Trang chủChính trịNgoại giaoThủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tinh thần "hài hòa lợi...

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tinh thần “hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ” của doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh TP. Hồ Chí Minh tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (HEF) lần thứ 5 năm 2024, với khoảng 1.500 đại biểu từ nhiều quốc gia, nhiều ngành. Thủ tướng khẳng định, Diễn đàn lần sau tốt hơn, toàn diện hơn, nhiều người tham gia hơn lần trước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tinh thần 'hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ' của doanh nghiệp
Qua tham dự HEF 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng tình cao với ý kiến của các đại biểu về yêu cầu chuyển đổi công nghiệp toàn diện tại TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Nhật Bắc)

Thông tin trên được Thủ tướng phát biểu chỉ đạo, kết luận phiên Đối thoại chính sách giữa Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh/thành với các khách mời, các tập đoàn trong nước và quốc tế. Phiên đối thoại diễn ra trong khuôn khổ HEF lần thứ 5, diễn ra chiều 25/9.

Trả lời cho câu hỏi: “Tại sao phải chuyển đổi?”, Thủ tướng cho rằng, tình hình thay đổi thì phải có cách ứng xử phù hợp tình hình, thích ứng với tình hình để tiếp tục phát triển đi lên. Muốn có chính sách, giải pháp hiệu quả thì phải nắm chắc tình hình, dù tình hình hiện nay phức tạp, khó lường, khó định đoán.

Về tình hình thế giới, Thủ tướng cho hay, về tổng thể thì hòa bình, nhưng cục bộ có chiến tranh; tổng thể thì hòa hoãn, nhưng cục bộ có căng thẳng; tổng thể thì ổn định, nhưng cục bộ có xung đột.

Thế giới đang đối mặt những vấn đề toàn cầu, toàn dân, do đó phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện để giải quyết, trong đó có vấn đề chuyển đổi, ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

6 định hướng lớn

Nêu những vấn đề Việt Nam đã, đang chuyển đổi như thế nào và đã đạt được những kết quả gì, Thủ tướng cho biết, đến nay, Việt Nam đã hình thành được hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam xác định 3 yếu tố nền tảng, trụ cột gồm xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nguyên tắc xuyên suốt là lấy người dân là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất, là động lực và mục tiêu của sự phát triển.

Cùng với đó, Việt Nam cũng xác định 6 định hướng lớn:

Thứ nhất, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hóa, là bạn tốt, đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, lấy nguồn lực bên trong (con người, tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hoá, lịch sử) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài (vốn, khoa học công nghệ, quản lý, nhân lực chất lượng cao) là quan trọng, đột phá.

Thứ ba, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc. Thực hiện chính sách quốc phòng “4 không”.

Thứ tư, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Thứ năm, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Văn hoá soi đường cho quốc dân đi. Văn hoá còn thì dân tộc còn, văn hoá mất thì dân tộc mất.

Thứ sáu, xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, toàn diện. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận xã hội.

Thủ tướng cho biết, trong tổng thể chuyển đổi của Việt Nam thì có nội dung chuyển đổi công nghiệp, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Thủ tướng Chính phủ nhắc đến một số con số như quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 đạt khoảng 433 tỷ USD, đứng 34 trên thế giới, nằm trong nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất về quy mô thương mại quốc tế, thu nhập bình quân đầu người từ trên dưới 100 USD khi bắt đầu đổi mới tăng lên khoảng 4.30 USD. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm.

Trong 6 tháng năm 2024, GDP Việt Nam tăng trưởng 6,42%, ngay sau cơn bão Yagi Chính phủ đã có các giải pháp khắc phục và dự kiến GDP cả năm đạt 7%.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tinh thần 'hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ' của doanh nghiệp
Thủ tướng cho rằng, TP. Hồ Chí Minh phải xây dựng hạ tầng thông suốt, thể chế thông thoáng, quản trị thông minh, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. (Ảnh: Nhật Bắc)

Có chiến lược riêng, cơ chế đặc thù với TP. Hồ Chí Minh

Với TP. Hồ Chí Minh, trong thành tựu chung của cả nước, Thủ tướng đánh giá, Thành phố luôn đi đầu trong đổi mới, luôn là trung tâm tăng trưởng, tiên phong trên nhiều lĩnh vực, trong đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển kinh tế – xã hội bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân.

