Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMập mờ học phí đại học

Mập mờ học phí đại học


THÔNG TIN CÓ CŨNG NHƯ… KHÔNG

Đã gần một tháng kể từ khi Bộ GD-ĐT ban hành kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh ĐH, tuyển sinh CĐ ngành GD mầm non (gọi chung là tuyển sinh ĐH), nhưng cho đến nay rất ít trường công bố đề án tuyển sinh. Theo cán bộ phụ trách tuyển sinh của một số trường ĐH, sở dĩ trường chưa vội công bố đề án là bởi chưa có phương án thu học phí (HP). Thực tế cho thấy ngay cả với những trường đã công bố đề án thì phần nội dung liên quan HP cũng chỉ được ghi chung chung, nước đôi. Thậm chí có trường tuy có công bố, nhưng có cũng như… không.

Mập mờ học phí đại học - Ảnh 1.

Học phí là một trong những yếu tố phụ huynh và thí sinh cân nhắc khi nộp hồ sơ đăng ký vào trường ĐH nhưng lại đang gây bối rối cho nhiều phía

Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội là một trong số những trường công bố đề án tuyển sinh ĐH 2023 sớm (từ ngày 20.3). Đề án bao gồm 78 trang, với các thông tin rất chi tiết. Tuy nhiên, ở trang 22, mục “HP dự kiến với sinh viên (SV) chính quy; lộ trình tăng HP tối đa cho từng năm (nếu có)”, thông tin trường cung cấp cho thí sinh chỉ vỏn vẹn chưa đến 3 dòng: “Thực hiện theo Nghị định (NĐ) số 81/2021/NĐ-CP ngày 27.8.2021 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý HP đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm HP, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo”.

KHÔNG BIẾT THU THEO MỨC NÀO

Điều đáng nói là quy định trong NĐ 81 khá rộng, bao phủ nhiều trường hợp: cơ sở GD ĐH chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, cơ sở GD ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở GD ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; chương trình đào tạo của cơ sở GD ĐH công lập đã được kiểm định. Đặc biệt, kể từ khi Chính phủ ban hành NĐ 81 đến nay thì các trường ĐH chưa một lần thực hiện nghị định, do 2 năm liền gặp đại dịch Covid-19 và năm vừa rồi là “hậu Covid”. Do đó, mức HP của các trường có thể chênh nhau nhiều lần. Thậm chí ngay trong một trường, cùng một khối ngành, và đều là chương trình đào tạo đại trà, HP cũng đã có thể chênh nhau vài ba lần do yếu tố chương trình đã được kiểm định hay chưa mà NĐ 81 đã đề cập.

Mập mờ học phí đại học - Ảnh 1.

Nhiều trường đại học đến nay chưa thông tin rõ ràng về học phí năm học tới vì chưa biết chỉ đạo về vấn đề này thế nào

Khi PV Thanh Niên hỏi về mức HP cụ thể cho năm học 2023 – 2024, một cán bộ của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội trả lời còn… bí hiểm hơn: “Nhà trường hoan nghênh các thí sinh tìm hiểu và dự thi vào Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. Mọi nhu cầu tìm hiểu về trường, trong đó có vấn đề HP, thí sinh tìm hiểu trên website tuyển sinh hoặc cũng có thể đến trực tiếp bộ phận đón tiếp tại Văn phòng 1 của trường để được trả lời và tư vấn trực tiếp”.

Một số trường khác, dù đã thể hiện sự nỗ lực trong việc cung cấp thông tin về HP cho người học, nhưng lại không rõ ràng, do phải chờ… chỉ đạo.

Ngày 13.4, Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội quyết định phê duyệt đề án tuyển sinh ĐH của trường, trong đó ghi rõ, HP dự kiến với SV năm học 2023 – 2024 là 11,7 triệu đồng. Nhưng sau đó, một lãnh đạo của trường cho Thanh Niên hay sẽ bổ sung vào đề án nội dung: “Dự kiến HP theo quy định của Chính phủ ở thời điểm hiện tại là 11,7 triệu đồng/năm học/SV. Nhà trường sẽ điều chỉnh mức HP khi có quy định mới của nhà nước”. Được biết, 11,7 triệu đồng/SV/năm học là mức HP của năm học 2020 – 2021 với khối ngành kỹ thuật cho những trường chưa tự chủ, được quy định trong NĐ 85 (Chính phủ ban hành tháng 10.2015; NĐ 81 được ban hành nhằm thay thế NĐ 85).

