Trang chủNewsDu lịchCơ hội cho du lịch làng nghề

Cơ hội cho du lịch làng nghề

Mới đây, 2 làng nghề truyền thống là gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc của Việt Nam đã gia nhập Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới. Sự kiện này không chỉ đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu làng nghề ra thế giới, mà còn phần thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề.

ảnh 3
Nhiều bạn trẻ thích thú với nghề thủ công. Ảnh: P. Sỹ.

Kết hợp giữa du lịch và làng nghề

Làng tranh Đông Hồ (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng với nghệ thuật in tranh dân gian độc đáo. Những bức tranh màu sắc tươi sáng, không chỉ là tác phẩm nghệ thuật mà còn chứa đựng triết lý sống sâu sắc của người Việt. Nhờ đó, làng tranh Đông Hồ thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá quy trình làm tranh thủ công tinh xảo.

Đến với Đông Hồ, ngoài trải nghiệm văn hóa truyền thống, du khách còn có cơ hội tự tay làm tranh ngay tại Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ, trong không gian đậm nét văn hóa truyền thống.

Nghề đan cói ở Ninh Bình từ lâu cũng nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tinh xảo. Những chiếc chiếu cói mềm mại, túi xách thời trang hay các vật dụng trang trí đều được làm thủ công tỉ mỉ bởi đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. Không chỉ dừng lại ở giá trị sử dụng, các sản phẩm đan cói còn phản ánh nét đẹp mộc mạc, giản dị của làng quê Việt Nam. Nhờ đó, làng nghề đan cói tại Ninh Bình đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Cũng giống như ở làng Đông Hồ, đến đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng quy trình sản xuất mà còn có cơ hội tự tay trải nghiệm nghệ thuật đan cói truyền thống; cảm nhận cây cói mềm mại, óng ả, có vai trò là sợi dây nối giữa biển với bờ, giữa những con người cần cù, khoẻ mạnh với thiên nhiên trù phú…

Còn ở miền Trung, làng nghề làm nón lá Huế không chỉ là biểu tượng của cố đô mà còn gắn liền với các hoạt động văn hóa như lễ hội áo dài, tạo nên trải nghiệm đặc sắc cho khách tham quan. Miền Nam nổi tiếng với các làng nghề thủ công truyền thống độc đáo như sơn mài Tương Bình Hiệp, gốm Lái Thiêu, Tân Vạn, điêu khắc đá Bửu Long và các làng nghề cây cảnh ở Bến Tre. Sự phong phú và đa dạng của hệ thống làng nghề nơi đây không chỉ phản ánh nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn mở ra tiềm năng phát triển mạnh mẽ cho du lịch làng nghề.

Theo đánh giá của ông Trịnh Quốc Đạt – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Những năm gần đây, các làng nghề ở Việt Nam đã khởi sắc, phát triển theo nhiều xu hướng, trong đó có xu hướng kết hợp giữa sản xuất và du lịch làng nghề. Nhiều làng nghề, phố nghề đang là bộ mặt văn hóa, du lịch, đồng thời kết nối với nhau cùng phát triển mạnh mẽ.

Hiện nay, làng dệt lụa Vạn Phúc có hơn 60 hộ gia đình làm nghề dệt lụa với xấp xỉ 200 khung dệt. Còn làng nghề gốm sứ Bát Tràng có 8.500 nhân khẩu nhưng có hơn 200 doanh nghiệp, hơn 1.000 gia đình sản xuất, kinh doanh gốm sứ, trong đó có 140 nghệ nhân và hàng nghìn thợ lành nghề.

Còn dưới góc nhìn của chuyên gia du lịch, ông Phạm Hải Quỳnh – Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á (ATI) cho rằng, việc kết hợp giữa du lịch và làng nghề không chỉ tạo ra nguồn thu nhập mới cho người dân địa phương mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Để du lịch làng nghề phát triển bền vững, cần lấy cộng đồng làm trung tâm, chú trọng đến giá trị văn hóa và cảnh quan thiên nhiên đặc trưng của từng địa phương.

“Việc phát triển du lịch cần dựa trên nền tảng văn hóa bản địa, đảm bảo sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong việc xây dựng và quản lý các sản phẩm du lịch” – ông Quỳnh cho biết.

