Trang chủChính trịNgoại giao"Bó tre" giúp Việt Nam đứng vững trước sóng gió địa chính...

“Bó tre” giúp Việt Nam đứng vững trước sóng gió địa chính trị


Bài viết trích từ phần phỏng vấn của TS. Prashanth Parameswaran, chủ bút Bản tin ASEAN Wonk với TS. Nguyễn Hùng Sơn, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao về chủ đề “Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 và ngoại giao cây tre Việt Nam” đăng tải ngày 14/2.

ASEAN - 'Bó tre' giúp Việt Nam đứng vững trước sóng gió địa chính trị
TS. Nguyễn Hùng Sơn, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao khẳng định, ASEAN là ngôi nhà, là điểm tựa để Việt Nam vững vàng trước môi trường địa chính trị thách thức. (Nguồn: ASEAN Wonk)

Gia nhập ASEAN năm 1995 là một trong những bước ngoặt quan trọng của Việt Nam trong bối cảnh khu vực còn tồn tại nhiều căng thẳng lúc bấy giờ. Tính đến nay, đã gần 30 năm Việt Nam là thành viên ASEAN và có nhiều đóng góp đáng kể. Từng đảm nhận nhiều vị trí trong ngành Ngoại giao, tham gia vào các vấn đề liên quan ASEAN, theo ông nhận thức và chính sách đối ngoại của Việt Nam về ASEAN đã thay đổi như thế nào qua các giai đoạn?

Chúng ta đang kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và đây là một trong những quyết sách đối ngoại thành công nhất của Việt Nam. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Việt Nam quyết định tham gia khối ASEAN, mở đầu cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, đặt nền móng cho những thành công mà đất nước đã đạt được trong gần 4 thập kỷ qua. Có thể nói, ASEAN mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích và là một trong những trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Là một nhà ngoại giao, tôi từng công tác tại Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) và có cơ hội theo dõi quá trình này. Tôi đã chứng kiến Việt Nam ngày càng chủ động hơn trong các hoạt động của khối. Hiện Việt Nam đang triển khai sáng kiến quan trọng là Diễn đàn Tương lai ASEAN (ASEAN Future Forum), thể hiện vai trò đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN trong bối cảnh Hiệp hội đang đứng trước nhiều bước chuyển quan trọng.

Những năm gần đây, cụm từ “ngoại giao cây tre” được nhắc đến khá nhiều khi đề cập chính sách đối ngoại của Việt Nam, biểu hiện qua hình ảnh thân tre vững chắc, rễ bám sâu, cành lá linh hoạt trước giông bão. Theo ông, ASEAN có vai trò như thế nào trong cách tiếp cận ngoại giao cây tre Việt Nam, nhất là trong bối cảnh địa chính trị khu vực ngày càng phức tạp?

“Ngoại giao cây tre” là phép ẩn dụ đặc sắc mô tả đặc trưng của chính sách đối ngoại Việt Nam, trong đó có yếu tố gắn kết với bạn bè, đối tác để cùng kiên cường và vững vàng hơn. ASEAN chính là một phần quan trọng trong mục tiêu đó. Tổ chức này mang lại sự đoàn kết, sức mạnh tập thể – điều mà một quốc gia đơn lẻ khó có thể đạt được.

Trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, khi nhiều quốc gia chịu tác động từ cạnh tranh nước lớn, việc có những người bạn, những đối tác là vô cùng cần thiết. ASEAN chính là ngôi nhà, là điểm tựa để Việt Nam vững vàng trước môi trường địa chính trị thách thức. Nếu dùng hình ảnh “cây tre”, thì ASEAN chính là “bó tre”, gắn kết lại để tạo nên sức mạnh bền vững.

