Trang chủNewsThế giớiYếu tố chi phối kết quả vòng nước rút bầu cử Tổng...

Yếu tố chi phối kết quả vòng nước rút bầu cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ


Thế giới - Yếu tố chi phối kết quả vòng nước rút bầu cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Vòng nước rút bầu cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ giữa ông Kemal Kilicdaroglu (trái) và ông Recep Tayyip Erdogan diễn ra vào ngày 28/5/2023. Ảnh: Financial Times

Người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 28/5 trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng hai (runoff) giữa Tổng thống đương nhiệm Recep Tayyip Erdogan và ứng cử viên Kemal Kilicdaroglu của phe đối lập.

Cuộc bầu cử sẽ quyết định liệu ông Erdogan có thể nối dài thời gian cầm quyền của mình – vốn đã kéo dài 20 năm – hay không, với nhiệm kỳ Tổng thống 5 năm lần thứ 3.

Cử tri cực hữu

Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên vào ngày 14/5, ông Erdogan đã nhận được 49,5% số phiếu ủng hộ, chỉ thiếu một chút là giành đủ đa số cần thiết (hơn 50%) để tránh vòng bỏ phiếu thứ hai được coi là một cuộc trưng cầu dân ý về cách ông lãnh đạo quốc gia liên lục địa Á-Âu này.

Ông Kilicdaroglu, ứng cử viên của liên minh 6 đảng đối lập, nhận được 44,9% số phiếu ủng hộ.

Về thứ 3 là ông Sinan Ogan – ứng cử viên đại diện cho Liên minh những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan (ATA) với 5,2% số phiếu.

Mặc dù bị loại, ứng cử viên cực hữu này có khả năng trở thành một kingmaker – người nắm vai trò quyết định thắng thua cho 2 đối thủ trong vòng runoff sắp tới.

Nhiệm vụ của ông Erdogan và ông Kilicdaroglu bây giờ là làm thế nào thu hút được 2,8 triệu cử tri cực hữu, những người có thể tạo ra sự khác biệt.

Kể từ đó, ông Kilicdaroglu đã nhân lên nhiều lời kêu gọi ứng cử viên theo chủ nghĩa dân tộc chọn phe, đồng thời thay đổi lập trường của mình về vấn đề nhập cư, đặc biệt là đối với 3,7 triệu người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù trước đó tập trung vào cuộc chiến chống tham nhũng và bảo vệ nhân quyền.

“Đó là một sự mâu thuẫn”, ông Sinan Ciddi, một nhà khoa học chính trị chuyên về Thổ Nhĩ Kỳ và là nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn Foundation for the Defense of Democracies (FDD), nói với Euronews.

“Trong nhiều tháng, họ đã nói về sự hòa nhập, sự khác biệt… Và bây giờ, trong khoảng thời gian khoảng 10 ngày, ứng cử viên của Đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) trung tả đã chuyển hẳn sang cánh hữu”.

Thế giới - Yếu tố chi phối kết quả vòng nước rút bầu cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (Hình 2).

Ông Sinan Ogan phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Ankara, ngày 22.5.2023, tuyên bố ủng hộ ông Erdogan trong cuộc bầu cử vòng hai. Ảnh: Daily Sabah

Nhưng nỗ lực của ông Kilicdaroglu đã không mấy thành công. Hôm 22/5, ông Ogan đã tuyên bố ủng hộ ông Erdogan, mặc dù không rõ có bao nhiêu người trong số 5,2% cử tri đã bỏ phiếu cho ứng cử viên cực hữu này ở vòng đầu tiên sẽ đi theo sự dẫn dắt của ông trong cuộc bỏ phiếu vòng 2 sắp tới.

Việc Liên minh ATA tan rã sau thất bại bầu cử vừa qua cũng khiến việc dự đoán các cử tri cực hữu sẽ bỏ phiếu như thế nào vào ngày 28/5 tới trở nên khó khăn hơn.

Đối nội, đối ngoại

Cuộc bỏ phiếu sẽ quyết định không chỉ ai là người lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thành viên NATO với 85 triệu dân, với nền kinh tế bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc khủng hoảng sinh hoạt phí, mà còn định hình chính sách đối ngoại của nước này.

Những người chỉ trích ông Erdogan nói rằng chính phủ của ông đã bịt miệng những người bất đồng chính kiến, làm xói mòn các quyền và kiểm soát hệ thống tư pháp.  Các quan chức đã bác bỏ những cáo buộc trên.

Kinh tế là một khía cạnh quan trọng trong cuộc đua giành ghế Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà kinh tế cho rằng chính chính sách lãi suất thấp bất thường của ông Erdogan bất chấp giá cả tăng cao đã đẩy lạm phát lên 85% vào năm ngoái và khiến đồng Lira giảm xuống còn 1/10 giá trị so với đồng USD trong thập kỷ qua. Ông Kilicdaroglu đã cam kết quay trở lại chính sách kinh tế chính thống hơn và khôi phục sự độc lập của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ.

Về đối ngoại, dưới thời ông Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường sức mạnh quân sự ở Trung Đông và hơn thế nữa, củng cố quan hệ chặt chẽ hơn với Nga, đồng thời chứng kiến quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ ngày càng trở nên căng thẳng. Ankara cho đến nay vẫn chặn tư cách thành viên của Thụy Điển trong liên minh quân sự NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc (LHQ) cũng làm trung gian cho một thỏa thuận giữa Moscow và Kiev về xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua Biển Đen, và ông Erdogan tuần trước cho biết thỏa thuận đã được gia hạn thêm 2 tháng.

Thế giới - Yếu tố chi phối kết quả vòng nước rút bầu cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (Hình 3).

