Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiGìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền...

Gìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(Tổ Quốc) – Chiều 14.12 tại Hoàng thành Thăng Long, Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội nghị – Hội thảo “65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá “. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và phát biểu tại Hội thảo.

Dự Hội nghị- Hội thảo có nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên, các thế hệ cán bộ làm công tác bảo tồn di sản văn hóa, các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, các Viện nghiên cứu, lãnh đạo Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố.

Gìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Ảnh 1.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương phát biểu tại Hội nghị- Hội thảo

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn mới

Phát biểu tại Hội nghị- Hội thảo, thay mặt lãnh đạo Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương ghi nhận và biểu dương những thành tích mà ngành di sản văn hóa đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2024, năm kỷ niệm 65 năm sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành năm 1945, Pháp lệnh về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh năm 1984, Luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009 cho đến Luật Di sản văn hóa số 45/2024/QH15 vừa được Quốc hội thông qua, công tác thể chế và nhận thức về bảo tồn di sản văn hóa ngày càng được nâng cao, phát triển.

“Quá trình này củng cố niềm tin và giao phó cho chúng ta trách nhiệm lớn lao để bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn mới: Gìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc…”, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định.

Theo Thứ trưởng, bảo tồn di sản văn hóa là lĩnh vực hoạt động văn hóa khác biệt so với các lĩnh vực khác đã được hình thành và phát triển trước đó. Cha ông chúng ta đã lưu giữ và truyền lại những thành quả, những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, tư liệu vô giá. Nhận thức về bảo tồn di sản văn hóa được đặt hoàn toàn trên cơ sở khoa học, cấu thành bởi các bộ môn như lịch sử, khảo cổ học, nhân học, luật học, kiến trúc và mỹ thuật, kỹ thuật chế tác và kỹ thuật xây cất, các bộ môn kỹ thuật và công nghệ khác.

“Do vậy, làm công tác bảo tồn di sản văn hóa không thể không đòi hỏi kiến thức đa ngành và liên ngành. Không phải ngẫu nhiên mà trong lịch sử bảo tồn và phục hồi di tích trên thế giới có sự tham gia của các nhà khảo cổ học, sử học, triết học cùng với các kiến trúc sư, kỹ sư và họa sĩ… Cần thấu hiểu di sản, nỗ lực ứng xử với chúng trên nền tảng tiếp cận văn hóa…”, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh.

Gìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Ảnh 2.

Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Lê Thị Thu Hiền phát biểu tại Hội nghị- Hội thảo

Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong thời gian tới, Thứ trưởng đề nghị toàn ngành tập trung tiếp tục triển khai các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các Đề án, Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch triển khai Chỉ thị của Bộ trưởng về tăng cường quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa – nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, cần tập trung vào công tác nghiên cứu, tham mưu, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về di sản văn hóa, đặc biệt là xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa năm 2024, tạo thành hành lang pháp lý thuận lợi để công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được triển khai hiệu quả trên thực tế.

Tháo gỡ các rào cản chính sách, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa, khuyến khích sự tham gia tích cực của xã hội, tạo động lực phát huy sức mạnh mềm, nội sinh của văn hóa để phát triển kinh tế – xã hội.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 – 2025; Chương trình số hóa di sản văn hóa giai đoạn 2021 – 2030; Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư liệu hóa hệ thống tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.

Tích cực, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa của các quốc gia trên thế giới, theo kịp với xu hướng bảo tồn gắn liền với phát triển bền vững của quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đổi mới tư duy của đội ngũ công chức, viên chức trong ngành về vị trí, vai trò, xu hướng phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Gìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Ảnh 3.

Quang cảnh Hội nghị- Hội thảo

Nỗ lực cho việc bảo tồn di sản văn hóa của nhân loại

Phát biểu tại Hội nghị- Hội thảo, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Lê Thị Thu Hiền cho biết, 65 năm qua, kể từ khi Sắc lệnh số 65/SL được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, cùng với tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta quan tâm, coi trọng, để lại nhiều dấu ấn và thành quả. Hiện nay, trên cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê.