Còn trong đề án của Trường ĐH GTVT (công bố từ ngày 7.2) thì đưa ra khá nhiều thông tin, nhưng người quan tâm phải dùng máy tính mới biết sẽ phải đóng bao nhiêu. Cụ thể, trường thông báo mức HP hiện tại mà nhà trường đang áp dụng cho từng khối ngành; sau đó thông báo dự kiến lộ trình tăng, Chính phủ cho phép tăng 23% nhưng trường dự kiến chỉ tăng 10% (nếu tính trung bình SV học 30 tín chỉ mỗi năm thì HP khối ngành kỹ thuật, toán và công nghệ thông tin là hơn 13,7 triệu đồng/SV; khối ngành dịch vụ là 11,7 triệu đồng/SV; khối ngành kinh tế là 11,2 triệu đồng/SV). Nhưng đoạn cuối của mục HP, đề án lại thêm câu: “Khi nhà trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án tự chủ chi thường xuyên, HP sẽ thu theo đề án nhưng hệ đại trà không tăng quá 1,5 lần, hệ chất lượng cao không tăng quá 2 lần mức quy định HP theo Nghị định 81/NĐ-CP đối với các trường chưa tự chủ”. Nghĩa là HP bao nhiêu, hạ hồi phân giải!

Học viện Ngoại giao cũng mới công bố đề án, trong đó phần HP cũng cho biết là thực hiện theo NĐ 81. Trong đó, có 6/8 ngành đã đạt kiểm định nên nhà trường thu 4,4 triệu đồng/SV/tháng; 2 ngành chưa kiểm định thì thu 2,1 triệu đồng/SV/tháng. Học viện Ngoại giao là đơn vị công lập tự đảm bảo chi thường xuyên. Theo một cán bộ phụ trách đào tạo của Học viện Ngoại giao, nếu theo đúng lộ trình thu HP mà Chính phủ quy định trong NĐ 81, mức thu với 2 ngành chưa kiểm định là 2,4 triệu đồng/SV/tháng. Tuy nhiên, vì 2 năm học trước nhà trường thực hiện chủ trương chung của Chính phủ là không tăng HP, nên năm học tới cũng chỉ có thể tăng ở mức độ chấp nhận được so với năm ngoái.

CHỜ… CHỈ ĐẠO

Theo lý giải của các trường, sở dĩ chưa thể rõ ràng thông tin về HP năm học tới là bởi chưa biết chỉ đạo từ cấp trên về vấn đề này thế nào. Chính phủ ban hành NĐ 81 (tháng 8.2021) khi cả nước gặp đại dịch Covid-19. Vì thế, vừa ban hành NĐ 81 xong, Chính phủ lại phải yêu cầu các trường không được tăng HP với năm học 2020 – 2021.

Mập mờ học phí đại học - Ảnh 2.

Năm học 2022 – 2023 bắt đầu là sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát. Ngay từ đầu năm học, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn thông tin trong các hội nghị chính thức là Bộ này đang đề nghị Chính phủ có văn bản yêu cầu các trường ĐH không tăng HP để chia bớt gánh nặng với người dân. Tuy nhiên, rất lâu sau đó vẫn không có văn bản chỉ đạo nào nên các trường đều phải thu HP theo lộ trình tăng được quy định trong NĐ 81 (nhưng lùi lại một năm, tức là mức thu thực tế của năm học 2022 – 2023 bằng mức thu NĐ 81 quy định cho năm học 2021 – 2022). Đến ngày 20.12.2022, Chính phủ mới ban hành Nghị quyết 165 về HP đối với các cơ sở GD-ĐT công lập năm học 2022 – 2023. Trong đó yêu cầu các cơ sở GD ĐH công lập giữ ổn định mức thu năm học này bằng với năm học 2021 – 2022.

Thực hiện Nghị quyết 165, hàng loạt trường ĐH phải ban hành lại quyết định về quy định mức HP năm học 2022 – 2023, đồng thời bố trí nhân sự tính toán mức HP đã thu thừa để trả lại cho SV. “Nếu vẫn thực hiện NĐ 81, các trường không thể áp nguyên quy định, tức là thu theo khung của năm học 2023 – 2024 trong NĐ 81. Bởi nếu như vậy HP sẽ tăng vọt, người dân sẽ phản ứng. Còn thu theo lộ trình lùi lại thì cụ thể như thế nào, Chính phủ phải chỉ đạo. Chứ bây giờ nhà trường không thể làm theo cách là cứ thu theo suy đoán chủ quan của đơn vị mình rồi sao đó hì hụi ngồi tính toán để trả lại tiền thừa cho SV”, một lãnh đạo trường ĐH phân tích.