Ngày 13/2, tại Hà Nội, Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí Phạm Thu Hằng và Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao Trịnh Minh Mạnh đã chủ trì sự kiện họp báo Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 - AFF 2025. (Ảnh: Anh Sơn)
Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí Phạm Thu Hằng và Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao Trịnh Minh Mạnh chủ trì họp báo Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 – AFF 2025, ngày 13/2 tại Hà Nội. (Ảnh: Anh Sơn)

Trước đây, phần lớn các cuộc đối thoại khu vực chủ yếu diễn ra ở các quốc gia thuộc Đông Nam Á mạnh về lĩnh vực hàng hải, điển hình như Đối thoại Shangri-La ở Singapore hay Hội nghị bàn tròn châu Á – Thái Bình Dương tại Malaysia. Vì vậy, sáng kiến này của Việt Nam góp phần tạo cân bằng trong vai trò điều phối và kết nối đối thoại khu vực. Trong vai trò Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, một trong những đơn vị chính chịu trách nhiệm tổ chức, ông đánh giá thế nào về quá trình Việt Nam khởi xướng và lan tỏa sáng kiến Diễn đàn Tương lai ASEAN?

ASEAN vốn là tổ chức có rất nhiều hội nghị và sáng kiến, đặc biệt từ các quốc gia Đông Nam Á hàng hải như Singapore hay Malaysia. Ban đầu, một số ý kiến cho rằng việc bổ sung thêm một hội nghị nữa sẽ khá khó khăn. Nhưng Việt Nam nhận thấy dù số lượng nhiều, nhưng chất lượng các cuộc thảo luận chưa đủ đáp ứng, đặc biệt trong thời điểm then chốt như hiện nay.

Chúng ta cần nhiều hơn những cuộc đối thoại chiến lược, ý tưởng sáng tạo và giải pháp đột phá để đối phó thách thức mà khối này đang đối mặt. Vì vậy, Việt Nam đề xuất ý tưởng về một cơ chế đối thoại theo mô hình kênh 1.5 dành riêng cho ASEAN. Đây chính là điểm còn thiếu trong khu vực. Hiện đã có một số cơ chế đối thoại tương tự như Đối thoại Shangri-La, Diễn đàn châu Á – Thái Bình Dương, Đối thoại Quốc phòng Indonesia, Diễn đàn Jeju. Tuy nhiên, chưa có một diễn đàn nào tập trung hoàn toàn vào ASEAN và quan hệ giữa khối này với các đối tác. Vì vậy, Việt Nam quyết định đề xuất sáng kiến này để lấp đầy khoảng trống đó.

Rất may mắn, trong lần tổ chức đầu tiên và sắp tới đây là lần thứ hai, Việt Nam nhận được những phản hồi, ủng hộ tích cực từ khu vực. Còn quá sớm để khẳng định liệu sáng kiến này có thể duy trì lâu dài hay không, nhưng tôi tin rằng đang có một khoảng trống mà Việt Nam nỗ lực lấp đầy, và điều này mang lại giá trị thiết thực cho ASEAN cũng như khu vực.

Với bất kỳ sáng kiến nào trong ASEAN, việc nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia thành viên là rất quan trọng. Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN vào năm 2024 và sau đó sáng kiến này được đề cập trong Tuyên bố chung của khối tại Vientiane (Lào). Đây là một năm quan trọng với ASEAN khi công bố Tầm nhìn 2045 nhằm xây dựng cộng đồng khu vực trong 20 năm tới. Xin ông chia sẻ thêm về quá trình phổ biến sáng kiến này và mức độ ủng hộ của các quốc gia thành viên?

Khi đưa ra sáng kiến, Việt Nam đã chủ động chia sẻ ý tưởng với các đối tác, bạn bè khu vực. Chúng tôi đã báo cáo với Bộ trưởng Ngoại giao và lãnh đạo các nước ASEAN để giải thích mục đích sáng kiến. Đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN năm 2024, Lào mong muốn nhận được sự ủng hộ trong thúc đẩy các cuộc thảo luận nội khối.

Việt Nam nói rất rõ với đối tác Lào rằng đây chính xác là điều chúng tôi muốn làm để hỗ trợ vai trò Chủ tịch ASEAN của Vientiane – tạo thêm cơ hội đối thoại giữa ASEAN và các đối tác trên thế giới, cũng như lấp đầy những khoảng trống mà Lào cảm thấy chưa thực hiện được trong thúc đẩy đối thoại khu vực. Vì vậy, họ đã ủng hộ sáng kiến này và Thủ tướng Lào cùng Thủ tướng Việt Nam đã chủ trì khai mạc Diễn đàn năm ngoái.

