Trang chủNewsDu lịchKỳ lạ đất nước vẫn đang trong năm 2016

Kỳ lạ đất nước vẫn đang trong năm 2016


Tuy nhiên, khi quốc gia Đông Phi này bước sang năm mới trong vài tháng nữa thì về mặt kỹ thuật sẽ là năm 2017, theo lịch của người Ethiopia. Và, trong khi cả thế giới đã đón năm 2024, thì tại đất nước này, người dân vẫn đang trong năm 2016.

Vậy tại sao Ethiopia, quốc gia đông dân thứ hai ở châu Phi, lại “đi sau” phần lớn thế giới bảy năm tám tháng? Điều đó gây ra những khó khăn như thế nào đối với những người Ethiopia sống trên một hành tinh ngày càng kết nối với nhau và hầu hết hoạt động ở một thời đại hoàn toàn khác?

Câu trả lời nằm ở những truyền thống có từ nhiều thế kỷ trước – và ý thức vững chắc về bản sắc dân tộc.

Độc đáo “quay ngược thời gian”

Ở Ethiopia, năm sinh của Chúa Giêsu Kitô được công nhận muộn hơn bảy hoặc tám năm so với lịch Gregorian, hay lịch “phương Tây”, do Giáo hoàng Gregory XIII đưa ra vào năm 1582.

Kỳ lạ đất nước vẫn đang trong năm 2016- Ảnh 1.

Năm mới ở Ethiopia được tổ chức vào tháng 9, khi loài hoa bản địa Adey Abeba nở rộ.

Theo các chuyên gia, Nhà thờ La Mã đã điều chỉnh cách tính của mình vào năm 500 CN, trong khi Nhà thờ Chính thống Ethiopia chọn cách giữ nguyên niên đại cổ xưa.

Mặc dù phần lớn phần còn lại của thế giới tiếp tục áp dụng lịch Gregorian, nhưng Ethiopia vẫn giữ nguyên lịch của riêng mình.

Eshetu Getachew, Giám đốc điều hành của Rotate Ethiopia Tours And Travel cho biết: “Chúng tôi là duy nhất. Chúng tôi có lịch riêng của mình. Chúng tôi có bảng chữ cái riêng. Chúng tôi có truyền thống văn hóa riêng của mình”.

Được cho là có niên đại ít nhất 1.500 năm trước, lịch Ethiopia có nhiều điểm tương đồng với lịch Coptic của Nhà thờ Chính thống Coptic ở Alexandria tại Ai Cập.

Theo hệ mặt trời – mặt trăng dài 13 tháng, trong đó 12 tháng kéo dài 30 ngày. Tháng cuối cùng chỉ có năm ngày, hoặc sáu ngày trong năm nhuận.

Khách du lịch đến thăm Ethiopia thường sửng sốt khi biết rằng họ đã “quay ngược thời gian”, một số người dùng mạng xã hội để bày tỏ sự hoang mang của mình.

Do các doanh nghiệp và trường học quốc tế có trụ sở tại quốc gia này có xu hướng tuân theo lịch Gregorian, nhiều người Ethiopia không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng đồng thời cả lịch truyền thống của Ethiopia và lịch phương Tây.

“Điều đó rất khó khăn”, nhà khảo cổ học người Ethiopia Goitom W. Tekle, hiện đang làm việc tại Đức, nói với CNN Travel.

Kỳ lạ đất nước vẫn đang trong năm 2016- Ảnh 2.

Nhiều tín đồ tập trung bên cạnh nhà thờ bằng đá ở Lalibela, Di sản thế giới của UNESCO

Tekle giải thích rằng một số tổ chức phải tiếp tục chuyển đổi giữa hai lịch, kết hợp các ngày và giờ khác nhau khi tương ứng với người Ethiopia, đặc biệt là những người ở khu vực nông thôn và những người ở ngoài nước.

Ngay cả những việc đơn giản như xin giấy khai sinh cũng có thể gây ra vấn đề khi cố gắng hợp nhất hệ thống của Ethiopia và hệ thống phương Tây.

