Trang chủNewsDu lịchKỳ vọng diện mạo mới cho Hồ Gươm

Kỳ vọng diện mạo mới cho Hồ Gươm

Sau khi TP Hà Nội có chủ trương phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” cùng việc di dời khoảng 10 trụ sở cơ quan và 40 hộ dân để mở rộng không gian quanh hồ Hoàn Kiếm (còn được nhiều người quen gọi là Hồ Gươm), nhiều ý kiến của người dân, chuyên gia, kiến trúc sư, nhà văn hóa, nhà sử học ủng hộ, đồng thời kỳ vọng, không gian văn hóa ở trung tâm Thủ đô Hà Nội sẽ có diện mạo mới, đẹp hơn…

Anh cv
Việc phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập” sẽ giúp cho không gian Hồ Gươm rộng hơn. Ảnh: Quang Vinh.

Việc UBND TP Hà Nội tán thành phương án đề xuất phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập”, xây dựng không gian ngầm tại khu vực quảng trường hiện có để mở rộng không gian phát triển văn hóa, cộng đồng cho khu vực Hồ Gươm nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ, nhất là với những người dân sống xung quanh khu vực phố cổ. Còn các chuyên gia cho rằng, đây là cơ hội để quy hoạch lại một cách bài bản cho khu vực xung quanh Hồ Gươm, để không chỉ mở rộng không gian mà còn nâng cao cảnh quan khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Ngay từ đầu, công trình đã đứng sai vị trí

Tính đến năm 2025, Tòa nhà trung tâm thương mại số 7 phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm (còn gọi là “Hàm cá mập”) đã bước sang tuổi thứ 32. Theo bản đồ năm 1950 của Hà Nội, vị trí hiện nay của tòa nhà “Hàm cá mập” là một khu đất trống thuộc không gian của Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và trục phố Đinh Liệt nối thẳng ra Hồ Gươm.

Năm 1991 công trình này được khởi công và hoàn thành vào năm 1993, với 6 tầng chủ yếu dành cho kinh doanh nhà hàng, quán cà phê. “Hàm cá mập” tọa lạc ở vị trí có thể nói là đắc địa bậc nhất ở Thủ đô, mặt trước của tòa nhà hướng ra Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục còn bên trái hướng ra Hồ Gươm. Từ tầng 3 của tòa nhà có thể thỏa sức chiêm ngưỡng toàn bộ không gian Hồ Gươm với cầu Thê Húc, tháp Rùa, bưu điện Bờ Hồ…

Theo Kiến trúc sư (KTS) Trần Huy Ánh – Ủy viên Thường vụ Hội KTS Hà Nội, công trình ban đầu mang tính ẩn dụ của “Vầng trăng và cánh diều” do KTS Tạ Xuân Vạn thiết kế. Tuy nhiên, sau khi xây dựng phần thô, công trình bị dư luận gọi tên “Hàm cá mập”. Theo ông Ánh, sau đó công trình dừng lại và giao cho KTS khác sửa chữa, bổ sung và đến thời điểm hiện tại công trình đã đổi khác xa với thiết kế ban đầu, không còn nét thanh thoát, tinh tế như thiết kế của KTS Tạ Xuân Vạn nữa.

Còn theo KTS Trình Phương Quân, công trình đã bị thay đổi khi chủ đầu tư quyết định cơi nới diện tích, điều chỉnh thiết kế gốc. Sự can thiệp này không chỉ làm mất đi ý tưởng nguyên bản mà còn khiến công trình trở thành một biểu tượng gây tranh cãi.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến cũng cùng quan điểm khi cho rằng tòa nhà “Hàm cá mập” nhẽ ra không nên xuất hiện ở vị trí đó. Khi tòa nhà này rục rịch xây dựng, giới chuyên môn đã phản ứng rất dữ dội. Người ta không phản đối nhiều về kiến trúc, mà chủ yếu vì tòa nhà nằm ở vị trí chắn ngang khu vực phố cổ với Hồ Gươm khiến cho sự lưu thông giữa hai khu vực bị chắn lại.

“Trước đây, từ phố Cầu Gỗ, phố Đinh Liệt, người ta có thể nhìn ra thẳng Hồ Gươm thì tòa nhà mọc lên như một bức tường bức bối, chắn hết tầm nhìn” – ông Tiến nói.

