Trang chủDestinationsHà NộiTạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của...

Tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng


(HNMO) – Việc xây dựng dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định và xử lý những vướng mắc, bất cập của pháp luật về tổ chức tín dụng; luật hóa để tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội sáng 5-6.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, sáng 5-6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm tăng cường phòng ngừa rủi ro, tăng cường năng lực tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng. Đồng thời, xây dựng công cụ để quản lý các tổ chức tín dụng; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành tổ chức tín dụng. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng.

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng hướng đến bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo; xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình bày Tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Về quan điểm xây dựng Luật, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại tổ chức tín dụng bảo đảm an toàn hệ thống, tăng cường tính minh bạch, công khai và phù hợp với nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế tốt nhất, tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng. 

Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật kế thừa quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành và bổ sung việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Về đối tượng áp dụng, dự thảo Luật bổ sung thêm đối tượng áp dụng là tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán xử lý nợ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, với mục tiêu tạo điều kiện để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về cấp tín dụng. Trong đó, đơn giản hóa thủ tục cho các khoản cho vay tiêu dùng, các khoản cho vay nhỏ lẻ phục vụ đời sống; tạo lập hành lang pháp lý cho việc cung ứng dịch vụ ngân hàng qua phương tiện điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng như bổ sung quy định điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng bằng phương tiện điện tử. 

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp sáng 5-6.

Đối với các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, để hạn chế rủi ro từ tập trung tín dụng, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng giảm tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng của một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan. Đồng thời, dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định điều chỉnh giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng nhằm tăng cường tính đại chúng trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, một trong những điểm mới, nhưng khiến cơ quan thẩm tra còn nhiều lo ngại ngay từ khi thẩm tra sơ bộ là bổ sung quy định tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước can thiệp sớm.

Theo đó, dự thảo Luật cho phép sử dụng cho vay đặc biệt ngay từ bước can thiệp sớm, đồng thời mở rộng thêm một số khái niệm như cho vay không có tài sản bảo đảm, chỉ định cho vay đặc biệt; ấn định lãi suất cho vay đặc biệt là 0%/năm và cơ chế hỗ trợ cho tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt. Cụ thể, ngân hàng thuộc trường hợp can thiệp sớm khi bị rút tiền hàng loạt dẫn tới mất khả năng chi trả, hoặc tổ chức tín dụng không duy trì được tỷ lệ chi trả và an toàn vốn lần lượt trong 3 và 6 tháng liên tục, có lỗ lũy kế lớn hơn 20% giá trị vốn điều lệ cùng các quỹ dự trữ.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra.

Một trong những biện pháp áp dụng với nhóm này là cho vay đặc biệt, không cần tài sản đảm bảo, lãi suất 0% một năm từ Ngân hàng Nhà nước, bảo hiểm tiền gửi và các nhà băng khác. Ủy ban Kinh tế cho rằng, Ngân hàng Nhà nước với vai trò là người cho vay cuối cùng thực hiện cho vay đặc biệt là cần thiết để bảo đảm tính thanh khoản, mục tiêu an toàn hệ thống, ngăn chặn sự cố rút tiền hàng loạt, ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội.

“Tuy nhiên, cần rà soát các trường hợp được tiếp cận khoản vay đặc biệt theo hướng chỉ áp dụng trong trường hợp có sự cố rút tiền hàng loạt hoặc trong trường hợp có nguy cơ đổ vỡ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng, gây bất ổn xã hội và Ngân hàng Nhà nước phải chịu trách nhiệm với quyết định cho vay đặc biệt, các giải pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng gặp khó khăn, mặc dù không sử dụng ngân sách nhà nước, nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến ngân sách”, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Không quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

(HNMO) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, sáng 19-6, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã tiếp thu, giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). ...

Cần chấm dứt tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng

(HNMO) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ năm, chiều 10-6, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận toàn thể ở hội trường về dự án Luật...

Bắt buộc làm CCCD với người từ đủ 14 tuổi trở lên

(HNMO) - Về người được cấp thẻ căn cước công dân (CCCD), dự thảo Luật bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ cho người dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam để bảo...

Rút ra bài học kinh nghiệm từ quyết toán ngân sách

(HNMO) - Chiều 1-6, thảo luận tại phiên toàn thể kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng, cần nhìn nhận...

