Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPQuảng Ngãi nâng tầm sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi nâng tầm sản phẩm OCOP

NDO – Sau gần 5 triển khai thực hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo ra những chuyển biến mới, đồng bộ trong sản xuất, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm, chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm được thực hiện chặt chẽ, công khai đã tạo được uy tín với người tiêu dùng.

Sản phẩm OCOP Quảng Ngãi từng bước nâng tầm, tạo được uy tín với người tiêu dùng.
Sản phẩm OCOP Quảng Ngãi từng bước nâng tầm, tạo được uy tín với người tiêu dùng.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 204 sản phẩm đạt OCOP 3-4 sao, trong đó có 17 sản phẩm đạt 4 sao và 187 sản phẩm đạt 3 sao; 128 chủ thể có sản phẩm đạt OCOP, trong đó có 21 doanh nghiệp với 22 sản phẩm, 33 hợp tác xã với 50 sản phẩm, 74 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh với 132 sản phẩm; đã xây dựng 13 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, trong đó, Nhà nước hỗ trợ 6 điểm; xã hội hóa 7 điểm.

Hình thành sản phẩm đặc trưng địa phương

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, điểm nhấn của chương trình OCOP ở Quảng Ngãi là bước đầu hình thành được các sản phẩm đặc trưng gắn với từng địa phương như: hành tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng, rượu cần Ba Tơ, làng rèn Tịnh Minh, chổi đót Phổ Phong, trái cây Nghĩa Hành. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã có chủ trương ưu tiên, khuyến khích sử dụng sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh làm tặng phẩm cho du khách, làm quà tặng trong các dịp lễ, tết, hội nghị, hội thảo; làm quà tặng cho đoàn viên công đoàn, bạn bè, người thân nên mang lại hiệu ứng tốt, giúp chủ thể bán được hàng hóa nhiều hơn.

Quảng Ngãi nâng tầm sản phẩm OCOP ảnh 1

Hành, tỏi Lý Sơn, sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Quảng Ngãi.

Cùng với đó, các sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và cơ sở sản xuất kinh doanh đã thấy được lợi ích của chương trình OCOP nên rất hăng hái tham gia, từ đó sản phẩm OCOP Quảng Ngãi có chiều hướng tăng lên.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, 100% sản phẩm OCOP được gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, mã số mã vạch; 100% các sản phẩm OCOP 4 sao được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu chứng nhận thông thường hoặc được các tổ chức cho phép sử dụng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý như tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng. Ngoài ra, một số sản phẩm OCOP đã áp dụng thực hiện quy trình sản xuất VietGAP, chế biến và chế biến sâu đạt chứng nhận 5S, HACCP, ISO 22000, HALAL.

Quảng Ngãi nâng tầm sản phẩm OCOP ảnh 2

Sản phẩm OCOP Quảng Ngãi đa dạng mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Để mở rộng thị trường và tiếp cận người tiêu dùng, các cơ quan chức năng đã hỗ trợ đưa 130 sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Ngãi hoặc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm như tham gia các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, tiktok shop), mạng xã hội như Facebook, Zalo để quảng bá sản phẩm, nâng cao thương hiệu và tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp.

Điểm nghẽn của OCOP

Theo ông Nguyễn Thanh Hiên, Phó chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, mặc dù chương trình OCOP đã thật sự lan tỏa trên khắp địa bàn tỉnh, nhưng việc xây dựng sản phẩm OCOP của tỉnh trong thời gian qua bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại cần sớm khơi thông.

Phân tích “điểm nghẽn” của chương trình OCOP, ông Nguyễn Thanh Hiên cho rằng, các cấp, các ngành có nhiều chính sách hỗ trợ trong công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP nhưng nhiều chủ thể không tham gia, vì vậy sản phẩm sau khi công nhận OCOP chưa được thị trường tiêu thụ biết đến.

Quảng Ngãi nâng tầm sản phẩm OCOP ảnh 3

Chương trình OCOP Quảng Ngãi còn nhiều “điểm nghẽn” cần sớm được khơi thông.

