Trang chủNewsDu lịchGìn giữ nét đẹp hội làng

Gìn giữ nét đẹp hội làng

Mỗi độ Xuân về khắp các làng quê lại mở hội làng. Đây là hoạt động mang đậm nét văn hóa lâu đời, gắn kết cộng đồng, tăng tính đoàn kết, cũng là dịp để những di sản văn hóa độc đáo, đặc sắc được các cộng đồng thực hành, trình diễn… Tuy nhiên, qua thời gian, hội làng hôm nay đã có nhiều thay đổi, tại một số hội làng ít nhiều bị biến tướng, thương mại hóa…

Sức cuốn hút của hội làng

Mỗi năm cả nước có khoảng hơn 9.000 lễ hội lớn nhỏ, tương đương gần 30 lễ hội mỗi ngày. Có những hội làng nức tiếng gần xa như hội Cổ Loa, Lệ Mật, Phù Đổng, hội Lim… Trong đó, hội làng như một kho tàng lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống cùng những phong tục tập quán lâu đời. Đây cũng là dịp để những di sản văn hóa độc đáo, đặc sắc, mang đậm tính cội nguồn được các cộng đồng thực hành, trình diễn.

bai chinh -anh chinh
Hội làng là một sinh hoạt gắn liền với cư dân từng vùng đất. Ảnh: Đức Quang.

Tại Hà Nội, một trong những lễ hội độc đáo thu hút nhiều người dân và khách thập phương tham gia chính là lễ hội rước “Ông lợn” ở làng La Phù, (xã La Phù, huyện Hoài Đức). Vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, theo phong tục truyền thống, người dân làng La Phù làm lễ rước “Ông lợn” ra đình làng để dâng tế Thành hoàng làng. Theo truyền thống, hội là dịp để người dân làng La Phù tưởng nhớ Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi.

Cũng ở Hà Nội, Lễ hội đền Sái ở làng Thụy Lôi, thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, được tổ chức hằng năm từ ngày 30 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng. Trong đó đặc sắc là lễ hội rước vua giả vào ngày 11 tháng Giêng. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 28/1 đến 12/2 tại Khu di tích lịch sử đền Sái.

Lễ hội đền Sái với nghi thức rước vua độc đáo thể hiện tính đoàn kết cộng đồng; bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà hạnh phúc, đất nước phồn vinh.

Và cứ vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm, phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) lại mở hội tưởng vọng Uy Linh Lang đại vương. Lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân địa phương với vị Uy Linh Lang có công với nước với dân, dẹp giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc; khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử của làng. Sau phần lễ, phần hội có rất nhiều trò chơi và chương trình biểu diễn văn nghệ truyền thống như: hát chèo, diễn tuồng, biểu diễn các nhạc cụ dân tộc, đánh cờ người…

Còn ở Phú Thọ có hội làng Hữu Bổ thuộc xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao. Hội làng diễn ra hàng năm từ ngày 13 đến 16 tháng Giêng. Đặc biệt, 5 năm tổ chức rước kiệu một lần, thường tổ chức vào các năm chẵn. Lễ hội không chỉ là nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của làng mà còn là dịp để con cháu trong làng được tụ họp dưới mái đình cổ kính, trang nghiêm, thắp nén hương thơm tưởng nhớ công lao cha ông từ thời khai sơn, mở nước; xây dựng xóm làng quê hương ngày càng giàu đẹp.

bai chinh - anh nho
Lễ hội làng Hữu Bổ, huyện Lâm Thao (Phú Thọ). Ảnh: P. Sỹ.

Chia sẻ với phóng viên, ông Phan Duẩn – Trưởng ban Tổ chức lễ hội làng Hữu Bổ cho biết: Hội làng ngày nay dù có ít nhiều thay đổi nhưng vẫn là một sinh hoạt mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống tâm linh của người dân làng. Đây cũng là dịp để con cháu ở xa, ở gần tụ họp dưới mái đình cổ kính, trang nghiêm, thắp nén hương thơm tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân; giáo dục truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ trẻ.

Loại bỏ hành vi phản cảm

Nói về ý nghĩa và nét đẹp của hội làng, PGS.TS Nguyễn Văn Huy – nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho rằng, từ xa xưa, các hội làng có vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần người Việt; trong đó, ý nghĩa lớn của lễ hội là gắn kết cộng đồng cư dân trong một làng, xã, thôn, bản.

