Trang chủKinh tếNông nghiệpGiảm lượng lúa giống bằng máy sạ cụm, nông dân giảm bón...

Giảm lượng lúa giống bằng máy sạ cụm, nông dân giảm bón phân, giảm xịt thuốc, lúa chất đầy xe ai cũng mê

Giải pháp sạ cụm kết hợp bón vùi phân được xem là giải pháp giảm lượng lúa giống hiệu quả, tạo điểm nhấn thúc đẩy trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Vì sao phải giảm lượng giống gieo sạ?

Điểm nhấn trước hết và quan trọng nhất của gói kỹ thuật đồng bộ trong thực trạng sản xuất lúa hiện nay là giảm giống. Bởi lẽ, giảm giống, chỉ sử dụng lượng hạt giống tối thiểu giúp người sản xuất có cơ hội sử dụng hạt giống tốt, chất lượng cao. Điều quan trọng hơn là, từ chỗ giảm lượng hạt giống sử dụng sẽ kéo theo giảm lượng phân bón và thuốc BVTV, giảm ô nhiểm môi trường, nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, giảm phát thải ra môi trường… 

Cùng với việc giảm giống, khi kết hợp đồng bộ với các giải pháp về dinh dưỡng khoáng, bảo vệ thực vật, biện pháp canh tác… thì hiệu quả  kinh tế của sản xuất lúa nói riêng, canh tác lúa bền vững nói chung sẽ đạt được kết quả cao.

Thực tế, chủ trương giảm lượng giống gieo sạ đã có từ lâu. Đồng hành với chủ trương giảm lượng giống gieo sạ là đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất lúa, trong đó đặc biệt quan tâm là cơ giới hóa khâu xuống giống, vì đây là khâu hiện còn yếu nhất theo mục tiêu cơ giới hóa đồng bộ sản xuất lúa. Hơn nữa, việc cơ giới hóa khâu xuống giống có thể góp phần giảm lượng hạt giống gieo sạ.

Hiện nay, một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ cho khâu giảm giống là áp dụng máy sạ cụm Sài Gòn Kim Hồng. Thực tế trên nhiều cánh đồng ở ĐBSCL, Miền Trung – Tây Nguyên, máy sạ cụm Sài Gòn Kim Hồng đã được bà con nông dân công nhận là một giải pháp hiệu quả cho việc giảm giống. Với ý nghĩa này, có thể nói máy sạ cụm Sài Gòn Kim Hồng đã làm được cuộc “cách mạng” trong giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ.

Giảm lượng lúa giống bằng máy sạ cụm, nông dân giảm bón phân, giảm xịt thuốc, lúa chất đầy xe ai cũng mê - Ảnh 1.

Điểm mô hình trình diễn ứng dụng máy sạ cụm kết hợp bón vùi phân tại xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, vụ hè thu 2023.

Kết quả trên bắt nguồn từ việc máy sạ cụm chỉ sử dụng lượng hạt giống tối thiểu trong gieo sạ (50 – 60 kg/ha). Quan trọng hơn, không chỉ giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ mà thông qua cấu trúc “hộp đen gieo giống” của thiết bị sạ cụm Sài Gòn Kim Hồng (SGKH), hạt giống được phân bố đều trên mặt ruộng theo hàng, theo cụm như ruộng cấy. 

Điều này khác hẳn với máy sạ hàng chỉ có thể phân bố hạt giống theo hàng, không thể phân bố hạt giống theo cụm. Bên cạnh đó, thiết bị sạ cụm SGKH còn thực hiện mật độ gieo sạ theo yêu cầu, qua đó giúp ruộng lúa sạ cụm tiếp cận và phát huy được lợi thế của hiệu ứng hàng biên/hàng bờ (cả chiều ngang và chiều dọc) cho sinh trưởng, phát triển của ruộng lúa mà các hình thức gieo sạ khác không đáp ứng được. 

Có thể nói, giải pháp sạ cụm Sài Gòn Kim Hồng đã hội tụ đủ các lợi thế về mặt kỹ thuật của giải pháp cấy, đồng thời còn khắc phục được mặt hạn chế về chi phí khâu cấy quá cao cũng như khả năng vượt lầy trên nền đất yếu mà máy cấy không khắc phục được.