 

Quy mô, năng lực quản trị các tổ chức kinh tế tham gia chương trình còn nhỏ và yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, chế biến sản phẩm còn hạn chế. Nhiều chủ thể chưa đầu tư, mạnh dạn bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và trên các nền tảng ứng dụng khác.

Nhiều hợp tác xã, đặc biệt là những hợp tác xã nhỏ, gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để triển khai các công nghệ số. Hạ tầng công nghệ ở các vùng nông thôn đặc biệt các huyện miền núi còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng triển khai các giải pháp số.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào OCOP

Để tháo gỡ những điểm nghẽn nêu trên, theo ông Nguyễn Thanh Hiên cần phải nhanh chóng ứng dụng khoa học công nghệ vào chương trình OCOP. Cụ thể, áp dụng công nghệ mã Qr code và các hệ thống quản lý thông tin để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Điều này giúp gia tăng niềm tin của người tiêu dùng, minh bạch quá trình sản xuất, và đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm của thị trường trong và ngoài nước.

Triển khai ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp giúp cải thiện giống cây trồng, vật nuôi và xử lý các loại chế phẩm sinh học để giảm thiểu sử dụng hóa chất. Các sản phẩm nông nghiệp như rau củ, trái cây, và các sản phẩm thủ công từ dược liệu địa phương cũng được cải thiện về chất lượng và năng suất nhờ công nghệ này.

Quảng Ngãi nâng tầm sản phẩm OCOP ảnh 4

Ứng dụng khoa học công nghệ là ưu tiên hàng đầu của chương trình OCOP Quảng Ngãi.

Áp dụng công nghệ sấy khô, hút chân không, hoặc chiếu xạ để bảo quản thực phẩm lâu hơn mà vẫn giữ được chất lượng. Việc ứng dụng công nghệ chế biến còn giúp tạo ra các sản phẩm phong phú hơn từ nông sản địa phương, từ đó gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm OCOP. Xây dựng thương hiệu và sử dụng các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội và website để mở rộng thị trường và tiếp cận người tiêu dùng mới. Công nghệ marketing số cũng được triển khai để hỗ trợ quảng bá các sản phẩm OCOP, giúp các sản phẩm địa phương dễ dàng tiếp cận thị trường lớn hơn.

Đào tạo và nâng cao năng lực công nghệ chủ thể OCOP nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ, quản lý và tiếp thị đồng thời giúp họ làm quen với các công nghệ mới và tăng cường kỹ năng vận hành. Đồng thời, Nhà nước và các cơ quan quản lý hỗ trợ vốn, vay vốn ưu đãi cho các hợp tác xã đầu tư vào hạ tầng công nghệ và các giải pháp số. Điều này giúp giảm áp lực tài chính và tạo điều kiện cho các hợp tác xã có thể tiếp cận các công nghệ mới.

“Bên cạnh ưu tiên phát triển các sản phẩm truyền thống, có lợi thế của từng vùng miền, tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới có tiềm năng, các địa phương cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về chương trình OCOP. Từ đó, góp phần tôn vinh các giá trị đích thực tốt đẹp của chương trình OCOP tới người dân; chia sẻ về cách làm hay, sáng tạo trong phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa địa phương”, ông Nguyễn Thanh Hiên nhấn mạnh.

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Sáng 9/2, trong chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác đã dâng hương tưởng niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Khu lưu niệm ở xã Tân Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. ...

“Qua sông bắc cầu, qua ruộng đổ đất” làm nhanh đường ven biển

Kiểm tra dự án đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "qua sông bắc cầu, qua ruộng đổ đất, qua núi khoét núi", làm tuyến đường cho thẳng, đẹp, chất lượng để tạo động lực phát triển. ...

Để hàng Việt được tin dùng

Thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Lào Cai đã tập trung triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với nhiều việc làm cụ thể, tuyên truyền đến đông đảo nhân dân ưu tiên sử dụng hàng Việt trong mua sắm. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của đơn vị sản xuất, kinh doanh và người dân, thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt. ...