Tác dụng ngược về mặt thị giác

Chia sẻ với phóng viên, TS.KTS Nguyễn Quốc Tuân – Hội KTS Việt Nam cho biết, nhìn vào 2 bức ảnh không gian tổng thể Hồ Gươm được chụp năm 1950 và hơn 70 năm sau – năm 2025, chúng ta thấy Hồ Gươm ngày càng chật chội hơn, bê tông hoá dày hơn. Nét duyên dáng của Hồ Gươm từ những hàng cây xanh uốn lượn mềm mại theo đường cong của hồ, tới các ngôi nhà thấp tầng, mái ngói nhấp nhô có tỉ lệ hài hoà với con đường, với khoảng cách tới mép hồ… Tất cả những yếu tố vừa vặn đó đã tạo nên chất thơ, chất lãng mạn, cái đẹp văn hoá và cảnh quan của một không gian công cộng quan trọng bậc nhất của Hà Nội.

“Chúng ta không thể bắt đô thị đứng yên, vì bản chất đô thị là một thực thể “sống”, luôn vận động và biến đổi. Song, sự biến đổi ấy cần phải hài hòa, phù hợp giữa cũ và mới, giữa bảo tồn và phát triển. Tòa nhà “Hàm cá mập” có thể là một ví dụ cụ thể cho trường hợp phát triển đô thị nhưng không làm đẹp hơn cho một không gian vốn rất cần nâng niu, bảo vệ như Hồ Gươm. Mặc dù thời điểm đó xây dựng tòa nhà này để đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng du lịch – thương mại, song nó lại tác ngược về mặt thị giác” – ông Tuân bày tỏ.

Một số KTS cũng cho rằng, dù sau này đã có nhiều nỗ lực cải tạo, tuy nhiên vẫn không thể giải quyết được vì ngay từ đầu công trình đã đứng sai vị trí. Vì vậy, theo KTS Trần Huy Ánh, đã hơn 30 năm tồn tại, việc dỡ bỏ là cái kết hợp tình hợp lý để bắt đầu sang trang mới, chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục; mở rộng không gian văn hóa, lịch sử, kinh tế quanh hồ Hoàn Kiếm.

Dưới góc độ lịch sử, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, thời điểm những năm 1990, tòa nhà “Hàm cá mập” là một trong những công trình kiến trúc đầu tiên sau đổi mới. “Tuy nhiên, khi tòa nhà xây xong đã vấp phải phản ứng của dư luận, trong đó có cả cá nhân tôi và một số chuyên gia sử học, KTS. Bởi lần đầu tiên có một công trình xây dựng làm ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, không gian quanh Hồ Gươm. Bởi nhiều công trình cao tầng xây lên sẽ biến Hồ Gươm thành “cái ao”.

Vẫn theo ông Dương Trung Quốc, nếu phá tòa nhà “Hàm cá mập” sẽ tạo ra một không gian rộng lớn hơn cho cảnh quan của Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nói riêng và Hồ Gươm nói chung. Nhất là khi chúng ta khai thác chiều sâu công trình ngầm để tăng thêm không gian, công năng cho khu vực này.

xximg_0162.jpg
Việc phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” sẽ tạo thêm không gian cho những sự kiện bên Hồ Gươm (Hà Nội). Ảnh: Việt Linh.

Hồ Gươm sẽ có một diện mạo mới

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến, việc Hà Nội phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập” là một quyết định đúng đắn. Sau khi phá bỏ tòa nhà này, nên mở rộng Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, trả lại không gian như ngày trước. Tuyệt đối không nên xây thêm bất cứ công trình nào trên đó, làm mất đi vẻ đẹp duyên dáng của Hồ Gươm.

“Ai cũng biết, giữa bảo tồn và phát triển mâu thuẫn với nhau, không phải cái gì cổ kính đều có giá trị. Nhưng những thứ có giá trị thì cần phải cân nhắc rất kỹ trong quá trình quy hoạch, cái gì giữ, cái gì không nên giữ. Tòa nhà “Hàm cá mập” là một minh chứng như vậy. Cần đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển” – ông Tiến chia sẻ.

Chia sẻ về vấn đề này, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, cho rằng Hồ Gươm là biểu tượng về văn hóa, lịch sử của Thủ đô. Trong tâm khảm của nhiều người, đi đâu cũng nhớ về Hà Nội, nhớ về Hồ Gươm. Vì vậy bất cứ công trình kiến trúc nào khi xây dựng nên mà có nguy cơ làm ảnh hưởng đến cảnh quan thì đều phải hết sức cẩn trọng.

GS Vũ Minh Giang cũng cho rằng tòa nhà “Hàm cá mập” không đẹp, làm hỏng cảnh quan của Hồ Gươm, vì vậy chủ trương phá bỏ tòa nhà là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, việc cần làm sau khi phá dỡ là điều quan trọng. Đối với quy hoạch thủ đô cần có nghiên cứu đầy đủ, không chỉ đơn thuần kiến trúc mà còn là lịch sử, văn hóa.

