Trang chủNewsDu lịchNghệ nhân ẩm thực đam mê hương xưa vị cũ Hà thành

Nghệ nhân ẩm thực đam mê hương xưa vị cũ Hà thành

Căn nhà mang dấu ấn cổ xưa tại một con ngõ nhỏ phố Giáp Nhất, quận Thanh Xuân, Hà Nội, nhà báo Vũ Tuyết Nhung – một nghệ nhân ẩm thực của Hà Nội, đã quyết định biến nó thành một địa điểm văn hóa: Quà chiều Hà Nội.

A3 VTN trải nghiệm
Thực khách được trải nghiệm các công đoạn để thực hiện món ăn.

Từ bài báo cũ đến không gian “Quà chiều Hà Nội”

Nhà báo Vũ Tuyết Nhung vốn công tác nhiều năm ở Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Bà để lại dấu ấn của mình trong các chương trình: Hà Nội của chúng ta, Hà Nội nghìn năm văn hiến, Hà Thành đặc sản, Món ngon mỗi ngày…

Các bài viết trong cuộc đời làm báo của bà, bao gồm bài viết trên sóng phát thanh, sóng truyền hình và các tờ báo in đã được xuất bản thành cuốn sách nhan đề “Hà Thành hương xưa vị cũ”. Cuốn sách đã được đón nhận rất nồng nhiệt và được tái bản vài lần, phát hành cả trong Nam, ngoài Bắc, thậm chí được nhiều Việt kiều quan tâm, tìm kiếm. Mà có điều hay là việc xuất bản cuốn sách không phải do bà tự làm, mà một nhóm làm sách đã tự tập hợp và in.

Khi mạng xã hội phát triển hơn, các phóng viên trẻ quý mến bà đã lập một nhóm facebook mang tên Hà Thành hương xưa vị cũ. Đây trở thành nơi để bà Vũ Tuyết Nhung chia sẻ các bài viết giới thiệu những món ăn được bà chế biến theo phong cách truyền thống.

Ý tưởng để làm “Quà chiều Hà Nội”, theo chia sẻ của nhà báo Vũ Tuyết Nhung cũng thật bất ngờ. “Có một bạn trẻ, là fan hâm mộ những cuốn sách của tôi đã thốt lên rằng “Cô ơi, bao giờ cháu có thể được nếm những món ăn của cô nấu đây?”. Câu nói ấy đã khiến tôi rất xúc động và đã nảy sinh ra ý tưởng làm chương trình “Quà chiều Hà Nội”. Từ lâu, tôi vẫn luôn đau đáu với mong muốn lan tỏa và gìn giữ văn hóa ẩm thực truyền thống. Vì vậy, câu nói của bạn ấy đã mở ra hướng suy nghĩ mới cho tôi, và tôi bắt đầu lên kế hoạch làm Quà chiều Hà Nội” – bà Nhung kể.

Thế là “Quà chiều Hà Nội” ra đời, đáp ứng mong muốn của bà là quảng bá được văn hóa ẩm thực Hà Nội đến với tất cả những người khách yêu mến, đặc biệt là các bạn trẻ vốn ít có cơ hội tiếp xúc với ẩm thực Hà Nội truyền thống. “Trong đó, có những món ngon mà đã bị mai một theo thời gian và tôi đã khôi phục lại như vịt dấm ghém, bánh trứng ngỗng, bồng bồng nấu canh tôm…hay những món ẩm thực truyền thống ít phổ biến như bún ốc nguội, bánh nhót Triều Khúc, bánh cuốn tôm đồng…” – bà Vũ Tuyết Nhung chia sẻ.

Kết cấu của mỗi một buổi Quà chiều Hà Nội bao gồm phần trình diễn nghệ thuật như ca trù, hát xẩm, chèo, trình diễn nhạc cụ; phần chủ đạo là thuyết trình về việc chế biến món ăn theo kiểu Hà Nội xưa và cuối cùng, khách được trải nghiệm thưởng thức ẩm thực.

A2 VTN Bún thang 2
Món bún thang truyền thống được nghệ nhân Vũ Tuyết Nhung thực hiện.