Quảng Ngãi chấp thuận đơn xin nghỉ hưu trước tuổi của 21 cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi vừa thống nhất chấp thuận đơn xin nghỉ hưu trước tuổi của 21 cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Thông tin trên được ông Đặng Ngọc Huy - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi xác nhận với PV VietNamNet vào sáng 7/2. Những cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, có nguyện vọng được nghỉ hưu trước tuổi theo tinh thần Nghị quyết số 18....

21 cán bộ lãnh đạo chủ chốt tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thống nhất đơn xin nghỉ hưu trước tuổi đối với 21 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh và huyện. Chiều 6/2, ông Đặng Ngọc Huy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

[Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê-đê

NDO - Với người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk, từ xa xưa, bến nước đầu nguồn luôn được xem là mạch sống của buôn làng. Ngày nay, dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi lớn, ở nhiều buôn làng của người Ê Đê, người dân đã sử dụng giếng đào, giếng khoan hay đã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nhưng bà con vẫn duy trì bến nước, xem đây là một...

Rực sắc lễ hội hoa đào 2025

NDO - Ngày 8/2, tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định), Lễ hội hoa đào 2025 đã chính thức khai mạc với chủ đề “Sắc Xuân hoa đào - Kết nối văn hóa”. Sự kiện diễn ra tại làng K3, xã Vĩnh Sơn đã thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi đến tham dự và thưởng ngoạn. Lần đầu được tổ chức, lễ hội hoa đào sẽ diễn ra trong 2...

Phú Quốc, Sa Pa tiếp tục trở điểm du lịch nổi bật, hút khách dịp Tết Nguyên đán 2025

NDO - Nhờ các sản phẩm, tour, tuyến hấp dẫn, năm nay, Việt Nam đón lượng du khách dịp Tết Ất Tỵ tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ Tết Giáp Thìn, cho thấy tín hiệu tích cực trong quá trình phục hồi của ngành du lịch. Một số điểm đến như: Phú Quốc, Sa Pa, Quảng Ninh... đạt được kết quả ấn tượng, góp phần tăng độ nhận diện thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế....

Xuân núi rừng vương vấn mùa hoa

NDO - Xuân về, trên vùng núi cao Nguyên Bình (Cao Bằng), mây bay lơ lửng giữa trời, sương quyến luyến chưa tan hết, tạo nên không gian huyền ảo như tranh. Trong cái lạnh se thắt với nền nhiệt độ thấp của miền đất cao hàng nghìn mét so với mực nước biển, những loài hoa mùa xuân càng đua nhau khoe sắc tô điểm cho bức tranh xuân thêm căng tràn sức sống. Mùa xuân...

Thêm 148 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao dịch chứng khoán

NDO - Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) ngày 7/2 cho biết, trong tháng 1/2025, có thêm 148 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch chứng khoán. Cụ thể: Trong tháng 1/2025, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 148 nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu...

Bài đọc nhiều

Người góp phần đưa “miến dong Bình Liêu” thành sản phẩm OCOP

Cây dong riềng rất gắn bó với đời sống với người dân ở các xã vùng cao huyện Bình Liêu, và Bình Liêu cũng là huyện sản xuất miến dong nhiều nhất ở tỉnh Quảng Ninh. Để sản phẩm miến dong ngày càng phát triển, đạt sản phẩm OCOP có sự nỗ lực không nhỏ của nhiều NCT trên địa bàn huyện. Ông La A Chiu, 67 tuổi, thôn Nà Ếch, xã Húc Động, huyện Bình Liêu là một trong...

Hội chợ Xúc tiến nông sản, OCOP Yên Bái tại Hà Nội

Hội chợ có hơn 40 gian hàng giới thiệu đặc sản, sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Yên Bái, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, có xuất xứ hàng hóa. Hơn 40 gian hàng tại hội chợ giới thiệu đặc sản, sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Yên Bái. Từ ngày 27-29/12/2024, Sở NN-PTNT Yên Bái tổ chức Hội chợ Xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP tại Hà Nội với quy mô hơn 40 gian hàng, tại công viên...