ảnh 1
Du khách trải nghiệm làm gốm tại Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Ảnh: P. Sỹ.

Gìn giữ bản sắc, hài hòa lợi ích

Tuy nhiên, bên cạnh các lợi thế thì nhiều làng nghề truyền thống vẫn đối mặt với những thách thức, từ cơ sở hạ tầng hạn chế, quảng bá chưa hiệu quả đến áp lực từ thương mại hóa. Để phát triển bền vững, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương trong việc đầu tư, đổi mới sản phẩm và nâng cao nhận thức về bảo tồn văn hóa.

Những nỗ lực này không chỉ giúp giữ gìn giá trị truyền thống mà còn đưa du lịch làng nghề Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ thế giới.

Theo ông Phạm Hải Quỳnh, vẫn còn những thách thức trong việc phát triển du lịch làng nghề, như nguy cơ thương mại hóa quá mức dẫn đến mất đi bản sắc truyền thống, hoặc mâu thuẫn lợi ích giữa các thành viên trong cộng đồng. Do đó, cần có sự đồng hành chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các chuyên gia và cộng đồng để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hòa.

“Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm cho du khách, thông qua việc đào tạo kỹ năng cho người dân, cải thiện cơ sở hạ tầng và đa dạng hóa các hoạt động du lịch. Việc này không chỉ giúp thu hút du khách mà còn tạo điều kiện cho người dân địa phương nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống” – ông Quỳnh cho biết.

Cùng quan điểm, PGS.TS Phạm Trung Lương – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng, du lịch làng nghề không chỉ giúp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mà còn tạo cơ hội phát triển kinh tế cho cộng đồng địa phương. Để khắc phục những hạn chế trong phát triển du lịch ở làng nghề, cần có chiến lược phát triển bền vững, đảm bảo sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương và bảo vệ bản sắc văn hóa truyền thống. Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, hướng tới phát triển du lịch xanh và bền vững, cũng là một trong những giải pháp quan trọng.

Cũng theo các chuyên gia, thế hệ trẻ đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống ở Việt Nam. Với sự sáng tạo và năng động, giới trẻ đã mang đến những ý tưởng mới mẻ, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và công nghệ hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường. Tuy nhiên, cần phải có chính sách hấp dẫn để phát triển du lịch làng nghề. Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sớm để du khách quốc tế có thể dễ dàng tiếp cận thông tin du lịch về những làng nghề, chú trọng phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh, du lịch sạch… tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.

Với 5.400 làng nghề, trong đó có khoảng 2.000 làng nghề truyền thống, thời gian qua, du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Có thể kể đến một số làng nghề nổi bật như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) hay làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh)… không chỉ giữ gìn giá trị nghệ thuật lâu đời, các làng nghề còn thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm nhờ các hoạt động trải nghiệm độc đáo.



Nguồn: https://daidoanket.vn/co-hoi-cho-du-lich-lang-nghe-10300472.html

Cùng chủ đề

Kiếm bộn tiền từ nghề nấu mật mía phục vụ Tết

(NLĐO)- Nhờ nghề này mà nhiều gia đình ở "thủ phủ" mật mía lớn nhất xứ Thanh có được một nguồn thu ổn định mỗi dịp Tết đến, Xuân về ...

Bình Định: Làng nghề truyền thống tất bật vào vụ Tết

Thị xã An Nhơn (Bình Định) được mệnh danh là “vùng đất trăm nghề”, với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Làng nghề bánh, bún; làng nghề rượu Bàu Đá; làng nghề gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu… Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, cũng là lúc không khí ở các làng nghề trở nên tấp nập, rộn ràng hơn.Đồng hành với chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB trong các hoạt động chi...

Về làng nghề ‘biến’ đất sét thành những con vật ‘biết nói’ ngày giáp Tết

TPO - Làng nghề truyền thống làm heo đất có tuổi đời hơn nửa thế kỷ ở Bình Dương rộn ràng hơn trong những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025 với những nghệ nhân cặm cụi tô điểm, thổi hồn vào những khối đất sét... 07/01/2025 | 06:17 ...

