Trang chủNewsDu lịchKhai thác di sản văn hóa để phát triển du lịch

Khai thác di sản văn hóa để phát triển du lịch

Ngoài các danh lam thắng cảnh, các sản phẩm du lịch của Việt Nam mang trong mình nét đặc sắc riêng. Điều này xuất phát từ chính những giá trị văn hóa, di sản, ẩm thực và đặc biệt là con người Việt Nam. Đó là một trong những lợi thế để du lịch Việt Nam tiếp tục bứt phá trong năm 2025. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì sản phẩm du lịch phải mới lạ, có năng lực cạnh tranh cao…

Sức hút từ du lịch di sản

Những danh thắng như Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Tràng An (Ninh Bình), cố đô Huế (Thừa Thiên Huế); Phố cổ Hội An (Quảng Nam)… không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan và lịch sử mà còn mang đậm giá trị văn hóa. Các chương trình thực cảnh như “Ký ức Hội An”, “Tinh hoa Bắc Bộ” hay nghệ thuật múa rối nước ngày càng tạo dấu ấn. Tour du lịch làng nghề cũng trở thành lựa chọn hàng đầu của khách quốc tế.

bai chinh anh chinh
Du khách tham quan di tích đền Ngọc Sơn – hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). Ảnh: P. Sỹ

Năm 2024 Việt Nam tiếp tục được vinh danh với danh hiệu “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới”, còn làng rau Trà Quế trở thành “Làng Du lịch tốt nhất 2024”. Những danh hiệu này khẳng định sức hút của du lịch Việt Nam. Cùng với các danh thắng, du lịch di sản trở thành một trong những thế mạnh nổi trội.

Nhiều địa phương và doanh nghiệp du lịch đã khéo léo khai thác bản sắc văn hóa, phong tục truyền thống cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ để tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo. Tiêu biểu có làng du lịch Nghĩa Đô (Lào Cai), bản Lác, bản Văn (Hòa Bình), bản Sin Suối Hồ (Lai Châu), bản Lướt (Sơn La), làng văn hóa – du lịch Xuân Sơn (Phú Thọ), làng Lô Lô Chải (Hà Giang)… Những điểm đến này không chỉ thu hút du khách trong nước và quốc tế mà còn góp phần lan tỏa giá trị văn hóa cộng đồng.

Năm 2025, Huế được chọn là địa phương đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề “Huế – Kinh đô xưa, vận hội mới”. Theo ông Nguyễn Thanh Bình – Phó chủ tịch UBND TP Huế, đây là cơ hội để ngành du lịch cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Theo đó, TP Huế đã xây dựng thêm nhiều sản phẩm tour, tuyến dịch vụ trải nghiệm mới, có tính sáng tạo cao gắn với tiềm năng và lợi thế của địa phương xoay quanh các thương hiệu đặc trưng như “Huế – Kinh đô ẩm thực”, “Huế – Kinh đô áo dài Việt Nam”, “Huế – TP lễ hội”…

TS Hoàng Thị Điệp – nguyên Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho rằng, hoạt động du lịch dựa vào văn hóa, di sản ở nhiều nơi đã và đang trở thành động lực sinh kế, ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Du lịch văn hóa, di sản vừa tạo ra thu nhập, việc làm vừa tạo nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản; đồng thời hỗ trợ tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống, làm cơ sở hình thành quy tắc ứng xử phù hợp giữa người dân với khách du lịch và với di sản.

Một phần doanh thu từ du lịch di sản được quay trở lại tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lý di sản. Đó chính là lợi ích kép.

Tuy nhiên, dù sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và di sản văn hóa phong phú, Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng du lịch. Bên cạnh đó, nhiều địa phương phát triển quá nhanh, làm suy giảm giá trị cảnh quan, môi trường và bản sắc văn hóa. Tình trạng bê tông hóa, mật độ xây dựng dày đặc, kiến trúc thiếu đồng nhất cùng sự xuất hiện của các loại hình giải trí không phù hợp đã ảnh hưởng đến nét văn hóa đặc trưng địa phương.

