Trang chủNewsDu lịchThêm cách gìn giữ nghề dệt thổ cẩm Hà Ri

Thêm cách gìn giữ nghề dệt thổ cẩm Hà Ri

Dệt thổ cẩm Hà Ri, thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) vừa được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn làng nghề theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 52/2018-NĐ/CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Đây là tín hiệu vui và là “luồng sinh khí” mới giúp nghề dệt thổ cẩm tại địa phương vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt cơ hội để duy trì bền vững, phát huy tối đa giá trị, bản sắc vốn có.

tho cam
Nghệ nhân người Bana Kriêm thôn Hà Ri giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Phước Ngọc.

Cố công gìn giữ

Nghề dệt thổ cẩm Hà Ri có từ lâu đời, được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hiện toàn thôn có 36 hộ theo nghề. Đồ dệt Hà Ri có nhiều sản phẩm, song quen thuộc nhất là áo nam, khố nam, áo nữ, chân váy nữ… chủ yếu được sử dụng trong các buổi biểu diễn văn hóa, văn nghệ (múa hát, lễ hội truyền thống).

Bà Đinh Thị Choai – một trong những người có thâm niên trong nghề cho biết, dệt thổ cẩm trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau như kéo sợi, nhuộm màu, dệt thủ công.

Các công đoạn này đòi hỏi người làm cần có sự tâm huyết, kiên nhẫn, tỉ mẫn, công phu. Đôi khi phải mất nửa tháng trời mới tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, ưng ý.

Theo bà Choai, kỹ thuật dệt thổ cẩm của người Bana Kriêm tương đối giống với một số dân tộc khác như Chăm, H’rê. Song về hoa văn, họa tiết trang trí thì lại có nhiều nét khác biệt.

Điểm khác biệt đó nằm ở chỗ thổ cẩm của người Bana dùng nhiều họa tiết hoa văn hình học với các đường thẳng, đường cong, hình tam giác. Họa tiết thường là những nét hoa văn li ti chồng lên nhau tạo thành một dải phức hợp quanh một mẫu trang trí chính là ngôi sao tám cánh dệt trên nền trắng.

Bà Choai cho biết thêm, người Bana chọn màu đen làm màu chủ đạo trong trang phục thổ cẩm kết hợp với các màu đỏ, trắng và điểm một ít màu vàng, xanh non trông khá ấn tượng, mạnh mẽ nhờ sự tương phản cao.

Các nghệ nhân đòi hỏi phải có trí óc tưởng tượng và sức sáng tạo vượt bậc. Chính vì vậy, những sản phẩm dệt không đơn thuần là vật dụng hàng ngày mà chứa đựng sâu xa trong đó bản sắc riêng có, là nhân sinh quan, thế giới quan, là câu chuyện ý nghĩa về văn hóa, tập quán của đồng bào Bana Kriêm.

Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, nghề dệt thổ cẩm Hà Ri đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí có nguy cơ mai một, thất truyền. Thực tế đó khiến những người như bà Choai đau đáu, quyết tìm mọi cách để gìn giữ nghề.

Lần theo tiếng khung cửi, chúng tôi tìm đến nhà bà Đinh Thị Đươi, đang lúc bà tranh thủ dệt thổ cẩm sau giờ làm nương rẫy về. Bà Đươi bộc bạch, dù cho sản phẩm làm ra không bán được thì tôi cũng phải làm, bởi với tình yêu mãnh liệt, niềm đam mê cao độ, chúng tôi không thể ngoảnh mặt làm ngơ, đòi hỏi phải nghĩ ra những hướng đi, hành động cụ thể để góp phần duy trì, bảo tồn và phát huy cái nghề truyền thống.

“Tôi sẵn sàng “cầm tay chỉ việc” để những người trẻ trong thôn am hiểu về nghề. Từ đó, tạo ra đội ngũ kế thừa, cùng nhau đồng lòng vực dậy làng nghề cha ông để lại” – bà Đươi bày tỏ.

Cơ hội mới cho làng nghề

Những ngày cuối tháng 3, người dân thôn Hà Ri vui mừng hơn bao giờ hết khi hay tin nghề dệt thổ cẩm truyền thống được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn làng nghề.

Kể từ đây, dệt thổ cẩm Hà Ri sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025 và các chính sách liên quan. Điều này như “luồng sinh khí” mới, bước đệm quan trọng giúp làng nghề đứng vững trước thời cuộc, sự thay đổi lớn của thị trường và nhu cầu người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Tư – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hiệp chia sẻ, việc được công nhận làng nghề sẽ giúp các hộ hành nghề yên tâm hơn, có thêm động lực để gắn bó, từng bước nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cho sản phẩm dệt thổ cẩm.