Về làng rượu Kim Long trong “tứ đại danh tửu” những ngày cận Tết

Những ngày gần cuối năm, làng nấu rượu bằng nồi đồng hơn 200 năm nổi tiếng ở Quảng Trị tất bật đỏ lửa để kịp các đơn đặt hàng cho dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

“Ứng Hòa – Miền di sản ngoại đô”: Phát huy thế mạnh độc đáo vùng ngoại đô Hà Nội

(Tổ Quốc) - Tối 27/12, tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Chương trình quảng bá du lịch Hà Nội: "Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô". ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bản tin Mặt trận sáng 25/2

Bản tin Mặt trận sáng 25/2 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Ông Nguyễn Nhân Chinh làm Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Ninh; Bác sĩ Vũ Thị Chín - người cán bộ Mặt trận tận tuỵ với nhân dân, đất nước; Hải Dương: Thêm nhiều xã nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao; Phát triển nông thôn mới gắn với chuyển đổi xanh. ...

Không ‘đánh trống bỏ dùi’

Đây là một trong 5 quan điểm được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quán triệt các cấp quản lý khi thực hiện quy định mới về dạy thêm, học thêm. Ngày 24/2, Đoàn kiểm tra của Bộ GDĐT...

Giám đốc Sở Tài chính làm Bí thư Quận uỷ Kiến An

Ngày 24/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng công bố quyết định về công tác cán bộ tại quận Kiến An, quận An Dương. Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng trao quyết định điều động và chỉ định...

Tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác giám sát, phản biện xã hội cho cán bộ Mặt trận

"Kế hoạch giám sát, phản biện phải rõ việc, rõ kết quả, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải. Khi thực hiện giám sát chú trọng lựa chọn thành viên đoàn là các chuyên gia, các vị hội đồng tư vấn có kinh nghiệm chuyên môn sâu, có uy tín tập hợp quần chúng", Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh tại buổi tập huấn. ...

Trao Quyết định của Chủ tịch nước cho 5 sỹ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình

Theo Cục Gìn giữ Hòa bình Việt Nam, đến nay, Việt Nam đã cử gần 1.100 lượt cán bộ, nhân viên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại 3 phái bộ và Trụ sở Liên hợp quốc. ...

Bài đọc nhiều

9 xu hướng du lịch của năm 2025: Bạn thuộc nhóm nào?

Báo cáo Dự đoán Xu Hướng Du Lịch thường niên cho thấy rằng thay vì nghỉ dưỡng đơn thuần, nhiều du khách Việt Nam mong muốn tái định nghĩa cách họ trải nghiệm và kết nối với thế giới xung quanh.Du lịch đón Tết trở thành xu hướng mới nổi của người dân Trung Quốc9 xu hướng sẽ định hình diện mạo ngành du lịch trong năm 2025Vinpearl dẫn đầu Du lịch xanh, bền vững – xu hướng mới...

Lạc lối về với hoa mận trắng muốt trên cao nguyên Bắc Hà

(Tổ Quốc) - Lập xuân, cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) lại bừng lên sắc trắng tinh khôi của hoa mận. Khắp các triền đồi, thung lũng, những cành mận khẳng khiu bỗng chốc phủ kín hoa, tạo nên khung cảnh thơ mộng như tranh vẽ. ...

Đại diện Việt Nam đăng quang ngôi vị Nam vương Du lịch Thế giới 2025

Vượt qua top 30 thí sinh đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ, Nguyễn Hữu Hưng, đại diện Việt Nam, xuất sắc giành ngôi vị Nam vương Cuộc thi Nam vương Du lịch Thế giới 2025 tại tỉnh Ninh Thuận.Dàn Hoa hậu, Á hậu, Nam vương "quậy tưng bừng" trong bộ ảnh chào Xuân mớiDàn nam vương khắp châu lục "mê mẩn" NovaWorld Phan ThietChàng trai quê Hải Dương đăng quang Nam vương Du lịch Thế giới 2025 Nguồn:...