10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP

Nhóm 3 thành viên 9X tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã khởi nghiệp từ sản vật quê hương, đó là quả xoài. Thay vì bán tươi, họ chế biến để gia tăng giá trị. Nhóm 9X chế biến đa dạng sản phẩm từ quả xoài Đa dạng sản phẩm chế biến từ xoài Huyện Cam Lâm là “thủ phủ” trồng xoài của tỉnh Khánh Hòa với tổng diện tích trên 7.500ha. Các giống chủ lực như xoài Úc (khoảng 3.500ha), xoài...

Đa dạng sản phẩm OCOP Tịnh Biên từ sản vật thiên nhiên

Tính đến tháng 9-2024, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã phát triển thêm 13 sản phẩm OCOP đặc thù, nâng tổng số lượng sản phẩm lên 83. Ước tính đến cuối năm 2024 đạt 50 sản phẩm OCOP, gồm 12 sản phẩm 4 sao, 38 sản phẩm 3 sao. Một gian trưng bày sản phẩm OCOP của Tịnh Biên - Ảnh: T.L Thị xã Tịnh Biên là một trong những địa phương thuộc khu vực biên giới của tỉnh...

Sản phẩm OCOP góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Bình

Xác định vai trò quan trọng của sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương ở Quảng Bình đang triển khai xây dựng, hoàn thiện và phấn đấu đưa xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao phải có một sản phẩm OCOP được xếp hạng và...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa có sản phẩm OCOP 5 sao thứ 2 đến từ Công ty Lê Gia

Nước mắm Lê Gia là 1 trong 28 sản phẩm vừa được Hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP Trung ương công nhận đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia đợt này. Sáng ngày, 16/1/2025, tại Hà Nội, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã họp, đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Sau khi tiến hành đánh giá, chấm điểm các sản phẩm, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản...

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng ngày Tết

Sản phẩm OCOP không chỉ đảm bảo tiêu chí sạch, an toàn mà còn nổi bật với chất lượng vượt trội, phù hợp với xu hướng tiêu dùng, quà biếu ngày Tết. Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng dịp Tết. Ảnh: Trọng Linh.  Những năm trước, các giỏ quà Tết thường bao gồm các món truyền thống như bánh, kẹo, mứt, trà... Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các giỏ quà Tết đã có sự thay đổi lớn, đặc biệt là với...

Hàng nghìn sản phẩm OCOP đổ bộ về phiên chợ Tết Xanh

Phiên chợ Tết Xanh - Quà Việt năm 2025 trưng bày và bày bán hơn 1.000 sản phẩm OCOP 3-5 sao, các đặc sản chỉ dẫn địa lý cùng các sản phẩm nông thôn tiêu biểu từ 49 tỉnh, thành trên cả nước.   Khách hàng tham quan gian hàng bánh chưng và đặc sản các địa phương - Ảnh: HỒNG PHÚC Tin tưởng vào uy tín của phiên chợ Khoảng 8 giờ sáng ngày 23-1 (nhằm 24 tháng chạp âm lịch), chị...

Lâm Đồng: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP để xây dựng nông thôn mới giàu mạnh

Xác định tầm quan trọng của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển chương trình… Nhà nông tiên phong làm OCOP Đức Trọng là một trong những địa phương ở Lâm Đồng có nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có để phát triển sản phẩm OCOP.  Xác định tầm quan trọng của Chương trình...

Mới nhất

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ...

Thủ tướng phê bình 30 bộ ngành, địa phương chưa báo cáo tháo gỡ các dự án tồn đọng kéo dài

Thủ tướng phê bình, yêu cầu các bộ và 30 địa phương chưa gửi báo cáo kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm cá nhân báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17-2. ...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem...

Mới nhất