Chính quyền địa phương cam kết sẽ đồng hành trong việc quảng bá, tìm kiếm thị trường; đồng thời, gắn làng nghề với phát triển du lịch, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đời sống cho bà con quanh vùng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh Lê Minh Thông cho hay, thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu liên quan đến công tác bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.

Song song với việc đề nghị công nhận làng nghề truyền thống, huyện cũng đã xây dựng, hoàn thiện Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề này. Hiện, Đề án đang được các cấp thẩm quyền thẩm định để trình UBND tỉnh phê duyệt. Điểm nổi bật của Đề án là nhấn mạnh việc bảo tồn các giá trị lịch sử lâu đời của làng nghề, các chính sách đào tạo, tập huấn cho đồng bào dân tộc thiểu số…

Bà Huỳnh Thị Anh Thảo – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định đánh giá, có thể nói, đây là niềm vinh dự, tự hào của đồng bào Bana Kriêm. Từ việc công nhận làng nghề, địa phương sẽ được quan tâm, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bài bản. Không những thế, các nghệ nhân, người thực hành sẽ có điều kiện tham gia vào các hoạt động truyền dạy, thực hành các bí quyết nghề nghiệp liên quan đến nghề dệt thổ cẩm.

Bà Huỳnh Thị Anh Thảo thông tin thêm, thời gian qua, Sở đã phối hợp với các ban, ngành liên quan, UBND huyện Vĩnh Thạnh triển khai nhiều hoạt động đặc sắc như tổ chức mở các lớp dạy dệt thổ cẩm cho người dân, các em học sinh ở địa phương; thành lập các câu lạc bộ dệt thổ cẩm; xây dựng một số nhà đa năng – vừa là nơi hành nghề của bà con vừa là nơi trao đổi, quảng bá và bán những sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm cho khách du lịch. Sở cũng hướng đến việc đẩy nhanh tiến độ kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; trong đó, có nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Bana Kriêm huyện Vĩnh Thạnh.

Sau kiểm kê, Sở sẽ rà soát, lựa chọn một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu để đề xuất lãnh đạo tỉnh xây dựng hồ sơ khoa học, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”- bà Thảo nói.



Nguồn: https://daidoanket.vn/them-cach-gin-giu-nghe-det-tho-cam-ha-ri-10302147.html

Cùng chủ đề

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện...

Gần 8,39 tỉ đồng bảo tồn di tích tháp Chăm Bằng An

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia tháp Chăm Bằng An (phường Điện An, thị xã Điện Bàn) với tổng mức đầu tư gần 8,39 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh nhằm phục hồi, ổn định lâu dài cho cấu trúc của di tích, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Dự án tập trung...

Trở thành trung tâm du lịch văn hóa tâm linh

VHO - Mục tiêu của quy hoạch nhằm bảo vệ các yếu tố gốc của di tích, từ đó bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu trở thành trung tâm du lịch văn hóa tâm linh có giá trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Ngày 14.4, tại thị trấn Nưa (huyện Triệu Sơn), Sở VHTTDL...

Khai mạc du lịch Cát Bà

(CLO) Chiều 30/3 tại Quần đảo Cát Bà - Di sản thiên nhiên thế giới, huyện Cát Hải tổ chức Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025 và Giải Marathon Cát Bà Amatina 2025 - Heritage Road (Sải bước trên miền di sản). ...

Trên 120.000 thí sinh dự thi đợt 1

TPO - Sáng 30/3, hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực (đợt 1) do ĐHQG TPHCM tổ chức. Đây là kỳ thi có số thí sinh đăng ký đông nhất cả nước đến thời điểm hiện tại. TPO - Sáng 30/3, hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực (đợt 1) do...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Hai tháng đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 4 triệu lượt khách quốc tế

NDO - Trong hai tháng đầu năm 2025, Việt Nam đón 3,96 triệu lượt khách quốc tế, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2024. Trong số đó, lượng khách quốc tế đến từ châu Á chiếm phần lớn với hơn 3 triệu lượt, góp phần khẳng định sức hút của thương hiệu du lịch Việt trong khu vực. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê công bố ngày 6/3, chỉ tính riêng tháng 2,...

