Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPMột doanh nghiệp tiêu thụ trên 3.000 tấn củ nghệ tươi mỗi...

Một doanh nghiệp tiêu thụ trên 3.000 tấn củ nghệ tươi mỗi năm

Công ty TNHH Hoàng Minh Châu liên kết sản xuất, tiêu thụ trên 3.000 tấn củ nghệ tươi cho nông dân, góp phần sản xuất ổn định 400ha nghệ ở huyện Khoái Châu.

Trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng được rất nhiều mô hình đặc sắc, độc đáo, chất lượng, khó “đụng hàng”, điển hình như long nhãn, hạt sen trắng, vải trứng, bột nghệ, gìò gà Đông Tảo… Những đặc sản này chỉ Hưng Yên có sản xuất hàng hoá theo quy mô làng nghề truyền thống, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ trăm tấn trở lên. Sản phẩm OCOP bột nghệ 4 sao của Công ty TNHH Hoàng Minh Châu ở xã Chí Tân (huyện Khoái Châu) là một trong những sản phẩm điển hình.

Một doanh nghiệp tiêu thụ trên 3.000 tấn củ nghệ tươi mỗi năm

Mô hình trồng và chế biến bột nghệ của Công ty TNHH Hoàng Minh Châu vinh dự đón Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, khích lệ. Ảnh: Hải Tiến.

Ông Hoàng Quang Đông, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Minh Châu cho biết, giống nghệ vàng được trồng ở xã Chí Tân từ rất lâu đời nhưng chỉ từ năm 2000 lại đây mới được chế biến sâu, tạo thành các sản phẩm có giá trị hàng hoá cao. Sản phẩm nghệ chế biến để bán cho người tiêu dùng làm gia vị nấu ăn cũng đã giúp nâng cao giá trị canh tác cây nghệ lên gấp 3 – 5 lần so với bán sản phẩm củ nghệ tươi.

Không bằng lòng với thu nhập từ cây nghệ, ông Đông đã tìm hiểu, thấy củ nghệ ngoài làm thực phẩm còn có giá trị dược liệu, hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, chống lão hoá, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa ung thư trên người… Theo đó, ông Đông đã mạnh dạn vay vốn đầu tư dây truyền điện máy, chế biến sản phẩm củ nghệ tươi thành tinh bột mang gửi bán tại các hiệu thuốc. Không ngờ, tinh bột nghệ của ông Đông được nhiều người tiêu dùng hào hứng đón mua, sản phẩm làm ra tới đâu được thương lái đặt hàng bao tiêu hết tới đó.

Phấn khởi với thành công ban đầu, ông Đông quyết định dấn thân, thuê mượn lao động, thành lập Công ty TNHH Hoàng Minh Châu (Công ty) để mở rộng quy mô sản xuất, mang tinh bột nghệ giới thiệu tại một số hội chợ thương mại quốc tế và cũng được các quốc gia Trung Đông, Trung Quốc và Ấn Độ ký hợp đồng thu mua thường xuyên.

Một doanh nghiệp tiêu thụ trên 3.000 tấn củ nghệ tươi mỗi năm

Bằng chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho các sản phẩm bột nghệ do Công ty TNHH Hoàng Minh Châu sản xuất. Ảnh: Hải Tiến.

Cách làm hiệu quả của ông Đông đã tạo được phong trào trồng và chế biến bột nghệ rộng khắp các địa phương trong nước. Nhưng đó lại là lúc ông phải đứng trước lựa chọn khó khăn, hoặc coi như đã hết thời hoặc tiếp tục lấy lại đà sản xuất bởi thị phần tiêu thụ bột nghệ của Công ty bị các sản phẩm cùng loại từ các địa phương cạnh tranh rất quyết liệt.

 

Trong khi muốn phục hồi sản xuất nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, ông Đông được Sở NN-PTNT Hưng Yên hỗ trợ quy hoạch vùng sản xuất nghệ vàng theo quy trình GACP-WHO (quy trình trồng trọt và thu hái theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới) và hỗ trợ cho tham gia các hội chợ thương mại của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình. Ngoài ra còn giúp quảng bá bột nghệ trên các sàn thương mại điện tử voso.vn, shopee.vn, postmart.vn và trên website http//ocophungyen.vn; http//ketnoiocop.vn.

Nhờ vậy, ông Đông đã tiếp tục đầu tư thêm dây truyền máy móc chế biến công nghệ cao, chiết xuất được các dòng bột nghệ chất lượng đặc biệt, rất khó “đụng hàng” như Curcumin, Nano Curcumin, sữa Nano Curcumin và kem nghệ. Kết hợp với việc tích cực quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại một số thị trường quốc tế, Công ty của ông Đông đã từng bước khôi phục được sản xuất, mở rộng xuất khẩu chính ngạch bột nghệ sang các quốc gia tiêu dùng khó tính như Nhật Bản và EU. Đồng thời thu hút được hàng triệu người dân trong nước tin dùng, tạo dựng được vị trí đáng kể trong ngành dược liệu Việt Nam, được các siêu thị Big C, Aeon, Vimart nhận hợp đồng bao tiêu ổn định…

Một doanh nghiệp tiêu thụ trên 3.000 tấn củ nghệ tươi mỗi năm

Các sản phẩm chế biến từ củ nghệ vàng của Công ty TNHH Hoàng Minh Châu. Ảnh: Hải Tiến.