Phải tận dụng được lợi thế

Vì vậy, để thu hút du khách, các điểm du lịch cần nghiên cứu, quảng bá những nét văn hóa đặc trưng của địa phương, như các lễ hội, Tết truyền thống hay sinh hoạt cộng đồng. Quan trọng nhất là phải giữ gìn tính nguyên bản, không biến tấu hay dàn dựng những hoạt động văn hóa chỉ để thu hút khách. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng và điều thu hút khách du lịch đến tìm hiểu, khám phá bản sắc văn hóa truyền thống là khi chúng ta bảo tồn sự chân thực được những giá trị đó.

bai chinh anh nho
Làng nghề thủ công truyền thống cũng là một trong những lựa chọn của nhiều du khách quốc tế.

Theo những người làm văn hóa và du lịch, giữa di sản và du lịch cần gắn kết với nhau hơn, bởi di sản là tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch, ngược lại du lịch là con đường hiệu quả nhất trong quảng bá, giới thiệu giá trị di sản đến rộng rãi du khách trong và ngoài nước.

GS.TS Từ Thị Loan – Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng, việc phát huy giá trị các di sản văn hóa phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, nhất là gắn với du lịch là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, cần rất cẩn trọng trong quá trình khai thác, tránh tình trạng thương mại hóa, sân khấu hóa, “hoành tráng hóa di sản” không đúng với bản chất, chức năng và vai trò vốn có.

Đồng quan điểm, TS Hoàng Thị Điệp cho rằng, để phát triển du lịch văn hóa, di sản đúng hướng và bền vững, cần định hướng hoạt động du lịch và các hoạt động dân sinh khác trong lòng di sản một cách bền vững; quy định chi tiết về quy tắc ứng xử với di sản; khuyến khích cộng đồng địa phương chủ động cùng tham gia quản lý di sản, gắn lợi ích của cộng đồng địa phương với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Một số chuyên gia cũng cho rằng muốn phát triển du lịch văn hóa thì phải làm rõ được sản phẩm du lịch văn hóa là gì để từ đó có chiến lược xúc tiến. Việc xúc tiến du lịch văn hóa chắc chắn phải khác xúc tiến các sản phẩm du lịch khác. Người làm du lịch văn hóa cần phải có những kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực du lịch vẫn còn rất nhiều hạn chế. Lý do xuất phát từ việc nguồn nhân lực do các cơ sở đào tạo cung cấp chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Chương trình giảng dạy giữa các trường thiếu sự đồng bộ, dẫn đến tình trạng “mỗi nơi mỗi kiểu”.

Để giải quyết vấn đề này, PGS.TS Phạm Trung Lương – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch cho rằng cần đổi mới tư duy trong đào tạo. Hoạt động đào tạo nhân lực phải được vận hành dựa trên nhu cầu xã hội theo nguyên tắc “cung – cầu”, kết hợp có hiệu quả nguồn lực nhà nước và xã hội. Chú trọng kết hợp chặt giữa lý thuyết và thực hành, đặc biệt là thực hành về kỹ năng nghề. Chương trình đào tạo phải được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế và mang tính liên thông giữa các bậc đào tạo cũng như liên thông giữa các cơ sở đào tạo trong nước với khu vực và quốc tế.

Du lịch Việt Nam đang có cơ hội khẳng định vị thế là ngành kinh tế mũi nhọn, năm 2025, ngành đặt mục tiêu đón 22 – 23 triệu khách quốc tế, 120 – 130 triệu khách nội địa, với tổng thu từ du lịch đạt khoảng 980 – 1.050 nghìn tỷ đồng. Đây được kỳ vọng là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ sau những biến động. Để đạt mục tiêu này, bên cạnh việc phát triển sản phẩm du lịch hấp dẫn, thì việc nâng cao chất lượng nhân lực là yêu cầu cấp thiết.



Nguồn: https://daidoanket.vn/khai-thac-di-san-van-hoa-de-phat-trien-du-lich-10302284.html

Cùng chủ đề

Rà soát, điều chỉnh đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di tích đã được công nhận theo hướng dẫn Bộ...