Trên phương diện quốc tế, Việt Nam đã khẳng định là một trong những nước thành viên tích cực tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO (phê chuẩn 4 trong số 6 Công ước của UNESCO), đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực cho việc bảo tồn di sản văn hóa của nhân loại.

“Di sản văn hóa đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương và vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nổi bật, trên con đường phát triển, chúng ta cần phải nhận diện được một số khó khăn, thách thức để cùng vượt qua”, Cục trưởng Lê Thị Thu Hiền khẳng định.

Hội nghị – Hội thảo “65 năm sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa” là diễn đàn để tiếp tục khẳng định những thành tựu của sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời tổng kết kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Tại Hội nghị- Hội thảo, nhiều tham luận, góc nhìn của các chuyên gia, nhà khoa học, nguyên lãnh đạo Cục Di sản văn hóa đã nhìn lại con đường 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, với những dấu mốc đáng tự hào: Hoạt động quản lý về di tích- Những vấn đề đặt ra; Chính sách về văn hóa, di sản văn hóa từ tiếp cận tổng thể tới chuyên ngành; Vị thế di sản văn hóa trong quá trình phát triển đất nước; Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, nhìn lại những chặng đường; 65 năm hệ thống bảo tàng Việt Nam, đổi mới và thách thức…

Nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, PGS.TS Đặng Văn Bài (Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia) chia sẻ niềm vui, tự hào khi được góp sức thực hiện sứ mệnh vẻ vang giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa mà các bậc tiền nhân để lại.

“Nguồn lực hiện nay của Cục Di sản văn hóa mạnh mẽ hơn rất nhiều, nhận thức của xã hội về vai trò của di sản văn hóa cũng đã thay đổi cơ bản; những hiện tượng xâm phạm di tích, di sản đã được đẩy lùi, hạn chế… Đặc biệt, với nhiều nỗ lực, hành lang pháp lý trong lĩnh vực này ngày càng được củng cố, hoàn thiện”, PGS.TS Đặng Văn Bài nhấn mạnh.

Gìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Ảnh 4.

Các đại biểu tham dự Hội nghị- Hội thảo

Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cũng bày tỏ, với kho tàng di sản vô giá, nguồn lực quan trọng của ngành, mong rằng chặng đường sắp tới, ngành di sản văn hóa sẽ tiếp tục huy động được các nguồn lực phong phú, thúc đẩy mô hình hợp tác công tư để di sản có chỗ đứng trong đời sống xã hội, mang sinh kế cho cộng đồng, giúp cộng đồng cộng sinh với di sản.

PGS. TS Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho rằng, hoạt động quản lý nhà nước về di tích hơn 60 năm qua tuy đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, nhiều di tích được bảo quản tu bổ, phục hồi, nhiều di tích/di sản thế giới đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đóng góp nguồn thu đáng kể vào ngân sách của địa phương và cả nước, các di tích đã và đang đóng vai trò tích cực trong việc phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch ở nước ta, góp phần phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng, củng cố sự bình đẳng xã hội, bảo vệ môi trường và giữ gìn môi trường xã hội an bình đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc.

Tuy nhiên, PGS. TS Nguyễn Quốc Hùng lưu ý, bối cảnh mới cũng đặt ra những vấn đề mới cho hoạt động quản lý di tích nhằm bảo đảm cho sự tồn tại bền vững của di tích. Theo đó, cần ứng dụng công nghệ số vào quản lý di tích trong thời kỳ mới “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” cũng giúp cho việc giải quyết các vấn đề về quản lý, bảo vệ, tu bổ di tích, chống xâm phạm di tích, xử lý tình trạng mất cắp hiện vật tại di tích và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích/di sản văn hóa được nhanh chóng, hiệu quả hơn. “Muốn vậy cần phải có những thế hệ cán bộ, nhân viên kế cận có đủ trình độ năng lực và trang thiết bị phương tiện phù hợp với từng giai đoạn phát triển của khoa học công nghệ. Hy vọng rằng bước sang kỷ nguyên mới ngành di sản văn hóa sẽ vững bước đi lên, gặt hái được nhiều thành tựu mới hơn nữa”- PGS. TS Nguyễn Quốc Hùng bày tỏ./.



