Trang chủNewsDu lịchCua mặt trăng Phú Quý không ngon bằng cua Cà Mau?

Cua mặt trăng Phú Quý không ngon bằng cua Cà Mau?


“Săn” cua mặt trăng

Cua "Mặt trăng" Phú Quý không ngon bằng cua Cà Mau?   - Ảnh 1.

Bến tàu cá trên đảo Phú Quý

Chuyến tàu cao tốc từ Phan Thiết ra đảo Phú Quý mấy ngày mưa bão vắng khách, nhưng thời điểm trước đó cứ mỗi cuối tuần lại nườm nượp người chen chân để trải nghiệm. 

Có mặt trên chuyến tàu cao tốc Phú Quý Express, lần đầu trải nghiệm đi biển giường nằm thật lạ lẫm. Hầu hết du khách lần đầu tiên trên tàu đều hứng khởi khi tàu bắt đầu dịch chuyển, nhưng chỉ qua vài lần sóng cao nhấp nhô, nhiều người đã bắt đầu xanh mặt. Hai tiếng rưỡi trôi qua thật dài, cuối cùng tàu cũng cập bến. Nhiều người đi cùng đoàn vật vờ vì say sóng, nhưng động lực trải nghiệm vùng đất mới giúp du khách nhanh hồi phục hơn. 

Đảo Phú Quý khá rộng, nhưng không có taxi hay xe buýt công cộng. Phương tiện di chuyển chủ yếu bằng xe máy, giá thuê 120.000 – 150.000 đồng/chiếc/ngày tùy loại, nhưng có một điểm chung là không có xăng, khách nhận xe từ bến tàu phải ghé đổ xăng ở trạm gần đó, và mức giá thấp nhất là… 50.000 đồng/lượt. 

Đi đảo nhất định phải thưởng thức hải sản, và đến đảo Phú Quý phải tìm cho được cua mặt trăng. Theo ngư dân trên đảo, cua mặt trăng là loại hải sản sống ẩn náu trong các bãi đá san hô xung quanh các hòn đảo, thường chỉ xuất hiện theo mùa gió nam. Xung quanh đảo Phú Quý có đến gần chục hòn đảo nhỏ, như hòn Trứng, hòn Khoai, hòn Tranh, hòn Tằm…, nơi có rất nhiều cua mặt trăng. Ngư dân thường chỉ chèo thuyền nhỏ ra các hòn đảo xung quanh đảo chính vào mùa gió nam là bắt cua một cách dễ dàng. Có nhiều người con trên đảo từng xa quê mấy chục năm, nay quay trở về tìm cua mặt trăng; nhưng không trúng mùa, nên kiếm đỏ mắt không có loại cua này.

Anh Cao Minh Hùng, ngụ tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) kể: “Nghe nói cua mặt trăng là đặc sản ở đây nên chúng tôi tìm đến những vựa hải sản lớn nhất trên đảo Phú Quý, nhưng chỉ có một vựa có loài cua này, giá lên đến 650.000 đồng/kg. Nhìn hình thức bên ngoài, cua mặt trăng có màu rất lạ, màu đỏ cam, đỏ hồng và pha lẫn những đốm màu đỏ đậm. Về kích cỡ cũng tương đương với cua Cà Mau nhưng càng có vè sắc bén và nhọn hơn nhiều”.

Không ngon bằng cua Cà Mau? 

Cua "Mặt trăng" Phú Quý không ngon bằng cua Cà Mau?   - Ảnh 2.

Cua mặt trăng là đặc sản thiên nhiên ở đảo Phú Quý, không dễ dàng tìm mua được

 Chị Nguyễn Thị Bích Phượng, giáo viên mầm non tại TP.HCM, chia sẻ: “Tranh thủ dịp nghỉ hè nên gia đình chúng tôi tổ chức đi đảo Phú Quý khoảng 9 người. Nghe nói đặc sản cua mặt trăng nên gọi thử cho biết. So về giá thì cao hơn cua Cà Mau nhưng nếu so về độ ngọt, thơm, thì tôi cho rằng không bằng cua Cà Mau. Nhiều người trong đoàn cũng có chung nhận định như thế”. 

