Trang chủNewsDu lịchĐộc đáo Tết "năm cùng" của người Dao quần chẹt

Độc đáo Tết “năm cùng” của người Dao quần chẹt


Người Dao ở Thanh Hóa có hai nhóm chính là người Dao tiền cư trú ở vùng núi cao, tập trung chủ yếu ở huyện Mường Lát (bản Suối Tút, Con Dao, xã Quang Chiểu; Pù Quăn, xã Pù Nhi), và Dao quần chẹt sống tập trung tại huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy. Dân số hiện nay khoảng 7.400 người.

Độc đáo Tết

Tết “năm cùng” là một nét phong tục độc đáo và quan trọng nhất trong năm của đồng bào dân tộc Dao quần chẹt ở Thanh Hóa

Một trong 3 ngày Tết quan trọng của người Dao quần chẹt

Đối với người Dao, trong một năm họ có 3 cái Tết quan trọng là Tết Thanh minh, rằm tháng Bảy và Tết “năm cùng”. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là Tết “năm cùng”, vì đây là dịp để con cháu báo cáo với tổ tiên về một năm lao động của gia đình, dòng họ, bản làng.

Tại huyện Ngọc Lặc và Cẩm Thủy (nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Dao quần chẹt), vào thời điểm cuối tháng Chạp, khi mùa màng bội thu, phấn khởi với những thành quả lao động, người Dao sẽ tổ chức Tết “năm cùng” để báo cáo và tạ ơn ông bà tổ tiên về một năm lao động đã đạt được, đồng thời cầu mong ông bà, tổ tiên phù hộ, giúp đỡ cho gia đình, dòng họ và bản làng bước sang năm mới làm ăn “mưa thuận, gió hòa”.

Độc đáo Tết

Người Dao làm bánh dày, một trong những lễ vật không thể thiếu trong ngày Tết “năm cùng”

Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, dòng họ để tổ chức một cái Tết thật chu đáo, ấm cúng. Đây là dịp để anh em họ hàng tập trung nhau lại để góp cỗ làm Tết cho thật to, nhà ai có gì góp nấy, nhưng quan trọng nhất là trưởng họ.

Để tổ chức Tết, từ đầu tháng 9 Âm lịch, trưởng họ đã phải chuẩn bị gạo nếp ngon, nuôi lợn, nuôi gà để cuối năm khao cả họ. Nếu năm nào họ hàng và bạn bè đến đông thì Tết được xem là no ấm, thành công. Khi con cháu, người trong họ tộc đầy đủ nhất thì tổ chức Tết. Tất cả người trong dòng tộc tập trung về nhà trưởng họ để cùng ăn Tết.

Độc đáo Tết

Các thanh niên khỏe mạnh sẽ được giao nhiệm vụ giã nhuyễn cơm nếp để làm bánh

Độc đáo Tết

Bánh dày được dùng để ăn trong ngày Tết “năm cùng”

Ông Triệu Hùng Cường (thôn Thạch An, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy) cho biết Tết “năm cùng” là phong tục rất quan trọng đối với người Dao nên cứ cuối tháng 11, đầu tháng 12 Âm lịch hàng năm, hầu hết các gia đình trong thôn sẽ lần lượt chuẩn bị cỗ, mời thầy cúng về làm lễ và mời anh em, họ hàng, bạn bè đến ăn Tết.

Trong ngày Tết “năm cùng”, có 3 món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng là thịt lợn (thịt heo), gà và bánh dày. Heo được lựa chọn giống heo ngon, nuôi từ đầu năm. Khi làm thịt, heo phải mổ nguyên con, thủ heo được dùng để làm lễ cúng, phần còn lại được chế biến thành các món ăn.

Độc đáo Tết

Thầy cúng thực hiện các nghi lễ cúng tổ tiên

Để làm thịt heo, ngay từ sáng sớm, những thanh niên khoẻ mạnh, nhiệt tình trong dòng họ đều được trưởng họ huy động đến để đi bắt heo, mổ heo và tham gia vào việc làm thịt gà, giã bánh dày. Bánh dày được làm từ gạo nếp đồ thành xôi chín, sau đó cho vào cối đá giã nhuyễn, trộn cùng với vừng rang rồi nặn thành từng chiếc bánh tròn vừa ăn.

Ba thứ lễ vật không thể thiếu

Đối với người Dao, nghi lễ cúng là quan trọng nhất, thường sẽ có 3 thầy cúng thông thạo tiếng Dao cổ hành lễ. Họ là những người có mặt sớm nhất để lo lễ vật, bàn thờ giúp cho buổi lễ khỏi thiếu sót. Người Dao trong không quan trọng vật lễ, gia đình có gì thì cúng cái đó, tùy vào điều kiện kinh tế từng gia đình, nhà ai có điều kiện làm càng to càng tốt nhưng đầu heo và gà trống, bánh dầy là những thứ không thể thiếu.