Nguồn: https://toquoc.vn/gin-giu-ban-sac-van-hoa-de-gop-phan-phat-trien-ben-vung-dat-nuoc-trong-ky-nguyen-vuon-minh-cua-dan-toc-20241214185716167.htm

Cùng chủ đề

Điện gió ngoài khơi mở “cánh cửa” mới cho hợp tác Việt Nam

Hợp tác Việt Nam - Na Uy trong năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió ngoài khơi đang mở ra cơ hội phát triển bền vững giữa 2 nước trong thời gian tới. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Na Uy đã có những bước phát triển đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2024, kim...

Phát triển xanh của “ông lớn” ngành tiêu dùng, bán lẻ

Masan là một trong những doanh nghiệp Việt đã thực thi chiến lược phát triển bền vững từ sớm, nghiêm túc, bài bản. Những nỗ lực đó đã hướng hoạt động của tập đoàn theo chiến lược phát...

Phú Mỹ tiên phong trên hành trình phát triển bền vững ngành phân bón và hóa chất

Hơn 20 năm phát triển, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ - PVFCCo) khẳng định vị thế bằng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn toàn cầu cùng những nỗ lực thiết thực trong xu hướng sản xuất xanh, cam kết phát triển bền vững. Xanh hoá công nghiệp - hướng đi tất yếu Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và những thách thức môi trường ngày càng gia tăng, sản xuất xanh đã...

Bảo hiểm Shinhan Life tiếp tục hành trình vì tương lai bền vững cho thế hệ trẻ

Đầu tư vào tương lai phát triển bền vững của trẻ em và thanh thiếu niên là một trong những ưu tiên trong chiến lược trách nhiệm cộng đồng của Shinhan Life tại Việt Nam. Hành trình nhân...

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Ất Tỵ

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh-sinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nha Trang trưng “bé Na” dễ thương chào đón du khách dịp Tết Ất Tỵ 2025

(Tổ Quốc) - Tết Ất Tỵ 2025, TP. Nha Trang (Khánh Hòa) trưng nhiều linh vật rắn với ngoại hình ngộ nghĩnh, dễ thương, chào đón khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. ...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Xuân hội tụ” và “Dịu dàng sắc Xuân”

(Tổ Quốc) - Chương trình nghệ thuật “Xuân hội tụ” và “Dịu dàng sắc Xuân” với những tác phẩm đặc sắc diễn ra vào tối ngày 28/1 (đêm Giao thừa) và 29/1 (Mồng 1 Tết) tại công viên bờ Đông cầu Rồng, Đà Nẵng. ...

Chuyện đẹp cuối năm ở một Tập đoàn

(Tổ Quốc) - Chiều cuối năm, trời se lạnh, nhưng không khí trên "Chuyến xe Đoàn viên’’ lại ấm áp lạ kỳ bởi những nụ cười rạng rỡ mong ngóng được trở về nhà. Chị Mai Liễu cùng cô con gái đang ríu rít nói cười, cẩn thận xếp gọn túi...

Du khách thích thú check-in đường hoa Xuân Đà Nẵng 2025

(Tổ Quốc) - Trong ngày đầu mở cửa, đường hoa Xuân Bạch Đằng – Đà Nẵng thu hút rất đông người dân và du khách tới vui chơi, check-in, thưởng lãm… ...

Không gian giải trí điện ảnh lý tưởng mùa Tết Ất Tỵ 2025

(Tổ Quốc) - Khép lại năm 2024 thành công, Galaxy Cinema ghi dấu ấn với người yêu điện ảnh sự ra mắt hai cụm rạp chuẩn mới, đầy đột phá sau Galaxy Sala (TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) là Galaxy Parc Mall Q8 (Quận 8, Thành phố...