Nơi hội tụ của những người yêu văn hóa

Khi tôi có mặt ở không gian “Quà chiều Hà Nội”, trong phòng khách khoảng 30 m2, 30 vị khách ngồi bên các bàn trà, có những vị khách từ trong Nam ra, thậm chí thi thoảng, chương trình còn đón những Việt kiều đến dự nhân dịp từ nước ngoài về. Các vị khách được nghe chính bà Tuyết Nhung, hoặc các MC khách mời giới thiệu, đọc tạp văn về món ăn chủ đề ngày hôm đó và được thưởng thức những làn điệu dân ca. Sau đó, khách tham dự được hướng dẫn các bước để nấu món ăn chủ đề, với những lưu ý và những bí quyết riêng của người hướng dẫn để món ăn ngon hơn. Mỗi thực khách đều được tham gia vào các công đoạn, và được tự bày biện, trang trí phần ăn của mình. Trang trí xong là đến phần thưởng thức những món ăn đẹp mắt, mang phong vị truyền thống của Hà Nội xưa.

“Chính ngôi nhà của tôi, một không gian được trang trí theo phong cách cổ, thấm đẫm hồn người và sự chăm chút của bản thân mình, của gia đình mình vào đây thì mọi người hào hứng hơn là tôi thuê một địa điểm nào đấy có thể đông người hơn, có thể thu được nhiều tiền hơn nhưng chưa chắc đã hấp dẫn các bạn trẻ”.

Nhà báo Vũ Tuyết Nhung

Nhìn khung cảnh ấm áp và sôi động đó, không ai biết rằng, thời gian đầu, bà Tuyết Nhung và các cộng sự cũng vấp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên, niềm đam mê ẩm thực và mong muốn gìn giữ và lan tỏa ẩm thực truyền thống tới những người yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ, đã giúp bà Tuyết Nhung có thêm động lực để phấn đấu tổ chức chương trình. Quà chiều Hà Nội đã mở ra được gần 4 tháng, thu hút nhiều vị khách đến dự, thậm chí có cả những vị khách bay từ trong Nam ra, có đến khoảng 1/3 số vị khách đến với “Quà chiều Hà Nội” là người trẻ.

Chương trình đang đạt được những hiệu ứng tương đối tốt. Có những bạn trẻ đã quay lại tới 3 lần để thưởng thức những món ăn truyền thống. Dù vậy, trong quá trình làm “Quà chiều Hà Nội”, bà Tuyết Nhung cảm thấy nếu như chỉ quảng bá ẩm thực Hà Nội, nghĩa là khách đến với chương trình chỉ để ăn một món ngon nào đó thì cũng rất phí. Vì vậy, ngoài món ăn về vật chất, “Quà chiều Hà Nội” đã chuẩn bị thêm cả “món ăn tinh thần”, đó là chương trình âm nhạc với các nghệ thuật dân tộc truyền thống như chèo, hát xẩm, ca trù…Bà Tuyết Nhung chia sẻ thêm: “Tôi muốn quảng bá nghệ thuật dân tộc truyền thống, như là chèo, ca trù, hát xẩm, hát văn, kể cả tân nhạc như những bài hát về Hà Nội, yêu Hà Nội, hay thể hiện nỗi nhớ Hà Nội hoặc là niềm tự hào của người Hà Nội tôi cũng mong muốn được lan tỏa đến các bạn trẻ. Đồng thời, phần ca nhạc này cũng làm chương trình Quà chiều Hà Nội không chỉ đơn thuần là một chương trình ẩm thực mà nó là một chương trình quảng bá văn hóa dân tộc”.

Theo bà Vũ Tuyết Nhung, điều bà được nhiều nhất khi thực hiện “Quà chiều Hà Nội” là chia sẻ niềm vui với mọi người. Vốn là một người làm công tác xã hội thiện nguyện nên với bà Tuyết Nhung mục đích kinh doanh hầu như là không có. Thu chỉ vừa đủ chi, thậm chí phải bù đắp thêm, và phần công sức đã bỏ ra không được tính đếm, không thể mang lại lợi ích kinh tế. Với quan điểm không tạm bợ, bà Nhung đã trang bị cho không gian “Quà chiều Hà Nội” những bộ bàn ghế theo lối cổ, hoa cảnh, ấm chén theo phong cách truyền thống… tạo nên một không gian hướng cổ nhưng vẫn phảng phất hơi hướng hiện đại.

A7 VTN Ca trù
Những điệu thức ca trù của các nghệ nhân khiến không gian “Quà chiều Hà Nội” trở nên sống động hơn.

Bà Nhung tâm sự: “Tuy là có thu tiền nhưng tôi làm “Quà chiều Hà Nội” không vì mục đích kiếm tiền, bởi vé tham dự có giá là 300.000 đồng, nhưng mỗi buổi chương trình chỉ nhận 30 vị khách, số tiền này được dùng để mua nguyên liệu nấu ăn, trả công cho người làm (thực hiện việc chuẩn bị nguyên liệu, chế biến) và phần lớn là để trả cho những nghệ sĩ trình bày ca nhạc dân gian”.