Ông Trương Ngọc Tiến, ngụ tại P.Thạnh Lộc, Q.12 (TP.HCM), kể: “Tôi được thử qua cả hai loại cua nói trên nên có thể so sánh, cảm nhận được sự khác nhau. Cua mặt trăng do sinh sống tự nhiên ở biển nên vỏ rất dày, cứng như đá, và vì thế trọng lượng rất nặng. Với giá bán cao hơn và trọng lượng vỏ nặng hơn thì đương nhiên không thể so sánh với cua Cà Mau. Về chất lượng thịt thì cua mặt trăng dai hơn, nhưng vì vỏ quá cứng nên sẽ gây khó khăn cho thực khách. Dù cho có dụng cụ để tách vỏ thì cũng không dễ dàng lấy được thịt cua. Trong khi đó, cua Cà Mau được nuôi bán tự nhiên nên vỏ mỏng, thịt mềm, với nhiều người sẽ dễ ăn hơn”. 

Chị Nguyễn Thị Anh Thư, giám đốc một công ty kinh doanh hải sản xuất khẩu, nhận định: Cua biển Cà Mau được xem loại cua phổ biến và được nhiều người ưa thích bởi hàm lượng mỡ thấp, protein cao, dồi dào về khoáng chất và vitamin. Hầu hết nhà hàng, quán ăn hải sản tại các thành phố lớn trong cả nước đều lấy thương hiệu cua Cà Mau để quảng cáo dù có thể xuất xứ không đúng như vậy. Hiện nay, sản lượng cua biển Cà Mau khá lớn, không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó, cua mặt trăng là loại cua tự nhiên ở vùng biển xa bờ, số lượng không nhiều và cũng chưa thật sự đáp ứng được các tiêu chí nên chưa được lai tạo nhân giống hay nuôi thương phẩm mà chỉ khai thác trong môi trường tự nhiên. 

Anh Nguyễn Văn Lộc, một ngư dân trên đảo Phú Quý cho biết, với sự gia tăng nhanh của du khách đến đảo Phú Quý, nhu cầu thưởng thức cua mặt trăng cũng nhiều hơn, nhưng khách muốn ăn phải đặt trước vài ngày. Cua mặt trăng nhốt lâu sẽ không còn béo, tốt nhất là cua mới đem từ biển về ăn ngay sẽ rất thơm, ngon. 



Source link

Cùng chủ đề

Hàng trăm du khách phấn khởi lên tàu cao tốc ra Côn Đảo

Lượng khách của chuyến tàu cao tốc đầu tiên ra Côn Đảo khi hoạt động trở lại chưa nhiều nhưng đều phấn khởi vì đi lại thuận lợi, chi phí thấp hơn so với máy bay. ...

Quán ăn ‘chặt chém’, xử lý tội cưỡng đoạt tài sản được không?

Nhiều bạn đọc đặt vấn đề có thể xử lý quán ăn 'chặt chém' tội cưỡng đoạt tài sản được không? Như Tuổi Trẻ Online thông tin, mới đây một quán ăn ở Nha Trang (Khánh Hòa) bị tố tính giá thức ăn trên...

Dòng người đi quanh huyệt đạo trong ngày mở cổng trời

Sáng 6/2 (mùng 9 tháng Giêng), UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên, mở cổng trời trên đỉnh núi Nưa. ...

Du khách rải tiền lẻ khắp lễ hội “mở cổng trời”

(Dân trí) - Nhiều du khách rải tiền lẻ khắp bàn thờ, mâm đồ lễ, thậm chí xoa tiền lên quả cầu đá ở Khu Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền Nưa - Am Tiên (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Sáng 6/2 (mùng 9 tháng Giêng), đông đảo người dân và du khách thập phương đổ về Khu Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền Nưa - Am Tiên, thị trấn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Du khách dự lễ "mở cổng trời" ở huyệt đạo thiêng

Rạng sáng mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ, hàng nghìn du khách hành hương về Khu di tích Am Tiên ở thị trấn Nưa, Thanh Hóa, để dự lễ "mở cổng trời" cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc, Năm Mới bình an.Hà Nội: Làng Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm dịp đầu XuânTưng bừng Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Ất Tỵ năm 2025 Khai hội chùa Hương Xuân Ất...