Học phí các trường nước ngoài tại VN

Thạc sĩ Lê Thị Quỳnh Trâm, Giám đốc tuyển sinh và hỗ trợ tài chính ĐH Fulbright VN, cho biết nhiều năm nay trường vẫn giữ nguyên mức HP 467,6 triệu đồng/năm và năm 2023 cũng vẫn như thế. Tuy nhiên, theo bà Trâm, hằng năm có đến 2/3 SV của trường được hỗ trợ các mức HP một phần hoặc toàn phần tùy vào hoàn cảnh khó khăn cụ thể.

Trong khi đó, tại ĐH RMIT, HP sẽ được thanh toán theo từng học kỳ, dựa trên số môn SV học. Theo đó, mức HP áp dụng cho năm 2023, toàn khóa học là từ 288 – 384 tín chỉ tùy ngành học. Với ngành học gồm 288 tín chỉ mỗi năm, SV đóng 318,6 triệu đồng và toàn khóa là 955,9 triệu đồng. Với ngành học 384 tín chỉ (kỹ sư phần mềm, robot và cơ điện tử, kỹ thuật điện tử và hệ thống máy tính) thì mỗi năm SV đóng 318,6 triệu đồng và toàn khóa là 1,274 tỉ đồng.

Mỹ Quyên



Source link

Cùng chủ đề

Trường đại học hoàn trả 21 tỷ đồng thu sai của cựu sinh viên

(Dân trí) - Trường Đại học Thủ Dầu Một đã hoàn trả được 21 tỷ đồng tiền thu học phí chênh lệch của sinh viên. Số tiền còn lại, trường đang khẩn trương rà soát, xác minh chuyển trả cho sinh viên. Ngày 24/1, em N.V.T., sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một cho biết, rất bất ngờ khi tài khoản nhận được số tiền hơn 3 triệu đồng với nội dung Trường Đại học Thủ Dầu Một hoàn...

Bỏ xét tuyển sớm có tác động các kỳ thi riêng?

Bộ GD-ĐT dự kiến không còn khái niệm xét tuyển sớm trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Điều này sẽ tác động ra sao đến việc phân bổ chỉ tiêu và cách xét tuyển từng phương thức, đặc biệt là các kỳ...

Một trường xét tuyển đại học bắt buộc phải có môn Toán

Mùa tuyển sinh năm 2025, trường Đại học Tài chính - Marketing quy định, các tổ hợp xét tuyển 3 môn bất kỳ vào trường bắt buộc phải có Toán. Đây là điểm đáng chú ý trong phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025, được trường Đại học Tài chính - Marketing công bố trong sáng nay 5/1.Theo phương án, năm nay trường sẽ mở thêm 3 ngành mới, gồm: Kiểm toán, Khoa học dữ liệu...

Đại học Kinh tế quốc dân bỏ 5 tổ hợp xét tuyển từ 2025

Đại học Kinh tế quốc dân dá»± kiến tuyển sinh 73 mã ngành/chÆ°Æ¡ng trình với 89 chÆ°Æ¡ng trình đào tạo, và 3 phÆ°Æ¡ng thức tuyển sinh chính. Theo đề án tuyển sinh vừa được công bố, Đại học Kinh tế quốc dân giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh, gồm: xét tuyển thẳng, xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, xét tuyển kết hợp.Đề án tuyển sinh Đại học Kinh tế quốc dân năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

3 loại thịt tốt nhất nên ăn dịp tết

Thịt là thành phần quan trọng trong nhiều chế độ ăn lành mạnh, đặc biệt là những người tập luyện thể dục, chơi thể thao. Đây là nguồn cung cấp protein và dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Một số loại thịt...

Làm thế nào để ngăn ngừa cholesterol tăng vọt trong kỳ nghỉ tết?

Kỳ nghỉ tết là thời điểm mà nhiều người sẽ quây quần bên gia đình và thưởng thức các món ăn truyền thống. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa và đường có thể dẫn đến tình...

Bài đọc nhiều

Tỉnh Hà Nam Ninh được sáp nhập từ những tỉnh nào?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-ha-nam-ninh-duoc-sap-nhap-tu-nhung-tinh-nao-ar911805.html

Thí sinh sốc vì 56.000 chứng chỉ IELTS trái phép, các đại học có công nhận xét tuyển?

