Trang chủNewsDu lịchKhông chỉ là một tô mì

Không chỉ là một tô mì


untitled-1.jpg
Mì ramen các loại được chuẩn bị cho thực khách. Nguồn: AP.

Thường được chế biến ngay sau những quầy bếp, ngay trước mắt khách hàng, món mì này có giá khởi điểm khoảng 1.000 yên (6,50 USD) và có nhiều hương vị cũng như phiên bản địa phương khác nhau. Có loại nước sốt “shoyu” hoặc “miso” mặn làm từ đậu nành. Có loại cay đỏ với một chút ớt. Đôi khi không có nước súp nào cả ngoài nước sốt để chấm mì.

Sợi mì ramen xoăn nhẹ hơn so với “soba” hoặc “udon” kiều mạch, thường sẫm màu hơn, thẳng hơn và dày hơn.

untitled-3(1).jpg
Những người tham gia Tokyo Ramen Tours đứng bên ngoài nhà hàng Shinbusakiya, nơi bán “món mì Hokkaido truyền thống” tại quận Shibuya, Tokyo, Nhật Bản. Nguồn: AP.

Thành công toàn cầu

Mì ramen ngày càng phổ biến ở Mỹ, Hàn Quốc và các nước khác. Doanh số bán lẻ tại Mỹ đã tăng 72% kể từ năm 2000, theo công ty theo dõi doanh số bán hàng NielsenIQ. Trong 52 tuần kết thúc vào ngày 13/4, người Mỹ đã tiêu thu lượng mì ramen trị giá hơn 1,6 tỷ USD.

Công ty nghiên cứu và tư vấn ngành nhà hàng Technomic cho biết, tại các nhà hàng, các phiên bản khác của mì Ramen súp truyền thống đang xuất hiện. Như tại Del Taco, một chuỗi nhà hàng Mexico, gần đây đã giới thiệu món Ramen bò vụn có tên “Birria Ramen”.

Ramen đóng gói, có thể dễ dàng nấu với nước nóng tại nhà được gọi là mì ăn liền; nó được nấu sẵn và sau đó được sấy khô. Câu chuyện về việc ông Momofuku Ando phát minh ra mì ăn liền tại một nhà kho vào năm 1958, khi thực phẩm vẫn còn khan hiếm, đã trở thành huyền thoại ở Nhật Bản. Ông tiếp tục thành lập công ty thực phẩm khổng lồ Nissin Foods.

Tuy nhiên, dù tiện lợi nhưng mì ăn liền không giống như mì ramen được phục vụ ở nhà hàng.

Một số người Nhật thường đến cửa hàng ramen hai hoặc ba lần một tuần. “Có lẽ tôi là một bát ramen biết nói”, ông Frank Striegl, một người Mỹ gốc Philippines lớn lên ở Tokyo, nói khi dẫn hàng chục du khách Mỹ đi qua những con hẻm phía sau quận Shibuya sôi động của Tokyo để đến nơi mà ông gọi là “trải nghiệm ramen tuyệt đỉnh”.

untitled-4.jpg
Đầu bếp chế biến mì ramen sau quầy bếp. Nguồn: AP.

Đám đông được dẫn đến một ô cửa cũ kỹ, đôi khi đi xuống cầu thang hẹp, đến một chiếc bàn thiếu ánh sáng, nơi mì ramen được phục vụ trong những chiếc bát nhỏ, gần bằng kích thước của một cốc latte hoặc khoảng 1/4 bát ramen thông thường. Điều đó để thực khách có thể giữ bụng để thử 6 loại ramen khác nhau, mỗi địa điểm có hai loại trong suốt chuyến tham quan.

Trong khi những người tham gia chuyến tham quan đang thưởng thức món mì của mình, anh Striegl đã truyền đạt ngắn gọn về lịch sử của mì ramen: Nguồn gốc của nó bắt nguồn từ thời samurai, khi một vị tướng quân thích món mì Trung Quốc, bắt đầu hành trình bản địa hóa mì ramen vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Cô Katie Sell, một sinh viên mới tốt nghiệp, người tham gia chuyến tham quan của anh Striegl, đã gọi mì ramen là một loại đồ ăn dễ chịu, đặc biệt là vào mùa đông. “Hãy rủ một nhóm bạn đi ăn mì ramen và thưởng thức nó”, cô Katie Sell nói.

