Trang chủNewsNhân quyềnNgoại giao nguồn nước do phụ nữ lãnh đạo, vì tương lai...

Ngoại giao nguồn nước do phụ nữ lãnh đạo, vì tương lai hòa bình và an toàn

Để kiến tạo một tương lai hòa bình và an toàn thì các quyết định mang tính toàn diện về vấn đề nguồn nước và khí hậu đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Mạng lưới Phụ nữ trong Ngoại giao nguồn nước cùng các đối tác kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ với nội dung trọng tâm là sự kiên cường.(Ảnh: Radhika Gupta)
Phụ nữ cần tham gia nhiều hơn vào việc ra quyết định ở các cấp độ liên quan đến nước và khí hậu. (Ảnh: Radhika Gupta)

Trong tháng kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ 2025, từ khóa “sự kiên cường” thường xuyên được nhắc đến trong Mạng lưới Phụ nữ trong ngoại giao nguồn nước (Women in Water Diplomacy Network). “Không có thử thách nào là đầu tiên hay cuối cùng”, “chúng ta hãy cùng nhau trở nên mạnh mẽ hơn”, đó là điều mà các thành viên trong mạng lưới luôn nhắc nhở và động viên nhau. Với họ, sự kiên cường là giá trị cốt lõi để huy động mọi nhân tài trong xã hội ứng phó với những thách thức về nguồn nước toàn cầu.

Khủng hoảng, rào cản và sự trì trệ

Biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều cuộc khủng hoảng về nước nghiêm trọng như lũ lụt và hạn hán, kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế, an ninh lương thực, gắn kết xã hội, phòng ngừa xung đột, di cư… Do đó, các quy trình và thể chế ra quyết định liên quan đến nước và khí hậu, ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với các thách thức ảnh hưởng đến toàn xã hội và tới nhiều thế hệ tương lai. Việc ra quyết định liên quan đến nước và khí hậu tạo “vốn liếng” cho một tương lai hòa bình và an toàn.

Tuy nhiên, sự bất bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn luôn tồn tại như một rào cản khiến họ chưa được trao cơ hội để đóng góp vào các quyết định quan trọng này. Phụ nữ không phát huy hết tiềm năng và thế giới không thể tận dụng được trí tuệ sáng tạo cũng như kinh nghiệm từ “phái đẹp”. Chỉ số giới của Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) trong năm 2024 cho thấy, gần 40% quốc gia có dấu hiệu đình trệ hoặc thụt lùi về bình đẳng giới, ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ phụ nữ và trẻ em gái. Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu năm 2024 cảnh báo, với tốc độ này, thế giới sẽ mất 134 năm nữa để đạt được bình đẳng giới.

Nước là yếu tố thiết yếu đối với mọi cộng đồng, song việc quản lý và phân phối nước lại được định hình bởi các cấu trúc quản trị, chính sách và quy trình ra quyết định.

Hàng tỷ phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là ở các cộng đồng thiểu số, không được tiếp cận an toàn với các nguồn tài nguyên cơ bản, trong đó có nước. Điều này trực tiếp hạn chế khả năng đóng góp của phụ nữ và trẻ em gái cho cộng đồng của mình và kéo dài chu kỳ bất bình đẳng. Trong khi các chuyên gia và nhà lãnh đạo là phụ nữ tham gia sâu hơn vào việc thúc đẩy hành động ở cấp địa phương, khu vực và toàn cầu để hỗ trợ và duy trì nguồn tài nguyên nước, phụ nữ không có nhiều đại diện ở vị trí ra quyết định chính thức liên quan đến nước.

Dự án Theo dõi giới và khí hậu do Tổ chức Phát triển môi trường phụ nữ khởi xướng cho biết, năm 2024, phụ nữ chỉ chiếm 34% trong các đoàn đại biểu tham gia vào quá trình Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, phản ánh sự trì trệ trong tiến trình bình đẳng giới.

An ninh nguồn nước - Yếu tố cốt lõi để thúc đẩy bình đẳng giới
Kể từ khi thành lập, Mạng lưới Phụ nữ trong ngoại giao nguồn nước lấy cảm hứng từ các sáng kiến ​​bắt nguồn từ chính sách đối ngoạiquyền của phụ nữ. (Nguồn: SIWI)

Thành lập vào năm 2017 tại lưu vực sông Nile, Mạng lưới Phụ nữ trong ngoại giao nguồn nước giờ đã mở rộng thành cộng đồng toàn cầu nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong việc quản trị nguồn nước xuyên biên giới. Họ đang hoạt động tích cực tại các khu vực như Trung Á-Afghanistan, Nam Phi, Bắc Mỹ và Nam Caucasus, với mục tiêu tăng cường vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong các quyết định về tài nguyên nước.