Mặt khác, nếu giải pháp sạ cụm kết hợp được với giải pháp bón vùi phân cùng lúc với gieo sạ thì sẽ khai thác triệt để hơn các lợi thế của sạ cụm, đồng thời cộng hưởng thêm các lợi thế sau:

Phân được bón vùi sâu nên giảm được thất thoát, đặc biệt là phân đạm do bốc hơi hoặc trôi theo dòng nước nếu nước tràn mặt ruộng khi vừa mới bón phân; Phân được bón vùi sâu nên kích thích rễ lúa ăn sâu, giúp hạn chế lúa đổ, ngã, nhất là ở vụ Hè Thu và Thu Đông, đồng thời tăng khả năng chịu hạn cho ruộng lúa nếu gặp hạn, mặn, thiếu nước tưới cuối vụ (đông xuân);

Phân được bón vùi liền kề với cụm lúa sạ, giúp cụm lúa tiếp cận với phân và lấy phân dễ dàng, hạn chế việc mất phân cho cỏ dại xung quanh (như giải pháp bón vãi), từ đó giúp nâng cao được hiệu suất sử dụng phân bón; Phân được thiết bị sạ cụm kết hợp bón vùi trong khi gieo sạ nên tiết kiệm được chi phí công lao động so với bón vãi nhiều lần sau này.

Đặc biệt, bón vùi phân đồng thời cùng lúc với gieo sạ sẽ cung cấp khoáng chất dinh dưỡng cho cây lúa kịp thời ngay từ những ngày đầu sau sạ, đảm bảo nhu cầu khoáng của cây lúa, giúp cây lúa sung sức, đẻ chồi sớm, đẻ chồi tập trung, là yêu cầu cấp thiết cho ruộng lúa sạ cụm, sạ thưa, nhằm đảm bảo số chồi, số bông/m2 cho năng suất lúa tối đa.

Bằng giải pháp sạ cụm kết hợp bón vùi phân có thể giúp giảm 20 – 30%, thậm chí 40% lượng phân bón so với quy trình bón phân vãi trên mặt ruộng nhiều lần như cách làm lâu nay.

Giảm lượng lúa giống bằng máy sạ cụm, nông dân giảm bón phân, giảm xịt thuốc, lúa chất đầy xe ai cũng mê - Ảnh 2.

Điểm mô hình thử nghiệm Đề án 1 triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao gắn phát thải thấp tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thanh Niên Phú Hoà, xã Tân Hội (huyện Tân Hiệp – Kiên Giang) trong vụ thu đông 2024.

Với những lợi thế trên, giải pháp sạ cụm, sạ cụm kết hợp bón vùi phân đã được Cục Trồng trọt (nay là Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) đưa vào quy trình canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả (theo Quyết định 73/QĐ-TT-VPPN ngày 23/4/2022) và Quy trình canh tác lúa tổng hợp thích ứng với biến đổi khí hậu (theo Quyết định 102/QĐ-TT-VPPN ngày 14/3/2023).

Đặc biệt, giải pháp sạ cụm, sạ cụm kết hợp bón vùi phân đã được đưa vào thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa (theo Quyết định 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ).

Có được các kết quả trên là cả một chuỗi thời gian dài từ năm 2019 đến nay, Sài Gòn Kim Hồng liên tục thực hiện cải tiến máy móc để thích ứng với từng điều kiện cơ lý đồng ruộng Việt Nam cũng như không ngừng thử nghiệm, xác định các yếu tố trong gói kỹ thuật canh tác kèm theo để có được các mô hình thích ứng trong từng điều kiện sinh thái khác nhau.

Đơn cử, trong vụ hè thu 2023, Công ty TNHH TMDV Sài Gòn Kim Hồng phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền thực hiện mô hình canh tác lúa thông minh tại xã Lương An Trà – Tri Tôn, An Giang:. Tiếp đó, vụ hè thu 2024, giải pháp sạ cụm vùi phân của SGKH đã được sử dụng để thực hiện mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (HTX Phước Hảo, xã Phước Hảo, huyện Châu Thành). 

