Trang chủKinh tếNông nghiệpKhai quật khảo cổ một tháp Champa cổ ở Bình Định phát...

Khai quật khảo cổ một tháp Champa cổ ở Bình Định phát hiện gần 680 hiện vật cổ xưa kỳ lạ


Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam công bố kết quả đợt khai quật khảo cổ lần 2 tại phế tích tháp Đại Hữu, thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Đợt khai quật này diễn ra từ ngày 9/5 đến ngày 10/7 trên diện tích khoảng 300m2. Quá trình khai quật làm xuất lộ toàn bộ phần thân tháp, nền móng tiền sảnh phía Đông; nền móng chân đế phía Bắc và một phần nền móng chân đế phía Nam, Tây. Tháp có cửa ra vào phía Đông và hệ thống cửa giả.

Bình diện tháp Đại Hữu có quy mô lớn hơn với các tháp Champa khác, nằm trên vị trí cao nhất của đỉnh núi Đất, các chuyên gia cho rằng, kiến trúc xuất lộ trong hố khai quật là ngôi tháp chính (hay còn gọi là Kalan).

Chính giữa lòng tháp là hố thiêng – kiến trúc trung tâm của ngôi tháp, nằm dưới nền gạch kiến trúc tháp. Kích thước hố thiêng tương đương với lòng tháp (3,8 m x 3,8 m), độ sâu 1,24 m. Trung tâm hố thiêng là trụ thiêng có độ cao 1,4 m và độ sâu 3,3 m.

Trong quá trình khai quật, các chuyên gia còn phát hiện 156 hiện vật đá (chất liệu gồm đá cát kết, đá hoa cương, đá ong) với nhiều loại hình, kích thước khác nhau.

Cùng với đó là 522 hiện vật bằng đất nung, gồm các loại như bệ thờ, mảnh minh văn, lá nhĩ đá, đá trang trí điểm góc, phù điêu trang trí hình người, phù điêu trang trí hình động vật, phù điêu hình cánh sen, ngói mũi lá, gốm gia dụng…

Khai quật khảo cổ một tháp Champa cổ ở Bình Định phát hiện gần 680 hiện vật cổ xưa kỳ lạ- Ảnh 1.

Bệ thờ được tạc trên chất liệu đá cát kết được trưng bày sau lần khai quật lần 1 năm 2023 tại tháp Đại Hữu (tỉnh Bình Định). (Ảnh: Lê Phước Ngọc/TTXVN).

Dựa vào quy mô và mặt bằng kiến trúc, vật liệu trang trí kiến trúc… được phát hiện từ trước cho đến nay, các chuyên gia nhận định, có khả năng phế tích tháp Đại Hữu có niên đại vào khoảng giữa thế kỷ XIII, tương đồng với các di tích khác như các tháp Dương Long, Hưng Thạnh, Cánh Tiên, phế tích Tháp Mắm…

Kỹ thuật xây dựng tháp Đại Hữu là kỹ thuật mài chập, tạo thành khối thống nhất, ổn định, đảm bảo sự bền vững của công trình. Ngoài ra, với dấu vết sử dụng chất kết dính làm từ nhựa thực vật; sự kết hợp chặt chẽ các loại vật liệu (gạch, đá cát kết, đá hoa cương, đá ong) với nhau còn cho thấy trình độ kỹ thuật xây dựng ở giai đoạn này đạt đến độ hoàn thiện.

Phế tích tháp Đại Hữu mang giá trị văn hóa cao khi được xây dựng theo truyền thống, kế thừa tinh hoa nghệ thuật kiến trúc tháp Champa kết hợp với sử dụng vật liệu mới từ văn hóa Khmer, trang trí kiến trúc mang nghệ thuật điêu khắc phong cách Tháp Mẫm (phường Nhơn Thành, thị An Nhơn, tỉnh Bình Định) tín ngưỡng bản địa thờ Uroja… đã phản ánh mối quan hệ mở rộng giữa vùng đất Vijaya với các nền văn hóa bên ngoài, tiếp thu có chọn lọc làm giàu bản sắc văn hóa Champa trong lịch sử.

Phế tích tháp Đại Hữu được đề cập lần đầu tiên trong công trình nghiên cứu “Thống kê, khảo tả các di tích Chàm tại An Nam” của tác giả Henri Parmentier, xuất bản năm 1909.

Trong quá trình khảo sát, Henri Parmentier phát hiện nhiều hiện vật điêu khắc đá Champa; trong đó có tượng thần Shiva hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.

Gần khu vực phế tích tháp Đại Hữu, người Pháp đã phát hiện thêm một bia ký (gọi là bia Chánh Mẫn) hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Năm 2018, phế tích tháp Đại Hữu được Bảo tàng tỉnh Bình Định khảo sát lại và cập nhật vào hệ thống tra cứu bản đồ khảo cổ học Bình Định.

Từ ngày 25/4 đến ngày 15/6/2023, Bảo tàng tỉnh Bình Định đã phối hợp Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật lần 1, với diện tích 200 m2, làm xuất lộ phần kiến trúc tháp nằm ở độ sâu so với lớp mặt đất từ 0,5-1,8 m; phát hiện nhiều hiện vật chất liệu đá, đất nung; gạch, chóp tháp góc, gốm trang trí, đồ gốm gia dụng của Champa và Trung Quốc.