Những nguyên tắc nền tảng

Bằng cách áp dụng các nguyên tắc bình đẳng giới vào ngoại giao nguồn nước, Mạng lưới Phụ nữ trong ngoại giao nguồn nước nỗ lực nâng cao sự tham gia của phụ nữ vào các cuộc đàm phán và quá trình ra quyết định liên quan đến nước, xây dựng khả năng phục hồi ở các khu vực không an toàn về nước và thúc đẩy quản trị hợp tác và bao trùm. Từ đó, việc quản lý tài nguyên nước được thực hiện công bằng và bền vững ở mọi cấp độ.

Điều này không chỉ góp phần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nước mà còn thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu. Cách tiếp cận này mở đường cho một nền ngoại giao nguồn nước mang tính chuyển đổi từ các hoạt động do phụ nữ lãnh đạo, đồng thời định hình lại những nguyên tắc cốt lõi về hiệu quả của ngoại giao nguồn nước.

Thứ nhất, sự tham gia toàn diện và bình đẳng là nền tảng để giải quyết những thách thức về nước và khí hậu hiện nay. Tài năng ở bất kỳ giới tính nào cũng được chào đón và các quyết định liên quan đến cộng đồng không nên được đưa ra nếu thiếu sự tham gia của chính cộng đồng đó.

Thứ hai, hiện trạng không trung lập. Sự chênh lệch quyền lực vốn có thường khiến chuyên môn và kinh nghiệm của phụ nữ bị hạ thấp trong các diễn đàn ra quyết định về nguồn nước và khí hậu. Do đó, cần đẩy nhanh các nỗ lực xóa bỏ bất bình đẳng giới và tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho các chuyên gia và lãnh đạo nữ trong lĩnh vực nước.

Thứ ba, lắng nghe để hợp tác. Thông qua việc lắng nghe, sự ngờ vực được xóa bỏ và niềm tin giữa các bên được củng cố.

An ninh nguồn nước - Yếu tố cốt lõi để thúc đẩy bình đẳng giới
Đại biểu tham dự Diễn đàn Mạng lưới toàn cầu lần thứ 2 dành cho phụ nữ trong ngoại giao nguồn nước tại Vienna, Áo ngày 7/3/2024. (Nguồn: OSCE)

Thứ tư, cần giải pháp bền vững và kiên cường. Nghiên cứu trong lĩnh vực phụ nữ, hòa bình và an ninh chỉ ra rằng sự tham gia của phụ nữ vào các tiến trình hòa bình giúp nâng cao khả năng đạt được thỏa thuận, tăng xác suất duy trì thỏa thuận và giảm nguy cơ tái diễn xung đột.

Thứ năm, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình. Để đảm bảo sự tham gia thực chất của phụ nữ và các nhóm yếu thế trong các quyết định liên quan đến nguồn nước và khí hậu, cần thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các quy trình ra quyết định ở mọi cấp độ. Dữ liệu phân tách theo giới cần được thu thập để đánh giá tác động và thiết kế chính sách phù hợp.

Thứ sáu, quan tâm đến phúc lợi và sức khỏe. Góc nhìn bình đẳng giới nhấn mạnh rằng cần giảm gánh nặng về thời gian và lao động mà tình trạng mất an ninh nguồn nước gây ra cho phụ nữ và tạo ra các hệ thống giúp giảm bớt những áp lực này. Điều này không chỉ trao quyền cho phụ nữ mà còn tăng cường khả năng phục hồi của các cộng đồng đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh nguồn nước.

Thứ bảy, đầu tư vào phụ nữ để đẩy nhanh các giải pháp. Các mạng lưới liên kết xuyên quốc gia như Mạng lưới Phụ nữ trong ngoại giao nguồn nước cung cấp cơ hội được cố vấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng và sự kết nối để phụ nữ có thể tham gia lãnh đạo trong lĩnh vực nước. Các nền tảng này cũng tạo điều kiện cho các thành viên cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, nuôi dưỡng lòng tin và xây dựng chiến lược chung, cũng như thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới để giải quyết các thách thức chung liên quan đến nước và khí hậu.

