng cùng thời điểm đó, khi hoạt động văn hóa, du lịch, lễ hội không thể tổ chức tập trung đông người do dịch bệnh thì Hà Giang đã linh hoạt, sáng tạo tổ chức các chương trình, sự kiện quảng bá, giới thiệu lễ hội, bản sắc văn hóa trên các kênh truyền thông số của tỉnh và liên kết với các kênh truyền thông số của các cơ quan báo chí trung ương với mục đích tạo sự lan tỏa rộng rãi. Trong đó, đáng chú ý là truyền thông, quảng bá những lễ hội thường niên, mang thương hiệu của Hà Giang trên các nền tảng số, mạng xã hội Zalo, Facebook của huyện, tỉnh như: Lễ hội hoa Tam giác mạch; Lễ hội qua những miền di sản bậc thang Hoàng Su Phì; Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”; một số lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức các tour du lịch online trải nghiệm với nhiều video clip quảng bá về những danh thắng, di sản, các điểm đến hấp dẫn, ẩm thực vùng miền cũng như các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Chuyển đổi số được thực hiện trên 03 trụ cột, trong đó truyền thông là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu.

Cũng theo chia sẻ của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang – Đỗ Thái Hòa, công tác truyền thông số được đẩy mạnh trong lĩnh vực du lịch đã góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu kép; góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa và thu hút khách du lịch đến với Hà Giang. Đặc biệt, sau khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, xu hướng truyền thông có nhiều thay đổi, trong đó chú trọng việc sử dụng các nền tảng xã hội, mạng internet và các thiết bị thông minh. Từ đó, truyền thông qua nền tảng số được xem là cách nhanh nhất giúp độc giả tiếp cận thông tin.

Để thúc đẩy hiệu quả truyền thông trên môi trường số, UBND tỉnh Hà Giang đã chủ động ký kết hợp tác với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT để tăng cường phát triển về hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, tạo điều kiện để đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trên 03 trụ cột, trong đó lĩnh vực truyền thông là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu.

Theo đó, tỉnh Hà Giang đã có những cách tiếp cận phù hợp để đẩy mạnh công tác truyền thông trên các nền tảng công nghệ kỹ thuật số. Năm 2019, UBND tỉnh đã ban hành Đề án đổi mới công tác Truyền thông giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030. Năm 2021, UBND tỉnh đã phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức thành công Hội thảo chuyển đổi số, ngay sau đó Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 về chuyển đổi số tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Song song với đó, Hà Giang đã tích cực xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai để thúc đẩy báo chí, truyền thông phát triển, như: Kế hoạch tổ chức truyền thông, quảng bá hình ảnh Hà Giang ra nước ngoài, Kế hoạch triển khai chuyển đổi số báo chí tỉnh, Kế hoạch tăng cường công tác truyền thông chính sách…

 Truyền thông số với sứ mệnh quảng bá hình ảnh Hà Giang trên nền tảng số đã góp phần định vị thương hiệu Hà Giang, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch

Việc bố trí nguồn kinh phí để đảm bảo công tác thông tin, tuyên truyền ngày càng được tỉnh và các cấp, các ngành quan tâm. Hiện nay, hầu hết các thôn đã được phủ sóng điện thoại và internet, đã thực hiện hoàn thành Đề án số hóa truyền hình mặt đất, tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh là 76,4%. Hệ thống truyền thanh cơ sở được quan tâm đầu tư, nâng cấp đến tận thôn, bản, đảm bảo khả năng tiếp cận thông tin cho người dân trên toàn tỉnh.

Với những kết quả đạt được, có thể thấy truyền thông số với sứ mệnh quảng bá hình ảnh Hà Giang trên nền tảng số đã góp phần định vị thương hiệu Hà Giang, vươn ra thế giới, thu hút đặc biệt sự chú ý của khách du lịch, đem lại nguồn thu được xem là “trụ đỡ” của nền kinh tế địa phương. Nhờ đó, du lịch Hà Giang những năm gần đây ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng. Trong giai đoạn 2020 – 2022, khách du lịch đến Hà Giang tăng bình quân 39%/năm. Năm 2022, khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, Hà Giang đón trên 2,2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế trên 71 ngàn lượt người, khách nội địa khoảng gần 2,3 triệu lượt người.