Có “hợp lý” hơn không?

Nhiếp ảnh gia Abel Gashaw là một trong số nhiều người Ethiopia đã thích nghi với việc di chuyển giữa hai lịch một cách tương đối thoải mái.

Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng bản thân thích lịch của Ethiopia hơn, mô tả nó “hợp lý hơn”, đặc biệt khi nói đến thời điểm đầu năm.

Năm mới, hay Enkutatash, có nghĩa là “món quà trang sức” trong tiếng Amharic của người Semitic ở Ethiopia, đến vào cuối mùa mưa.

Adey Abeba, loài hoa bản địa của Ethiopia, nở trong thời kỳ này và trở thành biểu tượng năm mới của người Ethiopia.

Gashaw nói: “Đó giống như một sự khởi đầu mới. Sau đó, lượng mưa giảm dần và mọi nơi bạn đến đều rất xanh”.

Ông tiếp tục chỉ ra rằng việc tổ chức năm mới vào ngày 1 tháng 1 sẽ không có ý nghĩa gì ở Ethiopia vì ngày này rơi vào mùa khô, trong khi ngày 11 tháng 9 (hoặc ngày 12 tháng 9 trong năm nhuận) cũng đánh dấu sự khởi đầu năm mới của Ai Cập.

Ở Ethiopia không chỉ có tháng, ngày và năm khác nhau. Đất nước này cũng chạy theo hệ thống thời gian riêng của mình.

Đồng hồ 12 giờ

Trong khi hầu hết các quốc gia bắt đầu ngày mới vào lúc nửa đêm thì người Ethiopia sử dụng hệ thống đồng hồ 12 giờ chạy từ sáng đến tối, bắt đầu lúc 1 giờ sáng.

Điều này có nghĩa là hầu hết mọi người ở bên ngoài đất nước sẽ coi là 7 giờ sáng, nhưng người Ethiopia sẽ coi là 1 giờ sáng.

Kỳ lạ đất nước vẫn đang trong năm 2016- Ảnh 3.

Ethiopia theo hệ thống đồng hồ 12 giờ chạy từ sáng đến tối

Gashaw giải thích rằng điều này phản ánh cuộc sống ở Ethiopia – số giờ ban ngày ở đất nước này khá ổn định do nằm gần Xích đạo – và có vẻ như đây là một cách tiếp cận hợp lý hơn.

Tuy nhiên, giờ giấc ở đất nước này có thể gây nhầm lẫn, đặc biệt đối với du khách.

Khi đặt lịch hẹn với du khách quốc tế, Gashaw luôn đảm bảo làm rõ liệu họ đang đề cập đến giờ của Ethiopia hay giờ phương Tây.

“Khi tôi mua vé máy bay, các hãng hàng không sử dụng lịch châu Âu nên tôi kiểm tra lại ba hoặc bốn lần để hiểu thời gian của mình”, anh nói thêm.

Thế nhưng, đôi lúc ông cũng mắc sai lầm. Gashaw từng trượt một kỳ thi vì lịch học ở trường đại học của mình được ấn định theo giờ phương Tây và anh ấy đã hiểu lầm.

“Khi trường thông báo 2 giờ chiều thi, tôi nghĩ đó là giờ Ethiopia, nghĩa là vào buổi sáng. Vì vậy, khi tôi đến nơi không thấy ai ở đó cả. Tôi nghĩ: Chắc buổi kiểm tra đã bị hủy”.




Nguồn: https://thanhnien.vn/ky-la-dat-nuoc-van-dang-trong-nam-2016-185240617155615076.htm

Cùng chủ đề

Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du kéo dài một tuần tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.

Ukraine mở mặt trận thứ hai

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/12/2024: Ukraine mở mặt trận thứ hai ở châu Phi khi các thông tin cho thấy Kiev đang hỗ trợ các lực lượng phiến quân. Đại sứ Nga tại Mali Igor Gromyko cho biết, Ukraine đã mở mặt trận thứ hai chống lại Nga ở châu Phi. Theo ông, chính quyền Kiev dung túng cho các nhóm vũ trang bất hợp pháp. “Không thể đánh bại Nga...