Anh Kavi Patel, một kỹ sư đến từ New Jersey, Mỹ, cho biết, anh rất vui vì đã đưa món mì ramen khiêm tốn vào chuyến tham quan Nhật Bản, cùng với các điểm tham quan lâu đời hơn như cố đô Kyoto và công viên hươu ở Nara.

untitled-5.jpg
Một đầu bếp nấu mì cho những người tham gia Chuyến tham quan Tokyo Ramen tại nhà hàng Nagi, nơi cung cấp loại mì ramen “kết hợp Fukuoka” ở quận Shibuya, Tokyo, Nhật Bản. Nguồn: AP.

Điều chỉnh để thay đổi

Theo một nghiên cứu của Tokyo Shoko Research, mặc dù mì ramen chưa bao giờ phổ biến hơn ở Nhật Bản, nhưng các địa điểm bán mì ramen đang gặp khó khăn vì đại dịch, đồng Yên Nhật suy yếu cũng như chi phí nhập khẩu lúa mì và năng lượng cao hơn.

Một dịch vụ được hưởng lợi từ đại dịch là dịch vụ giao mì ramen đông lạnh được chế biến chuyên nghiệp tại nhà. Takumen.com tự hào có khoảng 500.000 người đăng ký ở Nhật Bản.

Một cơ sở khác ở Tokyo, Gourmet Innovation, đã ký hợp đồng với 250 nhà hàng mì ramen hàng đầu của đất nước để bán các phiên bản đóng gói với súp, mì và lớp phủ (thường bao gồm: giá đỗ, thịt lợn nướng, trứng luộc hoặc trứng sống, rong biển, măng lên men…) của họ, được đun nóng trong nước sôi và phục vụ tại nhà.

untitled-2.jpg
Thực khách thưởng thức mì ramen. Nguồn: AP.

Nhà đồng sáng lập và điều hành của Gourmet Innovation Kenichi Nomaguchi, người hy vọng mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, cho biết, mì ramen và phim hoạt hình là những mặt hàng xuất khẩu thành công nhất của Nhật Bản.

Với câu hỏi tại sao là ramen? Ông Nomaguchi cho biết, không giống như mì ống hoặc cà ri, ramen rất khó làm ở nhà. Làm món này đòi hỏi phải nấu hàng giờ đồng hồ với thịt lợn, thịt bò hoặc thịt gà, nhiều loại cá hoặc cá ngừ bào và tảo bẹ “kombu”, một số nơi sử dụng hàu.

Bên cạnh các loại nước dùng và hương vị súp khác nhau, có thể thêm hành, tỏi băm, gừng hoặc dầu mè để tăng thêm hương vị. Lớp phủ trên có thể bao gồm giá đỗ, thịt lợn nướng, trứng luộc hoặc trứng sống, rong biển, măng lên men gọi là “menma”, hành lá xắt nhỏ, bắp cải nấu chín, đậu tuyết hoặc ngô.

untitled-9.jpg
Món mì ramen có hương vị cà ri tại một nhà hàng ở quận Shibuya, Tokyo, Nhật Bản. Nguồn: AP.

Một số người cho rằng, bát ramen sẽ không trọn vẹn nếu thiếu một lát narutomaki, một loại bánh cá trắng có hoa văn xoắn ốc màu hồng. Các loại khác thường bao gồm ramen cà phê và ramen phủ kem hoặc dứa.

Ramen kiểu Jiro, được đặt tên theo một nhà hàng huyền thoại ở Tokyo, có nhiều loại rau củ phủ trên, thịt lợn nướng khổng lồ giống như bít-tết và tỏi nghiền cay nồng thấm trong nước dùng làm từ thịt lợn béo ngậy.

Anh Kobayashi, một cựu cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp của đội Yokohama Bay Stars và từng chơi cho giải đấu nhỏ Cleveland Guardians trước khi chuyển sang kinh doanh mì ramen, cho biết: “Khi tôi bỏ bóng chày, tôi đã chọn ramen làm lối sống của mình”.

untitled-7.jpg
Một tô mì ramen được bán trực tuyến tại Gourmet Innovation. Nguồn: AP

Một điểm khác biệt về văn hóa mà anh Kobayashi nhận thấy là người Mỹ có xu hướng bỏ mì và uống hết nước súp, trong khi người Nhật chủ yếu làm ngược lại.

