Trang chủNewsDu lịch"Kinh thành Huế" thu nhỏ giữa lòng xứ Thanh

“Kinh thành Huế” thu nhỏ giữa lòng xứ Thanh


Khu Di tích Lăng miếu Triệu Tường (làng Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cách TP Thanh Hóa khoảng 35 km về phía Bắc. Xưa kia, vùng đất này thuộc tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa. Đây được xem là vùng đất “quý hương”, về sau là nơi an nghỉ của Triệu tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễn Kim, bố Nguyễn Hoàng – người mở mang bờ cõi về phương Nam.

Toàn cảnh lăng miếu Triệu Tường – “kinh thành Huế” thu nhỏ giữ lòng xứ Thanh hiện nay

Tưởng nhớ công đức tiền nhân

Theo sử sách, năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh (hậu duệ đời thứ 11 của Nguyễn Kim) đã thống nhất hai xứ Đàng trong và Đàng ngoài, lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long, lấy quốc hiệu là Việt Nam. Trong chuyến tuần thú Bắc Hà, vua Gia Long tìm về đất tổ Gia Miêu yết bái tổ tiên, truy tôn Nguyễn Kim là Triệu tổ Tĩnh hoàng đế. Đồng thời, vua Gia Long cho đắp nền Phương Cơ, dựng lăng Trường Nguyên (lăng Triệu Tường) thờ Triệu tổ ngay dưới chân núi Thiên Tôn.

Với các vua nhà Nguyễn, có lăng (nơi chôn) luôn có miếu kèm theo làm nơi thờ tự. Vì thế, miếu Triệu Tượng sau đó cũng được xây dựng (cách lăng Triệu Tường gần 1 km) ở một cánh đồng bằng phẳng ở làng Gia Miêu.

Miếu Triệu Tường sau khi được trùng tu, tôn tạo

Sách Niên giám Đông Dương chép “Làng Quý Hương, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung có tiếng là cái nôi của triều đại đương thời. Các miếu tháp thờ cúng các vị tiên vương được xây dựng ở đây, có tường gạch bao quanh, tường được giữ phòng bằng lũy, làm đúng như một tòa thành nhỏ, đó là Tôn Thanh hay còn gọi là Triệu Tường”.

Khu miếu Triệu Tường có diện tích khoảng 5 ha, có tường thành xây kín, bao quanh là hào nước, cầu gạch bắc qua, lại có hai lớp lũy bao bọc nên được ví như tòa thành nhỏ. Cửa nam có một vọng lâu, cổng tam quan, phía sau là hồ sen hình bán nguyệt.

Bên trong lăng miếu thờ An thành hầu Nguyễn Kim và Chúa tiên Nguyễn Hoàng

Miếu được chia làm ba khu vực. Khu chính giữa là Nguyên miếu thờ Triệu tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễn Kim và Thái tổ Gia dụ hoàng đế Nguyễn Hoàng. Khu phía đông thờ Trừng quốc công Nguyễn Văn Lựu (thân phụ của Nguyễn Kim) và Lỵ nhân công Nguyễn Hán (con trai Nguyễn Hoàng). Khu phía tây là trại lính và nhà ở của gia nhân các quan trông coi lăng miếu.

Toàn bộ công trình đều nhìn về phương Nam. Hàng năm, gặp tiết ngũ hưởng và các tiết khác theo quy định của triều đình, quan tỉnh Thanh Hóa vâng mệnh hành lễ theo lệ như các miếu ở Kinh thành Huế. Đồng thời, nhiều vua Nhà Nguyễn như Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Thành Thái, Khải Định sau khi lên ngôi đã về dâng hương, bái yết tổ tiên.

Bức ảnh do người Pháp chụp trên không trước năm 1945. Ảnh: tư liệu

“Kinh thành Huế” thu nhỏ

Trải qua những biến động của lịch sử, lăng miếu Triệu Tường đã bị san phẳng, chỉ còn dấu tích nền móng. Qua các cuộc khai quật khảo cổ đã cho cái nhìn tổng thể về quy mô, loại hình, kiểu kiến trúc cũng như diện tích xây dựng, tính xác thực của di tích cũng như làm rõ một phần kỹ thuật xây dựng di tích lăng miếu Triệu Tường.