Độc đáo Tết

Lễ cúng tổ tiên thường sẽ có 3 thầy cúng thực hiện các nghi lễ

Trong tín ngưỡng thờ cúng, đồng bào Dao chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Đạo giáo. Ba mâm lễ lần lượt được bày biện thành kính để cúng hương hỏa tổ tiên, cúng Bàn vương (thủy tổ của người Dao) và cúng quần chúng gia tiên (những người nhỏ hơn trong gia đình như vợ, con…).

Trong lễ cúng tổ tiên, người Dao không dùng hương mua ở chợ để đốt mà dùng loại hương làm bằng thứ vỏ cây được lấy ở trên rừng rất thơm mua về bỏ vào một cái chén nhỏ. Mỗi lần đốt một cái vỏ cây lại phải dùng một viên than hồng để đốt cùng, cho đến khi nào cái chén đầy than và vỏ hương mới thôi.

Độc đáo Tết

Sau khi dùng đầu để cúng tổ tiên, thịt heo sẽ được chế biến thành các món ăn

Các thầy cúng sẽ thay mặt gia chủ kính cáo với tổ tiên, Bàn vương, gia tiên những công việc đã làm được và những công việc còn chưa làm được trong năm, đồng thời cầu mong những điều may mắn, thuận lợi sẽ đến trong năm mới.

Gắn kết tinh thần đoàn kết dòng họ, cộng đồng

Theo phong tục, nghi lễ cúng Tết “năm cùng” sẽ được các thầy cúng thực hiện trong khoảng thời gian hơn 1 tiếng. Sau nghi lễ cúng, tất cả lễ vật được hạ xuống dọn ra cho con cháu cùng ăn Tết.

Độc đáo Tết

Các món ăn được bày chung hết vào mâm đã lót sẵn lá chuối

Theo tục của người Dao, tất cả thức ăn đều phải để trên lá chuối tươi. Trước khi cùng ăn bữa cơm thể hiện tình đoàn kết, ông trưởng họ đi một vòng mời rượu bà con họ hàng, chúc cho mọi người sức khỏe, cùng nhau phấn đấu để Tết năm sau sung túc và đông vui hơn. Đặc biệt hơn nữa, thầy cúng và các vị chức sắc trong làng, các con trai trong họ ngồi mâm riêng trong nhà lớn. Còn thanh niên, phụ nữ trong gia đình thì ăn ở ngoài sân hoặc nhà dưới.

Người Dao quần chẹt quan niệm gia đình nào có nhiều khách thăm nhà, ăn Tết “năm cùng” sẽ càng may mắn trong năm mới, vì thế trong những ngày Tết “năm cùng”, cộng đồng người Dao luôn sống trong không khí tràn đầy niềm vui. 

Độc đáo Tết

Khi lễ cúng xong, cỗ được bày ra để tất cả dòng họ, người thân, làng xóm cùng ăn Tết. Đối với người Dao, Tết “năm cùng” càng đông khách tới dự, chung vui thì năm đó Tết càng có nhiều may mắn

“Chúng tôi rất háo hức mong đến ngày Tết của dân tộc mình, tục lệ đã ăn sâu vào mỗi thế hệ nơi đây nên cứ đến ngày này ai cũng thấy phấn khởi nô nức để về dự tết với gia đình”- ông Dương Kim Khoa, thôn Bình Sơn, xã Cẩm Bình, chia sẻ.

Theo UBND huyện Cẩm Thủy, trên địa bàn hiện có gần 4.000 đồng bào dân tộc Dao quần chẹt sinh sống tại các xã Cẩm Bình, Cẩm Liên, Cẩm Châu và thị trấn Phong Sơn. Mỗi năm đồng bào dân tộc Dao đón 3 cái Tết là rằm tháng Bảy, Tết “năm cùng” và Tết thanh minh. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao, vì thế những năm qua huyện Cẩm Thủy luôn quan tâm, khuyến khích đồng bào Dao gìn giữ, bảo tồn và phát huy các nghi lễ, các nét đẹp văn hóa độc đáo này.