“Hội làng là di sản văn hóa của một làng xã; thường gắn với tục thờ cúng Thành hoàng làng nên trong quá trình thực hiện nghi lễ và các hoạt động vui chơi, người dân sẽ gắn bó với nhau hơn về tinh thần; nêu cao ý thức cho con cháu trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông” – ông Huy chia sẻ.

bai chinh anh nho - neu con cho
Thi cờ người. Ảnh: Đức Quang.

Là nếp sinh hoạt văn hóa dân gian, một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân, tuy nhiên, qua thời gian, hội làng hôm nay đã có nhiều thay đổi, tại một số hội làng ít nhiều bị biến tướng, thương mại hóa; trở thành nơi để một số người cầu lợi lộc, cầu thăng quan tiến chức; thậm chí có cả cờ bạc trá hình….

Chia sẻ về sự thay đổi của lễ hội nói chung và hội làng nói riêng, TS Trần Hữu Sơn – Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng cho rằng, không gian hội làng ngày càng phát triển mạnh. Nếu trước kia chỉ là không gian trống làng thì bây giờ không gian có cả du khách, từ đó đòi hỏi các công tác quản lý ra sao, vấn đề đổi mới hoạt động như nào?…

“Có những hội làng phát triển nhanh, phát sinh nhiều việc không quản lý được, dẫn đến tình trạng “không quản được thì cấm”, làm mất tính thiêng của hội làng. Đó là điều thật sự đáng tiếc” – ông Sơn nói

Cũng theo TS Trần Hữu Sơn, để bảo tồn và phát huy giá trị của hội làng mà vẫn phù hợp với xu thế phát triển ngày nay thì cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước. Đó là quản lý theo văn bản, thể chế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cùng với đó quản lý bằng các chế tài tổ chức lễ hội. “Cần tăng cường tuyên truyền cho người dân nhận thức ra những vấn hành vi phản cảm, làm xấu lễ hội để không tham gia những hành vi đó” – ông Sơn nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ThS Nguyễn Đắc Tới – nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu di sản (Viện Nghiên cứu văn hóa và phát triển) cho rằng, lưu giữ các giá trị truyền thống và phát triển hài hòa với cuộc sống ngày nay, cần có sự đồng bộ của cả hệ thống các yếu tố, từ vai trò của người dân, chính quyền, các nhà khoa học cho đến truyền thông.

“Người dân đóng vai trò chủ thể quan trọng trong việc gìn giữ và bảo tồn nét đẹp văn hóa địa phương. Bên cạnh đó, chính quyền cần thể hiện vai trò quản lý, điều tiết phù hợp, đảm bảo sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Đồng hành cùng người dân và chính quyền là sự đóng góp của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Truyền thông cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc quảng bá và nâng cao nhận thức cộng đồng về ý nghĩa của hội làng” – ông Tới nói.



Nguồn: https://daidoanket.vn/gin-giu-net-dep-hoi-lang-10300057.html

Cùng chủ đề

Tổ chức nhiều sự kiện du lịch nhưng ‘không thấy du khách, chỉ thấy đại diện cơ quan nhà nước’

Các sản phẩm du lịch gắn với sự kiện, lễ hội đang được nhiều địa phương triển khai như một cách để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng nhiều sự kiện vắng bóng du khách. Tại tọa đàm "Nâng...

Sắc xuân ở Làng Văn hóa

Trong những ngày này, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) ngập tràn sắc màu với Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025. Đến với...

[Ảnh] Chủ tịch nước Lương Cường dự Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

NDO - Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, thành phố Hà Nội), Chủ tịch nước Lương Cường tới dự Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" Xuân Ất Tỵ năm 2025. NDO - Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, thành phố Hà Nội), Chủ tịch nước Lương Cường tới dự Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền...

Lễ hội rước Ông lợn ở La Phù

NDO - Hằng năm, vào ngày 13 rạng sáng 14 tháng Giêng (Âm lịch), người dân xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) tổ chức lễ rước "ông lợn". Theo sử sách ghi lại, hội rước lợn là để tưởng nhớ công ơn của Đức Thành hoàng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6. Khác với nhiều lễ hội khác, kiệu rước Thành hoàng là trung tâm đám rước thì ở La Phù...

Rộn ràng lễ hội Nguyên tiêu 2025 tại TP HCM

Lễ hội Nguyên tiêu 2025 tại TP HCM có nhiều hoạt động sôi nổi ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

30 cá nhân đạt giải cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu lịch sử Đảng

Ngày 21/2, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết, trao giải cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930-2025) và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh”. ...

Bổ nhiệm lãnh đạo các sở sau hợp nhất

Ngày 21/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ của hệ thống chính trị thành phố. Hải Phòng hợp nhất...