Đó là phần bên ngoài được bao bọc bởi lũy thành, hào nước; bên trong là tường bao xung quanh, được chia thành các khu vực khác nhau và lấy Nguyên Miếu là trung tâm. Mặt bằng kiến trúc cho thấy tính quy chuẩn và tính đăng đối giữa các công trình. Đồng thời, bước đầu so sánh có thể thấy di tích này có nét tương đồng với Thế miếu ở kinh thành Huế. Bởi nếu Thế miếu là nơi thờ các vua và chúa Nguyễn, thì khu lăng miếu Triệu Tường là nơi thờ gốc tổ Nhà Nguyễn tại cố hương, kết hợp với nơi an táng Nguyễn Kim (Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế).

Lăng Trường Nguyên trên núi Thiên Tôn

Với những giá trị của di tích, năm 2007, khu lăng miếu Triệu Tường đã được Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia. Hiện Khu di tích lăng miếu Triệu Tường đã và đang được tôn tạo lại trên cơ sở nền móng cũ, dựa trên kết quả khảo cổ học và ảnh tư liệu từ thời Pháp thuộc còn lại. Từ đó, diện mạo một “cố đô Huế” thu nhỏ đang dần hiện hữu trên vùng đất Gia Miêu.

Theo ông Nguyễn Đình Luận (hậu duệ đời 15 của cụ Nguyễn Công Duẩn), người trông coi lăng miếu Triệu Tường, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đến năm 1803, ông cho xây lăng miếu Triệu Tường để thờ tiên tổ vương triều Nguyễn. “Trải qua thời gian, biến cố của lịch sử nên miếu đã bị hư hỏng, hoang phế. Năm 2007, lăng miếu được công nhận là di tích cấp Quốc gia, đến năm 2009 thực hiện khảo cổ học, đồng thời cho tôn tạo lại các công trình trên các nền móng cũ, với kích thước, chiều cao như ngày xưa. Kiến trúc của các công trình có giá trị đặc biệt về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc khi nó mang dáng dấp kinh đô Huế xưa”- ông Luận cho hay.

Đình Gia Miêu (ngay cạnh lăng miếu Triệu Tường) nơi thờ thành hoàng Nguyễn Công Duẩn và những người có công trạng trong dòng tộc

Cũng theo ông Luận, khu di tích lăng miếu Triệu Tường có giá trị rất lớn về mặt lịch sử, bởi nhà Nguyễn có công thống nhất đất nước, đặc biệt là việc mở rộng bờ cõi vào phương Nam và các vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. “Vì thế, để xứng tầm với những công lao đó, chúng tôi mong muốn nhà nước quan tâm hơn nữa, sớm triển khai tôn tạo các công trình hoàn chỉnh như xưa để phát huy giá trị lịch sử, phát triển du lịch, giáo dục truyền thống” – ông Luận nói.

Ông Nguyễn Đình Luận (hậu duệ đời 15 của cụ Nguyễn Công Duẩn), người trông coi lăng Miếu Triệu Tường, bên bức ảnh chụp khu lăng miếu trước năm 1945 đã được phục dựng

Người trông coi lăng miếu Triệu Tường cũng cho biết ngoài khu lăng miếu Triệu Tường, năm 1806 vua Gia Long còn cho xây dựng đình Gia Miêu làm nơi thờ thành hoàng Nguyễn Công Duẩn và những người có công trạng trong dòng tộc. Đình cách lăng miếu khoảng vài trăm mét, kiến trúc bằng gỗ với mặt bằng xây dựng gần 375 m2.

Được biết, hiện khu lăng miếu Triệu Tường và đình Gia Miêu đã được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cho trùng tu, tôn tạo trên diện tích khoảng 28 ha, với tổng mức đầu tư gần 500 tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện nay việc trùng tu, tôn tạo vẫn gián đoạn do thiếu vốn.

video-1708054515407693682758.mp4" data-info="74498122517061632" data-autoplay="false" data-removedlogo="false" data-location="" data-displaymode="0" data-thumb="https://nld.mediacdn.vn/291774122806476800/2024/2/16/.video-1708054515407693682758.mp4.jpg" data-contentid="" data-namespace="nld" data-originalid="" wp_automatic_readability="6">

“Kinh thành Huế” thu nhỏ ở xứ Thanh

Vùng đất quý hương phát tích triều Nguyễn

Theo sử sách, năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập nên triều Mạc. Một số cận thần thân tín của nhà Lê đã bàn bạc, tập hợp hào kiệt bốn phương lánh lên Sầm Châu – vùng Thanh Hóa giáp Lào lập bản doanh phò Lê diệt Mạc, trong số đó có An Thành hầu Nguyễn Kim (hậu duệ đời thứ tư của Bình Ngô khai quốc công thần Nguyễn Công Duẩn, quê ở Gia Miêu).