Mở rộng cơ hội tiếp cận STEM cho trẻ em gái

Trên khắp châu Phi, các nỗ lực nhằm thúc đẩy giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) ngày càng được ưu tiên, đặc biệt tập trung vào mở rộng cơ hội tiếp cận...

Ông Biden ngủ gật trong cuộc họp với các lãnh đạo châu Phi

Tổng thống Joe Biden đã nhắm mắt lại trong giây lát, trong một hội nghị quốc tế về đường sắt vào ngày cuối cùng của chuyến công du tới châu Phi, chuyến thăm đầu tiên của ông tới châu lục này kể từ khi nhậm chức.Ông Biden đặt chân đến Angola hôm 2/12 và trong những ngày qua đã gặp gỡ hàng loạt nhà lãnh đạo khu vực để thảo luận về các dự án phát triển. Video ông...

Phi qua rồi thời thân ái

Chỉ trong thời gian rất ngắn, Pháp và EU liên tiếp nhận tin không tốt lành từ châu Phi. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghệ sĩ Việt Nam được mời vẽ tranh trên tường Đại sứ quán Đức

Nhân dịp 50 năm kỷ niệm quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam (23.9.1975-23.9.2025), Đại sứ quán Đức tại Hà Nội kêu gọi các nghệ sĩ Việt Nam tham gia một dự án nghệ thuật độc đáo: Biến bức tường Đại...

Cẩm nang mặc đẹp với 4 kiểu áo dành cho cô nàng công sở

Áo sơ mi Áo sơ mi luôn là sự lựa chọn số 1 trong tủ đồ công sở...

Phát hiện điều tuyệt vời của 1 viên dầu cá omega-3 mỗi ngày

Một gram omega-3 mỗi ngày có thể làm chậm tốc độ lão hóa sinh học. ...

Bài đọc nhiều

Lễ hội hoa Đào: Sản phẩm du lịch độc đáo của Vĩnh Thạnh

Ngay từ sáng sớm, rất đông du khách ở khắp mọi miền Tổ quốc đã đổ về làng K3 để chiêm ngưỡng những vườn đào khoe sắc hồng giữa tiết trời Xuân se lạnh của vùng miền núi tỉnh Bình Định.Bình Định phê duyệt dự án khu du lịch có tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỷ đồng Du lịch Bình Định: Những điểm 'check-in' đẹp, thú vị không nên bỏ lỡ Bình Định: Đồi cát Phương Mai -...

Hơn 8.000 khách quốc tế đến Khánh Hòa bằng tàu biển

(Tổ Quốc) - Tính từ đầu năm 2025, Khánh Hòa đã đón 4 chuyến tàu biển quốc tế với hơn 8.000 du khách lên bờ tham quan. ...

Hết Tết, du khách vẫn rủ nhau đến điểm du lịch toàn màu tím

(NLĐO) - Dù đã hết Tết nhưng vào 2 ngày cuối tuần đầu tháng 2, điểm du lịch này vẫn luôn đón lượng lớn du khách ...

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Xuân 2025 xác lập kỷ lục Việt Nam

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ tại thành phố Thủ Dầu Một quy tụ hơn 108 đoàn lân sư rồng từ khắp các tỉnh thành, tạo nên một màn trình diễn hoành tráng, đậm bản sắc dân tộc.Xác lập kỷ lục Việt Nam với 102 món ăn chế biến từ tàu hũ kyXác lập kỷ lục nhà sưu tầm báo giấy với số lượng nhiều nhất tại Việt NamAn Giang: Xác lập kỷ lục 100...

Cùng chuyên mục

Làm cách nào “nâng hạng quyền lực” cho cuốn hộ chiếu Việt Nam?