Con tàu chở đầy ngũ cốc tại Chornomorsk, Ukraine, vào ngày 29/7/2022, dự kiến sẽ đi đến Thổ Nhĩ Kỳ theo sáng kiến ngũ cốc Biển Đen do Ankara và LHQ làm trung gian. Ảnh công bố trên kênh Telegram chính thức của Văn phòng Tổng thống Ukraine Zelenskyy.

Không rõ nếu ông Erdogan thua cuộc thì người kế nhiệm ông có thể đạt được thành tích tương tự mà ông đã tạo ra cho Thổ Nhĩ Kỳ trên trường thế giới hay không.

Theo quy định bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ, các tin tức, dự báo và bình luận về cuộc bỏ phiếu bị cấm cho đến 18h giờ địa phương ngày 28/5, và các phương tiện truyền thông chỉ được tự do đưa tin về kết quả bầu cử từ 21h trở đi. (Giờ Việt Nam trước giờ Thổ Nhĩ Kỳ 4 tiếng).

Tuy nhiên, Hội đồng Bầu cử Tối cao Thổ Nhĩ Kỳ (YSK) có thể cho phép các phương tiện truyền thông đưa tin về kết quả sớm hơn và thường là như vậy. Kết quả cuộc bầu cử nước rút Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/5 tới có thể sẽ xuất hiện sớm hơn so với kết quả cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5 do lá phiếu vòng 2 tương đối đơn giản.

Minh Đức (Theo Euronews, Reuters, Politico.eu)





Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan

Tại buổi gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định coi trọng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ; mong muốn các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm đầu tư hơn nữa vào Việt Nam. Theo đặc phái viên TTXVN, tối 23/10, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội nghị Cấp cao BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan

Theo đặc phái viên TTXVN, tối 23/10, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội nghị Cấp cao BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.  Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng gặp lại Tổng thống Recep Tayyip Erdogan; nhắc lại những ấn tượng tốt đẹp về đất nước và con người Thổ Nhĩ Kỳ...

Xe điện Trung Quốc sắp tràn vào EU qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ?

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm công bố thỏa thuận với BYD Co. để xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỷ USD ở phía Tây đất nước, Bloomberg dẫn nguồn các quan chức của quốc gia liên lục địa Á-Âu cho biết hôm 5/7. Theo Bloomberg, động thái này sẽ thúc đẩy sự hiện diện của nhà sản xuất ô tô điện hàng đầu Trung Quốc tại châu Âu vào thời điểm căng thẳng thương mại Brussels-Bắc...

Ông Putin ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS, cảnh báo về một vấn đề

Tổng thống Nga Vladimir Putin hoan nghênh sự quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc gia nhập BRICS và ủng hộ cam kết của quốc gia thành viên NATO bên Biển Đen trong việc cùng nhau giải quyết các vấn đề chung. Thông điệp này được đưa ra hôm 11/6 tại Moscow, trong cuộc gặp song phương đầu tiên giữa người đứng đầu Điện Kremlin và nhà ngoại giao hàng đầu của Tổng thống Thổ Nhĩ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Tại buổi hội kiến, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đánh giá cao ý nghĩa lịch sử của chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam khi diễn ra đúng vào thời điểm Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, là khởi đầu mới mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ hai nước.Tổng thống...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Giới ngoại giao Mỹ yêu cầu miễn trừ cho chương trình viện trợ Kiev, Nga nêu cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng

Nhật báo Financial Times (FT) dẫn các tài liệu và nguồn tin tiết lộ giới ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao loại trừ các chương trình liên quan đến Ukraine khỏi lệnh đình chỉ viện trợ nước ngoài kéo dài 90 ngày.

Tổng thống Ukraine đánh tiếng với đồng minh về việc đàm phán với Nga, cảnh báo không có Kiev sẽ hỏng việc

Tổng thống Ukraine cho rằng các cuộc đàm phán về Ukraine mà không có sự tham gia của nước này sẽ không mang lại kết quả thực sự.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth công bố các ưu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Slovakia bác lời kêu gọi từ chức vì “lý do thân”… Tổng thống Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 25/1 đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của những người tổ chức biểu tình.

Mới nhất

Không khí xuân tràn ngập phố phường, người Hà Nội hối hả ‘chở Tết’ về nhà

TPO - Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Tết, những ngày này, trên đường phố Hà Nội thường xuyên bắt gặp hình ảnh người dân 'chở Tết' về nhà. 26/01/2025 | 07:05 ...

Thái Lan và Trung Quốc hợp tác chống mạng lưới lừa đảo qua điện thoại

(CLO) Thái Lan và Trung Quốc sẽ phối hợp thành lập trung tâm điều phối để đối phó với các mạng lưới lừa đảo qua điện thoại đang phát triển nhanh...

Lộ diện iPhone 17 Air

Bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội X mới đây bởi "chuyên gia tin đồn" Majin Bu cho thấy mặt lưng của điện thoại với logo Apple quen thuộc và cụm camera nằm ngang. Đáng chú ý, cụm camera chỉ có một lỗ cho ống kính, lỗ còn lại nhỏ hơn dành cho đèn flash. Theo nguồn...

Hàng nghìn giáo viên vùng cao Thanh Hóa có tiền thưởng dịp Tết

Theo đó, các giáo viên vui mừng, phấn khởi khi vừa được nhận tiền thưởng vào dịp Tết, với số tiền lớn theo nghị định 73 của Chính phủ. ...

Người mắc bệnh tim mạch cần chú ý gì dịp Tết?

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Người mắc bệnh tim mạch cần duy trì ăn uống, chế độ thuốc trong dịp Tết như thế nào để...

Mới nhất

Lộ diện iPhone 17 Air