Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcYêu cầu mới nhất về học bạ số lớp 1 toàn TP.HCM

Yêu cầu mới nhất về học bạ số lớp 1 toàn TP.HCM


Yêu cầu mới nhất về học bạ số lớp 1 toàn TP.HCM- Ảnh 1.

Học sinh lớp 1 ở TP.HCM

Đã có Quy chế tạm thời về học bạ số

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa ban hành Quy chế tạm thời quản lý, sử dụng hệ thống theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ số ngành GD-ĐT TP.HCM (gọi tắt là Quy chế) gồm 7 chương, 5 phụ lục.

Trong Quy chế này nêu rõ những quy định chung; những điều khoản về quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số; quy định về sử dụng hệ thống theo dõi, đánh giá học sinh; quy định về vận hành, quản lý, sử dụng hệ thống học bạ số…

Quy chế hướng dẫn cụ thể về truyền, nhận dữ liệu khi học sinh chuyển trường (chuyển trường từ các trường trong cùng TP.HCM hoặc từ các trường ở tỉnh thành khác về TP.HCM); hay cách quản lý học bạ số khi giáo viên nghỉ việc, chuyển trường.

Quy chế nêu rõ trách nhiệm thực hiện của Sở GD-ĐT và các phòng thuộc Sở; trách nhiệm của phòng GD-ĐT; trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị giáo dục; trách nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn; của cán bộ quản trị hệ thống; của nhân viên học vụ, văn thư; trách nhiệm của học sinh, cha mẹ học sinh…

Sở GD-ĐT TP.HCM quy định, năm học 2023 – 2024, triển khai thí điểm học bạ số đối với khoảng 132.000 học sinh lớp 1 trên toàn TP.

Năm học 2024 – 2025, triển khai thí điểm đối với học sinh lớp 6 và số hóa dữ liệu học bạ cấp tiểu học, THCS. Năm học 2025 – 2026, triển khai thí điểm đối với học sinh lớp 10 và số hóa dữ liệu học bạ cấp THPT. Tùy vào điều kiện kỹ thuật, thể chế pháp lý có thể rút ngắn tiến độ thực hiện đồng bộ trên toàn TP.

Yêu cầu mới nhất về học bạ số lớp 1 toàn TP.HCM- Ảnh 2.

Học sinh một trường tiểu học tại TP.HCM

Trước 30.6 phải hoàn thành xong rà soát dữ liệu học sinh lớp 1

Sau khi Sở GD-ĐT ban hành Quy chế tạm thời về học bạ số, phòng GD-ĐT các địa phương đã xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm học bạ số. Như Phòng GD-ĐT Q.Tân Bình đã xây dựng kế hoạch thành lập ban chỉ đạo triển khai thí điểm hệ thống theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ số tại địa phương.

Năm học 2023-2024 (đã kết thúc) phải thí điểm học bạ số với lớp 1 ở tất cả các trường trên địa bàn thành phố. Do đó, Phòng GD-ĐT Q.Tân Bình đề nghị các cơ sở giáo dục toàn quận, phối hợp công an 15 phường rà soát, đảm bảo 100% học sinh lớp 1 được cấp mã định danh cá nhân, cập nhật đầy đủ thông tin. Trường hợp học sinh chưa được cấp mã định danh, thủ trưởng đơn vị báo cáo Phòng GD-ĐT để có phương án giải quyết.

Các cơ sở giáo dục cũng phải rà soát cơ sở vật chất, hạ tầng triển khai học bạ số, đảm bảo pháp lý của chứng thư số…, đảm bảo phần mềm học bạ số được kết nối với cơ sở dữ liệu học bạ số của ngành GD-ĐT TP. Các việc rà soát này phải hoàn thành trước 30.6.2024.

Trong tháng 7.2024, Q.Tân Bình tổ chức hội nghị trực tuyến hướng dẫn triển khai thí điểm học bạ số lớp 1. Sau đó, việc triển khai cấp học bạ số lớp 1 năm học 2023-2024 được các trường học, đơn vị thực hiện, được triển khai tới hết ngày 15.8.2024.

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, học bạ số là hệ thống dữ liệu học bạ được số hóa, lưu trữ trên môi trường số, có ký xác thực điện tử của cá nhân và tổ chức có thẩm quyền, có giá trị pháp lý để sử dụng trên môi trường số. Học bạ số đảm bảo lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin về học sinh và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình học tập tại. Đồng thời đảm bảo nhất quán, toàn vẹn thông tin khi học bạ đã được phát hành (không thể thay đổi thông tin).

Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm thế nào khi làm học bạ số?

Theo Quy chế:

  1. Cập nhật danh sách và sơ yếu lý lịch học sinh vào đầu năm học hoặc ngay khi có sự thay đổi thông tin học sinh; cập nhật, theo dõi nghỉ học và các mặt hoạt động giáo dục của học sinh hàng tuần; cập nhật xếp loại hạnh kiểm, năng lực, phẩm chất học sinh của lớp vào cuối mỗi học kỳ, cuối năm học vào hệ thống theo dõi, đánh giá học sinh theo quy định của thủ trưởng đơn vị;
  2. Kiểm tra điểm trung bình các môn, xếp loại học lực, danh hiệu cuối mỗi học kỳ và cả năm học đối với học sinh;
  3. Kiểm tra hệ thống theo dõi, đánh giá học sinh của lớp; giúp thủ trưởng đơn vị theo dõi việc kiểm tra cho điểm, đánh giá theo quy định của Bộ GD-ĐT;
  4. Kiểm tra lại các kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của học sinh trên hệ thống. Lập danh sách học sinh đề nghị cho lên lớp, không được lên lớp; học sinh được công nhận danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh phải kiểm tra lại các môn học, học sinh phải rèn luyện về hạnh kiểm…;
  5. Theo dõi, kiểm tra và ký số xác nhận trên hệ thống theo dõi, đánh giá học sinh;
  6. Nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện từng mặt và toàn diện của học sinh trực tiếp trên hệ thống phục vụ cho thông tin trực tuyến và phiếu điểm để gửi phụ huynh học sinh;
  7. Rà soát, đối chiếu các thông tin, dữ liệu trong học bạ số trên hệ thống; lấy chữ ký xác nhận của từng giáo viên bộ môn; ký phê duyệt của lãnh đạo nhà trường.

