Trang chủNewsDu lịchĐộc đáo Tết "năm cùng" của người Dao quần chẹt

Độc đáo Tết “năm cùng” của người Dao quần chẹt


Người Dao ở Thanh Hóa có hai nhóm chính là người Dao tiền cư trú ở vùng núi cao, tập trung chủ yếu ở huyện Mường Lát (bản Suối Tút, Con Dao, xã Quang Chiểu; Pù Quăn, xã Pù Nhi), và Dao quần chẹt sống tập trung tại huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy. Dân số hiện nay khoảng 7.400 người.

Độc đáo Tết

Tết “năm cùng” là một nét phong tục độc đáo và quan trọng nhất trong năm của đồng bào dân tộc Dao quần chẹt ở Thanh Hóa

Một trong 3 ngày Tết quan trọng của người Dao quần chẹt

Đối với người Dao, trong một năm họ có 3 cái Tết quan trọng là Tết Thanh minh, rằm tháng Bảy và Tết “năm cùng”. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là Tết “năm cùng”, vì đây là dịp để con cháu báo cáo với tổ tiên về một năm lao động của gia đình, dòng họ, bản làng.

Tại huyện Ngọc Lặc và Cẩm Thủy (nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Dao quần chẹt), vào thời điểm cuối tháng Chạp, khi mùa màng bội thu, phấn khởi với những thành quả lao động, người Dao sẽ tổ chức Tết “năm cùng” để báo cáo và tạ ơn ông bà tổ tiên về một năm lao động đã đạt được, đồng thời cầu mong ông bà, tổ tiên phù hộ, giúp đỡ cho gia đình, dòng họ và bản làng bước sang năm mới làm ăn “mưa thuận, gió hòa”.

Độc đáo Tết

Người Dao làm bánh dày, một trong những lễ vật không thể thiếu trong ngày Tết “năm cùng”

Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, dòng họ để tổ chức một cái Tết thật chu đáo, ấm cúng. Đây là dịp để anh em họ hàng tập trung nhau lại để góp cỗ làm Tết cho thật to, nhà ai có gì góp nấy, nhưng quan trọng nhất là trưởng họ.

Để tổ chức Tết, từ đầu tháng 9 Âm lịch, trưởng họ đã phải chuẩn bị gạo nếp ngon, nuôi lợn, nuôi gà để cuối năm khao cả họ. Nếu năm nào họ hàng và bạn bè đến đông thì Tết được xem là no ấm, thành công. Khi con cháu, người trong họ tộc đầy đủ nhất thì tổ chức Tết. Tất cả người trong dòng tộc tập trung về nhà trưởng họ để cùng ăn Tết.

Độc đáo Tết

Các thanh niên khỏe mạnh sẽ được giao nhiệm vụ giã nhuyễn cơm nếp để làm bánh

Độc đáo Tết

Bánh dày được dùng để ăn trong ngày Tết “năm cùng”

Ông Triệu Hùng Cường (thôn Thạch An, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy) cho biết Tết “năm cùng” là phong tục rất quan trọng đối với người Dao nên cứ cuối tháng 11, đầu tháng 12 Âm lịch hàng năm, hầu hết các gia đình trong thôn sẽ lần lượt chuẩn bị cỗ, mời thầy cúng về làm lễ và mời anh em, họ hàng, bạn bè đến ăn Tết.

Trong ngày Tết “năm cùng”, có 3 món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng là thịt lợn (thịt heo), gà và bánh dày. Heo được lựa chọn giống heo ngon, nuôi từ đầu năm. Khi làm thịt, heo phải mổ nguyên con, thủ heo được dùng để làm lễ cúng, phần còn lại được chế biến thành các món ăn.

Độc đáo Tết

Thầy cúng thực hiện các nghi lễ cúng tổ tiên

Để làm thịt heo, ngay từ sáng sớm, những thanh niên khoẻ mạnh, nhiệt tình trong dòng họ đều được trưởng họ huy động đến để đi bắt heo, mổ heo và tham gia vào việc làm thịt gà, giã bánh dày. Bánh dày được làm từ gạo nếp đồ thành xôi chín, sau đó cho vào cối đá giã nhuyễn, trộn cùng với vừng rang rồi nặn thành từng chiếc bánh tròn vừa ăn.