Quốc hội sẽ thảo luận về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

(HNM) - Trong tuần làm việc thứ hai, kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ thảo luận về công tác giám sát, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

Từ ngày 22 đến 27-12, tại 33 Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức "Phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao và sản phẩm OCOP" mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Phiên chợ nhằm giới thiệu, quảng bá nông sản chất lượng cao, thân thiện với môi trường; sản phẩm OCOP và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống từ các huyện, thị xã trên địa bàn...

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11

Chiều 25-10, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức buổi giới thiệu thông tin “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu”. Theo đó, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết, từ ngày 31-10 đến ngày 4-11-2024, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, tỉnh Hưng Yên diễn ra triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Quy mô triển lãm...

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu. Phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch là những giải...

Bí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội là nơi lưu giữ những di sản vô cùng quý giá. Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024, trong đó, có ba bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long là đầu phượng thời Lý, bình ngự dụng và gốm Trường Lạc thời Lê sơ. Bộ sưu tập bảo vật quốc gia tại Hoàng...

Bài đọc nhiều

Lô hơn 1.800 xe VF 8 tiếp theo của VinFast rời Việt Nam để tới Mỹ và Canada

(HNMO) - Sáng 17-4, VinFast cho biết lô xe VF 8 tiếp theo gồm 1.879 xe đã rời cảng tại Hải Phòng để tới thị trường Bắc Mỹ. ...

Đấu giá băng tần 4G, 5G có giá khởi điểm trên 5.798 tỷ đồng/khối từ 15-5

(HNMO) - Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp Hà Nội - đơn vị được lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần...

Quận Hoàn Kiếm đẩy mạnh xây dựng văn hóa an toàn lao động

(HNMO) - Sáng 7-5,  UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2023. Tham dự có Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh và hơn 500...

Chuẩn bị công bố hết dịch Covid-19

(HNMO) - Chiều 29-5, giải trình một số nội dung các đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận ở hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19;...

Bản tin 18h: Tin tức, sự kiện nổi bật ngày 1-6

(HNMO) - Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến hết năm 2024; UBND thành phố Hà Nội cho ý kiến về điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt; Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu giảm; Nhiều hoạt động chăm lo trẻ em nhân...

Cùng chuyên mục

Làng nghề trong mô hình du lịch ngày nay

Làng nghề, những di sản văn hóa quý báu, ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch. Sự kết hợp hài hòa giữa việc bảo tồn nét đẹp truyền thống và đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách hiện đại đã tạo nên một mô hình du lịch độc đáo và đầy sức sống. Mỗi làng nghề đều mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng, từ kỹ thuật sản xuất thủ...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Chợ Hà Nội những năm 2000

     Thăng Long xưa còn được gọi là Kẻ chợ, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của Kinh đô. Kể từ ngày ấy đến nay, Thăng Long Hà Nội luôn được ví là một trong những thị trường lớn nhất nước. Chợ ở Thăng Long có từ rất sớm. Năm 1035, nhà Lý đã cho mở chợ Tây Lai, chợ Cửa Đông... dần dần các chợ truyền...

Mới nhất

Làm thế nào để ngăn ngừa cholesterol tăng vọt trong kỳ nghỉ tết?

Kỳ nghỉ tết là thời điểm mà nhiều người sẽ quây quần bên gia đình và thưởng thức các món ăn truyền thống....

Hà Nội: Drone hỏa thuật rơi xuống bãi đất trống làm cháy đám cỏ khô

Ban tổ chức chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” vừa thông tin về sự cố tại chương trình tổng duyệt tối ngày 26/1. Theo đó, tối 26/1, ban tổ chức đã tổng duyệt kiểm tra, đánh giá nội dung, mỹ thuật, kỹ thuật, yếu tố thời tiết và các phương án đảm bảo an toàn cho chương...

Giữa đêm ô tô vào cao tốc Pháp Vân – QL45 tăng cao, CSGT phân luồng ra QL1A

Đại diện Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục CSGT) cho biết, do lưu lượng xe đi lại ở cao tốc Pháp Vân - QL45 tăng vọt nên đơn vị phân luồng xe ra QL1A. XEM VIDEO: 23h đêm 26/1 (tức 27 tháng Chạp), thông tin với PV VietNamNet, Thượng tá Nguyễn Mạnh Thắng...

Sôi nổi ngày hội ‘Bánh chưng xanh’

Ngày 26/1, Tiểu đoàn HH70, thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam tổ chức Ngày hội “Bánh chưng xanh” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 ...

Mới nhất