3 mức hỗ trợ thêm cán bộ nghỉ hưu sớm

Chính sách hỗ trợ thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Bình có các mức hỗ trợ khác nhau, tùy thuộc vào việc người thuộc diện nộp hồ sơ sớm hay muộn. ...

Năm 2024, du khách đến Quảng Trị tăng gần 50 lần so với cùng kỳ

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết, năm 2024, địa phương đón trên 3 triệu lượt du khách, tăng gần 50 lần so với cùng kỳ và cao nhất từ trước đến nay. Chiều 21/2,...

Bắc Kạn miễn nhiệm 6 Ủy viên UBND tỉnh

Đây là một trong những nội dung chính diễn ra tại Kỳ họp thứ 25 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra vào ngày 21/2. HĐND tỉnh đã tiến hành...

Bài đọc nhiều

Nóng hầm hập với điểm check-in dốc Con Rồng mới nổi ở Vũng Tàu

(NLĐO)- Ngay tại trung tâm du lịch sầm uất nhất của TP Vũng Tàu, một con dốc có từ lâu bỗng nhiên sốt rần rần trên mạng xã hội. ...

Kiểm tra điểm dừng chân, tàu du lịch chợ nổi Cái Răng sau vụ nhiều du khách rơi sông

Sau vụ du khách bị rơi xuống sông tại điểm dừng chân Khởi My, chợ nổi Cái Răng, ngành chức năng TP Cần Thơ sẽ kiểm tra tất cả điểm dừng chân, tàu chở khách du lịch. ...

Lạc lối về với hoa mận trắng muốt trên cao nguyên Bắc Hà

(Tổ Quốc) - Lập xuân, cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) lại bừng lên sắc trắng tinh khôi của hoa mận. Khắp các triền đồi, thung lũng, những cành mận khẳng khiu bỗng chốc phủ kín hoa, tạo nên khung cảnh thơ mộng như tranh vẽ. ...

Cùng chuyên mục

Kích cầu du lịch tỉnh Đắk Lắk

(Tổ Quốc) - Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025). ...

triển khai nhiều hoạt động thực hiện mục tiêu phát triển du lịch 2025

Kinhtedothi – Để thực hiện mục tiêu, kế hoạch phát triển du lịch năm 2025 và những năm tiếp theo, Hòa Bình dành nguồn lực ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chú trọng phát triển du lịch văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của địa phương… Trong những ngày đầu năm, nhiều người dân lựa chọn huyện Cao Phong (Hòa Bình) là điểm đến cho hành trình du Xuân. Thống...

Đầu năm 2025, lượng khách quốc tế tìm kiếm về du lịch Việt Nam tăng mạnh

NDO - Theo dữ liệu tổng hợp từ Google Destination Insights, lượng tìm kiếm từ quốc tế về các cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam từ cuối tháng 11/2024 đến hết tháng 1/2025 tăng khoảng 15-30% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, trong nửa đầu tháng 2/2025, lượng tìm kiếm quốc tế tăng mạnh khoảng 30-45% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du...

Chính quyền Phú Quốc quyết liệt vào cuộc nếu điểm du lịch trái phép không tự tháo dỡ

Người đứng đầu chính quyền TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang nói, đã nắm được điểm du lịch xây dựng trái phép The Peak trên đồi Điện Tiên mở cửa đón khách. Chính quyền sẽ xử lý nếu đến thời hạn 30 ngày người vi phạm không khắc phụ hậu quả. ...

Năm 2024, du khách đến Quảng Trị tăng gần 50 lần so với cùng kỳ

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết, năm 2024, địa phương đón trên 3 triệu lượt du khách, tăng gần 50 lần so với cùng kỳ và cao nhất từ trước đến nay. Chiều 21/2,...

Mới nhất

Phát hiện hoạt chất cực tốt trong cà phê

'Tiêu thụ nhiều polyphenol từ cà phê và các thực phẩm như sô cô la, rượu vang đỏ... có thể giúp giảm...

Đi bộ thế nào để khỏe người, đẹp dáng?

Có một nhầm lẫn phổ biến cho rằng đi bộ là bài tập đơn giản, không đủ giúp giảm cân, tuy nhiên các...

4 dấu hiệu cảnh báo xương đang lão hóa nhanh, dễ mắc bệnh

Xương là bộ khung nâng đỡ cơ thể, giúp con người vận động linh hoạt và bảo vệ các cơ quan quan trọng....

Báo động lọt, lộ thông tin khách hàng

(NLĐO) - Gỡ vưỡng cho nhiều dự án bất động sản và Cảnh báo tác hại do lạm dụng nhuộm tóc là 2 bài đáng chú ý khác. ...

Mới nhất