Ba thứ lễ vật không thể thiếu

Đối với người Dao, nghi lễ cúng là quan trọng nhất, thường sẽ có 3 thầy cúng thông thạo tiếng Dao cổ hành lễ. Họ là những người có mặt sớm nhất để lo lễ vật, bàn thờ giúp cho buổi lễ khỏi thiếu sót. Người Dao trong không quan trọng vật lễ, gia đình có gì thì cúng cái đó, tùy vào điều kiện kinh tế từng gia đình, nhà ai có điều kiện làm càng to càng tốt nhưng đầu heo và gà trống, bánh dầy là những thứ không thể thiếu.

Độc đáo Tết

Lễ cúng tổ tiên thường sẽ có 3 thầy cúng thực hiện các nghi lễ

Trong tín ngưỡng thờ cúng, đồng bào Dao chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Đạo giáo. Ba mâm lễ lần lượt được bày biện thành kính để cúng hương hỏa tổ tiên, cúng Bàn vương (thủy tổ của người Dao) và cúng quần chúng gia tiên (những người nhỏ hơn trong gia đình như vợ, con…).

Trong lễ cúng tổ tiên, người Dao không dùng hương mua ở chợ để đốt mà dùng loại hương làm bằng thứ vỏ cây được lấy ở trên rừng rất thơm mua về bỏ vào một cái chén nhỏ. Mỗi lần đốt một cái vỏ cây lại phải dùng một viên than hồng để đốt cùng, cho đến khi nào cái chén đầy than và vỏ hương mới thôi.

Độc đáo Tết

Sau khi dùng đầu để cúng tổ tiên, thịt heo sẽ được chế biến thành các món ăn

Các thầy cúng sẽ thay mặt gia chủ kính cáo với tổ tiên, Bàn vương, gia tiên những công việc đã làm được và những công việc còn chưa làm được trong năm, đồng thời cầu mong những điều may mắn, thuận lợi sẽ đến trong năm mới.

Gắn kết tinh thần đoàn kết dòng họ, cộng đồng

Theo phong tục, nghi lễ cúng Tết “năm cùng” sẽ được các thầy cúng thực hiện trong khoảng thời gian hơn 1 tiếng. Sau nghi lễ cúng, tất cả lễ vật được hạ xuống dọn ra cho con cháu cùng ăn Tết.

Độc đáo Tết

Các món ăn được bày chung hết vào mâm đã lót sẵn lá chuối

Theo tục của người Dao, tất cả thức ăn đều phải để trên lá chuối tươi. Trước khi cùng ăn bữa cơm thể hiện tình đoàn kết, ông trưởng họ đi một vòng mời rượu bà con họ hàng, chúc cho mọi người sức khỏe, cùng nhau phấn đấu để Tết năm sau sung túc và đông vui hơn. Đặc biệt hơn nữa, thầy cúng và các vị chức sắc trong làng, các con trai trong họ ngồi mâm riêng trong nhà lớn. Còn thanh niên, phụ nữ trong gia đình thì ăn ở ngoài sân hoặc nhà dưới.

Người Dao quần chẹt quan niệm gia đình nào có nhiều khách thăm nhà, ăn Tết “năm cùng” sẽ càng may mắn trong năm mới, vì thế trong những ngày Tết “năm cùng”, cộng đồng người Dao luôn sống trong không khí tràn đầy niềm vui. 

Độc đáo Tết

Khi lễ cúng xong, cỗ được bày ra để tất cả dòng họ, người thân, làng xóm cùng ăn Tết. Đối với người Dao, Tết “năm cùng” càng đông khách tới dự, chung vui thì năm đó Tết càng có nhiều may mắn

“Chúng tôi rất háo hức mong đến ngày Tết của dân tộc mình, tục lệ đã ăn sâu vào mỗi thế hệ nơi đây nên cứ đến ngày này ai cũng thấy phấn khởi nô nức để về dự tết với gia đình”- ông Dương Kim Khoa, thôn Bình Sơn, xã Cẩm Bình, chia sẻ.