Sang vụ thu đông 2024, mô hình tiếp tục thực hiện tại HTX Thắng Lợi, xã Láng Biển (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) và HTX DVNN Thanh Niên Phú Hòa, xã Tân Hội (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang). Cũng tại Kiên Giang, giải pháp này được thực hiện trong khuôn khổ Dự án khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của Đồng bằng Sông Cửu Long”, quy mô diện tích 3ha, giống lúa OM18, sử dụng phân bón Đầu Trâu tăng trưởng và Đầu Trâu chắc hạt theo 3 công thức: Sạ lan, bón vãi; sạ cụm, bón vãi; sạ cụm, bón vùi. 

Kết quả thu được từ mô hình cho thấy, công thức 1 (sạ lan, bón vãi): Năng suất lúa 5,40 tấn/ha; lợi nhuận 21,8 triệu đồng/ha. Công thức 2 (sạ cụm, bón vãi): Năng suất lúa 5,67 tấn/ha; lợi nhuận 23,4 triệu đồng/ha. Công thức 3 (sạ cụm, bón vùi): Năng suất lúa 5,92 tấn/ha; lợi nhuận 26,8 triệu đồng/ha.

So sánh yếu tố sạ cụm, bón vùi phân của công thức 3 với yếu tố sạ lan, bón vải phân của công thức 1 thì năng suất lúa đạt 5,92 tấn/ha, vượt xa năng suất công thức 1; lợi nhuận tăng 5 triệu đồng/ha (22,9%).

Giảm lượng lúa giống bằng máy sạ cụm, nông dân giảm bón phân, giảm xịt thuốc, lúa chất đầy xe ai cũng mê - Ảnh 3.

Điểm mô hình canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL thuộc Dự án Khuyến nông trung ương, thực hiện tại xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) năm 2024.

Xuất khẩu máy sạ cụm sang Campuchia, Ấn Độ

Các điểm mô hình thực hiện tại Trà Vinh, Đồng Tháp và Kiên Giang đã được Cục Trồng Trọt và BVTV cùng với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp các địa phương kiểm tra, tổng kết, đánh giá. 

Cụ thể, lượng giống lúa gieo sạ trong các mô hình chỉ từ 60 kg/ha (Trà Vinh) – 70 kg/ha (Đồng Tháp, Kiên Giang), bình quân 64,6 kg/ha, thấp hơn lượng giống sạ lan trong sản xuất bình quân 81 kg/ha (tức giảm 55,7% lượng giống sử dụng), từ đó đáp ứng chỉ tiêu lượng giống gieo sạ theo Đề án 1 triệu ha lúa đến năm 2030 là dưới 70 kg/ha.

Lượng phân đa lượng nguyên chất (N, P2O5, K2O) giảm, do ruộng sạ thưa, nhu cầu dinh dưỡng khoáng giảm bớt nên mô hình chỉ sử dụng bình quân 153 kg/ha, thấp hơn tổng lượng phân bón sử dụng trong sản xuất bình quân 97,4 kg/ha (giảm 38,9% tổng lượng phân sử dụng). Riêng phân đạm, các điểm mô hình chỉ sử dụng 66 – 67 kg/ha (Kiên Giang, Trà Vinh) đến 80 kg/ha (Đồng Tháp), bình quân 70,2 kg/ha, thấp hơn so với sản xuất đại trà 57,6 kg/ha (giảm 45,1% lượng đạm sử dụng).

Số lần phun thuốc BVTV: Do sạ thưa, ruộng lúa đầy đủ ánh sánh và sử dụng ít phân bón, đặc biệt là phân đạm nên mô hình giảm áp lực sâu bệnh khá rõ, chỉ phun thuốc BVTV 5 lần (Trà Vinh), 6 lần (Kiên Giang) đến 7 lần (Đồng Tháp). Bình quân phun thuốc 5,7 lần/vụ, thấp hơn số lần phun trong sản xuất bình quân 2,6 lần/vụ (giảm 31,2% số lần phun). 

Đặc biệt, điểm mô hình lúa tại Trà Vinh đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn VietGAP và có giá bán cao hơn lúa trong vùng 350 đồng/kg. 