Độc đáo Tết

Tết “năm cùng” là nét văn hóa độc đáo, thể hiện tinh thần đoàn kết dòng tộc và cộng đồng

Những ngày cận kề Tết cổ truyền, nếu có dịp về các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), nơi có đồng bào dân tộc Dao sinh sống, chúng ta sẽ được sống trong không khí ngập tràn sắc Xuân, cùng thưởng thức Tết “năm cùng” với đồng bào người Dao quần chẹt nơi đây.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hương vị mâm cỗ ngày Tết của các dân tộc ở Cao Bằng

Mỗi dịp Tết Nguyên đán, các dân tộc ở Cao Bằng lại bày soạn những lễ vật, đồ cúng để chuẩn bị cho mâm cỗ ngày Tết với những bản sắc văn hóa riêng. Là hai dân tộc có dân...

Đặc sắc Ngày hội văn hóa dân tộc Dao lần II tại Yên Bái

Từ sáng sớm hàng nghìn bà con người Dao trong và ngoài xã Tân Phượng đã diện những bộ trang phục dân tộc đẹp nhất tụ họp về trung tâm xã để tham dự các hoạt động của Ngày hội văn hóa dân tộc Dao đỏ lần thứ II, năm 2024. Ông Triệu Tiến Tiên, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phượng, Phó Trưởng ban tổ chức Ngày hội cho biết, với bà con người Dao, đây thực sự...

Các dân tộc Dao ở biên giới Lạng Sơn

Các dân tộc Dao thường sinh sống ở các vùng biên giới, trong đó có tỉnh Lạng Sơn ở Việt Nam. Dân tộc Dao thường phân chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau, mỗi nhóm có đặc điểm văn hóa và trang phục riêng. Các dân tộc Dao ở biên giới Lạng Sơn thường có nền văn hóa độc đáo, được ảnh hưởng bởi vị trí địa lý và môi trường sống của họ. Dân tộc Dao ở vùng...

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích khi đi bẫy chim ở Sa Pa

Lực lượng chức năng thị xã Sa Pa, Lào Cai tìm kiếm nạn nhân mất tích. Ảnh: ĐVCC Thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thị xã Sa Pa, sau thời gian khẩn trương tổ chức tìm kiếm, đến khoảng 7h20 ngày 29.6, các lực lượng đã tìm thấy thi thể người mất tích tại suối Mường Hoa, cách địa điểm xảy ra mất tích khoảng 1km.Nguyên nhân mất tích được xác định do nạn nhân trượt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Lữ đoàn tên lửa 490

Theo Tổng Bí thư, phải không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu của Binh chủng Pháo binh. ...

Ngôi làng cổ 11.000 năm viết lại lịch sử Bắc Mỹ

(NLĐO) - Tàn tích ngôi làng ở miền Trung Canada có thể khiến lịch sử văn minh Bắc Mỹ phải được viết lại. ...

Cầu Tăng Long tăng tốc

(NLĐO) - Dự án cầu Tăng Long đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến thông xe một nhánh vào cuối tháng 2, giúp cải thiện giao thông và tạo thuận lợi cho người dân. ...

Thanh Hóa có thêm một Vườn quốc gia

(NLĐO)- Với việc Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên được nâng hạng, hiện tỉnh Thanh Hóa đã có 2 Vườn quốc gia ...

Kiến nghị ưu đãi cho người 18-45 tuổi mua nhà lần đầu

(NLĐO)- Kiến nghị xây dựng cơ chế cho người trẻ từ 18-45 tuổi mua nhà lần đầu được vay với lãi suất khoảng 6%-7%/năm ...

Bài đọc nhiều

Lễ hội Lồng Tồng lớn nhất Bắc Kạn có gì đặc biệt?

Cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ "xuống đồng" lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn. Trước ngày tổ chức lễ hội Lồng Tồng, mỗi xã chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm gà, thịt lợn, trứng luộc, hai cặp bánh chưng, một cặp bánh chưng Tày (bánh chưng gói dài giống bánh tét...

Lễ hội hoa Đào: Sản phẩm du lịch độc đáo của Vĩnh Thạnh

Ngay từ sáng sớm, rất đông du khách ở khắp mọi miền Tổ quốc đã đổ về làng K3 để chiêm ngưỡng những vườn đào khoe sắc hồng giữa tiết trời Xuân se lạnh của vùng miền núi tỉnh Bình Định.Bình Định phê duyệt dự án khu du lịch có tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỷ đồng Du lịch Bình Định: Những điểm 'check-in' đẹp, thú vị không nên bỏ lỡ Bình Định: Đồi cát Phương Mai -...

Động lực tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng năm 2025

(Tổ Quốc) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2025 đạt gần 2,1 triệu lượt, tăng 18,5% so với tháng trước và tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kỷ lục mới của ngành Du lịch...