Theo UBND huyện Cẩm Thủy, trên địa bàn hiện có gần 4.000 đồng bào dân tộc Dao quần chẹt sinh sống tại các xã Cẩm Bình, Cẩm Liên, Cẩm Châu và thị trấn Phong Sơn. Mỗi năm đồng bào dân tộc Dao đón 3 cái Tết là rằm tháng Bảy, Tết “năm cùng” và Tết thanh minh. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao, vì thế những năm qua huyện Cẩm Thủy luôn quan tâm, khuyến khích đồng bào Dao gìn giữ, bảo tồn và phát huy các nghi lễ, các nét đẹp văn hóa độc đáo này.

Độc đáo Tết

Tết “năm cùng” là nét văn hóa độc đáo, thể hiện tinh thần đoàn kết dòng tộc và cộng đồng

Những ngày cận kề Tết cổ truyền, nếu có dịp về các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), nơi có đồng bào dân tộc Dao sinh sống, chúng ta sẽ được sống trong không khí ngập tràn sắc Xuân, cùng thưởng thức Tết “năm cùng” với đồng bào người Dao quần chẹt nơi đây.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hương vị mâm cỗ ngày Tết của các dân tộc ở Cao Bằng

Mỗi dịp Tết Nguyên đán, các dân tộc ở Cao Bằng lại bày soạn những lễ vật, đồ cúng để chuẩn bị cho mâm cỗ ngày Tết với những bản sắc văn hóa riêng. Là hai dân tộc có dân...

Đặc sắc Ngày hội văn hóa dân tộc Dao lần II tại Yên Bái

Từ sáng sớm hàng nghìn bà con người Dao trong và ngoài xã Tân Phượng đã diện những bộ trang phục dân tộc đẹp nhất tụ họp về trung tâm xã để tham dự các hoạt động của Ngày hội văn hóa dân tộc Dao đỏ lần thứ II, năm 2024. Ông Triệu Tiến Tiên, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phượng, Phó Trưởng ban tổ chức Ngày hội cho biết, với bà con người Dao, đây thực sự...

Các dân tộc Dao ở biên giới Lạng Sơn

Các dân tộc Dao thường sinh sống ở các vùng biên giới, trong đó có tỉnh Lạng Sơn ở Việt Nam. Dân tộc Dao thường phân chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau, mỗi nhóm có đặc điểm văn hóa và trang phục riêng. Các dân tộc Dao ở biên giới Lạng Sơn thường có nền văn hóa độc đáo, được ảnh hưởng bởi vị trí địa lý và môi trường sống của họ. Dân tộc Dao ở vùng...

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích khi đi bẫy chim ở Sa Pa

Lực lượng chức năng thị xã Sa Pa, Lào Cai tìm kiếm nạn nhân mất tích. Ảnh: ĐVCC Thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thị xã Sa Pa, sau thời gian khẩn trương tổ chức tìm kiếm, đến khoảng 7h20 ngày 29.6, các lực lượng đã tìm thấy thi thể người mất tích tại suối Mường Hoa, cách địa điểm xảy ra mất tích khoảng 1km.Nguyên nhân mất tích được xác định do nạn nhân trượt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai cháu nhỏ 3 tuổi chết đuối thương tâm

(NLĐO) – Gia cảnh hai cháu đều rất khó khăn. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho các nạn nhân. ...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sẽ bị thanh tra để xử lý nghiêm ...

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

Thành lập 4 trạm y tế xã mới sau sáp nhập ở Quảng Bình

(NLĐO) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, tỉnh Quảng Bình đã triển khai sáp nhập, hợp nhất nhiều trạm y tế trên địa bàn. ...

Bài đọc nhiều

Du khách dự lễ "mở cổng trời" ở huyệt đạo thiêng

Rạng sáng mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ, hàng nghìn du khách hành hương về Khu di tích Am Tiên ở thị trấn Nưa, Thanh Hóa, để dự lễ "mở cổng trời" cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc, Năm Mới bình an.Hà Nội: Làng Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm dịp đầu XuânTưng bừng Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Ất Tỵ năm 2025 Khai hội chùa Hương Xuân Ất...

