Trang chủNewsDu lịchKhám phá làng nhà sàn Thái Hải

Khám phá làng nhà sàn Thái Hải


Trong không gian mướt màu lá gói, người Tày sống bình yên giữa bản làng Thái Hải (tỉnh Thái Nguyên). Nơi đây vừa được chuyên trang du lịch CNN Travel liệt kê vào danh sách những vùng nông thôn đẹp nhất thế giới.

Văn hóa độc đáo

Cách Hà Nội hơn 70 km, Khu Bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (còn có tên khác là “Bản làng Thái Hải”, “Gia đình Thái Hải”) thuộc xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên.

Không giống bất cứ làng nào khác ở Việt Nam, tại ngôi làng đặc biệt này, các gia đình nhỏ không có sở hữu riêng. Người dân ăn chung nồi cơm, tiêu chung túi tiền, cùng nuôi dạy con cái và làm du lịch cộng đồng. Sản phẩm mỗi người làm ra đều được tập hợp lại, sau đó phục vụ cho nhu cầu của từng người và cộng đồng làng. Toàn bộ hoạt động sản xuất ở Thái Hải đều mang tính tự cung tự cấp.

Khám phá làng nhà sàn Thái Hải- Ảnh 1.

Bản làng Thái Hải (tỉnh Thái Nguyên) nằm giữa không gian xanh mướt

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hải, Trưởng bản Thái Hải đồng thời là Giám đốc Khu Bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải, mỗi người chỉ làm một việc. Người giỏi chăn nuôi thì đảm nhận việc chăn nuôi, người giỏi giao tiếp thì làm nhiệm vụ giao tiếp, đối ngoại, người có kinh nghiệm làm thuốc thì cứ làm thuốc…

Mỗi ngày, từ 5 giờ sáng, sau một hồi mõ báo, các gia đình thức dậy. Trong khi đàn ông cời bếp, thổi lửa, mài dao

chuẩn bị cho một ngày lao động thì các bà, các cô ra giếng làng lấy nước, đun nước pha trà. Sau khi cùng ăn sáng, mọi người tỏa đi làm công việc của mình. Có người đi lấy củi, trồng rau, chăn nuôi gà heo, người đánh bắt cá, người đón tiếp khách tham quan, trẻ nhỏ đến lớp học. Riêng trong các ngày mùng một, ngày rằm hay ngày tết cơm mới, ngày đầu năm, bản làng thực hiện một số nghi thức truyền thống. Mọi hoạt động trong bản làng, từ trồng cây, nuôi con, sản xuất nước uống đóng chai, trồng và chế biến chè xanh, nấu rượu…. đều gắn với sinh thái, để bảo đảm không tác động tới môi trường và duy trì nguồn thực phẩm sạch để sử dụng.

Toàn bộ số tiền người dân thu được từ việc sản xuất, bán sản phẩm và tiếp đón các đoàn khách du lịch đều được nộp vào quỹ chung của bản làng. Các chi tiêu, nhu cầu sinh hoạt từ riêng tư đến thiết yếu của mỗi gia đình, cá nhân như bị ốm cần đi khám, chữa bệnh, con đi học, kể cả đi học đại học, du học… đều có trưởng làng lo liệu. Trưởng làng sẽ là người quyết định mọi công việc quan trọng của bản làng Thái Hải.

Sống giữa thiên nhiên

Thấp thoáng trên những con đường rợp bóng cây rừng là những nếp nhà sàn. Làng Thái Hải có 30 ngôi nhà sàn, mỗi nhà đều có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau.

“Nhà thuốc” là ngôi nhà gìn giữ thuốc nam gia truyền có trách nhiệm bảo tồn, thu hái, bảo quản, cung cấp những bài thuốc để chữa bệnh cho người làng, cả du khách muốn mua thuốc gia truyền của bản.

Khám phá làng nhà sàn Thái Hải- Ảnh 2.