Nhiều thí sinh lo kết quả vào đại học năm trước bị hủy hoặc không được xét năm nay khi 56.200 chứng chỉ IELTS bị kết luận sai quy định, các trường nói đang chờ ý kiến từ Bộ. Minh Quang, sinh viên năm thứ hai Học viện Ngoại giao, tối 8/5, sốc vì biết tin chứng chỉ 7.5 IELTS của mình do IDP Việt Nam cấp thuộc diện "trái phép". Nam sinh thi chứng chỉ vào tháng 3/2022,...

Thêm ứng dụng ôn tập trực tuyến cho học sinh lớp 12

Nhằm giúp học sinh có thêm kênh ôn tập hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở GDĐT Hà Nội đã khởi động chương trình hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập.Chương trình hỗ...

59 trường ở Hà Nội giảm điểm chuẩn lớp 10, THPT Đoàn Kết tuyển tràn tuyến

Theo đó, 59 trường THPT công lập của Hà Nội giảm điểm chuẩn lớp 10 năm nay. Đáng chú ý, Trường THPT Chu Văn An giảm thêm 0,5 điểm, xuống mức điểm 42.Hai trường được tuyển sinh tràn tuyến là Minh Quang và Đoàn Kết (quận Hai Bà Trưng). Trường Minh Quang xét bổ sung từ 17 điểm trở lên, trường Đoàn Kết tuyển từ 25,75 điểm trở lên với 62 chỉ tiêu.Chi tiết điểm chuẩn bổ sung...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh IELTS 8.0 giành giải Nhất Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế ZhongSin

Là cựu học sinh chuyên Sử trường Ams, IELTS 8.0, kết quả học tập ở Học viện Âm nhạc Quốc gia luôn trên 9... là những "gạch đầu dòng" của Minh Nhật. Đây là nữ sinh vừa giành...

Sinh viên cật lực làm thêm mong kiếm vài triệu đồng dịp Tết

TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến ngày giáp Tết với mục tiêu đạt được vài triệu đồng sau hơn tuần làm việc. TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến ngày giáp Tết với mục tiêu đạt được vài triệu đồng sau hơn...

Dạy thêm là ‘cái bóng’ của giáo dục chính khóa, cần tiến tới bỏ hẳn

TPO - TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông Việt Nam cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT vừa ban hành như luồng gió mới, làm triệt tiêu tận gốc những tiêu cực dạy thêm học thêm, hướng tới sẽ tự mất đi và chấm dứt hoạt động dạy thêm học thêm trong các nhà trường. TPO - TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ hỗ trợ...

Người trẻ gieo mầm xuân từ những giọt máu hồng

(NLĐO) – Những ngày cuối năm hối hả, khi mọi người đang tất bật chuẩn bị đón Tết, nhiều bạn trẻ ở TP HCM vẫn dành thời gian gieo mầm xuân cho cộng đồng. ...

5 giáo sư thế hệ 9x được phong hàm dưới 30 tuổi

Học vấn của những giáo sư trẻ được bổ nhiệm chức danh dưới 30 tuổi luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Mới nhất

Nữ sinh IELTS 8.0 giành giải Nhất Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế ZhongSin

Là cựu học sinh chuyên Sử trường Ams, IELTS 8.0, kết quả học tập ở Học viện Âm...

UBND tỉnh Tuyên Quang yêu cầu xác minh, xử lý vụ hàng loạt học sinh nghi bị ngộ độc

UBND tỉnh Tuyên Quang yêu cầu kiểm tra, xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc nghi ngộ độc xảy ra đối với các học sinh trường Tiểu học Phú Lâm, TP Tuyên Quang. ...

Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe người dân

Ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tiếp xúc lâu dài với các chất ô nhiễm trong không khí, đặc biệt là bụi mịn PM2.5, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bao gồm đau tim, đột quỵ, các...

Đã tìm thấy thi thể 2 cháu nhỏ mất tích 3 ngày trước

Lực lượng chức năng vừa tìm thấy thi thể cháu Đ.T.L. (Gia Lai) trong vụ hai cháu nhỏ mất tích từ 3 ngày trước. Sáng 26/1, ông Nguyễn Đăng Chung, Chủ tịch UBND xã Đông (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) cho biết, vào khoảng 7h cùng ngày, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể cháu Đ.T.L. trên dòng...

Dàn drone hỏa thuật rơi, cháy khét lẹt khi trình diễn trong đêm tổng duyệt chào năm mới tại Hà Nội

Tối 26/1, tại khu vực quảng trường Mỹ Đình - sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, hơn 2.025 drone hỏa thuật gặp trục trặc, lỗi liên tục, không xếp thành hình. Đây là chương trình chào đón năm...

Mới nhất