Lễ hội Lồng Tồng lớn nhất Bắc Kạn có gì đặc biệt?

Cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ "xuống đồng" lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn. Trước ngày tổ chức lễ hội Lồng Tồng, mỗi xã chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm gà, thịt lợn, trứng luộc, hai cặp bánh chưng, một cặp bánh chưng Tày (bánh chưng gói dài giống bánh tét...

Nét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm

Lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt. Mọi người đến chùa dâng hương, cầu một năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người trẻ đến chùa với tâm thế hình thức, chạy theo xu hướng mà chưa hiểu sâu sắc về ý nghĩa của tín ngưỡng. ...

Hà Nam đặt mục tiêu đón 5,1 triệu khách du lịch trong năm 2025

Kinhtedothi-Những năm qua, du lịch Hà Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của khu vực đồng bằng sông Hồng. Nối tiếp thành công đó, tỉnh đặt mục tiêu đón 5,1 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 với doanh thu dự kiến đạt 4.300 tỷ đồng. Hà Nam: điểm đến văn hóa, lịch sử và tâm linh hấp dẫn Hà Nam sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi...

Cùng chuyên mục

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Xuân 2025 xác lập kỷ lục Việt Nam

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ tại thành phố Thủ Dầu Một quy tụ hơn 108 đoàn lân sư rồng từ khắp các tỉnh thành, tạo nên một màn trình diễn hoành tráng, đậm bản sắc dân tộc.Xác lập kỷ lục Việt Nam với 102 món ăn chế biến từ tàu hũ kyXác lập kỷ lục nhà sưu tầm báo giấy với số lượng nhiều nhất tại Việt NamAn Giang: Xác lập kỷ lục 100...

Hết Tết, du khách vẫn rủ nhau đến điểm du lịch toàn màu tím

(NLĐO) - Dù đã hết Tết nhưng vào 2 ngày cuối tuần đầu tháng 2, điểm du lịch này vẫn luôn đón lượng lớn du khách ...

Sản vật đặc sản huyện Lâm Bình hội tụ tại Ngày hội văn hóa

Những sản vật, nông sản đặc sản đặc trưng, sản phẩm OCOP của các xã, thị trấn, thuộc huyện vùng cao Lâm Bình (Tuyên Quang) được bày bán tại Ngày hội văn hóa các dân tộc Lâm Bình. Tuyên Quang: Sản vật đặc sản huyện Lâm Bình hội tụ tại Ngày hội văn hóa ...

Để lễ hội là tín ngưỡng của cộng đồng

Ngày 3/2/2025, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Công điện số 09 về tổ chức lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất tỵ và Lễ hội xuân 2025. Điểm mới trong Công điện về lễ hội năm nay là quy định rõ việc tham gia lễ hội của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương. ...

cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng lưu trú du lịch

Kinhtedothi - Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình vừa có Văn bản số 132/SDL-TTr về việc cảnh báo hành vi lừa đảo khi đặt phòng lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh. Theo đó, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xuất hiện tình trạng lừa đảo du khách khi đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ qua mạng Internet. Các đối tượng giả mạo website, fanpage của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng có uy tín...

Mới nhất

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực,...

Nhộn nhịp thị trường đồ cúng Rằm tháng Giêng trên ‘chợ mạng’

Trên ‘chợ mạng’, những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được quảng cáo dày đặc với mức giá chỉ từ 800 nghìn đồng/mâm. Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên) là một ngày lễ quan trọng để người Việt Nam thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh, mong...

Đồng Nai đón 14 dự án xông đất đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD

Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký gần 738 triệu USD. Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USDChiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai...

Bao lâu và khi nào chúng ta nên kiểm tra cân nặng?

Nếu đang nỗ lực giảm cân, có thể bạn sẽ muốn cân mỗi ngày để theo dõi tiến độ. Việc cân hằng ngày có thể giúp bạn đi đúng hướng, nhưng cũng có thể dẫn đến suy nghĩ ám ảnh. ...

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Mới nhất