Người dân làng Thải Hải tất bật chuẩn bị đón khách

“Nhà rượu” thì chuyên nấu rượu, bảo tồn rượu dân tộc. “Nhà đan lát” làm ra những đồ gia dụng bằng tre, nứa để làng dùng và bán cho du khách. Những người đam mê khám phá ẩm thực có thể thích thú với ngôi nhà bảo tồn văn hóa ẩm thực và các loại bánh truyền thống của người dân tộc Tày… Đặc biệt, ngôi nhà được xem như linh hồn của bản làng Thái Hải là ngôi nhà bảo tồn văn hóa hát then của người Tày. Cả 30 ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày đều được chuyển về từ vùng đất cách mạng ATK Định Hóa, có tuổi đời từ vài chục đến gần 100 năm.

Du khách đến Thái Hải được bà con dân bản đón tiếp giống như là đón người thân về nhà. Khách đến đầu làng sẽ rẽ vào giếng làng để rửa mặt mũi, chân tay. Giếng làng có mạch nước trong vắt, xung quanh xếp đá cuội, là nơi hội tụ sinh khí của trời đất, cung cấp nước sinh hoạt cho cả làng. Người dân trong làng tâm niệm rằng, được gột rửa bằng nước giếng làng sẽ giúp tâm hồn thanh tịnh, sẽ thoát khỏi những đen đủi, không may mắn.

Người Tày rất hiếu khách, trước cổng làng luôn có một cái mõ được làm bằng gỗ và một hàng rào ngăn cách với bên ngoài. Khi đến, khách dùng gậy hoặc đòn đánh vào mõ. Tiếng mõ vang vọng khắp làng để người dân biết, nhà rượu chuẩn bị rượu, nhà chè chuẩn bị chè tiếp khách quý.

Trải nghiệm sự khác biệt

Sự đặc biệt của bản làng Thái Hải bắt nguồn từ sự quyết liệt của trưởng làng Nguyễn Thị Thanh Hải. Hai mươi năm trước, đau lòng trước tình trạng nhiều đồng bào dân tộc Tày bỏ nhà sàn truyền thống để thay thế bằng nhà xây gạch, xi măng, bà Nguyễn Thị Thanh Hải đã thế chấp nhà cửa, tài sản ở TP Sông Công để về Thịnh Đức mua gom đất trồng rừng, làm nơi bảo tồn nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày.

Bà Hải cũng mua gom nhà sàn, thuê thợ vận chuyển về Thịnh Đức dựng lại theo nguyên mẫu cũ. Đến cuối năm 2003, gần 30 nếp nhà sàn cổ theo cấu trúc truyền thống của đồng bào dân tộc Tày nói chung và đồng bào dân tộc Tày vùng ATK Định Hóa nói riêng đã được đưa về Thịnh Đức. Không chỉ giữ lại phần khung nhà, bà Hải mong muốn giữ được phần hồn của những ngôi nhà sàn, đó chính là cuộc sống sinh hoạt, là truyền thống văn hóa, là đời sống lao động của người dân.

Ban đầu bản làng Thái Hải được thành lập không phải để khai thác du lịch mà nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống. Nhưng cảnh đẹp, món ăn ngon ở Thái Hải đã thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm, khám phá. Năm 2014, bản làng chính thức được Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên công nhận là điểm du lịch của tỉnh.

Thái Hải có 3 sản phẩm chủ lực giới thiệu đến du khách, đó là kiến trúc nhà sàn, ẩm thực và văn hóa truyền thống của dân tộc Tày. Văn hóa vật thể có 30 nếp nhà sàn cổ, các đồ dùng, vật dụng trong nhà như cối xay thóc, cối giã gạo dùng nước, mâm ăn cơm bằng gỗ, rổ rá, bồ đan bằng tre, nứa để đựng đồ đạc. Bên cạnh đó là trang phục truyền thống, thuốc nam chữa bệnh, các loại ẩm thực như bánh chưng, bánh gai, chè lam, thịt treo gác bếp và rượu men lá chưng cất theo phương pháp truyền thống…