Và hương vị chỉ là một phần tạo nên món ramen ngon. Anh Kobayashi cho biết, phải có nghệ thuật kết nối. Tại các nhà hàng của Kobayashi, đũa được để trong hộp trên kệ nên những vị khách đến ăn lần đầu tiên sẽ hỏi chúng ở đâu. Nhưng đối với khách quen, họ sẽ đi thẳng đến chiếc hộp đó. Khi đó, Kobayashi gọi to “Chào mừng quay trở lại”, khiến khách hàng cảm thấy có sự kết nối, ngay cả khi anh ấy không nhớ gì về họ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ăn thử mì ramen chuẩn Nhật, giá chỉ bằng hai tô phở

Trước kia, khách hàng của Mutahiro chỉ có người Nhật làm việc hoặc thuê nhà xung quanh "Little Tokyo", dần dà càng có nhiều...

Tại sao mì ramen làm thực khách khắp thế giới say mê đến thế?

Người Nhật Bản đã tạo ra hàng chục biến thể ramen khác nhau. Mỗi loại lại mang đặc trưng văn hóa từng địa phương. Trong đó, hai loại ramen nổi tiếng nhất phải kể đến là ramen của Kyushu, được làm từ nước dùng xương heo gọi là tonkotsu, và ramen của Hokkaido, được làm bằng gia vị truyền...

Nhà hàng phục vụ món mì ếch nguyên con chưa lột da khiến khách ‘hết hồn’

“Mì ramen ếch”, món mới nhất trong thực đơn của cửa hàng ramen Đài Loan Yuan Ramen gần đây đã gây sốt trên mạng xã hội vì nguyên liệu chính là một con ếch to chình ình phía trên. Nhà hàng có trụ sở tại Vân Lâm gần đây đã đăng những bức ảnh về món ăn kỳ lạ này, yêu cầu thực khách gợi ý tên cho nó trên mạng xã hội. Nhà hàng này cũng thông...

Mì sầu riêng, bọ biển khổng lồ gây sốt ở châu Á

Theo SCMP, bọ biển khổng lồ, một loài sinh vật có 14 chân sống ở đáy sâu, trở thành “nguyên liệu trong mơ” của quán Ramen Boy tại Đài Bắc, Đài Loan. Theo quán ramen này, vị của chúng giống như tôm hùm và cua sau khi hấp, và “phần màu vàng giống như trứng cua”.  Đại diện Ramen Boy cũng chia sẻ rằng bọ biển sẽ được luộc trong nước súp gà, ăn kèm mì, mực và cá...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm 2025, sinh viên sư phạm được hỗ trợ sinh hoạt phí thế nào?

Theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Trong những mùa tuyển sinh trở lại đây,...

Khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, khát vọng phát triển đất nước

Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh, Giáo hội Công giáo Hoàn vũ cho rằng, lựa chọn kỷ nguyên mới chính là khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước. Kỷ nguyên mới sẽ kết hợp chặt chẽ, mạnh mẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi các mục...

Phở là kết nối

Phở là món ăn của sự kết hợp, kết nối tài tình: Kết hợp giữa các màu sắc, mùi vị, chất liệu, kết nối giữa các mùa, các không gian khác nhau, và cả kết nối giữa ký ức, hiện tại, tương lai. ...

Bản tin Mặt trận sáng 4/2

Bản tin Mặt trận sáng 4/2 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Đồng lòng, quyết tâm hoàn thành xuất sắc công tác Mặt trận năm 2025; Cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh… ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc tết Kiểm toán nhà nước nhân dịp đầu xuân Ất Tỵ

Chiều 3/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, chúc Tết và làm việc với Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Cùng đi có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch...

Bài đọc nhiều

Cần Thơ – An Giang đón hơn 1,1 triệu lượt khách du lịch trong những ngày đầu năm Ất Tỵ

Trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn TP Cần Thơ và tỉnh An Giang đã đón hơn 1,1 triệu lượt khách tham quan, hành hương, tăng 10% so với dip tết Nguyên đán 2024. ...

Ngọt ngào hương vị chè kho Đại Đồng ngày Tết

Bên cạnh các món ăn truyền thống ngày Tết Nguyên đán như bánh chưng, dưa hành, giò, gà thì người Hà Nội xưa thường làm món chè kho để cúng đêm giao thừa, gia tiên. Với người dân xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất thì món chè kho không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết. Trao đổi với phóng viên, ông Kiều Cao Quý (thôn 2, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) cho biết, nói đến chè...