Qua tham dự HEF 2024, Thủ tướng đồng tình cao với ý kiến của các đại biểu về yêu cầu chuyển đổi công nghiệp toàn diện tại TP. Hồ Chí Minh, xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, ngang tầm lịch sử, nhân dân năm sau luôn được hạnh phúc, ấm no hơn năm trước, phát triển hài hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa kinh tế, xã hội, môi trường.

Thủ tướng tin, với truyền thống vẻ vang, sự nỗ lực của Thành phố, sự hỗ trợ của Trung ương, của bạn bè, đối tác quốc tế, sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, TP. Hồ Chí Minh nhất định sẽ đạt được mục tiêu nói trên.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, chuyển đổi công nghiệp phải vừa làm mới các ngành công nghiệp truyền thống (như cơ khí chế tạo, hóa chất…), vừa phải phát triển các ngành công nghiệp mới với khái niệm rộng hơn, liên quan tới các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm.

Muốn làm được điều này, Thủ tướng nêu rõ, phải xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Vừa qua, TP. Hồ Chí Minh đã được Quốc hội ban hành nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù. Cùng với đó, phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao; quản trị thông minh. Ngoài ra, phải có các giải pháp huy động nguồn lực thông qua đẩy mạnh hợp tác công tư, việc này Thành phố có điều kiện làm được và phải làm bằng được.

Về trách nhiệm của Chính phủ và các bộ ngành, Thủ tướng nêu rõ, phải xây dựng thể chế cùng TP. Hồ Chí Minh; ưu tiên về cơ chế, chính sách để tiếp tục phát huy nguồn lực của Thành phố; xây dựng chiến lược chung cho cả nước, trong đó có chiến lược riêng, cơ chế đặc thù Thành phố gánh vác trọng trách, sứ mệnh nhiều hơn, cao hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tinh thần 'hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ' của doanh nghiệp
Toàn cảnh phiên Đối thoại chính sách diễn ra chiều 25/9.

Cùng lắng nghe, thấu hiểu, cùng làm, cùng hưởng

Với các doanh nghiệp, Thủ tướng kêu gọi tinh thần hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

TP. Hồ Chí Minh phải xây dựng hạ tầng thông suốt, thể chế thông thoáng, quản trị thông minh, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi trường, đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thành công của nhà đầu tư là thành công của TP. Hồ Chí Minh và của Việt Nam.

“Việt Nam cam kết không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhưng kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế…”, Thủ tướng nhắc nhở.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng mong các đối tác phát triển ủng hộ TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam trong những vấn đề như: Ưu đãi tài chính; từng bước chuyển giao công nghệ để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, cung ứng toàn cầu; góp phần đào tạo nhân lực; nâng cao năng lực quản trị hiện đại, thông minh; góp phần xây dựng và hoàn thiện thể chế.

“Trong quá trình phát triển sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn cần giải quyết, những khó khăn, thách thức cần vượt qua. Điều quan trọng là cùng lắng nghe, thấu hiểu, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng hưởng, cùng chiến thắng và cùng phát triển, cùng có niềm vui, hạnh phúc và tự hào”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng tin tưởng sau HEF 2024, các đại biểu đều thu hoạch được nhiều điều, trong đó cái được lớn nhất là sự chân thành, tình cảm và tin tưởng để trao đổi thẳng thắn, góp ý với tinh thần xây dựng.

Thủ tướng đề nghị TP. Hồ Chí Minh và các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nghiên cứu, rà soát các ý kiến, tham luận, đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư và các chuyên gia, nhà khoa học để sớm giải quyết, xử lý và tiếp thu, hoàn thiện cơ chế, chính sách.

