Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tế4 điều cần tránh khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn

4 điều cần tránh khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Các tác động tiêu cực khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn là gây buồn ngủ, chóng mặt, tổn thương gan, thận, dạ dày hay thậm chí là nguy cơ lệ thuộc thuốc. Để bảo vệ sức khỏe, người bệnh cần hiểu rõ những điều cần tránh khi sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

4 điều cần tránh khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn- Ảnh 1.

Dùng quá liều thuốc giảm đau có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe

Những điều cần tránh khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn gồm:

Uống thuốc với rượu bia

Một điều người bệnh cần tránh là uống rượu bia khi đang dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, aspirin, ibuprofen hay naproxen. Cụ thể, uống rượu bia khi đang dùng aspirin, ibuprofen, naproxen sẽ làm tăng nguy cơ loét, chảy máu dạ dày, viêm dạ dày hoặc nhẹ nhất là khiến các vấn đề tiêu hóa kéo dài.

Trong khi đó, uống paracetamol chung với rượu bia có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài sẽ đến các bệnh về gan, thậm chí đe dọa tính mạng.

Bảo quản thuốc trong tủ phòng tắm

Nhiều gia đình lắp đặt tủ thuốc trong phòng tắm. Tủ thuốc này có thể đựng kem cạo râu, băng keo cá nhân, kem đánh răng nhưng không nên để thuốc ở đó. Vì môi trường trong nhà tắm sẽ nóng và có độ ẩm cao. Điều kiện bảo quản này khiến thuốc dạng viên và viên nang dễ bị hư hỏng, làm thuốc mất tác dụng.

Dùng NSAID khi bị huyết áp cao

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen và naproxen có thể đẩy chỉ số huyết áp lên cao. Do đó, những người bị huyết áp cao uống các loại thuốc này có thể vô tình khiến bệnh của họ tệ hơn.

Ibuprofen và naproxen là 2 loại thuốc giảm đau thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc làm tăng huyết áp bằng cách khiến cơ thể tăng giữa nước, co mạch máu và làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc trị huyết áp cao.

Không nhận ra các triệu chứng quá liều

Paracetamol là thành phần có trong nhiều loại thuốc giảm đau không kê đơn. Do đó, người bệnh rất dễ uống quá liều khi tự ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau. Các dấu hiệu quá liều paracetamol là buồn nôn, ói mửa, đau dạ dày, vàng mắt, vàng da, theo Medical News Today.




Nguồn: https://thanhnien.vn/4-dieu-can-tranh-khi-dung-thuoc-giam-dau-khong-ke-don-185250211000408104.htm

Cùng chủ đề

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành mạnh đã được khoa học chứng minh làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe mạn tính, trong...

Ăn gì để làm chậm sự tiến triển của bệnh tim?

Chế độ ăn lành mạnh giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, góp phần duy trì sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện công dụng làm chậm sự tiến triển bệnh tim của một...

Người mắc bệnh đau dạ dày ăn Tết cần biết điều này

GĐXH - Với những người có tiền sử viêm loét dạ dày hoặc các bệnh lý về dạ dày mãn tính sẽ cảm nhận tình trạng đau rõ rệt hơn nếu như ăn uống không giữ gìn trong dịp Tết. ...

Làm thế nào để ngăn ngừa cholesterol tăng vọt trong kỳ nghỉ tết?

Kỳ nghỉ tết là thời điểm mà nhiều người sẽ quây quần bên gia đình và thưởng thức các món ăn truyền thống. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa và đường có thể dẫn đến tình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Làm sao để tránh cảm giác làm việc chán nản sau kỳ nghỉ dài?

Sau kỳ nghỉ kéo dài, nhiều người cảm thấy khó khăn khi quay trở lại công việc. Cảm giác chán nản, uể oải và mất động lực là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. ...

Tài xế bị cúm cần cẩn trọng hơn nếu phải lái xe

Trong bối cảnh các ca cảm lạnh và cúm đang ở mức cao, người dân ở một số nước như Anh hiện được khuyến cáo nên nhận thức tác hại nguy hiểm của vi khuẩn mùa đông đối với việc lái xe. ...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế thông tin mới nhất về virus gây bệnh cúm tại Việt Nam

Trong nước hiện không sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. ...

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

Trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, công tác bảo đảm ATTP đã được các cơ quan chức năng tại địa phương triển khai nghiêm túc, từ đó góp phần phục vụ Nhân dân đón Tết cổ truyền trong không khí đầm ấm, vui tươi, lành mạnh và an toàn. Hiện nay đang là thời điểm sôi động của mùa lễ hội Xuân 2025. Nguy cơ mất ATTP và xảy ra sự cố...

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). Tin mới y tế ngày 6/2: Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). ...

2.500 người bị nhóm giả danh bác sĩ lừa đảo

2.500 người bị nhóm của Nguyễn Hồng Dương giả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt trung ương gọi điện mời tham gia chương trình 'hồ sơ vàng' để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội vừa ban...

Cùng chuyên mục

Làm sao để tránh cảm giác làm việc chán nản sau kỳ nghỉ dài?

Sau kỳ nghỉ kéo dài, nhiều người cảm thấy khó khăn khi quay trở lại công việc. Cảm giác chán nản, uể oải và mất động lực là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. ...

Tài xế bị cúm cần cẩn trọng hơn nếu phải lái xe

Trong bối cảnh các ca cảm lạnh và cúm đang ở mức cao, người dân ở một số nước như Anh hiện được khuyến cáo nên nhận thức tác hại nguy hiểm của vi khuẩn mùa đông đối với việc lái xe. ...

Viện trợ y tế giữa “ngã ba đường” của ngoại giao, chiến lược phát triển và công bằng

Viện trợ y tế nằm ở giao điểm của ngoại giao, nhân đạo và hoạch định chính sách chiến lược.

Mỗi năm có gần 200 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Tính đến nay, số người tham gia bảo hiểm y tế đã tăng 13,4 lần so với năm 1995, tương ứng với hơn 94,2% dân số. Tin mới y tế ngày 11/2: Mỗi năm có gần 200 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tếTính đến nay, số người tham gia bảo hiểm y tế đã tăng 13,4 lần so với năm 1995, tương ứng với hơn 94,2% dân số. ...

Kiểm tra, xử phạt vi phạm trong kinh doanh thuốc điều trị cúm

Các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh các thuốc kháng vi rút điều trị cúm mùa, các thuốc điều trị cúm A, đặc biệt là vi phạm các quy định về quản...

Mới nhất

“Cò” đất thành “trùm” buôn dữ liệu

(NLĐO) - Từ môi giới bất động sản, một thanh niên 9X trở thành kẻ cầm đầu đường dây mua bán dữ liệu cá nhân với quy...

Công an thông tin vụ người đàn ông trung niên đấm tài xế trên phố

(NLĐO)- Theo công an, tài xế điều khiển ô tô nhãn hiệu KIA Carnival màu đen đỗ trước cửa rạp đám cưới nên bị người đàn ông...

Xây dựng luật cần tạo không gian cho đổi mới sáng tạo, miễn là không tham nhũng, tiêu cực

Sáng 12/2, ngay sau phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). ...

Mới nhất