Quy chế cũng nêu rõ trách nhiệm của giáo viên bộ môn, từ việc thực hiện đầy đủ số điểm kiểm tra, đánh giá và cho điểm theo quy chế của Bộ GD-ĐT; nhập điểm kiểm tra; kiểm tra điểm trung bình môn theo học kỳ, cả năm của học sinh do lớp mình phụ trách; nhận xét tuần về nền nếp học tập của học sinh; ký xác nhận điểm trong học bạ số…

Giáo viên bộ môn nghỉ hưu theo chế độ, nghỉ thai sản hoặc các lý do khác phải thực hiện bàn giao nội dung công việc có liên quan đến các nhiệm vụ nêu trên cho giáo viên được phân công thay thế.




Nguồn: https://thanhnien.vn/yeu-cau-moi-nhat-ve-hoc-ba-so-lop-1-toan-tphcm-185240622184120012.htm

Cùng chủ đề

Cách mạng về thủ tục hành chính: Mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và số hóa, Việt Nam đang từng bước áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ công tiến tới chuyển đổi số hoá toàn diện, đưa dữ liệu quốc gia về dân cư vào quản lý bằng công nghệ.

Sẽ xử lý nghiêm cán bộ vi phạm quy định khi tự ý mở tài khoản lienviet24h cho khách

13/07/2023 22:37 (SGGPO).- LPBank cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các cá nhân sai phạm. Nếu khách chưa thực sự muốn sử dụng lienviet24h, ngân hàng sẽ đóng các tài khoản đã mở trong vòng 3 ngày và cam kết bảo mật các thông tin liên quan. Tòa nhà Hội sở...

Xử lý nghiêm cán bộ vi phạm quy định khi tự ý mở tàikhoản lienviet24h cho khách

Những nhân viên ngân hàng làm việc này sau khi cán bộ công an hoàn thành các thủ tục định danh cá nhân mức độ 2 VNeID. Sau đó, một số người dân phát hiện trong thùng rác điện thoại có tin nhắn báo đã hoàn thành việc lập tài khoản ngân hàng và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Thủ tướng yêu cầu công bố phương án thi lớp 10, lớp 6 trong tháng 2

(Dân trí) - Thủ tướng yêu cầu các địa phương hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2025-2026 trong tháng 2 để học sinh, giáo viên, các nhà trường chủ động. Công điện do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ngày 7/2, về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động...

Quy định mới về dạy thêm sắp có hiệu lực: Nơi ngưng dạy ‘nghe ngóng’, nơi tìm cách… lách

Thông tư về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT có hiệu lực từ 14-2-2025 đang tiếp tục gây nhiều ý kiến trái chiều. Theo ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), thông tư quy định các trường...

Cùng chuyên mục

Vừa hết học kì I, 15 hiệu trưởng ở một huyện luân chuyển công tác

(NLĐO) - Vừa hết học kỳ I năm học 2024-2025, 15 hiệu trưởng ở huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum đã luân chuyển công tác, đổi chỗ cho nhau. ...

Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng ký kinh doanh khi tổ chức dạy thêm ngoài trường

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông vừa có văn bản hướng dẫn đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh. Ngày 10/2, trao đổi với PV VietNamNet, ông Dương Minh Châu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa có hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động...

Có hay không chuyện giáo viên sẽ “lách luật”?

Thông tư 29 dạy thêm, học thêm áp dụng từ 14/2 đang trở thành chủ đề nóng trên mọi diễn đàn. Nhiều người cho rằng, có tình trạng giáo viên đã tìm ra cách để "lách luật". ...

Thuốc nào ‘trị tận gốc’?

Những quy định mới về dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT đang nhận nhiều ý kiến trái chiều. Phía chuyên gia cho rằng, để giải quyết vấn đề này, điều quan trọng số một nâng cao chất lượng dạy thật, học thật trong nhà trường. ...

Các nhà khoa học Việt Nam thắng lớn Giải thưởng Sáng tạo châu Á

Giải thưởng Sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi vừa công bố các nhà khoa học khu vực ASEAN đoạt giải năm 2024, trong đó có đến 6 nhà khoa học đoạt giải thưởng này. Giải thưởng Sáng tạo châu Á năm...

Mới nhất

8 bí thư, 3 phó bí thư huyện ở Quảng Nam xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO) – Có 26 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam quản lý đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, trong đó...

Ngăn ngừa các ca tử vong sớm, Indonesia triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí

Ngày 10/2, chính phủ Indonesia khởi động chương trình khám sàng lọc sức khỏe miễn phí hằng năm, với tổng ngân sách 3 nghìn tỷ Rupiah (183,54 triệu USD). Đây được xem là sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay của Bộ Y tế Indonesia nhằm ngăn ngừa các ca tử vong sớm.

Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp tham gia thực hiện những nhiệm...

Mới nhất