HEF là sự kiện quốc tế thường niên do UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức nhằm mục tiêu tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các diễn giả, chuyên gia trong nước và quốc tế về các lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố nói chung và các Đề án, mục tiêu, chương trình trọng điểm của Thành phố nói riêng.

HEF lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24-27/9 với loạt chuỗi sự kiện liên quan đến chuyển đổi công nghiệp.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-keu-goi-tinh-than-hai-hoa-loi-ich-rui-ro-chia-se-cua-doanh-nghiep-287603.html

Cùng chủ đề

Quan hệ giữa bang Victoria và TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu quan trọng

Chiều 25/9, bên lề Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (HEF) lần thứ 5, ông Trần Phước Anh, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh tiếp bà Naila Mazzucco, Ủy viên Thương mại cao cấp bang Victoria (Australia) tại Đông Nam Á.

Bước ngoặt quan trọng của TP. Hồ Chí Minh và Trùng Khánh

Hội nghị xúc tiến hợp tác hành lang thương mại đường bộ - đường biển quốc tế mới Trùng Khánh (Trung Quốc) - TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai Thành phố.

Chưa bao giờ công tác ngoại giao kinh tế được gắn với nhu cầu sát sườn của các địa phương như hiện nay

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng cho rằng, Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của nền ngoại giao Việt Nam, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là động lực để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững.

Cộng đồng quốc tế chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi công nghiệp tới TP. Hồ Chí Minh

Đại diện Ủy ban Trung ương mặt trận Lào xây dựng đất nước, thành phố Leipzig (Đức), tỉnh Santiago de Cuba (Cuba) chia sẻ những bài học thực tiễn thú vị về phát triển kinh tế và chuyển đổi công nghiệp.

TP. Hồ Chí Minh nhất định sẽ thực thi thành công quá trình chuyển đổi công nghiệp

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi chia sẻ thông điệp như vậy tại Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra chiều 25/9.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Không phải Đức, Pháp… đây mới là nền kinh tế dẫn đầu châu Âu về tốc độ tăng trưởng và cạnh tranh ngang ngửa...

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Hai nhà lãnh đạo EU bất đồng về lệnh trừng phạt Nga, Ukraine được đưa ra mặc cả

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ngày 25/1 đã lên tiếng cảnh báo người đồng cấp Hungary Viktor Orban về những hệ quả nếu nhà lãnh đạo này ngăn cản các biện pháp trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.

Nhà lãnh đạo thân Nga vào “cuộc đua bầu cử” lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Các cử tri Belarus đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 26/1 để chọn ra người đứng đầu đất nước trong số 5 ứng cử viên.

Công nghệ chip di động, gaming và AI

Các hãng sản xuất sẽ tiếp tục cải tiến thiết kế, nâng cấp công nghệ phần cứng và phần mềm, trong khi người dùng cũng kỳ vọng vào những trải nghiệm sử dụng mượt mà và mạnh mẽ hơn. Dưới đây là những xu hướng chính sẽ định hình thị trường laptop trong năm 2025.

Người Việt rộn ràng sắm Tết trên các sàn thương mại điện tử

Từ những món ăn truyền thống, trang phục mới, tới đồ trang trí nhà cửa, người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang rộn ràng, tất bật trong mùa mua sắm cuối năm.

Bài đọc nhiều

Thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam-Algeria đạt dấu mốc mới

Ngày 17/10, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Algeria, thu hút sự tham dự của đông đảo doanh nghiệp Việt Nam và đoàn doanh nghiệp Algeria trên các lĩnh vực từ dịch vụ, lương thực, thực phẩm tới năng lượng, khai khoáng.

Thương mại Việt Nam-Thụy Điển tăng trưởng ấn tượng

Số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế Thụy Điển cho thấy tăng trưởng nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 đạt trung bình 9%/năm và đây là một con số khá ấn tượng.

Nhãn Việt “đắt khách” tại siêu thị Thái Lan, giá bán lên tới 230.000 đồng/kg; Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp điều...