Hàng trăm ngàn lượt khách đổ về NovaWorld Phan Thiết dịp Tết Nguyên Đán 2025

Với mô hình “all in one” được đầu tư bài bản, NovaWorld Phan Thiet đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong việc góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch địa phương.NovaWorld Phan Thiet bùng nổ chuỗi sự kiện chào năm mới “Tết Holidays”Sở hữu nhiều lợi thế, NovaWorld Phan Thiet thành “Thành phố thể thao” lý tưởngNovaWorld Phan Thiet: Điểm đến hàng đầu của các nghệ sỹ, doanh nhân đam mê Golf Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/hang-tram-ngan-luot-khach-do-ve-novaworld-phan-thiet-dip-tet-nguyen-dan-2025-post1011115.vnp

những cung đường du Xuân chùa Hương Tích

Kinhtedothi – Đến với chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) du khách có thể khám phá, trải nghiệm qua nhiều cung đường tạo cảm giác bất ngờ, thú vị. Hà Tĩnh: những cung đường du Xuân chùa Hương Tích ...

Cùng chuyên mục

Du lịch nông nghiệp, cần một cái tên

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Trong thời gian gần đây, du lịch nông nghiệp, đặc biệt là mô hình "trải nghiệm làm nông" đang ngày càng được quan tâm, bởi đây là cơ hội để nông dân không chỉ cải thiện thu nhập mà còn nâng cao giá trị sản phẩm nông sản. ...

Trai làng Lại Yên ngâm mình trong nước lạnh để bắt vịt cầu may

Lễ hội bắt vịt của làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) được tổ chức với quan niệm thể thao lành mạnh và cầu cho thủy lợi tốt lành, mùa màng tươi tốt, con cháu trong gia đình mạnh khỏe, giỏi giang. Hàng năm cứ vào ngày 12 tháng Giêng, lễ hội Xuân của xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại được tổ chức trong không khí tưng bừng và náo nhiệt với nhiều trò chơi thú...

Thanh Hóa có thêm một Vườn quốc gia

(NLĐO)- Với việc Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên được nâng hạng, hiện tỉnh Thanh Hóa đã có 2 Vườn quốc gia ...

Mở đơn đăng ký sáng kiến Làng du lịch tốt nhất năm 2025 của UN Tourism

"Chúng tôi mong muốn chào đón những ngôi làng đại diện cho vai trò của du lịch nông thôn như một động lực chuyển đổi vì điều tốt đẹp,” Tổng thư ký Du lịch Liên Hợp Quốc Zurab Pololikashvili chia sẻ.Quảng Nam đăng cai Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn của Liên hợp quốcViệt Nam đăng cai Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn của UN TourismPhát triển du lịch nông thôn: Phải "trao...

Sớm nâng cấp, mở rộng sân bay Phú Quốc

(NLĐO)- APEC 2027 sẽ được tổ chức tại Phú Quốc (Kiên Giang), lượng khách du lịch tới "đảo ngọc" đang tăng phi mã trong khi hạ tầng sân bay Phú Quốc quá tải. ...

Mới nhất

Thaco sẽ làm đường sắt đô thị, Hòa Phát đầu tư nhà máy ray 10.000 tỷ đồng

Lãnh đạo Tập đoàn Thaco Trường Hải cho biết sẽ tập trung tham gia vào làm đường sắt đô thị, đặc biệt là các toa tàu, các cấu kiện thép, trong khi lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát nói có thể đầu tư nhà máy sản xuất ray, khoảng 10.000 tỷ đồng. "Ông lớn" liên kết, dìu dắt DN nhỏ Đáp...

Tải nhạc TikTok về điện thoại với vài thao tác đơn giản

Bạn vừa nghe được một đoạn nhạc ấn tượng trên TikTok và muốn lưu về điện thoại. Đừng lo lắng, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tải nhạc TikTok về điện thoại một cách dễ dàng.

“Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng”

VIS Rating cho rằng, sau một loạt các cải cách quy định và triển khai luật chứng khoán mới, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng. “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng”VIS Rating cho rằng, sau một loạt các cải cách quy định và triển khai luật chứng khoán mới, thị...

Nhân sự IT nơi thừa, nơi thiếu trầm trọng: Ngành nào cần người?

Từng được coi như "vua của mọi nghề", kỹ sư công nghệ thông tin (IT) đang đối diện với làn sóng thất nghiệp khi không ít nhân sự ngành này mất việc. Còn 5.000 vị trí kỹ sư AI đang chờ người. ...

Làm sao để hài hòa giữa quản lý và thực tế dạy thêm, học thêm?

Việc buộc giáo viên phải dạy thêm thông qua các trung tâm có thể giúp dễ dàng kiểm soát hoạt động này hơn, nhưng lại làm phát sinh một loạt vấn đề khác. ...

Mới nhất