Đồng Nai nỗ lực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng

Du lịch Đồng Nai có nhiều khởi sắc Phóng viên: Trước hết, đồng chí có thể phác hoạ những nét nổi bật trong bức tranh du lịch Đồng Nai đang may mắn sở hữu và cho biết một số kết quả nổi bật, bước chuyển biến thực chất thuộc lĩnh vực này từ đầu năm 2024 đến nay? Đồng chí Lê Thị Ngọc Loan: Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Đồng Nai thu hút gần 1.000...

Trải nghiệm đu dây qua hố sụt Ác Mộng tại Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Đu dây qua hố sụt Ác Mộng sâu 250m, bên trong có dòng sông ngầm bí ẩn thuộc hệ thống hang Hung Thoòng, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) là trải nghiệm thú vị với du khách ưa mạo hiểm.Quảng Bình: Phát triển du lịch gắn với gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thốngQuảng Bình: Xây dựng các sản phẩm du lịch mới, thu hút khách mùa thấp điểmQuảng Bình giới thiệu tiềm năng đầu tư...

Cùng chuyên mục

Nhu cầu du lịch của người dân Nga đến Việt Nam tăng mạnh

Làn sóng du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh, Theo Sletat.ru, doanh số bán tour tháng 2 tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2024, Việt Nam thậm chí có thể trong top 5 điểm đến mùa Hè này của dân Nga.Nhu cầu đặt tour du lịch đoàn của khách Nga tới Việt Nam tăng mạnhBất chấp thiếu chuyến bay, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn tăng mạnhViệt Nam phát triển du lịch xanh vừa...

Điểm đến ở Thái Lan mở cửa trở lại, vẫn có khách Việt hủy tour

(NLĐO) – Một số đoàn khách Việt đi Bangkok hủy tour, công ty du lịch theo dõi chặt tình hình tham quan của các đoàn khách đang ở Thái Lan. ...

Khám phá “đại tiệc ẩm thực” 600 món ngon tại lễ hội ở TP HCM

(NLĐO) – Hơn 600 món ngon từ khắp 3 miền đất nước, sản vật của các địa phương được chế biến bởi đầu bếp của khách sạn 4-5 sao hấp dẫn hàng ngàn thực khách… ...

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Lung linh sắc màu đêm nghệ thuật "Âm vang nguồn cội"

Chương trình nghệ thuật “Âm vang nguồn cội” diễn ra tại Việt Trì thấm đậm tinh thần dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, đưa mỗi người con Việt Nam trở về với nguồn cội thiêng liêng."Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngTưng bừng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngGiỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi...

Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

NDO - Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm...

Mới nhất

TẬP ĐOÀN BRG TIẾP TỤC ĐƯỢC VINH DANH “THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM”

Trong khuôn khổ Lễ công bố Thương hiệu Quốc gia 2024, Tập đoàn BRG đã có lần thứ ba liên tiếp vinh dự nhận danh hiệu “Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam” cho hai thương hiệu Đầu tư & Quản lý sân gôn (BRG Golf) và...

Tin tức doanh nghiệp-Zalo lan tỏa tinh thần “Tự hào Việt Nam” cùng 78 triệu người dùng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2025), Zalo ra mắt chiến dịch “Tự hào Việt Nam”, mang đến ba bộ hình nền và khung ảnh đại diện miễn phí, lan tỏa niềm tự hào dân tộc. Trong chưa đầy 24 giờ đã có 1 triệu lá cờ...

Tin tức doanh nghiệp-VNG cùng Quỹ Kiến Tạo Ước mơ mang nước sạch cho học trò vùng cao

Quỹ Kiến tạo Ước mơ (DMF), dưới sự bảo trợ của VNG, vừa hoàn thành công trình khoan giếng, cải tạo hệ thống nước sạch tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học số 2 Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Sá Tổng nằm tại một trong những...

Tăng trưởng lợi nhuận lên 185 tỷ đồng, đẩy mạnh AI và chuyển đổi số

(TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 5 năm 2025) - Công ty Cổ phần VNG (VNG) công bố Báo cáo tài chính Quý 1/2025, ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.232 tỷ đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh tăng mạnh, đạt 185 tỷ đồng. Trong ba tháng đầu năm, VNG...

20 năm phát triển công nghệ, hướng tới cộng đồng

Báo cáo thường niên 2024 của VNG ghi dấu một năm bản lề trên hành trình 20 năm trưởng thành, tiên phong về công nghệ, đổi mới sáng tạo và từng bước hiện thực hóa chiến lược “Go Global”. Với doanh thu 9.273 tỷ đồng và 3.324 nhân sự làm việc tại 9 thành phố trên khắp Việt Nam...

Mới nhất