Nhờ các yếu tố trên, chi phí sản xuất trong mô hình bình quân 20.521.746 đồng/ha, thấp hơn chi phí trong sản xuất bình quân 3.097.486 đồng/ha (giảm 13,1% chi phí sản suất). Điều này thật sự có ý nghĩa trong bối cảnh vật tư nông nghiệp tăng giá, và kết quả quan trọng nhất chính là lợi nhuận của người trồng lúa tăng lên thấy rõ. 

Tính toán từ các mô hình thí điểm cho thấy, với năng suất lúa tăng bình quân 5,3%, chi phí sản xuất giảm bình quân 13,1% so với ngoài sản xuất nên lợi nhuận đạt từ 20.732.000 đồng/ha (Kiên Giang), 32.852.554 đồng/ha (Đồng Tháp) đến 45.570.000 đồng/ha (Trà Vinh), bình quân 37.368.255 đồng/ha, cao hơn so với ngoài sản xuất bình quân 6.455.920 đồng/ha (tăng 20,9% lợi nhuận). Qua đây, cũng tính được tỉ suất lợi nhuận đã đạt được 64,6%, vượt chỉ tiêu 50% của Đề án 1 triệu ha lúa đề ra. 

Với lợi thế vượt trội của giải pháp sạ cụm SGKH trong sản xuất lúa, hiện nay thiết bị sạ cụm SGKH đã được người sản xuất trong cả nước, từ Đồng bằng sông Cửu Long đến Đồng bằng sông Hồng tiếp nhận. Đơn vị cũng đã xuất khẩu máy sạ cụm qua Campuchia, Ấn Độ, và sắp tới máy sạ cụm cũng được đưa sang Philippines để giới thiệu với bà con nông dân nước này. 

Hiện nay Sài Gòn Kim Hồng đang phân phối 04 mẫu máy sạ cụm chính:

Thiết bị sạ cụm liên kết máy cấy, có chiều rộng băng sạ 3,0m, với 12 hàng, hàng cách hàng 25cm; năng suất gieo sạ 6 – 8 ha/ngày; Thiết bị sạ cụm liên kết máy cày lớn, có chiều rộng băng sạ từ 4,0 – 5,0m, với 16 – 20 hàng, hàng cách hàng 25cm; năng suất gieo sạ 8 – 12 ha/ngày; Thiết bị sạ cụm liên kết máy xới nhỏ (máy tèn hen), có chiều rộng băng sạ 3,0m, với 12 hàng, hàng cách hành 25 cm; năng suất gieo sạ 6 – 8 ha/ngày; Máy sạ cụm dẫn bộ, có chiều rộng băng sạ 2,0 m, với 8 hàng, hàng cách hàng 25cm; năng suất gieo sạ 3 – 4 ha/ngày. Máy thích hợp cho những đồng ruộng có nền đất yếu, lô thửa nhỏ.

Ngoài ra, các mẫu máy sạ cụm trên (trừ máy sạ cụm dẫn bộ) có thể tích hợp thêm bộ phận bón vùi phân, bộ phận phun thuốc diệt mầm để trở thành máy sạ cụm “2 in 1”, “3 in 1″…





Nguồn: https://danviet.vn/giam-luong-lua-giong-bang-may-sa-cum-nong-dan-giam-bon-phan-giam-xit-thuoc-lua-chat-day-xe-ai-cung-me-20250327125633674.htm

Cùng chủ đề

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Tiền Phong Marathon 2025, lan tỏa ý chí bền bỉ

Với cam kết nâng cao sức bền cho thế hệ trẻ Việt Nam, Nestlé MILO đồng hành cùng Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền...

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Không tốn thời gian hóng drama, làm gì buổi tối cho hữu ích?

Nhiều bạn trẻ tận dụng buổi tối để phát triển bản thân thay vì hóng drama. Học tập, đọc sách, và kết nối gia đình giúp cải thiện kỹ năng và sức khỏe tinh thần. Mạng xã hội trở thành sân khấu drama hấp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Thấy con động vật hoang dã có nhiều vảy bò từ vườn rau vào nhà, ông nông dân Lâm Đồng bắt nộp kiểm lâm

Khi ra đóng cổng sân để đi ngủ thì ông Trương Quang Phước phát hiện con động vật hoang dã tê tê java nên bắt lại rồi giao nộp cho cơ quan chức năng địa phương. ...