Để tăng tính cạnh tranh và thứ hạng hộ chiếu Việt Nam, các chuyên gia cho rằng chúng ta cần cần một chiến lược tổng thể, đẩy mạnh hợp tác song phương – đa phương với các đối tác chiến lược...Từ ngày 30/1: Việt Nam-Belarus miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông Chuyển đổi số trong xuất nhập cảnh, nâng chất lượng dịch vụ công trực tuyếnSingapore vượt Nhật Bản dẫn đầu bảng xếp hạng quyền...

dịch vụ du lịch ở chùa Hương Tích “ế ẩm”

Kinhtedothi - Số lượng khách tham quan, chiêm bái dịp đầu mùa Xuân mới Ất Tỵ tại Khu du lịch chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) giảm hơn nhiều so với mọi năm khiến các dịch vụ du lịch nơi đây “ế ẩm”. Hà Tĩnh: dịch vụ du lịch ở chùa Hương Tích “ế ẩm” ...

Đại lễ Truyền đăng cầu an tại Đại Bảo Tháp Tây Thiên với 3D Mapping

(NLĐO)- Lần đầu tiên tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên có màn trình diễn ánh sáng 3D Mapping cùng với Đại lễ Truyền đăng cầu nguyện quốc thái dân an ...

Khai mạc lễ hội Đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2025

Lễ hội đền Trần diễn ra từ ngày 10-14/2 (tức ngày 13-17 tháng Giêng năm Ất Tỵ) theo quy mô cấp tỉnh, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: lễ bái yết và dâng hương, lễ rước nước, lễ khai ấn...Khai mạc Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình: Vang vọng hào khí Đông ANam Định: Tấp nập người dân, du khách đến đền Trần du Xuân Ất Tỵ 2025Hà Nam: Khai mạc Lễ hội truyền thống...

Phú Quốc là điểm du lịch phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

NDO - Mới đây, Travel Off Path - chuyên trang du lịch nổi tiếng của Mỹ đã chia sẻ danh sách top 5 điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đứng đầu danh sách này. Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, 3 năm sau khi du lịch thế giới hoàn toàn mở cửa trở lại kể từ dịch Covid-19, khu vực Đông Nam Á...

Mới nhất

Xử lý nghiêm vi phạm trên nền tảng xuyên biên giới

Thời gian qua, nhiều nội dung vi phạm phát sinh trên nền tảng xuyên biên giới đặt ra đòi hỏi cần nhanh chóng có các giải pháp xử lý nghiêm, góp phần “làm sạch” môi trường mạng. Trong đó, việc phối hợp, đấu tranh, yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật...

Bà Rịa – Vũng Tàu sắp thu nghìn tỷ từ đấu giá ‘đất vàng’

TPO - Khu đất chợ du lịch cũ có diện tích 29.297 m2 nằm ở vị trí trung tâm khu vực Bãi Sau, phường Thắng Tam, TP. Vũng Tàu sẽ được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mang ra đấu giá ngày 14/3, với giá khởi điểm trên 1.000 tỷ đồng. TPO - Khu đất chợ du...

Giá vàng vọt lên 93 triệu đồng/lượng rồi tăng giảm loạn xạ

Trong vòng chưa đầy 24 giờ, giá vàng miếng SJC tăng thêm gần 3 triệu đồng/lượng, lên 93,1 triệu đồng/lượng vào sáng nay 11-2. ...

Ninh Thuận: Nông dân phấn khởi đón nhận giống nho ngón tay đen

Những ngày đầu năm 2025, nông dân tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ phấn khởi đón nhận giống nho mới có tên NH 04 - 102. Đây là giống nho mới không hạt, được bà con nông dân và người tiêu dùng thường gọi nho “ngón tay đen”. Giống nho mới NH...

Giáo viên có thể lách luật, hoán đổi học sinh ở các trung tâm

TPO - Một số ý kiến cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT siết quy định về dạy thêm học thêm có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng cường quản lý hoạt động này nhưng thực tế, giáo viên sẽ nghĩ cách lách luật, kéo học sinh ra trung tâm, đổi giáo viên dạy học. ...

Mới nhất