Nhãn Việt "đắt khách tại siêu thị Thái Lan, giá bán lên tới 230.000 đồng/kg; Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp điều hành xuất khẩu gạo... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu ngày 14-18/8.

Những điểm sáng trong ngoại giao văn hóa Việt Nam – Trung Quốc

Ngoại giao văn hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua. Thông qua kết nối kinh tế văn hóa, đẩy mạnh truyền thông văn hóa và tăng cường hợp tác giáo dục văn hóa góp phần gia tăng chiều sâu mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng. Giao lưu sân khấu truyền thống Việt Nam-Trung Quốc năm 2018....

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Cùng chuyên mục

Hai nhà lãnh đạo EU bất đồng về lệnh trừng phạt Nga, Ukraine được đưa ra mặc cả

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ngày 25/1 đã lên tiếng cảnh báo người đồng cấp Hungary Viktor Orban về những hệ quả nếu nhà lãnh đạo này ngăn cản các biện pháp trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.

Người Việt rộn ràng sắm Tết trên các sàn thương mại điện tử

Từ những món ăn truyền thống, trang phục mới, tới đồ trang trí nhà cửa, người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang rộn ràng, tất bật trong mùa mua sắm cuối năm.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Giá xăng dầu hôm nay 26/1: Tuần giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay 26/1, tuần này, giá dầu Brent đã giảm 2,8%, giá dầu WTI giảm 4,1%. Giá dầu chính thức khép lại chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp và xác lập tuần giảm đầu tiên trong vòng 5 tuần qua.

Đồng NDT tăng tốc trong thương mại quốc tế, tiền Trung Quốc hiện giữ vững vị trí này trong rổ tiền tệ?

Theo SWIFT, tỷ trọng của đồng NDT trong thanh toán quốc tế giảm nhẹ từ 3,89% trong tháng 11, khi đồng NDT lấy lại vị trí của mình từ đồng Yen.

Mới nhất

Kỷ niệm khó quên của cô giáo Hà Nội nặng lòng với trẻ tự kỷ

Đối với cô Nguyễn Thị Thanh Hoa (giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Hà Nội), trong quá trình dạy trẻ tự kỷ, điều hạnh phúc nhất chỉ đơn giản là khi các con làm được những việc... bình thường như tự ăn, tự cất dép vào đúng vị trí. Cô Nguyễn Thị Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Giáo dục...

“Thành đồng” giữ vững chủ quyền biên giới biển

Kinhtedothi - Giữa bốn bề biển cả với nắng, gió quanh năm, các chiến sĩ nhà giàn cũng vì thế mà trở nên rắn rỏi, kiên cường. Ý chí, tinh thần của họ luôn khẳng định quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững chủ quyền vùng biển của Tổ quốc. Vơi nỗi nhớ đất liền, nỗi nhớ quê hương...

Xác lập tuần giảm đầu tiên

Giá xăng dầu hôm nay 27/01/2025: Tuần vừa qua, giá dầu chính thức khép lại chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp và xác lập tuần giảm đầu tiên trong vòng 5 tuần qua. Giá xăng dầu hôm nay ngày 27/01/2025 Ghi nhận trên Oilprice lúc 4h30 ngày 27/01/2025 (theo giờ Việt Nam), giá...

Ukraine sơ tán nhiều nơi ở Donetsk, Nga kiểm soát thêm 2 làng

Ukraine sơ tán bắt buộc đối với những gia đình có trẻ em tại nhiều khu vực ở Donetsk, trong khi có thông...

Bỏ xa Mỹ, Trung Quốc dẫn đầu thế giới số lượng nhà khoa học xuất sắc

TRUNG QUỐC - Số lượng các nhà khoa học hàng đầu ở Mỹ đang giảm, trong khi ở Trung Quốc số lượng này tăng lên, chiếm 28% tổng số nhà khoa học hàng đầu thế giới. Theo báo cáo của Dongbi Data ngày 11/1, số lượng nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vượt qua cả...

Mới nhất