Hành trình giành học bổng 10 tỷ đồng trường quốc tế của nữ sinh Hà Nội

Đào Thị Quỳnh Anh - lớp 12 Anh 1, Trường THPT chuyên Sư phạm (Hà Nội) giành học bổng trị giá hàng chục tỷ đồng của Đại học Amherst, Mỹ. ...

Bài đọc nhiều

Ở huyện Kiến Thụy của Hải Phòng, kênh mương thủy lợi đang hỏng hóc, xuống cấp thế này đây

Trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ (Hải Phòng) có nhiều tuyến kênh mương thủy lợi bị hỏng, xuống cấp, không bảo đảm dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. ...

Bỏ lúa chuyển sang trồng bưởi, trai đất Lâm Đồng có bí quyết ra quả trĩu trịt, 10 trái đẹp cả 10

Một nông dân còn rất trẻ đã chuyển đổi đất lúa sang trồng bưởi da xanh. Những trái bưởi da xanh ruột đỏ, được xây dựng thành sản phẩm OCOP địa phương, mang lại những vụ quả ngọt. ...

Cây ấu, loại cây bơi giỏi, ra quả gọi là củ, ăn bùi ngọt, dân Vĩnh Long bán lãi tiền hơn trồng lúa

Nông dân ở xã Tân Hạnh (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đang bắt tay vào mùa thu hoạch trái ấu (củ ấu) vụ mùa khô (vụ nghịch). Trồng cây ấu mùa nghịch có giá bán củ ấu tăng hơn gấp 2 lần so với vụ ấu mùa lũ (vụ...

Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Thấu hiểu sự cần thiết của nguồn vốn để hiện thực các kế hoạch tài chính cá nhân, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình tín dụng “Hưởng vay ưu đãi – Khởi sắc tương lai” nhằm đồng hành cùng khách hàng cá nhân trong hành trình chinh phục các mục tiêu phục vụ đời sống và phát triển, mở rộng kinh doanh trong năm 2025.UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định...

Tên tỉnh Thanh Hóa có từ bao giờ, vì sao một ông vua nhà Nguyễn đổi từ Thanh Hoa sang Thanh Hóa?

Tên địa danh “Thanh Hoá” được các nhà khoa học xác định có từ năm 1029 đời vua Lý Thái Tông vương triều nhà Lý. Vậy trước và sau đó, danh xưng vùng đất Thanh Hoá ngày nay được đổi tên bao nhiêu lần? ...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Thấy con động vật hoang dã có nhiều vảy bò từ vườn rau vào nhà, ông nông dân Lâm Đồng bắt nộp kiểm lâm

Khi ra đóng cổng sân để đi ngủ thì ông Trương Quang Phước phát hiện con động vật hoang dã tê tê java nên bắt lại rồi giao nộp cho cơ quan chức năng địa phương. ...

Giá điều đầu vụ tăng cao, nông dân Bình Phước, Đồng Nai vẫn ngậm ngùi vì mưa trái mùa và sâu bệnh

Giá hạt điều đầu vụ tăng cao khiến nhiều nông dân kỳ vọng vụ mùa bội thu. Thế nhưng tại các vùng trồng trọng điểm như Bình Phước, Đồng Nai, mưa trái mùa và sâu bệnh hoành hành khiến nông dân lao đao vì nguy cơ mất mùa. ...

Mới nhất

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Đại diện duy nhất của Việt Nam lọt top 100 món rau ngon nhất thế giới

Rau muống xào tỏi mới đây đã được vinh danh là một trong 100 món rau ngon nhất thế giới, theo chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas. Theo đó, món ăn dân dã của Việt Nam được đánh giá 4,3/5 sao và đứng thứ 24 trong danh sách. Taste Atlas mô tả rau muống xào tỏi là món ăn...

Mới nhất

Khai mạc du lịch Cát Bà