Tính riêng trong 9 tháng năm 2023, tỉnh đón gần 2,2 triệu lượt du khách, trong đó có trên 218 nghìn lượt khách quốc tế, khách nội địa khoảng 1,9 triệu lượt (tăng 35% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 86% kế hoạch năm), doanh thu du lịch đạt 5.072 tỷ đồng, tăng 58,6% so với cùng kỳ. Ước tính đến hết năm 2023, du khách đến Hà Giang đạt khoảng 3 triệu lượt, đạt 100% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.

Đặc biệt, nhiều lần liên tiếp, Hà Giang nằm trong danh sách những điểm đến lý tưởng được các tạp chí du lịch uy tín trên thế giới bình chọn. Tờ New York Times xếp Hà Giang vào top 25/52  điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2023. Tờ báo chuyên du lịch Canada The Travel bình chọn Hà Giang là một trong 10 điểm đến đẹp nhất Việt Nam. Gần đây nhất, tháng 9/2023, Hà Giang vinh dự được nhận giải thưởng Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á năm 2023.

Dangcongsan.vn

Cùng chủ đề

Bảo hiểm số OPES tăng vốn điều lệ lên 1.900 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES được Bộ Tài chính phê duyệt tăng vốn điều lệ từ 1.265 tỷ đồng lên 1.900 tỷ đồng. ...

Gen Z lan tỏa giá trị truyền thống

Tiếp nối những thế hệ đi trước, gen Z đã mang lại làn gió mới giúp lan tỏa những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống ...

Cơ hội cho sinh viên Việt Nam và quốc tế so tài làm phim bằng AI

Cuộc thi làm phim quốc tế được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của sinh viên của gần 100 trường ĐH đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ nhấn mạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có...

Viettel đưa công nghệ Việt đến sự kiện lớn nhất thế giới của ngành di động

Hội nghị Di động thế giới (Mobile World Congress - MWC Barcelona 2025) diễn ra từ ngày 3/3 đến 6/3/2025 tại Barcelona, Tây Ban Nha. Đây là sự kiện công nghệ thường niên, thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Samsung, Qualcomm, Intel, Huawei, Ericsson, Dell Technologies, Meta, Docomo, AT&T,… và hơn 200 đại diện các quốc gia đến tìm kiếm các cơ hội hợp tác, kinh doanh, nghiên cứu phát triển. Đại diện duy nhất...

“Gặp nhau cuối tuần” trở lại

Sau gần 20 năm vắng bóng, "Gặp nhau cuối tuần" - chương trình hài kịch nổi tiếng một thời - sẽ trở lại từ ngày 1-3 trên sóng VTV3. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Khu đền tháp Mỹ Sơn và các di sản văn hoá thế giới ở miền Trung: Trữ lượng và viễn cảnh”

Đây là chủ đề Hội thảo khoa học do Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ và UBND huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) phối hợp tổ chức sáng 29/11, tại Khi di sản Văn hoá Mỹ Sơn.    TS. Hoàng Hồng Hiệp, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ phát biểu đề dẫn Hội thảo.  Hội thảo này diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động hướng đến kỷ niệm 25 năm ngày Khu Đền tháp...

UNESCO đánh giá cao khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

Chiều 30/8, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà đã được UNESCO lấy làm khu dự trữ sinh quyển điển hình đầu tiên, là mô hình phòng thí nghiệm phục vụ giáo dục phát triển bền vững.  Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ vui mừng và cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ, hiệu...

Chùa Cầu ở Hội An vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử sau khi tu bổ

Chùa Cầu (Hội An) sau một thời gian tu bổ đã được chính quyền TP Hội An mở cửa trở lại. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội khiến nhiều người quan tâm. Để có cái nhìn rõ hơn về Chùa Cầu hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số vấn đề cơ bản cả trước và sau quá trình tu bổ cây cầu nổi tiếng này.   Chùa Cầu trước...

Hiến kế khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long

Những chia sẻ của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại Hội thảo khoa học Quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội” diễn ra trong hai ngày 8 và 9/9 sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra các phương án khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long trong thời gian tới.   Phát lộ hệ thống di tích và...

Tích trò Xuân Phả toả sáng di sản văn hoá xứ Thanh

Nằm trên vùng đất Thọ Xuân giàu truyền thống lịch sử, nơi khởi nguồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy, trò Xuân Phả ở làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trở thành một phần không thể thiếu trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu, trò diễn này xuất hiện từ thời nhà Đinh (968 - 980) và phát triển rực rỡ dưới triều Lê sơ. Trò...