TS.KTS Nguyễn Quốc Tuân cũng bày tỏ, việc TP Hà Nội đồng ý chủ trương phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập” là rất đáng hoan nghênh. Cùng đó, thành phố nên rà soát các khu vực khác xung quanh Hồ Gươm và các khu phố lân cận hồ để có thể mở rộng nhiều hơn không gian công cộng, không gian kết nối, không gian văn hoá, không gian Hà Nội.

“Tất nhiên, song song với mở rộng không gian Hồ Gươm, tôi hi vọng các chiều kích văn hoá, chất Thăng Long – Hà Nội cũng sẽ được phát huy, phát triển tương ứng” – ông Tuân nhấn mạnh.

Còn theo ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh – Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, sau khi phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập” và kết hợp với tuyến phố xung quanh sẽ tạo ra không gian khoảng rộng để phục vụ các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong những dịp kỷ niệm lớn. Khu vực phía đông Hồ Gươm và Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục có sự gắn kết nên nếu tạo dựng được không gian có tính liên kết các công trình di tích lịch sử cảnh quan mặt nước như Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, đền Bà Kiệu sẽ rất tốt cho Thủ đô.

anh box
KTS Phạm Thanh Tùng.

Cần có quy hoạch chi tiết, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân

KTS Phạm Thanh Tùng – Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam cho rằng, công trình này không phải là di sản, do vậy sẽ không bị chi phối bởi Luật Di sản. Phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập” là chủ trương đúng đắn, góp phần thay đổi diện mạo đô thị Thủ đô, giúp Hà Nội đẹp hơn. Tuy nhiên, tôi cho rằng sau khi phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” cơ quan chức năng cần có quy hoạch chi tiết, tổ chức triển lãm công khai, lấy ý kiến đóng góp rộng rãi từ nhân dân cùng chuyên gia kiến trúc và những nhà nghiên cứu tâm huyết với Hà Nội. Trước đây, xung quanh Hồ Gươm đều là các công trình thấp tầng. Tuy nhiên, có một giai đoạn phát triển kinh tế nhanh chóng, nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên ở đây. Đã đến lúc không gian trung tâm được chỉnh trang hài hòa. Hồ Gươm cần trở thành không gian công cộng, không gian tổ chức các sự kiện văn hóa. Cùng với đó, phố cổ Hà Nội, nơi chứa đựng bề dày lịch sử lâu đời, lối kiến trúc độc đáo và không gian văn hóa sống động, đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ đối với khách du lịch. Trong tương lai, lượng khách du lịch tới Hà Nội sẽ ngày càng tăng, sẽ càng cần nhiều không gian công cộng hơn.



Nguồn: https://daidoanket.vn/ky-vong-dien-mao-moi-cho-ho-guom-10301452.html

Cùng chủ đề

Gần 8,39 tỉ đồng bảo tồn di tích tháp Chăm Bằng An

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia tháp Chăm Bằng An (phường Điện An, thị xã Điện Bàn) với tổng mức đầu tư gần 8,39 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh nhằm phục hồi, ổn định lâu dài cho cấu trúc của di tích, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Dự án tập trung...

Trở thành trung tâm du lịch văn hóa tâm linh

VHO - Mục tiêu của quy hoạch nhằm bảo vệ các yếu tố gốc của di tích, từ đó bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu trở thành trung tâm du lịch văn hóa tâm linh có giá trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Ngày 14.4, tại thị trấn Nưa (huyện Triệu Sơn), Sở VHTTDL...

Dấu tích lịch sử bên dòng sông Dâu

Sau hơn 20 ngày thực hiện khai quật, hình dáng 2 chiếc thuyền cổ gần thành Luy Lâu (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đã xuất lộ. Các chuyên gia bắt đầu đi tìm lời giải về niên đại và những bí ẩn của 2 chiếc thuyền cổ này… ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa giúp Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn

Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa sẽ giúp Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ với khách du lịch trong nước mà còn thu hút khách quốc tế. Quý 1 tăng...

TP Hồ Chí Minh khát vọng vươn lên

Sáng 25/3, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học “Thành phố Hồ Chí Minh - Thành tựu 50 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Ẩm thực “độc lạ” từ cây càphê sẽ được giới thiệu ở Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột

Bia hoa càphê, rượu vang càphê, trà hoa càphê… sẽ là những sáng tạo độc đáo từ sản phẩm càphê mà ban tổ chức Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ giới thiệu đến du khách thập phương.Những hành trình giúp du khách trải nghiệm trọn vẹn "thủ phủ càphê" Đắk LắkQuảng bá sắc màu, hương vị "càphê Ban Mê" tại Thủ đô Hà NộiLễ hội Càphê Buôn Ma Thuột: Nâng tầm càphê Việt thành...