Đã có nhiều khách hàng của “Quà chiều Hà Nội” từ những tò mò ban đầu đã trở thành khách hàng quen thuộc của không gian này. Rồi “tiếng lành đồn xa”… Mọi người đến đây rất hào hứng chia sẻ, và sau khi ra về vẫn mong muốn quay trở lại.

“Khi người ta phản hồi với tôi, tôi cảm nhận được tình cảm của mọi người đối với chương trình. Bản thân tôi cũng luôn tìm tòi những cách thức tổ chức để khách đến với chương trình thấy vui hơn, hào hứng hơn, có ý nghĩa hơn” – bà Nhung chia sẻ. Và không gian “Quà chiều Hà Nội” luôn có sự đổi mới, đầu tư để tăng giá trị trải nghiệm cho những người yêu văn hóa, yêu ẩm thực. Ví dụ như bắt thăm trúng thưởng một món ăn do bà Tuyết Nhung tự nấu hay những món quà do bà tự tay chế biến với bánh trái dân tộc như bánh tẻ Sơn Tây, bánh chưng, bánh đúc. Đó cũng là một cách để lan tỏa tình yêu đối với ẩm thực Hà Nội và lan tỏa nếp sống của người Hà Nội cứ ra khỏi nhà là có chút quà về cho người thân.



Nguồn: https://daidoanket.vn/nghe-nhan-am-thuc-dam-me-huong-xua-vi-cu-ha-thanh-10299028.html

Cùng chủ đề

Quán phở ở Hà Nội có món tái lăn ‘bốc lửa’, khách ngồi kín trong nhà ngoài cửa

7h30 sáng, quán phở của bà Phạm Thị Bích Vân (70 tuổi) ở phố Ô Quan Chưởng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tấp nập người ra, người vào. Khách ngồi kín các dãy bàn từ trong nhà ra ngoài cửa. Từ góc quán phở, mùi tỏi bén lửa tỏa ra thơm phức. Người đầu bếp nhanh tay đảo từng mẻ bắp bò tươi rói trong chiếc chảo nhỏ sâu lòng, phát ra tiếng xèo xèo vui tai và ánh lửa bốc...

Khách lách ngõ hẹp tìm chủ quán bún bò ‘múa lửa’ điệu nghệ ở Hà Nội

Quán bún bò trong ngõ nhỏ của ông Hòa (Đống Đa, Hà Nội) thu hút thực khách không chỉ bởi hương vị món ăn mà còn nhờ màn "múa lửa" lạ mắt của chủ quán. Quán bún bò của ông Hà Đình Hòa (gần 70 tuổi) nằm trong con ngõ ở Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội). Quán nhỏ, biển hiệu đã cũ, chỉ vỏn vẹn một tủ nguyên liệu, chiếc bếp ga mini và vài ba bộ bàn ghế. Con...

Vịt om sấu có khoai sọ, rau muống, Bếp bà Hòa chỉ cách làm

Trên trang Bếp bà Hòa, bà Minh Hòa chia sẻ cách nấu vịt om sấu với các nguyên liệu như: vịt cỏ, rau muống, khoai sọ... ...

Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán ‘thịt mốc đen’, chủ quán phản bác ra sao?

Tối 8/2, trên mạng xã hội lan truyền một bài viết tố quán bánh mì N.H (Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) bán thịt mốc đen cho thực khách. Bài viết được chia sẻ nhiều với hàng ngàn lượt tương tác bình luận. Khách tố trong bánh mì có "thịt mốc" Thực khách T.T. - người đăng bài, cho biết: Khoảng 20h ngày 8/2, anh T. vào quán bánh mì N.H., mua một chiếc bánh mì thập cẩm. Khi mang về...

Hà Nội: Cá chép, đồ cúng ông Công, ông Táo được ‘săn đón’

Trong ngày cúng ông Công, ông Táo 23 tháng chạp, giá các món đồ cúng, cá chép đỏ tăng mạnh nhưng nhiều người không ngại chi. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Tân Hoa xã: Du lịch xuyên biên giới Trung Quốc – Việt Nam bùng nổ dịp Tết

Theo Tân Hoa xã, khu cảnh quan Thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) chứng kiến lượng khách du lịch từ Trung Quốc và Việt Nam tăng lên trong kỳ nghỉ này. Ảnh chụp từ trên không vào ngày 7-9-2023 cho thấy các tòa nhà tại khu thương mại ASEAN ở thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, miền nam Trung Quốc - Ảnh: TÂN HOA XÃ Trong dịp Tết Nguyên đán, ngoài...