Bài đọc nhiều

Self-guided Hue travel tips

For generations, Hue has been synonymous with the dreamy, ancient charm of a royal capital, even though it is now one of Vietnam’s major cities. If you suddenly feel like escaping the hustle and bustle of city life, keep these self-guided Hue travel tips in mind to immerse yourself in the unique pace of this historical city. Photo: baochinhphu.vn When is the Best Time to Visit Hue? Located between the North and South of Vietnam, Hue’s weather is a blend of both...

Thành phố Hồ Chí Minh và Sơn La được UNESCO công nhận là thành viên ‘Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu’

Đây là bước triển khai cụ thể chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam về hội nhập quốc tế, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng nền giáo dục và nguồn nhân lực. Màn hình thời điểm công bố 2 thành phố của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La được công nhận là thành viên “Mạng lưới thành phố học tập...

Các nước coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế

LTS-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Thứ trưởng...

Thêm lựa chọn tour Hà Nội- đồng bằng sông Cửu Long cho du khách

Trong chương trình làm việc, doanh nghiệp du lịch TP Hà Nội khảo sát, trải nghiệm các điểm đến nổi tiếng của một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như  Cồn Sơn, Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ), khu du lịch cộng đồng Cồn Chim (Trà Vinh), khám phá sông Hàm Luông, khảo sát trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang)… Đây đều là những điểm đến đang thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Đồng...

Cùng chuyên mục

Nhu cầu du lịch của người dân Nga đến Việt Nam tăng mạnh

Làn sóng du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh, Theo Sletat.ru, doanh số bán tour tháng 2 tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2024, Việt Nam thậm chí có thể trong top 5 điểm đến mùa Hè này của dân Nga.Nhu cầu đặt tour du lịch đoàn của khách Nga tới Việt Nam tăng mạnhBất chấp thiếu chuyến bay, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn tăng mạnhViệt Nam phát triển du lịch xanh vừa...

Điểm đến ở Thái Lan mở cửa trở lại, vẫn có khách Việt hủy tour

(NLĐO) – Một số đoàn khách Việt đi Bangkok hủy tour, công ty du lịch theo dõi chặt tình hình tham quan của các đoàn khách đang ở Thái Lan. ...

Khám phá “đại tiệc ẩm thực” 600 món ngon tại lễ hội ở TP HCM

(NLĐO) – Hơn 600 món ngon từ khắp 3 miền đất nước, sản vật của các địa phương được chế biến bởi đầu bếp của khách sạn 4-5 sao hấp dẫn hàng ngàn thực khách… ...

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Lung linh sắc màu đêm nghệ thuật "Âm vang nguồn cội"

Chương trình nghệ thuật “Âm vang nguồn cội” diễn ra tại Việt Trì thấm đậm tinh thần dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, đưa mỗi người con Việt Nam trở về với nguồn cội thiêng liêng."Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngTưng bừng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngGiỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi...

Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

NDO - Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm...

Mới nhất

ĐHĐCĐ SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền. Trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, SHB đang không ngừng phát triển,...

Chụp ảnh miễn phí, thắp lửa yêu nước cho bé

Mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI trân trọng tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt tại cơ sở 286 – 294 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Không chỉ dành cho các bé từ 6 tháng đến 5 tuổi với hoạt động...

Phát hiện, khai quật 9 bộ di cốt của cư dân văn hóa Quỳnh Văn

VHO - Việc tiếp tục khai quật di tích Quỳnh Văn nhằm làm rõ niên đại, giá trị lịch sử của di tích, góp phần bổ sung tư liệu cho lịch sử tiền sơ sử Nghệ An và cả nước, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị...

Triển khai lập hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê trình UNESCO

VHO - BQL Di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang, trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hội nghị diễn ra chiều 21.4, tại thị trấn Óc...

Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Vosco ‘ra khơi’ giữa bối cảnh đầy sóng gió Chưa đầy một tuần nữa, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) sẽ nhận bàn giao tàu rời Sunlight, được đóng tại Nhật Bản từ năm 2013, dưới sự đồng hành về vốn của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). Trước đó, cuối tháng 1/2025, Vosco đã...

Mới nhất