Văn hóa phi vật thể rất được coi trọng ở Thái Hải, đặc biệt là ngôn ngữ. Ở bản làng này, mọi thành viên đều giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc, hằng ngày cùng tập luyện, trao truyền hát then, đàn tính, giữ gìn nền nếp gia đình. Đặc biệt, nét đẹp văn hóa tâm linh tín ngưỡng như lễ hội lồng tồng, lễ mừng thọ, cúng mụ và các nghi thức thờ cúng tổ tiên được duy trì.

trưởng bản Thanh Hải chia sẻ bản làng mong nhận được sự đầu tư hỗ trợ của tỉnh Thái Nguyên và sự hợp tác của các doanh nhân, sự sẻ chia của cộng đồng, tình cảm của du khách dành cho Thái Hải.

Thái Hải có năng lực tiếp đón, phục vụ ăn uống, ngủ nghỉ cùng lúc hơn 1.200 khách. Khách quốc tế từ hơn 40 quốc gia trên thế giới đã đến tham quan, trải nghiệm bản này.



Nguồn

Cùng chủ đề

Famtrip cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng trời Đông Giang

(Tổ Quốc) - Các đại biểu tham dự hội thảo lữ hành quốc tế - Quảng Nam 2025 đã tham gia famtrip trên cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng trời Đông Giang. ...

Vườn quốc gia U Minh Thượng có được khai thác du lịch sinh thái?

Sau bài Khách mê câu cá lóc bông khủng và ngắm bèo tai tượng nhuộm vàng ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, bạn đọc gửi ý kiến có nên khai thác du lịch sinh thái, câu cá. Vườn quốc gia U Minh Thượng nói thế nào? ...

Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng

Với hang động kỳ bí, dòng suối mát lành và hệ sinh thái phong phú, khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng mang đến cho du khách những trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên một cách trọn vẹn. ...

Tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở Hải Lăng

Hải Lăng là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Trị, tiếp giáp với thành phố Huế, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân và phát triển kinh tế -...

Du lịch Quảng Bình thắng đậm dịp Tết

(NLĐO) - Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Quảng Bình đã có một mùa bội thu khi đón hơn 163.000 lượt khách, tăng mạnh so với năm trước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đội cứu hộ Việt Nam đã đến Myanmar

(NLĐO)- Chiều 30-3, đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đã đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Vé số Vietlott tiếp tục trúng giải Jackpot

(NLĐO) – Chỉ 3 ngày sau khi có 1 vé trúng giải Jackpot 1, xổ số Vietlott lại có thêm 1 vé loại hình Mega 6/45 trúng giải Jackpot ...

Xe khách 52 chỗ lật trên đèo Bảo Lộc, nhiều người la hét kêu cứu

(NLĐO) - Lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đang tích cực cứu hộ xe khách chở hàng chục người bị lật xuống đèo Bảo Lộc khiến nhiều người bị thương. ...

Đang cháy bãi rác ở Lâm Đồng, khói ngút trời khiến hàng ngàn người dân lo sợ

(NLĐO) - Bãi rác Gung Ré (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) bốc cháy từ chiều 29-3 và lan rộng khiến hàng ngàn người dân lo lắng vì khói bụi ô nhiễm. ...

Bài đọc nhiều

Đảo du lịch của Quảng Ngãi đón đoàn khách “xông đất” đầu năm

Kinhtedothi- Sáng ngày 1/1, dù thời tiết không thuận lợi, nhưng chuyến tàu đầu tiên của năm mới 2025 đã cập cảng Bến Đình (huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) thành công. Chuyến tàu xuất bến tại cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi) vào lúc 9 giờ và cập cảng Bến Đình (huyện Lý Sơn) vào lúc 9 giờ 45 phút, chở 49 vị hành khách đầu tiên trong năm 2025, trong đó...