Ba “địa đàng” tránh nắng nóng nổi tiếng nhất Việt Nam

Khi nắng nóng mùa hè bao trùm lên mảnh đất hình chữ S, ba địa điểm này là nơi lý tưởng nhất để tận hưởng cảm giác mát mẻ ở ba miền Bắc - Trung - Nam. 1. Miền Bắc: Sa Pa. Nằm ở tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 38 km và cách Hà Nội 376 km, thị xã Sa Pa là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất Việt Nam. Nằm ở độ cao trung bình 1500-1800...

Việt Nam đón hơn 1,7 triệu lượt khách quốc tế trong tháng 12/2024

(Tổ Quốc) - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 12/2024 đạt 1.747.240 lượt khách, tăng 2,1% so với tháng 11/2024, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2023. ...

Đà Nẵng đến Ấn Độ xúc tiến du lịch cưới

(NLĐO) - Ngành du lịch Đà Nẵng đã đến Ấn Độ gặp gỡ các tổ chức về du lịch cưới và các nhà tổ chức sự kiện cưới. ...

Cùng chuyên mục

Nhu cầu du lịch của người dân Nga đến Việt Nam tăng mạnh

Làn sóng du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh, Theo Sletat.ru, doanh số bán tour tháng 2 tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2024, Việt Nam thậm chí có thể trong top 5 điểm đến mùa Hè này của dân Nga.Nhu cầu đặt tour du lịch đoàn của khách Nga tới Việt Nam tăng mạnhBất chấp thiếu chuyến bay, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn tăng mạnhViệt Nam phát triển du lịch xanh vừa...

Điểm đến ở Thái Lan mở cửa trở lại, vẫn có khách Việt hủy tour

(NLĐO) – Một số đoàn khách Việt đi Bangkok hủy tour, công ty du lịch theo dõi chặt tình hình tham quan của các đoàn khách đang ở Thái Lan. ...

Khám phá “đại tiệc ẩm thực” 600 món ngon tại lễ hội ở TP HCM

(NLĐO) – Hơn 600 món ngon từ khắp 3 miền đất nước, sản vật của các địa phương được chế biến bởi đầu bếp của khách sạn 4-5 sao hấp dẫn hàng ngàn thực khách… ...

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Lung linh sắc màu đêm nghệ thuật "Âm vang nguồn cội"

Chương trình nghệ thuật “Âm vang nguồn cội” diễn ra tại Việt Trì thấm đậm tinh thần dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, đưa mỗi người con Việt Nam trở về với nguồn cội thiêng liêng."Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngTưng bừng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngGiỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi...

Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

NDO - Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm...

Mới nhất

Độc đáo Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam

VHO - Ban Tổ chức Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ Núi Sam vừa tổ chức lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam từ bệ đá bà ngự trên đỉnh núi Sam về miếu dưới chân Núi Sam. Đây là một trong những nghi thức quan trọng trong chuỗi các nghi thức...

Bồi dưỡng kỹ năng thực hành di sản nghệ thuật Bài chòi

VHO - Lớp bồi dưỡng kỹ năng thực hành Bài chòi không chỉ góp phần truyền dạy, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật bài chòi, mà còn thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ tại cơ sở, góp phần xây dựng đời sống tinh thần phong phú...

Việt Nam và Na Uy hướng tới tăng cường hợp tác trong nền kinh tế xanh – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Hợp tác trong các lĩnh vực như ngành hàng hải xanh và năng lượng tái tạo… sẽ được thúc đẩy hơn nữa giữa Việt Nam và Na Uy trong thời gian tới. Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, Bà Hilde Solbakken, phát biểu tại lễ kỷ niệm 211 năm Ngày Hiến pháp Na Uy. (Ảnh: VnEconomy) Đại sứ quán...

Hậu duệ Hoàng tộc triều Nguyễn hiến tặng 2 chiếc áo của mẹ vua Bảo Đại | Multimedia

Giấy phép số: 422/GP-BTTTT, cấp ngày 19.8.2016 Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ Phó Tổng Biên tập: PHAN THANH NAM, NGUYỄN VĂN MƯỜI © Bản quyền thuộc về Báo Văn Hóa. Không sao chép dưới mọi hình thức nếu chưa có sự chấp thuận bằng văn bản. Văn phòng đại diện phía Nam 170 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3,...

Mới nhất