Nguồn: https://danviet.vn/khai-quat-khao-co-mot-thap-champa-co-o-binh-dinh-phat-hien-gan-680-hien-vat-co-xua-ky-la-20241010235735564.htm

Cùng chủ đề

Tiếp nối hành trình khám phá nền văn hóa tiền sử Tây Nguyên

VHO - Ngày 16.4, Sở VHTTDL Đắk Lắk cho biết, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành Quyết định số 1067/QĐ-BVHTTDL, cho phép khai quật khảo cổ học lần thứ 4 tại di chỉ Thác Hai, tọa lạc ở thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Quyết định này đánh dấu bước tiếp theo trong nỗ lực nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của một trong những di...

Sốc với tác phẩm nghệ thuật 200.000 tuổi của loài người khác

(NLĐO) - Bản chạm khắc ở TP Marbella của Tây Ban Nha được xác định là tác phẩm nghệ thuật trên đá lâu đời nhất thế giới mà loài người từng tạo ra. ...

Bí ẩn cổ vật ở một làng chài

Thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi lâu nay được nhiều người gọi là “làng chài cổ vật”, bởi ngư dân ở đây sở hữu rất nhiều cổ vật quý được trục vớt từ những con tàu cổ đắm ngoài biển xa. ...

Ảnh vệ tinh tiết lộ “thành phố ma” dưới khu đô thị Thái Lan

(NLĐO) - Bên dưới TP Nakhon Ratchasima của Thái Lan có tới 2 "thành phố ma" ẩn mình, chồng lấn lên nhau. ...

Ngôi làng cổ 11.000 năm viết lại lịch sử Bắc Mỹ

(NLĐO) - Tàn tích ngôi làng ở miền Trung Canada có thể khiến lịch sử văn minh Bắc Mỹ phải được viết lại. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Đặc sản của làng cổ này ở Bắc Ninh là loại đậu phụ bị gù, cắn một miếng mát tan cả đầu lưỡi

Nhờ đầu tư về máy móc để cải tiến năng suất, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, các hộ làm đậu phụ ở Trà Lâm đang có thu nhập tốt và duy trì nghề truyền thống qua nhiều thế hệ. Theo những người cao niên...

Tập huấn kỹ thuật trồng sầu riêng hướng hữu cơ cho cán bộ khuyến nông, chủ trang trại

Từ ngày 16-19/11/2024, Trung tâm Khuyến nông và Giống nông, lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 60 học viên là cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật, nông dân, chủ trang trại, thành viên HTX về kỹ thuật thâm...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

Sâu trong vườn quốc gia Bù Gia Mập, có hang Dơi ít người biết, bên trong có hồ nước chưa cạn bao giờ

Được biết đến là vườn quốc gia rộng lớn, “lá phổi xanh” trong khu vực Đông Nam Bộ, với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Không chỉ vậy, nơi đây còn có một số di tích lịch sử, công trình tạo hóa...

Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc năm 2024 đạt trên 12,7 triệu tấn

Ngày 26/11, tại Thái Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024, triển khai kế hoạch sản xuất năm 2025 các tỉnh phía Bắc. Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), năm 2024 điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Các...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Từ “người mới” đến thương hiệu hàng đầu

Tối 10/4/2025, gần 200 đại lý tiêu biểu đến từ miền Bắc và miền Trung hội tụ tại Ninh Bình trong không khí trang trọng của Hội nghị tri ân khách hàng Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi (TACN) Hòa Phát Hưng Yên. Đánh dấu một thập kỷ gia nhập thị trường, Hòa Phát đã nhanh chóng...

Tủ lạnh Funiki – Giải pháp tối ưu dành cho căn hộ cho thuê

Với lợi thế về giá, độ bền và dịch vụ hậu mãi, tủ lạnh Funiki đang trở thành lựa chọn đáng cân nhắc cho các chủ đầu tư căn hộ dịch vụ và chung cư mini nhằm tối ưu hiệu quả vận hành dài hạn. Tủ lạnh là đồ dùng thiết yếu trong căn hộ cho thuê. Tuy nhiên,...

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1, tăng 25%

Quý 1/2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý 1/2024. Sản lượng sản xuất và bán hàng quý 1/2025 tăng trưởng...

Những bước đi mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng trên hành trình hội nhập quốc tế – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Việc bắt tay cùng tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới MSC để triển khai các tuyến vận tải thương mại tại cụm cảng nước sâu Lạch Huyện cho thấy Cảng Hải Phòng đang có những bước tiến dài hướng ra thị trường toàn cầu. Chiều 16/4, tàu container mang tên MSC MAKALU III thuộc tuyến vận...

KỲ VỌNG KCN DỐC ĐÁ TRẮNG – DẤU MỐC MỚI CHO KHU KINH TẾ VÂN PHONG – Tổng công ty Viglacera

“Kỳ vọng vào KCN Dốc Đá Trắng”, “KCN Dốc Đá Trắng: Phát huy lợi thế phát triển kinh tế - xã hội Khánh Hòa”, “Sắp có dự án khu công nghiệp hơn 1.807 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong”, là nhan đề chính của hàng loạt bài báo của các cơ quan báo chí trung ương...

Mới nhất