Hiện mỗi năm Công ty liên kết sản xuất với nông dân trên địa bàn, tiêu thụ trên 3.000 tấn nghệ củ tươi các loại, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 10 – 15 lao động tại địa phương, góp phần duy trì sản xuất ổn định 400ha nghệ ở huyện Khoái Châu và nâng giá trị sản xuất nông nghiệp của xã Chí Tân đạt 800 triệu đồng/ha canh tác/năm.

Ông Lê Văn Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hưng Yên đánh giá, ông Hoàng Quang Đông là nhà nông rất năng động, dám nghĩ, dám làm và biết cách làm tăng giá trị cho sản phẩm. Đến nay, các loại bột nghệ sản xuất từ Công ty TNHH Hoàng Minh Châu đều được UBND tỉnh công nhận đạt OCOP 4 sao năm 2019. “Hiện chúng tôi đang phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định để đề nghị cấp chứng nhận OCOP 5 sao cho sản phẩm của Công ty”, ông Thắng cho hay.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, nghệ vàng trồng ở Chí Tân có dược tính cao nhất nước do trong đất canh tác chứa nhiều vi lượng quý hiếm không thể thay thế. Giữa tinh bột nghệ với Curcumin cũng có sự khác nhau cách biệt. Để tạo ra 1kg tinh bột nghệ hoặc 0,2g Curcumin phải đưa vào chế biến trên 30kg nghệ củ tươi chất lượng tốt. Để tạo ra Nano Curcum phải cần khối lượng nghệ tươi cao hơn gấp bội. Uống Curcumin cơ thể sẽ hấp thu các dược tính trong nghệ tốt hơn rất nhiều so với tinh bột nghệ. Đặc biệt cơ thể người sẽ hấp thu toàn bộ dược tính của nghệ khi dùng Nano Curcumin vì sản phẩm này được tinh chế dưới dạng phân tử, cho phép truyền trực tiếp qua mạch máu. 

“Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm, các cấp ngành của Hưng Yên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả từ tỉnh xuống cơ sở, đã hình thành được hơn 50 chủ thể (doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ kinh doanh) OCOP tiêu biểu thuộc các lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, đồ uống, dược liệu, sinh vật cảnh, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch cộng đồng… Các chủ thể này đang từng bước mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho rất nhiều lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao bền vững giá trị gia tăng và kinh tế tuần hoàn, kết hợp ứng dụng chuyển đổi số, bảo tồn các giá trị văn hoá, thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, NTM thông minh trên địa bàn theo chiều sâu, thiết thực, hiệu quả”, ông Lê Văn Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hưng Yên thông tin thêm.

nguồn: https://nongnghiep.vn/mot-doanh-nghiep-tieu-thu-tren-3000-tan-cu-nghe-tuoi-moi-nam-d407771.html

Cùng chủ đề

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định. ...

Hướng đi bền vững cho hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý

Từ việc chế biến tinh bột nghệ, mứt nghệ đến việc tận dụng thân cây, xác và nước thải để làm phân hữu cơ và men vi sinh xử lý ao nuôi, Hợp tác xã (HTX) Nhật Huy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phúc Sinh trên hành trình bền vững cùng nông nghiệp xanh

Phúc Sinh liên tục nhận được tài trợ từ Quỹ đầu tư &Green và Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan, trở...

Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng ngày Tết

Sản phẩm OCOP không chỉ đảm bảo tiêu chí sạch, an toàn mà còn nổi bật với chất lượng vượt trội, phù hợp với xu hướng tiêu dùng, quà biếu ngày Tết. Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng dịp Tết. Ảnh: Trọng Linh.  Những năm trước, các giỏ quà Tết thường bao gồm các món truyền thống như bánh, kẹo, mứt, trà... Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các giỏ quà Tết đã có sự thay đổi lớn, đặc biệt là với...

Quảng Bình có 3 sản phẩm OCOP 5 sao trước thềm năm mới

Quảng Bình vừa có quyết định phê duyệt 10 sản phẩm OCOP, trong đó lần đầu tiên trên địa bàn có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao. Ông Trần Đình Hiệp, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình cho hay, UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng 10 sản phẩm OCOP cấp tỉnh thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2024. “Trong đó, lần đầu tiên trên địa bàn có 3...