Bài đọc nhiều

Đẩy mạnh giáo dục pháp luật trong văn hóa, thể thao và du lịch

Ngày 16/01/2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 142/QĐ-BVHTTDL về kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025. Kế hoạch đặt mục tiêu nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành, đồng thời tăng cường nhận thức của người dân khi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Bộ VHTTDL tổ chức Hội...

‘Công ty phải đền 1,2 tỷ đồng’

Tháng 11/2024, vụ việc một nhân viên bị sa thải vì ngủ gật trong giờ làm việc đã trở thành chủ đề nóng, thu hút sự chú ý của cư dân mạng Trung Quốc. ...

Tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

AI không còn là công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị, thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu...

Vai diễn của NSƯT Thanh Quý bị chỉ trích

Trong trích đoạn giới thiệu tập mới nhất phim Hoa sữa về trong gió, bà Trúc (NSƯT Thanh Quý) phát hiện Linh (Thanh Hương) chuyển đồ về nhà mẹ đẻ để kinh doanh tạm thời trong lúc tìm kiếm mặt bằng để mở cửa hàng.Trước đó, vì Thuận (Huyền Sâm) luôn khó chịu việc Linh làm đồ bán hàng ở nhà bà Trúc, khiến cuộc sống của bà bị ảnh hưởng. Thuận không ít lần "bóng gió" chê trách Linh nên...

Cùng chuyên mục

Người EQ cao đáp khéo theo cách này dễ dàng ghi điểm

Với cách ứng xử này, bạn hoàn toàn ghi được điểm trong mắt sếp dù cho có từ chối hay đồng ý nhận việc. ...

Bài Văn khấn cúng Tất niên Tết Nguyên đán Ất Tỵ chi tiết, đầy đủ

Lễ cúng tất niên là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt, diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp để các thành viên gia đình sum họp. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Cúng Tất niên hay còn gọi là lễ Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Cúng Tất niên có thể...

Dọn bàn thờ đón Tết như thế nào cho đúng phong thuỷ?

Dọn dẹp bàn thờ đón Tết vào dịp cuối năm cực kỳ quan trọng, không được làm qua loa, sơ sài, vì như vậy sẽ khiến tiêu tán tài lộc. Theo văn hóa tâm linh phương Đông, bàn thờ là nơi hiện diện của các vị thần linh, của ông bà tổ tiên,...

Mới nhất

Giữa đêm ô tô vào cao tốc Pháp Vân – QL45 tăng cao, CSGT phân luồng ra QL1A

Đại diện Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục CSGT) cho biết, do lưu lượng xe đi lại ở cao tốc Pháp Vân - QL45 tăng vọt nên đơn vị phân luồng xe ra QL1A. XEM VIDEO: 23h đêm 26/1 (tức 27 tháng Chạp), thông tin với PV VietNamNet, Thượng tá Nguyễn Mạnh Thắng...

Sôi nổi ngày hội ‘Bánh chưng xanh’

Ngày 26/1, Tiểu đoàn HH70, thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam tổ chức Ngày hội “Bánh chưng xanh” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 ...

Va chạm với ô tô tải, xe chở khách lật nghiêng bên quốc lộ

Vụ va chạm giữa xe khách và ô tô tải trên quốc lộ 1A đoạn qua Đèo Ngang (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khiến tài xế và một số hành khách bị thương. Khoảng 20h tối 26/1, xe khách giường nằm mang BKS 82B - 002.97 (chưa rõ danh tính tài xế) chở hành khách về quê đón Tết,...

Không phải Đức, Pháp… đây mới là nền kinh tế dẫn đầu châu Âu về tốc độ tăng trưởng và cạnh tranh ngang ngửa...

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Nữ sinh IELTS 8.0 giành giải Nhất Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế ZhongSin

Là cựu học sinh chuyên Sử trường Ams, IELTS 8.0, kết quả học tập ở Học viện Âm...

Mới nhất