Nhiều đối tác đối thoại của ASEAN cũng tán thành sáng kiến, tham dự trực tiếp hoặc gửi thông điệp qua video để thể hiện sự ủng hộ. Sáng kiến này sau đó được đề cập trong Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, phản ánh sự ghi nhận của khối về giá trị sự kiện. ASEAN thấy rằng đây là sáng kiến ý nghĩa và quyết định tiếp tục ủng hộ nếu Việt Nam tổ chức lần nữa. Đó là lý do Việt Nam chuẩn bị tổ chức lần thứ hai năm nay.

Lần này, chúng tôi thuyết phục được Malaysia rằng sáng kiến này cũng sẽ hỗ trợ vai trò Chủ tịch ASEAN của họ. Thủ tướng Malaysia dự kiến trực tiếp tham gia khai mạc cùng Thủ tướng Việt Nam. Tôi rất vui khi năm nay Việt Nam nhận được sự ủng hộ còn lớn hơn từ ASEAN và các đối tác.

Nhiều lãnh đạo, Bộ trưởng xác nhận sẽ tham gia trực tiếp, số lượng người đăng ký tham dự tăng đáng kể. Điều này cho thấy các quốc gia trong khu vực đánh giá cao Diễn đàn, sẵn sàng dành thời gian và nguồn lực tham gia.

ASEAN - 'Bó tre' giúp Việt Nam đứng vững trước sóng gió địa chính trị
ASEAN mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích và là một trong những trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước ta. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Các cuộc đối thoại trong khu vực đang thay đổi theo thời gian, trước đây thường tập trung nhiều vào an ninh và quốc phòng, nhưng khái niệm an ninh nay đã được mở rộng, bao hàm cả vấn đề kinh tế, môi trường và khí hậu. Dường như Diễn đàn Tương lai ASEAN đang cố gắng tiếp cận những vấn đề lớn theo cách đa chiều hơn, về xu hướng địa kinh tế và vấn đề toàn cầu. Diễn đàn năm nay sẽ mang lại những nội dung mới gì và Việt Nam vạch định hướng tương lai cho chương trình ra sao?

Vì đây là Diễn đàn Tương lai ASEAN, nên ASEAN chính là trọng tâm của mọi thảo luận. Chúng tôi thiết kế chương trình sao cho ASEAN là chủ thể của đối thoại, là bên dẫn dắt thảo luận, thể hiện vai trò lãnh đạo trong tất cả phiên họp. Trong mỗi phiên, chúng tôi cố gắng mời một nhà lãnh đạo quan trọng hoặc học giả ASEAN uy tín để dẫn dắt đối thoại.

Bên cạnh đó, Diễn đàn cũng có cách tiếp cận mang tính tương lai. Chúng tôi tập trung vào các vấn đề mới nổi có thể ảnh hưởng tương lai ASEAN, tác động tới hoạt động khối trong những năm tới.

Chúng tôi cố gắng cân bằng giữa các lĩnh vực, không chỉ tập trung vào an ninh mà còn các vấn đề phát triển. Năm nay, Việt Nam dành nhiều thời lượng cho nội dung công nghệ, với hai phiên thảo luận chuyên sâu về công nghệ và tương lai công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ nội khối, tận dụng cơ hội từ cách mạng công nghệ toàn cầu, và giúp khu vực thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng này.

Tóm lại, Việt Nam cố gắng xây dựng một diễn đàn toàn diện, tập trung vào ASEAN, có tư duy hướng tới tương lai và linh hoạt về chương trình. Tinh thần chung là phản ứng linh hoạt theo nhu cầu thực tế và hỗ trợ chương trình nghị sự của nước Chủ tịch ASEAN.

Chúng tôi quan sát những ưu tiên của Chủ tịch ASEAN và điều chỉnh để bổ trợ cho những nội dung đó, biến Diễn đàn thành một phần trong nỗ lực chung của ASEAN nhằm định hình chương trình nghị sự khu vực.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Nguồn: nhandan.vn)
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. (Nguồn: Báo Nhân dân)

Việt Nam đang tiến gần đến kỳ đại hội Đảng tiếp theo vào đầu năm tới, và theo như lời Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong khi đó, môi trường chính trị quốc tế đang có nhiều thay đổi, Mỹ có chính quyền mới bên cạnh những biến động ở châu Âu và Trung Đông. Ông nhìn nhận thế nào về những thay đổi trong chính sách đối ngoại Việt Nam thời gian tới, giữa bối cảnh vừa có sự tiếp nối, vừa có sự chuyển đổi?

Nhận định của Tổng Bí thư Tô Lâm phản ánh thực tế rằng, thế giới đang ở một bước ngoặt lớn, với sự chuyển dịch nhanh chóng sang trật tự đa cực, biến đổi nhanh chóng và chưa định hình hoàn toàn. Đồng thời, Việt Nam cũng bước vào một giai đoạn phát triển mới sau gần 40 năm Đổi mới, đạt được nhiều thành tựu đáng kể và hiện sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển khác.

Mục tiêu là đẩy nhanh tốc độ phát triển, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, và tiến lên nấc thang cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Sau 4 thập kỷ tích lũy nền tảng kinh tế, đất nước cần đặt tham vọng cao hơn, hướng đến một giai đoạn phát triển mà tư duy và hành động cũng phải khác đi. Vì vậy, những thay đổi chính yếu sẽ nằm ở cách Việt Nam quản trị đất nước, cách ứng xử với biến động quốc tế, cũng như cách khai thác cơ hội và đối phó thách thức bên ngoài.

Chẳng hạn, về công nghệ, Tổng Bí thư Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh rằng Việt Nam phải tận dụng được cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra trên thế giới. Nếu không nắm bắt được cơ hội này, đất nước sẽ tụt hậu và khó đạt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Do đó, chúng ta phải hành động khác đi để tận dụng cơ hội này. Diễn đàn Tương lai ASEAN là một trong những nỗ lực góp phần định vị đất nước trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội gặp mặt Nhóm Phụ nữ cộng đồng ASEAN

NDO - Chiều 17/3, tại Nhà Quốc hội, bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Phu nhân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt thân mật Nhóm Phụ nữ cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH). Cùng dự gặp mặt có bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội. NDO -...

Truyền thống, tương đồng là hành trang, phát triển bền vững và tương lai ASEAN là đích đến

Từng giữ vai trò Đại sứ Việt Nam tại Indonesia, Phó Tổng thư ký ASEAN, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cho rằng chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Ban thư ký ASEAN và Indonesia lần này mang tính biểu tượng sâu sắc. Khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Indonesia là "trái ngọt" của hành trình gắn kết 7 thập kỷ, mở ra những chân trời hợp tác mới cho hai nước cùng mục tiêu phát triển, đích đến, có lợi cho nhân dân hai nước và cả ASEAN.

Sẽ là từ ASEAN và cùng ASEAN

Hoà bình, an ninh và phát triển bền vững của Việt Nam gắn chặt hữu cơ với ASEAN.

Việt Nam đóng góp hết sức mình cho sự phát triển của ASEAN

Khẳng định ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, đóng góp tích cực vào các công việc chung của Hiệp hội. ...

Việt Nam “có công” trong việc định hình các chiến lược của ASEAN

Trong cuộc trao đổi độc quyền với phóng viên Báo Thế giới và Việt Nam, Đại sứ Nhật Bản tại ASEAN Kiya Masahiko nhấn mạnh vai trò quan trọng của Việt Nam trong sự phát triển của Hiệp hội và trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác giữa ASEAN với các nước, bao gồm Nhật Bản.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm mặt 12 tính năng trên iPhone 17 Air sắp ra mắt

Dự kiến Apple sẽ ra mắt mẫu điện thoại siêu mỏng iPhone 17 Air vào tháng 9 tới với hàng loạt tính năng mới, hứa hẹn mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.

Doanh nghiệp Mỹ, EU có thể thiệt hại gần 10.000 tỷ USD/năm với thuế quan của ông Trump

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, nước này không có ý định tạo ra bất kỳ ngoại lệ nào đối với thuế thép và nhôm từ Liên minh châu Âu (EU), đồng thời áp thuế đối ứng và thuế theo lĩnh vực từ ngày 2/4 tới.

Ukraine tấn công tỉnh Belgorod của Nga, đi bước chuẩn bị cho lệnh ngừng bắn

Ngày 17/3, Thống đốc tỉnh Belgorod của Nga Vyacheslav Gladkov cho biết, Lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công 6 khu định cư ở tỉnh này.

Giá cà phê thiết lập đỉnh mới, hệ lụy do giá bán quá cao, khả năng thị trường điều chỉnh trong thời gian tới?

Sản lượng cà phê niên vụ 2024 - 2025 của Việt Nam dự kiến giảm 5% so với niên vụ trước đó xuống khoảng 27 triệu bao, theo chia sẻ từ Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (Vicofa).

Bảo vệ sức khoẻ bằng cách thêm mật ong và đinh hương vào trà xanh

Thêm đinh hương và mật ong vào trà xanh giúp tiêu hóa tốt hơn, chống viêm, tăng miễn dịch và trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân, giảm căng thẳng.

Bài đọc nhiều

Việt Nam – Điểm sáng trong chiến lược châu Á của Italy

Hơn 120 đại biểu đến từ các cơ quan ngoại giao, chính quyền và doanh nghiệp đã tham dự hội nghị "Gặp gỡ châu Á" được tổ chức ngày 14/3 tại Tòa thị chính Rome, Italy nhằm thảo luận về các vấn đề then chốt trong quan hệ song phương, đặc biệt là thương mại, văn hóa và du lịch.

Việt Nam-Hoa Kỳ ký kết và công bố nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế

Sáng 13/3 theo giờ địa phương, tại trụ sở Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) ở thủ đô Washington D.C, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer để trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây là cuộc...

IFC, SECO hỗ trợ 500.000 DN Việt Nam tiếp cận nguồn vốn 35 tỷ USD

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế có độ mở cao nhất thế giới, với gần 50% GDP đến từ xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ (SME), vẫn gặp khó khăn trong việc duy trì dòng tiền khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc thanh toán chậm, thường từ 30-60 ngày, khiến doanh nghiệp khó mở rộng đơn hàng và tìm kiếm đối...

“Sai lầm khủng khiếp” trong chiến tranh xâm lược Việt Nam qua thừa nhận của cựu Bộ trưởng McNamara

Robert S. McNamara (1916-2009), người được coi là một trong những “kiến trúc sư chính” của cuộc chiến tại Việt Nam, giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ năm 1961 đến 1968 dưới thời chính quyền Tổng thống John F. Kennedy và Tổng thống Lyndon B. Johnson, với vai trò quan trọng đến nỗi cuộc chiến tại Việt Nam còn được phía Mỹ gọi là “Cuộc chiến của McNamara” (“McNamara’s War”) . ...

Giá vàng tăng vù vù, mốc 3.000 USD lung lay, đà tăng bao giờ kết thúc?

Giá vàng hôm nay 15/3/2025: Giá vàng thế giới tương lai đã chính thức vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce. Trong nước, xu hướng tăng giá chưa từng thấy đưa giá vàng nhẫn liên tiếp lập đỉnh mới, vượt 96 triệu đồng một lượng. Điều gì đang xảy ra và giá vàng sẽ còn tăng đến khi nào?

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Mỹ, EU có thể thiệt hại gần 10.000 tỷ USD/năm với thuế quan của ông Trump

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, nước này không có ý định tạo ra bất kỳ ngoại lệ nào đối với thuế thép và nhôm từ Liên minh châu Âu (EU), đồng thời áp thuế đối ứng và thuế theo lĩnh vực từ ngày 2/4 tới.

Giá cà phê thiết lập đỉnh mới, hệ lụy do giá bán quá cao, khả năng thị trường điều chỉnh trong thời gian tới?

Sản lượng cà phê niên vụ 2024 - 2025 của Việt Nam dự kiến giảm 5% so với niên vụ trước đó xuống khoảng 27 triệu bao, theo chia sẻ từ Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (Vicofa).

Giá vàng lơ lửng sát mốc cao nhất mọi thời đại, ông Trump khiến nhà đầu tư Mỹ ‘quay xe’ ngoạn mục, giá vàng...

Giá vàng hôm nay 18/3/2025, Giá vàng tăng nhẹ, tâm lý FOMO hỗ trợ thị trường. Quý kim sẽ gây ngạc nhiên nếu không tiếp tục tăng giá. Chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy cú “quay xe” của nhà đầu tư Mỹ. Giá vàng nhẫn tăng.

Quan chức Mỹ nói “không có gì bảo đảm” khi được hỏi về nguy cơ suy thoái

Trả lời phỏng vấn đài NBC ngày 16/3, khi được hỏi liệu có thể bảo đảm không có suy thoái dưới thời chính quyền Trump hay không, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent trả lời: "Không có gì bảo đảm. Ví dụ ai có thể dự đoán được Covid-19?".

IFC, SECO hỗ trợ 500.000 DN Việt Nam tiếp cận nguồn vốn 35 tỷ USD

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế có độ mở cao nhất thế giới, với gần 50% GDP đến từ xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ (SME), vẫn gặp khó khăn trong việc duy trì dòng tiền khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc thanh toán chậm, thường từ 30-60 ngày, khiến doanh nghiệp khó mở rộng đơn hàng và tìm kiếm đối...

Mới nhất

Cung đường xuyên núi ‘độc nhất vô nhị’ ở Tây Bắc, không phải ai cũng dám đi qua

Là đường xuyên núi duy nhất tại Tây Bắc, hang bản Thẳm (Thuận Châu, Sơn La) thu hút các tín đồ ưa mạo hiểm. Song, những du khách tay lái yếu thường không dám đi qua đây vì đường tối om, nhiều ổ gà, sỏi đá. Hang bản Thẳm, hay còn gọi là hang Thẳm Luông (tiếng địa phương nghĩa...

Lợi thế vượt trội đưa nhà phố Vinhomes Global Gate thành “gà đẻ trứng vàng” từ MICE

Du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, sự kiện) đang là xu thế phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Nhờ những lợi thế vượt trội, đại đô thị Expo Vinhomes Global Gate (Đông Anh, Hà Nội) sẽ là điểm đến hàng đầu của dòng khách tiềm năng này. Lợi thế vượt trội đưa nhà phố...

Dự kiến Vietnam Airlines, Vietjet Air khai thác tại nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất

Nhà ga hành khách T3, Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ khai thác thử nghiệm và khánh thành vào ngày 30/4. Dự kiến, Vietnam Airlines, Vietjet Air khai thác tại nhà ga T3. Dự kiến Vietnam Airlines, Vietjet Air khai thác tại nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất Nhà ga hành khách T3, Sân bay Tân Sơn Nhất...

Huawei tiến gần hơn đến loại bỏ chip Intel, Windows

Huawei tiến thêm một bước trong công cuộc loại bỏ phần cứng, phần mềm phương Tây ra khỏi máy tính cá nhân của mình. Hôm 14/3, Trung tâm Đánh giá An ninh công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết chip Kirin X90 – CPU do HiSilicon của Huawei phát triển – đã được chứng nhận quốc gia mức độ...

CDC chốt ngày thực hiện quyền mua 22 triệu cổ phiếu với giá rẻ

Ngày 31/3 là ngày đăng ký cuối cùng để mua gần 22 triệu cổ phiếu CDC với giá 11.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 48% so với hiện tại. CDC chốt ngày thực hiện quyền mua 22 triệu cổ phiếu với giá rẻNgày 31/3 là ngày đăng ký cuối cùng để mua gần 22 triệu cổ phiếu CDC với giá 11.000...

Mới nhất