Phong vị ẩm thực bên làng gốm cổ

Bát Tràng không chỉ nổi tiếng với nghề làm gốm, được cho là tạo hình tinh hoa từ đất, mà còn là cái...

Hướng dẫn gói bánh chưng vuông đẹp cho ngày Tết truyền thống

Bạn đã biết cách gói bánh chưng vuông không cần dùng khuôn chưa? Dưới đây là hướng dẫn gói bánh chưng vuông đẹp...

Bài đọc nhiều

Đón xuân cùng sản phẩm OCOP

(VLO) Những năm gần đây, vào dịp Tết đến, các sản phẩm (SP) OCOP trở thành lựa chọn quen thuộc của người tiêu dùng nhờ mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo và hương vị đặc trưng địa phương. Qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu, SP OCOP đã dần mở rộng thị trường, tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn và dần trở thành món quà ý nghĩa, mang đậm nét đặc trưng địa phương. Các chủ...

Mang 7 tạ hàng hóa từ Lào Cai vào TP.HCM dự Tuần lễ sản phẩm OCOP

Bà Thắm năm ngoái mang 5 tạ sản phẩm dự Tuần lễ sản phẩm OCOP 2023 và bán sạch. Năm nay bà Thắm mang 7 tạ hàng hóa từ Lào Cai vào TP.HCM dự Tuần lễ sản phẩm OCOP. Ngày 6/11, TP.HCM chính thức khai mạc Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng miền và công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản năm 2024 (Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024). Tại Tuần lễ sản phẩm OCOP...

Đồng Tháp: 100% sản phẩm OCOP được kinh doanh trên thương mại điện tử

Hơn 90% doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Đồng Tháp tham gia kinh doanh trên thương mại điện và 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được kinh doanh trên thương mại điện tử. Bà Võ Phương Thuỷ, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại hội thảo. Phát biểu tại hội thảo, bà Võ Phương Thuỷ, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh: Thương mại điện tử đã và đang là xu hướng toàn...

Lâm Đồng: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP để xây dựng nông thôn mới giàu mạnh

Xác định tầm quan trọng của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển chương trình… Nhà nông tiên phong làm OCOP Đức Trọng là một trong những địa phương ở Lâm Đồng có nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có để phát triển sản phẩm OCOP.  Xác định tầm quan trọng của Chương trình...

Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng ngày Tết

Sản phẩm OCOP không chỉ đảm bảo tiêu chí sạch, an toàn mà còn nổi bật với chất lượng vượt trội, phù hợp với xu hướng tiêu dùng, quà biếu ngày Tết. Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng dịp Tết. Ảnh: Trọng Linh.  Những năm trước, các giỏ quà Tết thường bao gồm các món truyền thống như bánh, kẹo, mứt, trà... Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các giỏ quà Tết đã có sự thay đổi lớn, đặc biệt là với...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa có sản phẩm OCOP 5 sao thứ 2 đến từ Công ty Lê Gia

Nước mắm Lê Gia là 1 trong 28 sản phẩm vừa được Hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP Trung ương công nhận đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia đợt này. Sáng ngày, 16/1/2025, tại Hà Nội, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã họp, đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Sau khi tiến hành đánh giá, chấm điểm các sản phẩm, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản...

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng ngày Tết

Sản phẩm OCOP không chỉ đảm bảo tiêu chí sạch, an toàn mà còn nổi bật với chất lượng vượt trội, phù hợp với xu hướng tiêu dùng, quà biếu ngày Tết. Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng dịp Tết. Ảnh: Trọng Linh.  Những năm trước, các giỏ quà Tết thường bao gồm các món truyền thống như bánh, kẹo, mứt, trà... Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các giỏ quà Tết đã có sự thay đổi lớn, đặc biệt là với...

Hàng nghìn sản phẩm OCOP đổ bộ về phiên chợ Tết Xanh

Phiên chợ Tết Xanh - Quà Việt năm 2025 trưng bày và bày bán hơn 1.000 sản phẩm OCOP 3-5 sao, các đặc sản chỉ dẫn địa lý cùng các sản phẩm nông thôn tiêu biểu từ 49 tỉnh, thành trên cả nước.   Khách hàng tham quan gian hàng bánh chưng và đặc sản các địa phương - Ảnh: HỒNG PHÚC Tin tưởng vào uy tín của phiên chợ Khoảng 8 giờ sáng ngày 23-1 (nhằm 24 tháng chạp âm lịch), chị...

Lâm Đồng: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP để xây dựng nông thôn mới giàu mạnh

Xác định tầm quan trọng của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển chương trình… Nhà nông tiên phong làm OCOP Đức Trọng là một trong những địa phương ở Lâm Đồng có nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có để phát triển sản phẩm OCOP.  Xác định tầm quan trọng của Chương trình...

Mới nhất

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Phương án mới về thu gom, vận chuyển, xử lý rác

(NLĐO)-Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn TP HCM. ...

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh...

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn...

Mới nhất