"Best of the Best Destinations": Việt Nam giành nhiều giải thưởng quan trọng

Việt Nam được vinh danh ở nhiều hạng mục hàng đầu thế giới năm 2025 khi nền tảng du lịch trực tuyến Tripadvisor công bố giải thưởng "Travelers' Choice Awards Best of the Best Destinations."Lượng tìm kiếm quốc tế về điểm đến tại Việt Nam tăng mạnh 2 tháng đầu nămTripadvisor: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là những điểm đến hàng đầuChinh phục du khách quốc tế: Đi tìm lời giải “tại sao điểm đến là...

36 thí sinh đăng kí dự Cuộc thi Rang cà phê Việt Nam năm 2025

Sáng 18/2, ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết, Ban tổ chức Cuộc thi Rang cà phê Việt Nam năm 2025 (Vietnam Amazing Roast Master) đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi của 36 thí sinh đến từ 13 tỉnh và thành phố trong cả nước. ...

Cùng chuyên mục

Đắk Lắk sẵn sàng cho Lễ hội càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành, khách sạn của tỉnh Đắk Lắk chuẩn bị đầy đủ điều kiện phục vụ nhu cầu du khách tham gia Lễ hội càphê Buôn Ma Thuột lần 9 năm 2025 từ ngày 9-13/3.Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột: Nâng tầm càphê Việt thành văn hóa, nghệ thuật thế giớiQuảng bá càphê Việt Nam tại Lễ hội thế giới càphê Copenhagen 2024Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột thu hút hơn 90.000 lượt du khách Nguồn:...

Lạng Sơn thu gần 1.000 tỷ đồng sau một tuần mở hội Kỳ Cùng

Sau gần 1 tuần mở hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ, người dân TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã thu gần 1.000 tỷ đồng từ các dịch vụ ăn nghỉ, giao thông vận tải. ...

2 sản phẩm du lịch Việt Nam lọt top trải nghiệm năm 2025

Kinhtedothi - Nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor vừa công bố Top 10 Trải nghiệm thú vị không thể bỏ qua năm 2025, trong đó du lịch Việt Nam được vinh danh 2 sản phẩm vào danh sách này. Cụ thể, tour khám phá Hà Nội bằng xe máy về đêm do phụ nữ cầm lái được xếp ở vị trí thứ 4. Theo đó, du khách tham gia trải nghiệm sẽ có cơ hội...

Lào Cai đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch trong 2 tháng đầu năm 2025

NDO - Theo thống kê của Sở Du lịch Lào Cai, trong 2 tháng đầu năm 2025, các điểm du lịch toàn tỉnh đã đón hơn 2 triệu lượt du khách, tăng 93% so cùng kỳ năm 2024. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 này thời tiết đẹp thuận lợi cho các du khách đến Lào Cai để tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà, Y Tý. Đồng thời,...

2.400 khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng

(Tổ Quốc) - Sáng 24/2, tàu Adora Cruise là hãng tàu tàu biển lớn nhất thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc theo lộ trình cảng Quảng Châu - Tiên Sa - cảng Quảng Châu đã cập cảng Tiên Sa mang theo 2.400 khách. ...

Mới nhất

TP.HCM: dồn lực nâng tầm bệnh viện quận, huyện

Trong khi một số ít bệnh viện quận huyện chậm bứt phá, đã có nhiều bệnh viện nỗ lực chuyển mình. Tại TP.HCM nhiều...

Doanh nghiệp có thể đầu tư nghiên cứu phát triển gấp 10

Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN, ĐMST) và...

Tuần lễ giống, nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM có các nước ASEAN tham gia

Năm nay, TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ giống, nông nghiệp công nghệ cao và sinh vật cảnh 2025 với chủ đề "Nông nghiệp Thành phố gắn với hội nhập...

Thi học sinh giỏi cấp thành phố năm 2025 có môn thi mới và mức thưởng mới

Sáng 25.2, gần 7.000 học sinh lớp 12 của TP.HCM đã tham gia vào kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm...

Một tô phở ở sân bay Tân Sơn Nhất có giá 88.000-138.000 đồng

Từ khu vực nhà ga đi, ga đến, thậm chí cả lối vào nhà vệ sinh hay khu vực giữ xe ở sân bay Tân Sơn Nhất, hàng quán mọc lên như nấm. Một tô phở bò tại hệ thống Big Bowl từ 88.000 - 138.000 đồng,...

Mới nhất