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn về việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di tích là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL. Có thể kể đến những di tích, di sản tiêu biểu như: Di tích...

Đón Bằng công nhận Lễ hội Đình Thi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Lễ hội Đình Thi năm 2025 được tổ chức nhằm tưởng nhớ công đức cha ông có công xây bản, lập mường và gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần giáo dục truyền thống quê hương đất nước, ý thức bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc. Năm nay, Lễ hội lần đầu tiên được tổ chức với vị thế di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đây...

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Du lịch Quảng Ngãi – Sức hút từ Di sản và Bản sắc”

VHO – Chiều 12.4, tại Nhà trưng bày Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (Lý Sơn), Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ Khai mạc trưng bày chuyên đề “Du lịch Quảng Ngãi - Sức hút từ Di sản và Bản sắc”. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi. Dịp này, lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi đã tặng Giấy khen cho Tập thể Nhà trưng...

Khai mạc du lịch Cát Bà

(CLO) Chiều 30/3 tại Quần đảo Cát Bà - Di sản thiên nhiên thế giới, huyện Cát Hải tổ chức Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025 và Giải Marathon Cát Bà Amatina 2025 - Heritage Road (Sải bước trên miền di sản). ...

Nhộn nhịp lên tour dịp lễ 30-4

Kỳ nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương kéo dài 3 ngày và dịp 30-4 và 1-5 với 5 ngày nghỉ là cơ hội để các công ty du lịch tăng tốc khởi động trước khi vào cao điểm hè. Ngay từ đầu tháng 3,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Khám phá “đại tiệc ẩm thực” 600 món ngon tại lễ hội ở TP HCM

(NLĐO) – Hơn 600 món ngon từ khắp 3 miền đất nước, sản vật của các địa phương được chế biến bởi đầu bếp của khách sạn 4-5 sao hấp dẫn hàng ngàn thực khách… ...

Thêm một đường bay được mở từ Trung Quốc đến Khánh Hòa

Chiều ngày 10/11, Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh cho biết, hãng hàng...

Hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng

(NLĐO)- Tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 14,1 triệu lượt ...

Thúc đẩy phát triển du lịch trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(Tổ Quốc) - Du lịch Việt Nam đang trên hành trình phát triển cùng kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây là giai đoạn quan trọng để ngành du lịch củng cố sức mạnh, cùng góp sức đưa đất nước tiến xa hơn bằng những thành tựu...

Cùng chuyên mục

Nhu cầu du lịch của người dân Nga đến Việt Nam tăng mạnh

Làn sóng du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh, Theo Sletat.ru, doanh số bán tour tháng 2 tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2024, Việt Nam thậm chí có thể trong top 5 điểm đến mùa Hè này của dân Nga.Nhu cầu đặt tour du lịch đoàn của khách Nga tới Việt Nam tăng mạnhBất chấp thiếu chuyến bay, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn tăng mạnhViệt Nam phát triển du lịch xanh vừa...

Điểm đến ở Thái Lan mở cửa trở lại, vẫn có khách Việt hủy tour

(NLĐO) – Một số đoàn khách Việt đi Bangkok hủy tour, công ty du lịch theo dõi chặt tình hình tham quan của các đoàn khách đang ở Thái Lan. ...

Khám phá “đại tiệc ẩm thực” 600 món ngon tại lễ hội ở TP HCM

(NLĐO) – Hơn 600 món ngon từ khắp 3 miền đất nước, sản vật của các địa phương được chế biến bởi đầu bếp của khách sạn 4-5 sao hấp dẫn hàng ngàn thực khách… ...

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Lung linh sắc màu đêm nghệ thuật "Âm vang nguồn cội"

Chương trình nghệ thuật “Âm vang nguồn cội” diễn ra tại Việt Trì thấm đậm tinh thần dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, đưa mỗi người con Việt Nam trở về với nguồn cội thiêng liêng."Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngTưng bừng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngGiỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi...

Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

NDO - Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm...

Mới nhất

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Mới nhất