Nguyễn Kim sau đó tìm được con trai vua Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh ở Thanh Hóa mang sang Ai Lao lập làm vua, đặt niên hiệu là Nguyên Hòa (vua Lê Trang Tông, tại vị 1533-1548), khởi đầu sự nghiệp trung hưng nhà Lê. Nguyễn Kim được vua tin dùng, phong cho làm Thượng phụ Thái sư hưng quốc công Trưởng nội ngoại sự để phò giúp diệt Mạc, lấy lại cơ nghiệp.

Tuy nhiên, vào năm Ất Tỵ (1545), Nguyễn Kim bị tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất trá hàng đầu độc giết chết, thọ 78 tuổi. Vua Lê thương tiếc, truy ban tước Chiêu huân Tĩnh công, dùng lễ hậu đưa thi hài về táng ở núi Thiên Tôn.

Hơn 300 năm sau, khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế (1802), thống nhất nước nhà, nhà Nguyễn mới công khai lăng mộ của Nguyễn Kim và vợ ông là bà chánh hậu Nguyễn Thị Mai (Triệu tổ Tĩnh Hoàng hậu) ở vùng Thiên Tôn (thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung ngày nay).



Nguồn

Cùng chủ đề

Độc đáo nghi lễ thượng nêu trong Hoàng thành Huế

(CLO) Theo thông lệ, trước tết Nguyên đán, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ thượng nêu (Thướng tiêu) tại Triệu Tổ Miếu và Thế Tổ Miếu trong Đại Nội. Đây là một trong những nghi lễ đặc sắc tái hiện không khí Tết cổ truyền...

Tái hiện sân khấu hóa lễ Thiết đại triều Nguyên đán dưới triều Nguyễn

Ngày 1/1, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức lễ công bố Năm Du lịch quốc gia, Festival Huế 2025 và tái hiện sân khấu hóa lễ Thiết đại triều Nguyên đán dưới triều Nguyễn. ...

Kết hợp trào lưu ‘túi mù’ và công nghệ khám phá bảo vật triều Nguyễn

Những bảo vật biểu tượng của triều Nguyễn được mô phỏng thành những kho báu ẩn trong ‘túi mù’ đồ chơi cho người dùng khám phá. Công nghệ kết hợp cung cấp những thông tin thú vị về mỗi cổ vật. Ngày 18-12, Trung...

Khi biểu tượng thiêng thời phong kiến là cảm hứng cho mỹ thuật đương đại

Lấy cảm hứng từ các họa tiết trên Cửu Đỉnh thời nhà Nguyễn, nhóm tác giả gồm giảng viên và sinh viên mỹ thuật, các nghệ nhân gốm Bát Tràng và một nhà tạo mẫu thời trang cùng kể câu chuyện di sản Việt. Hơn 130 tác phẩm ở dạng gốm, tranh khắc gỗ và thời trang như áo dài, áo chần bông đã được giới thiệu qua...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Động đất mạnh 2,6 độ ở Hà Nội

(NLĐO) - Một trận động đất mạnh 2,6 độ tối 3-2 gây rung lắc nhẹ ở một số xã ngoại thành thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội ...

Sân bay Nội Bài tưng bừng sắc xuân với thầy đồ, ca nhạc, múa lân…

(NLĐO)- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tổ chức biểu diễn ca nhạc, múa lân và tặng thư pháp cho hành khách trong ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết. ...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Hàng ngàn người tham dự Lễ khai hội Chùa Hương

(NLĐO)- Hàng ngàn người dân tham dự Lễ khai hội Chùa Hương xuân Ất Tỵ 2025 trong mưa xuân, giá rét. ...