Du khách dự lễ "mở cổng trời" ở huyệt đạo thiêng

Rạng sáng mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ, hàng nghìn du khách hành hương về Khu di tích Am Tiên ở thị trấn Nưa, Thanh Hóa, để dự lễ "mở cổng trời" cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc, Năm Mới bình an.Hà Nội: Làng Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm dịp đầu XuânTưng bừng Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Ất Tỵ năm 2025 Khai hội chùa Hương Xuân Ất...

Khám phá nghĩa trang vui vẻ ở Romania, khắc thơ tôn vinh người đã khuất

Năm 1977, ông Stan Ioan Patras qua đời. Ông để lại trách nhiệm tiếp nối truyền thống khắc văn bia cho người học việc tài năng nhất, ông Dumitru Pop. Kể từ đó, ông Pop dành ba thập kỷ để tiếp tục công việc chạm khắc lên những cây thánh giá tại nghĩa trang và biến ngôi nhà của ông Patras thành...

Cẩn trọng khi mua tour du lịch giá rẻ

Trả tiền thật, nhận dịch vụ ảo Hiện nay, trên các mạng xã hội, không khó để tìm thấy những cộng đồng bán voucher, combo du lịch giá rẻ “giật mình” như: Du lịch giá rẻ; Hot deals voucher & combo tour toàn quốc; Săn tour du lịch 5 sao giá rẻ; Combo du lịch giá rẻ... Để thu hút người mua, nhiều fanpage tung ra các gói khuyến mại như miễn phí bữa ăn sáng, hỗ trợ xe...

Cùng chuyên mục

Nhu cầu du lịch của người dân Nga đến Việt Nam tăng mạnh

Làn sóng du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh, Theo Sletat.ru, doanh số bán tour tháng 2 tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2024, Việt Nam thậm chí có thể trong top 5 điểm đến mùa Hè này của dân Nga.Nhu cầu đặt tour du lịch đoàn của khách Nga tới Việt Nam tăng mạnhBất chấp thiếu chuyến bay, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn tăng mạnhViệt Nam phát triển du lịch xanh vừa...

Điểm đến ở Thái Lan mở cửa trở lại, vẫn có khách Việt hủy tour

(NLĐO) – Một số đoàn khách Việt đi Bangkok hủy tour, công ty du lịch theo dõi chặt tình hình tham quan của các đoàn khách đang ở Thái Lan. ...

Khám phá “đại tiệc ẩm thực” 600 món ngon tại lễ hội ở TP HCM

(NLĐO) – Hơn 600 món ngon từ khắp 3 miền đất nước, sản vật của các địa phương được chế biến bởi đầu bếp của khách sạn 4-5 sao hấp dẫn hàng ngàn thực khách… ...

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Lung linh sắc màu đêm nghệ thuật "Âm vang nguồn cội"

Chương trình nghệ thuật “Âm vang nguồn cội” diễn ra tại Việt Trì thấm đậm tinh thần dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, đưa mỗi người con Việt Nam trở về với nguồn cội thiêng liêng."Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngTưng bừng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngGiỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi...

Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

NDO - Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm...

Mới nhất

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Công ty Vận tải biển VIMC tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu VIMC Harmony – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 5/4/2025 vừa qua, tại khu neo Hòn Gai – Quảng Ninh, Công ty Vận tải biển VIMC (VLC) đã chính thức tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu VIMC Harmony theo hình thức thuê BBC. VIMC Harmony là tàu hàng rời có trọng tải 22.695,1 DWT, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn...

DOJI RA MẮT DÒNG TRANG SỨC TrenD, TÔN VINH XU HƯỚNG ĐA PHONG CÁCH CỦA PHÁI ĐẸP

DOJI chính thức ra mắt dòng trang sức TrenD – Tôn vinh xu hướng đa phong cách, phản chiếu vẻ đẹp khí chất, tự tin và đầy bản lĩnh của người phụ nữ thời đại mới. Trang sức TrenD là tuyên ngôn đa phong cách của phái đẹp. (Ảnh Thumbnail) Trong nhịp sống hiện đại, người phụ nữ đã không...

BIỂU TƯỢNG CAO QUÝ TRONG QUÀ TẶNG KIM BẢO PHÚC

Trong đời sống văn hóa Á Đông, các loài hoa thường hàm chứa những giá trị sâu sắc về tinh thần và nhân sinh quan. Trong số đó, hoa lan và hoa sen được xem là biểu tượng của vẻ đẹp thanh cao, khí chất và sự thuần khiết – những giá trị bất biến theo thời gian. Kim...

Mới nhất