Nét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm

Lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt. Mọi người đến chùa dâng hương, cầu một năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người trẻ đến chùa với tâm thế hình thức, chạy theo xu hướng mà chưa hiểu sâu sắc về ý nghĩa của tín ngưỡng. ...

Lễ hội Lồng Tồng lớn nhất Bắc Kạn có gì đặc biệt?

Cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ "xuống đồng" lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn. Trước ngày tổ chức lễ hội Lồng Tồng, mỗi xã chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm gà, thịt lợn, trứng luộc, hai cặp bánh chưng, một cặp bánh chưng Tày (bánh chưng gói dài giống bánh tét...

Hà Nam đặt mục tiêu đón 5,1 triệu khách du lịch trong năm 2025

Kinhtedothi-Những năm qua, du lịch Hà Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của khu vực đồng bằng sông Hồng. Nối tiếp thành công đó, tỉnh đặt mục tiêu đón 5,1 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 với doanh thu dự kiến đạt 4.300 tỷ đồng. Hà Nam: điểm đến văn hóa, lịch sử và tâm linh hấp dẫn Hà Nam sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi...

Cùng chuyên mục

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Xuân 2025 xác lập kỷ lục Việt Nam

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ tại thành phố Thủ Dầu Một quy tụ hơn 108 đoàn lân sư rồng từ khắp các tỉnh thành, tạo nên một màn trình diễn hoành tráng, đậm bản sắc dân tộc.Xác lập kỷ lục Việt Nam với 102 món ăn chế biến từ tàu hũ kyXác lập kỷ lục nhà sưu tầm báo giấy với số lượng nhiều nhất tại Việt NamAn Giang: Xác lập kỷ lục 100...

Hết Tết, du khách vẫn rủ nhau đến điểm du lịch toàn màu tím

(NLĐO) - Dù đã hết Tết nhưng vào 2 ngày cuối tuần đầu tháng 2, điểm du lịch này vẫn luôn đón lượng lớn du khách ...

Sản vật đặc sản huyện Lâm Bình hội tụ tại Ngày hội văn hóa

Những sản vật, nông sản đặc sản đặc trưng, sản phẩm OCOP của các xã, thị trấn, thuộc huyện vùng cao Lâm Bình (Tuyên Quang) được bày bán tại Ngày hội văn hóa các dân tộc Lâm Bình. Tuyên Quang: Sản vật đặc sản huyện Lâm Bình hội tụ tại Ngày hội văn hóa ...

Để lễ hội là tín ngưỡng của cộng đồng

Ngày 3/2/2025, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Công điện số 09 về tổ chức lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất tỵ và Lễ hội xuân 2025. Điểm mới trong Công điện về lễ hội năm nay là quy định rõ việc tham gia lễ hội của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương. ...

cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng lưu trú du lịch

Kinhtedothi - Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình vừa có Văn bản số 132/SDL-TTr về việc cảnh báo hành vi lừa đảo khi đặt phòng lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh. Theo đó, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xuất hiện tình trạng lừa đảo du khách khi đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ qua mạng Internet. Các đối tượng giả mạo website, fanpage của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng có uy tín...

Mới nhất

Hai nhóm thanh niên lao vào hỗn chiến tại lễ hội

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ vụ hỗn chiến khiến 2 thanh niên bị thương tại Lễ hội Mù Là ...

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên...

Hàng trăm phụ nữ mặc áo dài, đầu đội mâm bánh chưng thể hiện lòng thành kính tại giỗ vua Mai Hắc Đế

Ngày 9/2 (12 tháng Giêng) hàng nghìn người dân xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) mặc áo dài, đội mâm bánh chưng tham gia hội thi tại ngày giỗ vua Mai Hắc Đế để thể hiện...

Độc đáo Lễ hội Lồng Tông 2025

(CLO) Ngày 9/2, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch...

Mới nhất