TP HCM và nhiều địa phương đạt doanh thu du lịch Tết cao

(NLĐO)- Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, du lịch dịp Tết có nhiều khởi sắc, nhất là du lịch quốc tế, nhiều địa phương đạt doanh thu cao ...

Bài đọc nhiều

Chiêm bái tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á

Mùng 4 Tết, du khách đã đến chùa Minh Đức (nằm trên núi Thiên Mã, Quảng Ngãi). Nơi đây có tượng Phật Quan Âm cao 125 m, được cho là cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Khu văn hóa...

Tết yên bình ở làng chài trên vịnh Hạ Long

Ngày đầu năm mới, tôi có dịp đến thăm Vung Viêng, làng chài được báo chí quốc tế đánh giá là một trong 16 làng chài đẹp nhất thế giới. Khung cảnh yên bình, không gian tĩnh lặng, khác hẳn với phố phường. ...

Kiểm tra gần 4.000 xuồng, đò trước ngày khai hội chùa Hương

Sáng 2/2 (tức mùng 5 Tết) lực lượng Thanh tra GTVT Đường thủy nội địa (Sở GTVT Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra gần 4.000 xuồng, đò tại chùa Hương trước ngày khai hội, nhằm đảm bảo an toàn cho du khách. ...

Du lịch Huế thu 178 tỷ đồng dịp Tết Nguyên đán

(Tổ Quốc) - Ngày 1/2, Sở Du lịch TP Huế cho biết, lượng khách đến địa phương trong dịp Tết Nguyên đán 2025 tăng cao so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ghi nhận đông hơn khách nội địa. ...

Bãi biển khiến bao người mê đắm ở Côn Đảo

(NLĐO)- Côn Đảo không chỉ nổi tiếng bởi lịch sử hào hùng mà còn nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ của rừng và biển ...

Cùng chuyên mục

Sân bay Nội Bài tưng bừng sắc xuân với thầy đồ, ca nhạc, múa lân…

(NLĐO)- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tổ chức biểu diễn ca nhạc, múa lân và tặng thư pháp cho hành khách trong ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết. ...

Đặc sắc hội thi vẽ trang trí trâu Đọi Sơn

Trong khuôn khổ Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025, ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam diễn ra hội thi vẽ trang trí trâu với sự tham gia của 20 hoạ sỹ.Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn: Cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốtHà Nam: Tưng bừng khai hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024Hà Nam: Hội thi vẽ trang...

Hàng ngàn du khách du xuân tại “thánh địa giải trí” của Đà Nẵng

(Tổ Quốc) - Những ngày đầu của năm mới Ất Tỵ 2025, hàng ngàn du khách đã đổ về Da Nang Downtown – “thánh địa giải trí” của thành phố sông Hàn. Sắc đỏ may mắn từ hàng ngàn chiếc đèn lồng cùng các tiểu cảnh xuân sống động đã biến...

Việt Nam, điểm đến du lịch hấp dẫn

Kinhtedothi - Ngành du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đã đón một lượng lớn du khách quốc tế. Kết qủa này cho thấy, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn, thêm cơ hội hoàn thành mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025. Khách quốc tế đến Việt Nam tưng bừng đón Xuân Thông tin từ Cục Du lịch Quốc Gia, trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Ty, ngành du lịch Việt...

Lào Cai đón hơn 370 nghìn du khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Kinhtedothi - Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Lào Cai, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Lào Cai đón khoảng 370.806 lượt du khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.342 tỷ đồng. Theo đó, trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025, tỉnh Lào Cai đón 343.107 lượt khách du lịch nội địa, 27.699 lượt khách quốc tế (khách đi trong ngày là 77.121 lượt, khách lưu trú qua đêm...

Mới nhất

Đề xuất loạt cơ chế đặc thù làm đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Hàng loạt chính sách đặc thù đã được Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất để triển khai đầu tư xây dựng, phấn đấu đưa tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng về đích trước năm 2030. ...

Saigon Co.op đón hơn 100 triệu lượt khách dịp Tết Ất Tỵ

Sáng 3-2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cùng lãnh đạo ban ngành đã thăm và chúc Tết cán bộ, nhân viên Saigon Co.op. ...

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có...

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội