Trang chủNewsDu lịchBí ẩn Đông Trường Sơn

Bí ẩn Đông Trường Sơn


Chọn Tây Giang – Quảng Nam làm điểm dừng chân đầu tiên trong cuộc hành trình từ Trường Sơn Đông sang đường Trường Sơn nhánh tây là điều tôi ấp ủ trong thời gian dài trước khi một mình đi xe máy lên vùng rừng núi Quảng Nam. 

Trong “vương quốc Pơ Mu” ngàn năm tuổi

Vượt hơn 130 km từ Đà Nẵng, xế trưa, chúng tôi có mặt tại xã A Tiêng cũng là huyện lỵ của Tây Giang với vài dãy phố dọc ngang hướng về quảng trường trung tâm huyện. Mọi thứ toát lên vẻ thân thương, mộc mạc và gây cảm giác buồn. Dùng tạm tô mì Quảng, sau đó tiếp tục lăn bánh theo đường đèo về phía tây hướng tới xã biên giới A Xan. Thi thoảng gặp từng nhóm phụ nữ người dân tộc Cơ Tu sau một ngày vất vả vào rừng chặt nứa, đang ngồi bên đường chẻ mỗi đốt thành một ống ngắn để sớm mai bỏ mối cho thương lái hoặc trực tiếp mang ra chợ bán cho người dân làm dụng cụ nấu chín các món: cơm lam, món Zờ Rá – món ăn nức tiếng mang đậm hương vị núi rừng Trường Sơn mà mọi người Cơ Tu đều có thể chế biến được.

Đông Trường Sơn - Ảnh 1.

Vùng lõi ‘vương quốc Pơ Mu” Tây Giang nhìn từ trên cao

Đường ra biên giới dài khoảng 40 km càng lúc càng lên cao như minh chứng đang vượt đỉnh dãy Trường Sơn mà nhiều người đã nói, nó cũng khiến chiếc xe liên tục nóng máy, ì ra mỗi lúc lái qua đoạn dốc dài dù tôi đã trả về số thấp. Và những đám mây phiêu lãng lúc sà xuống xuống tận thung sâu, lúc theo gió bốc lên tỏa khắp cung đường đèo len giữa màu xanh mướt của thảm rừng dày đặc trên Đỉnh Quế ở độ cao từ 1.400m so với mặt nước biển.

Từ trạm bảo vệ rừng Bắc Sông Bung ở lưng đèo, tôi tiếp tục lái xe theo anh Mới – người dân tộc Cơ Tu băng qua con đường lởm chởm đá xanh dài 7 km để vào rừng Pơ Mu.

“Cụ cây” Pơ Mu đầu tiên chúng tôi đối mặt nằm lưng núi với thân cây mang nhiều vết rạn, cao thẳng ngọn khoảng 25m và đường kính hơn 2m, phải 6 người ôm mới vừa. Đặc biệt, trong khi phần ngọn với hàng chục cành lớn xòe ra xanh tốt đang đong đưa dưới nắng chiều thì bộ rễ sần sùi, u nần chi chít bám đầy rêu phong tạo nên hình thù con hổ đang ngồi, dáng vẻ uy nghi. Thế nên, ngoài việc đánh số định vị, “cụ” còn được bà con đặt tên cây Hổ. Đi thêm vài mươi bước là gặp “cụ” mang tên Rồng do rễ cây cuộn quanh gốc cây và trườn trên thảm lá cây rụng lâu năm, tạo thế khá đẹp. Đúng là “Rồng cuộn hổ ngồi”.

Vùng lõi “vương quốc Pơ Mu” rộng chừng 450 ha bao phủ núi Zi’liêng trên độ cao 1.350m so với mặt nước biển, được người dân tộc Cơ Tu phát hiện năm 2011. Trong số 1.396 cây Pơ Mu đã được kiểm đếm, 725 cây có đường kính 1,5m trở lên đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản. Theo ông Bríu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang: Ngoài số đông cây Pơ Mu ở đây có tuổi đời từ 250 đến 1.000 năm, một số ít trên ngàn năm tuổi, đặc biệt có một cá thể nằm tận trong rừng sâu, được xem là chúa tể của vương quốc Pơ Mu bởi đường kính hơn 4m và khi khoan lấy mẫu đã xác định 1.832 tuổi.

Đông Trường Sơn - Ảnh 2.

Tác giả bên “cụ” Pơ Mu

Dù cuộc sống hiện nay còn vô vàn khó khăn nhưng ý thức bảo vệ rừng đã ăn sâu vào tiềm thức của người Cơ Tu, nhất là rừng đầu nguồn, rừng có nhiều cây đại thụ… theo truyền thuyết là nơi trú ngụ của các vị thần bao bọc người dân sinh tồn và phát triển. Ý thức ấy đã được thể hiện qua những luật tục, hương ước giữ rừng mà bất luận ai vi phạm đều bị hội đồng già làng phạt vạ rất nặng, nếu tái phạm sẽ bị đuổi ra khỏi làng. Bên cạnh đó, việc thực hiện nghi lễ tạ ơn Mẹ rừng vào đầu năm, cúng mở cửa rừng cho phép phát nương làm rẫy hay cúng để xin hạ cây làm nhà cho dân trong làng hoặc nhà cộng đồng đều được tổ chức nghiêm ngặt.

Vẻ đẹp nhà Gươl

Nếu rừng có thần thì làng có Giàng, xưa kia được người Cơ Tu thờ tại Gươl – tương tự đình làng của người Việt. Ngày nay, do yêu cầu của cuộc sống, Gươl đã trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng của bà con trong thôn nhưng vẫn gắn liền với lễ hội hiến tế trâu bên cột lễ (cột x’nur) dựng trước Gươl – biểu tượng cho Giàng, các vị thần linh tụ về chứng giám trong sự phụ họa của tiếng cồng, chiêng, trống, tù và vang lên rộn rã. 

Hơn nữa, chiêng trống sẽ tạo nhịp điệu, giai điệu cho đàn ông mặc khố, tay cầm kiếm, giáo, khiên nỏ, vừa đi quanh 2 cây nêu theo hướng ngược kim đồng hồ vừa tái hiện động tác chiến đấu, săn bắn với dáng dấp hùng dũng trong điệu múa Tơntúng. Múa cùng lúc nhưng động tác thể hiện trong vũ điệu dadăq của phụ nữ có phần uyển chuyển với đôi chân nhún quay vòng và hai cánh tay nâng cao bằng vai theo hình chữ U, mô phỏng hình ảnh đang bưng lễ vật dâng lên trời.

Đông Trường Sơn - Ảnh 3.

Làng văn hóa truyền thống Tây Giang gồm 10 moong ( nhà ở truyền thống) hướng về Gươl – điểm nhấn của làng

Những ngày rong chơi ở Tây Giang, tôi đã đặt chân tới làng văn hóa truyền thống, tọa lạc trên ngọn đồi nhìn xuống trung tâm huyện như một bảo tàng về kiến trúc nhà ở ngoài trời. Ngoài sự đồ sộ và mang tính nguyên sơ, mẫu mực của quần thể kiến trúc gồm 10 moong (nhà ở truyền thống) đại diện cho 10 xã trong huyện, 1 nhà dài, tất cả xếp thành hình bầu dục hướng về Gươl – điểm nhấn của làng, tôi cũng dễ dàng nhận thấy Gươl còn được những nghệ nhân bản địa làm đẹp phần nội thất bằng tài nghệ sơn phết, chạm trổ trên cột mệ, các cột con, thanh xà dù họ chỉ dùng dụng cụ thô sơ: dao để khắc, rìu để đẽo…; đá màu, vỏ cây làm chất liệu tô vẻ. Đặc sắc nhất là những tấm ván nguyên tấm dùng làm vách ngăn và lan can quanh Gươl, các nghệ nhân đã chạm khắc rất công phu ngay trên mặt ván để trở thành bức phù điêu liên hoàn miêu tả cảnh sinh hoạt săn bắn xưa kia ..

Trong tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số sống ở miền núi Việt Nam, phần đông khi tiến hành lễ hội hàng năm họ luôn dựng cây nêu trong không gian nhà dài hay trước sân nhà rông nếu ở Tây nguyên, Trường Sơn… Tại Tây bắc, Đông bắc, người dân đặt ở giữa bản làng hoặc trên ruộng bậc thang… dù sắc thái văn hóa, ý nghĩa tâm linh, tên gọi, cách trang trí không giống nhau. 

Tuy nhiên, với người Cơ Tu thì có phần khác biệt, khi đặt trọng tâm là cột lễ được dựng ngay vị trí giữa sân trước nhà Gươl và chia ra 3 tầng tượng trưng trời đất, con người: phần trên đỉnh cột là hình dáng của thần lúa, phần giữa cột chạm khắc nhiều cối giã gạo ôm thân cột lõm ở giữa mang ý nghĩa phồn thực, mong cho mùa màng tốt tươi, các giống loài sinh sôi, no ấm. Phía dưới chân cột, người ta gia cố một số khúc cây cho thêm vững chãi để cột trâu hiến sinh hoặc làm bàn thờ sắp lễ vật heo, gà, xôi, rượu… Riêng 2 cây nêu vốn là hai cây tre được dựng hai bên nhưng ngọn, lá của chúng võng xuống kết nối ngay trên đỉnh cột lễ tượng trưng cho sự kết giao giữa con người và thế giới thần linh.

Đông Trường Sơn - Ảnh 4.

Nghệ nhân đã chạm khắc rất công phu trên mặt ván thành bức phù điêu bao bọc quanh Gươ

Đi qua “Đồi thịt băm”

Dù ở Tây Giang vỏn vẹn 2 ngày và rong ruổi khắp nơi, vậy mà khi rời huyện lỵ để tiếp tục cuộc hành trình đi Lao Bảo – Quảng Trị, trong lòng tôi vẫn lưu luyến như phải chia tay với người thân ở bến đò xưa. Nhưng cũng không thể miên man mãi với hình ảnh nhà Gươl, những dư âm của buổi cồng chiêng đêm qua… vì phía trước chúng tôi còn là con đường nổi tiếng tiềm ẩn những mối hiểm nguy từ dốc cao, những khúc cua “cùi chỏ”, cả những tình huống sạt lở núi cũng không phải là hiếm xảy ra… Thế nên, mọi sự xao nhãng và mất tập trung khi lái xe đều có thể nguy hiểm khôn lường.

Qua hết đường đèo, đất trời mở rộng, đã xuất hiện lác đác bản làng đồng bào dân tộc Tà Ôi, Pa Cô bên cạnh những cánh đồng xanh um xa tít tắp giữa hai dãy núi trùng điệp – một án ngữ hướng tây là biên giới Việt – Lào…, một nằm hướng đông chạy ngược ra bắc và tỏa nhiều nhánh về đồng bằng. Từ đây bắt đầu vào địa phận huyện vùng cao biên giới A Lưới – một địa danh mà khi nhắc tới người ta nhớ ngay từng là vùng căn cứ quân sự gắn liền với những trận đánh khốc liệt, tiêu biểu là trận giao tranh nổ ra vào tháng 5.1969 trên cao điểm 937m của đồi A Bia trong thung lũng A Sầu gần biên giới Việt – Lào. Với giới báo chí Mỹ lúc ấy gọi A Bia là “Đồi thịt băm” hoặc “cối xay thịt người” để miêu tả mức độ ác liệt và thương vong cao dưới bom đạn.

Đông Trường Sơn - Ảnh 5.

Không gian lễ hội mang tính tâm linh của người Cơ Tu, nếu nam trong động tác múa Tơntúng hùng dũng, phụ nữ sẽ dịu dàng trong vũ điệu dadăq

Từ vùng đất hoang tàn, cằn cỗi và nhiễm chất độc dioxin, giờ đây, huyện vùng cao biên giới A Lưới đã đổi khác rất nhiều so với những gì tôi đã chứng kiến trong chuyến đi đầu tiên cách đây 10 năm. Phố xá khang trang, khu dân cư mái ngói đỏ mọc san sát dưới hàng cây xanh thẳng tắp trông rất bề thế, chẳng kém cạnh miền xuôi. Và trên địa bàn huyện có 2 cửa khẩu quốc gia là A Đớt – Tà Vàng, Hồng Vân – Cu Tai thông với nước bạn Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước giao thương, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội ở khu vực biên giới. 

Chỉ đáng tiếc là đồi A Bia, dù nay đã được Bộ VH-TT-DL xếp hạng di tích quốc gia vào năm 2021 nhưng một thực tế là số khách du lịch đến đây vẫn ở mức khiêm tốn. Nguyên nhân chính do sự đầu tư di tích còn khá đơn điệu, không nói lên được bối cảnh cuộc chiến tàn khốc đã qua. Thế nên, để phát triển du lịch, thu hút khách lưu trú dài ngày, ngành du lịch địa phương cần đầu tư, phục dựng đồi A Bia và sân bay A So một cách chân thực như thời chiến. Ngoài ra, kiến thiết nhiều sản phẩm du lịch, tập trung khai thác ba loại hình chính sẵn có: tham quan hệ sinh thái rừng cùng thượng nguồn các con sông Đakrông, Bồ, sông Hương, tìm hiểu giá trị bản sắc dân tộc Tà Ôi, Pa Cô và hoài niệm về chiến trường xưa…



Source link

Cùng chủ đề

Đồng bào Cơ Tu mở hội chào mừng năm mới

Những ngày Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, đồng bào Cơ Tu ở thôn K’noonh, ở xã A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tổ chức hội làng truyền thống trong không khí vui tươi, đầm ấm chào năm mới. ...

Quảng Nam xin chủ trương thành lập 2 thị trấn ở huyện miền núi

Ngày 5/12, tại ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X, bà Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh đại diện UBND tỉnh trình bày tờ trình về việc thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập thị trấn Tak Pỏ và thị trấn Atiêng. ...

Mena Gourmet Market đưa nông sản Quảng Nam đến TP Hồ Chí Minh

DNVN - Ngày 1/11, Mena Gourmet Market công bố việc hợp tác với Hội Khách sạn Đà Nẵng và Hợp tác xã Viet Farm đưa những sản phẩm nông sản độc đáo từ một số nông trại vùng núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đến tay du khách và người tiêu dùng tại TP...

Mena Gourmet Market: Siêu thị tích hợp đẳng cấp hàng đầu châu Á tại TP Hồ Chí Minh

DNVN - Ngày 10/10, Mena Gourmet Market chính thức mở cửa chào đón những vị khách đầu tiên, đánh dấu bước khởi đầu cho một mô hình siêu thị đẳng cấp hàng đầu châu Á tại khu vực sát sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (chỉ cách 10 phút đi bộ từ sân...

Tây Giang (Quảng Nam): Đồng bào Cơ Tu đổi mới cách nghĩ, cách làm để thoát nghèo

Thu nhập hơn nửa tỷ mỗi năm Chiều biên giới Tây Giang vừa ngớt mưa, chị Bnướch Thị Blắc (thôn R’cung, xã Bhalêê) vội mang bắp cho đàn gà trên trại cách nhà không xa. Mảnh vườn của vợ chồng chị nằm trên quả đồi sát đường liên xã, khoảng hơn 5ha với bạc ngàn cây ăn quả, quế và trang trại gà. “Hồi mới lập gia đình, vợ chồng chỉ nuôi mấy con heo, không đủ sống...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng

(NLĐO)- Tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 14,1 triệu lượt ...

Festival Hue 2024, a grand and spectacular international arts week

Over its 24-year history, the Huế Festival has achieved significant milestones, steadily establishing its national and worldwide reputation. It has contributed to stimulating tourism, preserving culture, and fostering socio-economic development in Thua Thien Hue province. Striving to become a national and international Festival city According to Mr. Nguyễn Thanh Binh, Vice Chairman of the Provincial People's Committee of Thua Thien Hue, Head of the Organizing Committee, in the effort to become a nationally and internationally recognized Festival city, the Hue Festival...

Ninh Bình là một trong những địa điểm du lịch Việt Nam không thể bỏ qua

Khu du lịch sinh thái Tràng An – Ninh Bình lung linh giữa núi non hùng vĩ Du lịch Ninh Bình, du khách đừng quên trải nghiệm ngồi du thuyền trên sông Ngô Đồng, thưởng thức vẻ đẹp bất tận của núi non, sông nước, khám phá những hang động kì diệu, bí ẩn trong Tam Cốc – Bích Động nhé. Hay khu vực phim trường Kong: Skull Island được dựng lại nằm trong khu quần thể sinh thái Tràng...

Cùng chuyên mục

Nhu cầu du lịch của người dân Nga đến Việt Nam tăng mạnh

Làn sóng du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh, Theo Sletat.ru, doanh số bán tour tháng 2 tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2024, Việt Nam thậm chí có thể trong top 5 điểm đến mùa Hè này của dân Nga.Nhu cầu đặt tour du lịch đoàn của khách Nga tới Việt Nam tăng mạnhBất chấp thiếu chuyến bay, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn tăng mạnhViệt Nam phát triển du lịch xanh vừa...

Điểm đến ở Thái Lan mở cửa trở lại, vẫn có khách Việt hủy tour

(NLĐO) – Một số đoàn khách Việt đi Bangkok hủy tour, công ty du lịch theo dõi chặt tình hình tham quan của các đoàn khách đang ở Thái Lan. ...

Khám phá “đại tiệc ẩm thực” 600 món ngon tại lễ hội ở TP HCM

(NLĐO) – Hơn 600 món ngon từ khắp 3 miền đất nước, sản vật của các địa phương được chế biến bởi đầu bếp của khách sạn 4-5 sao hấp dẫn hàng ngàn thực khách… ...

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Lung linh sắc màu đêm nghệ thuật "Âm vang nguồn cội"

Chương trình nghệ thuật “Âm vang nguồn cội” diễn ra tại Việt Trì thấm đậm tinh thần dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, đưa mỗi người con Việt Nam trở về với nguồn cội thiêng liêng."Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngTưng bừng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngGiỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi...

Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

NDO - Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm...

Mới nhất

CẬN CẢNH 19,5KM CAO TỐC BIÊN HOÀ – VŨNG TÀU SẮP THÔNG XE KỸ THUẬT DỊP 30/4

Sau gần hai năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thảm nhựa và chuẩn bị thông xe kỹ thuật gần 20km của dự án thành phần 3. Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng, chiều dài 53...

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Mới nhất