***

Kể từ khi thành lập, Mạng lưới Phụ nữ trong ngoại giao nguồn nước đã lấy cảm hứng từ các sáng kiến đối ngoại nữ quyền đổi mới, định hình là một mô hình ngoại giao nguồn nước mang tính chuyển đổi, dựa trên sự tham gia và lãnh đạo của phụ nữ. Dù còn nhiều thách thức phía trước, những nguyên tắc mới nổi của ngoại giao nguồn nước do phụ nữ lãnh đạo vẫn đang là một nền tảng vững chắc cho một tương lai hòa bình, an toàn và bền vững.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ngoai-giao-nguon-nuoc-do-phu-nu-lanh-dao-vi-tuong-lai-hoa-binh-va-an-toan-307204.html

Cùng chủ đề

Vietnam’s Home Appliance Giant Sunhouse Eyes Global Growth with $120M Export

With cutting-edge technology, a broad product portfolio, and internationally certified production, leading Vietnamese manufacturer Sunhouse made a strong impression at the Canton Fair, Asia’s largest trade and export exhibition. The event, held from April 23-27 in China, drew thousands of manufacturers and suppliers from 210 countries and territories. Putting Vietnam on...

Cơ hội gia dụng Việt mở rộng thị phần quốc tế bắt đầu từ thương hiệu Sunhouse?

Sở hữu công nghệ chủ lực, hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và năng lực sản xuất quy mô lớn chuẩn quốc tế, Sunhouse đã gây ấn tượng mạnh mẽ trước hàng nghìn nhà sản xuất và cung ứng đến từ 210 quốc gia và vùng lãnh thổ tại...

MISA bắt tay cùng đối tác Mỹ, thúc đẩy giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường “khó tính”

Ngày 28/4/2025, Công ty Cổ phần MISA chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Công ty LUQRA (Mỹ) nhằm đẩy mạnh việc triển khai giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường Mỹ với mục tiêu tăng trưởng 200% trong năm 2026. Là nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới với...

LỢI NHUẬN TĂNG 5,6% TRONG NĂM 2024, SABECO ĐẶT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG 8% TRONG NĂM 2025

TP.HCM – 24/04/2025, tại Đại hội Cổ đông Thường niên 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã công bố kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2024 vừa qua trên nhiều phương diện. Kết quả này có được nhờ bước đi chiến lược và nỗ lực bền bỉ của doanh nghiệp tập trung vào các mục tiêu nâng cao hiệu quả thương mại, tăng cường độ phủ...

VIMC đặt niềm tin vào thế hệ trẻ chuyển đổi trong kỷ nguyên mới – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập VIMC, ngày 18/4, Đoàn Thanh niên VIMC tổ chức Chương trình Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị với đoàn viên thanh niên, với chủ đề: “Tác động của chuyển đổi – chuyển đổi xanh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với thế hệ trẻ VIMC”. Tham dự chương trình tại điểm cầu chính: đồng chí Lê Anh Sơn-Bí thư Đảng ủy,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Khánh thành gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh

VHO - Sở VHTTDL Cao Bằng và UBND thành phố Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Từ tháng 9.2024 đến 3.2025, Sở VHTTDL Cao Bằng đã triển...

Phát huy giá trị di sản Cửu đỉnh qua những hoạt động trải nghiệm văn hóa

VHO - Chiều ngày 26.4, nhiều hoạt động khám phá và phát huy giá trị Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” đã được tổ chức nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Được biết, hoạt động này sẽ được duy trì lâu dài, dành cho...

Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

VHO - Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), ngày 26.4, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh...

Thông báo Kế hoạch mua sắm của Dự toán mua sắm: “Mua sắm phẩm màu năm 2025”

Thông báo Kế hoạch mua sắm của Dự toán mua sắm: “Mua sắm phẩm màu năm 2025”, với các thông tin cụ thể như sau:1. Tên Dự toán mua sắm: “Mua sắm phẩm màu năm 2025”.2. Tên Gói thầu thuộc Dự toán mua sắm: - Gói thầu số 01: “Mua sắm phẩm màu xanh quy cách đóng gói lớn...

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025: Petrolimex định hướng chiến lược phát triển 10 năm tới dựa trên 3 trụ cột...

Hà Nội, ngày 25.4.2024 - Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - mã chứng khoán: PLX) họp bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.Đại hội được triệu tập theo thông báo số 0668/PLX-HĐQT ngày 04.04.2025 của Hội đồng quản trị (HĐQT) Petrolimex để thảo...

Mới nhất