Ngày Tết, đến Nam Ô ngắm rêu, xem cào rong mứt

(NLĐO) - Bãi rạn Nam Ô - Đà Nẵng nay đang phủ màu xanh mướt bởi rêu tạo nên khung cảnh đẹp ngỡ ngàng. Ở đó có nhiều người địa phương cạo rong mứt mưu sinh. ...

Du khách đến Lâm Đồng thăm quan, nghỉ dưỡng tăng mạnh trong dịp Tết Ất Tỵ 2025

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã có 380.000 lượt khách đến Lâm Đồng thăm quan, nghỉ dưỡng. Du khách đến đây chủ yếu vào các ngày từ 30/1-2/2, tức ngày Mùng 2 đến Mùng 4 Tết Ất Tỵ.Lào Cai: Du lịch Sa Pa bùng nổ lượng khách và doanh thu trong dịp TếtDu lịch Tết Nguyên đán 2025: Lượng tìm kiếm chỗ ở của khách quốc tế tăng 139%Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng với nhiều hoạt...

Đồng bào Cơ Tu mở hội chào mừng năm mới

Những ngày Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, đồng bào Cơ Tu ở thôn K’noonh, ở xã A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tổ chức hội làng truyền thống trong không khí vui tươi, đầm ấm chào năm mới. ...

Cùng chuyên mục

Một nông dân vào vai nhà vua đi cày ruộng

(NLĐO)- Một nông dân 75 tuổi đeo mặt nạ, khoác long bào tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng đi cày tại lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (Hà Nam) Tết Ất Tỵ 2025 ...

Phú Thọ khai hội, dâng hương tưởng nhớ và tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ

Ngày 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ dâng hương tưởng nhớ và tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ theo nghi thức truyền thống diễn ra tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ).Khai hội chùa Hương Xuân Ất Tỵ 2025 - Lễ hội lớn nhất miền BắcHội Tịch điền Đọi Sơn 2025: Khai Xuân với những tác phẩm trang trí trâu độc lạLễ hội Chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh: Hội...

Phở là kết nối

Phở là món ăn của sự kết hợp, kết nối tài tình: Kết hợp giữa các màu sắc, mùi vị, chất liệu, kết nối giữa các mùa, các không gian khác nhau, và cả kết nối giữa ký ức, hiện tại, tương lai. ...

Hòa Bình đón trên 250.000 lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

Kinhtedothi - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã có trên 250.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú tại các khu, điểm du lịch của tỉnh. Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đã có trên 250.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú tại các khu, điểm...

Sân bay Nội Bài tưng bừng sắc xuân với thầy đồ, ca nhạc, múa lân…

(NLĐO)- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tổ chức biểu diễn ca nhạc, múa lân và tặng thư pháp cho hành khách trong ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết. ...

Mới nhất

Đòn bẩy kinh tế và quốc phòng cho “đối tác đáng tin cậy”

Hãng thông tấn PTI ngày 3/2 xác nhận Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ bắt đầu chuyến thăm Mỹ từ 12-13/2 để thảo luận sâu rộng với Tổng thống nước chủ nhà Donald Trump.

Đôi 9X tiết kiệm để khám phá thế giới

Cặp vợ chồng 9X Võ Thùy Linh (quê Nghệ An) - Trần Công Hiếu (Quảng Ninh) yêu nhau 15 năm, cùng nắm tay đi qua 36 quốc gia ở 5 châu lục với khao khát cảm nhận sâu sắc hơn về con người, văn hóa, lịch sử...

Căn bệnh Từ Hy Viên mắc phải trước khi qua đời vì biến chứng bệnh cúm nguy hiểm thế nào?

GĐXH - Từ Hy viên từng có tiền sử bệnh động kinh, đã nhiều lần phải nhập viện. Khi sinh con, cô cũng từng lên cơn động kinh, bị thiếu oxy, rơi vào trạng thái hôn mê... ...

Nhiều giáo viên đã nhận được tiền thưởng theo nghị định 73

Nhiều địa phương đã hoàn tất chi trả tiền thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước Tết, một số nơi như Hà Nội thực hiện sau Tết. ...

Cung cấp điện dịp Tết Ất Tỵ 2025 tăng 7,8%

Tiêu thụ điện tăng 7,8%Trong kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/01/2025 tức ngày 26 tháng Chạp đến hết ngày 02/02/2025 tức ngày mùng 5 Tết), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phối hợp Công ty Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đảm bảo cung cấp điện an...

Mới nhất