Số chuyến bay liên tục tăng, du lịch Phú Quốc khởi sắc cuối năm

Bứt phá ngoạn mụcĐúng đêm Giáng sinh (24/12), chuyến bay thẳng của Hãng Hàng...

Du lịch Đà Nẵng “bội thu” dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Khách đi du lịch theo tour tăng Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các hoạt động, sự kiện, lễ hội phục vụ người dân và du khách được tổ chức tốt.   Tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng trong dịp Tết năm nay ước đạt khoảng 402 ngàn lượt khách, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách quốc tế ước đạt gần...

Cùng chuyên mục

Nhu cầu du lịch của người dân Nga đến Việt Nam tăng mạnh

Làn sóng du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh, Theo Sletat.ru, doanh số bán tour tháng 2 tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2024, Việt Nam thậm chí có thể trong top 5 điểm đến mùa Hè này của dân Nga.Nhu cầu đặt tour du lịch đoàn của khách Nga tới Việt Nam tăng mạnhBất chấp thiếu chuyến bay, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn tăng mạnhViệt Nam phát triển du lịch xanh vừa...

Điểm đến ở Thái Lan mở cửa trở lại, vẫn có khách Việt hủy tour

(NLĐO) – Một số đoàn khách Việt đi Bangkok hủy tour, công ty du lịch theo dõi chặt tình hình tham quan của các đoàn khách đang ở Thái Lan. ...

Khám phá “đại tiệc ẩm thực” 600 món ngon tại lễ hội ở TP HCM

(NLĐO) – Hơn 600 món ngon từ khắp 3 miền đất nước, sản vật của các địa phương được chế biến bởi đầu bếp của khách sạn 4-5 sao hấp dẫn hàng ngàn thực khách… ...

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Lung linh sắc màu đêm nghệ thuật "Âm vang nguồn cội"

Chương trình nghệ thuật “Âm vang nguồn cội” diễn ra tại Việt Trì thấm đậm tinh thần dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, đưa mỗi người con Việt Nam trở về với nguồn cội thiêng liêng."Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngTưng bừng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngGiỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi...

Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

NDO - Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm...

Mới nhất

CHOLIMEX FOOD HOÀ VÀO NIỀM VUI ĐÓN LỄ 30/4 CÙNG CHƯƠNG TRÌNH HUẾ – KINH ĐÔ ẨM THỰC

Chương trình “Huế – Kinh đô ẩm thực” 2025 sẽ diễn ra từ ngày 29/4-02/5 tại Công viên Thương Bạc (đường Trần Hưng Đạo, TP Huế), không chỉ hứa hẹn tạo ra không gian văn hoá ẩm thực đặc sắc mà còn là một trong những điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động văn hóa – lễ hội...

Đối tượng được ưu tiên trong khám, chữa bệnh từ ngày 1/1/2024

Trong hệ thống y tế, việc xác định đối tượng cần được ưu tiên trong khám chữa bệnh là điều cần thiết nhằm đảm bảo tính nhân đạo, công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 đã có những quy định rõ...

Những thông tin cần có trong hồ sơ khám sức khỏe của nhân viên

Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên là hoạt động quan trọng trong chính sách chăm lo toàn diện của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quá trình khám được diễn ra thuận lợi, chính xác và đúng quy định pháp luật, không thể thiếu bước chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía doanh nghiệp và từng...

Không in phim chụp chiếu

Hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh và bảo vệ môi trường, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã chính thức triển khai việc không in phim sau các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như X-quang, CT, MRI…Thay vào đó, bệnh viện áp...

“ĐO NI ĐÓNG GIÀY” CHO TÌNH YÊU THĂNG HOA

Chuẩn bị cho ngày trọng đại của đời mình, không ít cặp đôi dành nhiều tâm sức để kiếm tìm tín vật tình yêu ưng ý. Bởi nhẫn cưới là biểu tượng đồng hành, chứng nhân của tình yêu và giây phút thiêng liêng giữa hai người. Trong bài viết này, hãy cùng DOJI “đo ni đóng giày”...

Mới nhất