Trang chủNewsThời sựYêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận về phòng, chống lãng phí. Ngày 21/8/2006, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; ngày 25/5/2012, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) ban hành Kết luận số 21-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương (khóa X); ngày 21/12/2012, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ngày 25/12/2023, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Ngoài ra, thể chế hóa các chủ trương của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998; Quốc hội đã thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005 và năm 2013; Hiến pháp năm 2013 quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế – xã hội và quản lý nhà nước”.

Với sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đạt được kết quả tích cực, góp phần tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ, việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn tồn tại, hạn chế: tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết chưa được khắc phục triệt để; giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn và việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025 còn chậm; vi phạm trong quản lý sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản, môi trường vẫn còn xảy ra; việc chấp hành pháp luật còn chưa nghiêm; trong một số trường hợp thất thoát, lãng phí là rất lớn, nghiêm trọng… Những tồn tại, hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh nguyên nhân do một số quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội thì nguyên nhân chủ yếu là việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách

Trong bài viết “Chống lãng phí” mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả.

Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.

Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chỉ rõ những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong tình hình mới hiện nay về công tác chống lãng phí trong xây dựng thể chế, pháp luật. Theo đó, Tổng Bí thư nêu rõ:“…Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm… xây dựng tổ chức thực hiện pháp luật, bám sát thực tiễn, đứng trên mảnh đất thực tiễn Việt Nam để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không nóng vội nhưng không cầu toàn để mất thời cơ; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể. Thường xuyên đánh giá hiệu quả chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm nhiều thất thoát, lãng phí nguồn lực, chủ động phát hiện và tháo gỡ nhanh nhất những điểm nghẽn có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật”.

Ngoài ra, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng dẫn lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn sinh thời: Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng”. Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Vì vậy, chiến sĩ và nhân dân phải hăng hái tham gia phong trào ấy.

Trong khuôn khổ thảo luận tổ tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV ngày 26/10, nói về vấn đề lãng phí, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Vấn đề lãng phí là nhìn thấy được, nhưng khi người dân hỏi không trả lời được. Dân hỏi đất vàng quý lắm, ra bao nhiêu tiền, nhưng sao để đứng yên như thế, hàng chục năm vẫn thấy cỏ mọc! Ai phải chịu trách nhiệm chứ!? Nhà nước, doanh nghiệp hay ai được cấp phải có trách nhiệm. Tại sao không làm và nếu không làm phải thu lại. Nếu làm mà vướng, thì vướng chỗ nào phải tháo gỡ chỗ đó, không thể để như vậy”…

Hay hai bệnh viện tại Hà Nam, dân không có bệnh viện để khám chữa, Nhà nước bỏ tiền ra xây rồi, nhưng hàng chục năm vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Nếu của tư nhân, họ đã thu hồi xong vốn, vốn đó được hoàn trả rồi. Nhưng Nhà nước vẫn để không thế, không ai chịu trách nhiệm à? Đó là lãng phí! Làm sao lại để được như vậy”- Tổng Bí thư Tô Lâm nêu.

Đồng thời, nhắc đến dự án chống ngập ở TP. Hồ Chí minh với tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết đã qua 2 nhiệm kỳ, người dân địa phương vẫn chịu cảnh ngập lụt, trong khi tiền nhà nước bỏ ra. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, các dự án này nếu của tư nhân thì họ đã đưa vào hoạt động và hoàn thành việc thu hồi vốn. Nhiều dự án tại các địa phương giao cho doanh nghiệp triển khai nhưng do vướng mắc nên đang “đứng chờ nhau”. Do đó, Tổng Bí thư yêu cầu phải phối hợp các cấp, các ngành để tháo gỡ và triển khai ngay.

Các bộ ngành, địa phương quyết liệt chống lãng phí

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt, những thông điệp rõ ràng của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí như một “hồi trống lệnh” đòi hỏi công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Mỗi ngành, mỗi địa phương, trong phạm vi quản lý của mình đều phải nêu cao tinh thần chủ động, quyết liệt. Hơn bao giờ hết, thông điệp này cần phải được triển khai quyết liệt nhằm tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký có Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Công điện nêu rõ: Trong năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương triển khai, thực hiện quyết liệt, hiệu quả quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả quan trọng, tích cực trên các lĩnh vực góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, tài chính, ngân sách, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất nước; nhận thức, trách nhiệm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các bộ, ngành, địa phương được nâng lên.

Đối với ngành Công Thương, Chỉ thị 11/​​CT-BCT được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ký ngày 8/11/2024 nhấn mạnh chỉ đạo các đồng chí Thứ trưởng theo lĩnh vực được phân công phụ trách cần tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí; tổ chức thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhanh các công trình, dự án, không để thất thoát, lãng phí, nhất là các dự án tồn đọng, dừng thi công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh tại các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ; các khu ký túc xá sinh viên của các trường đại học, cao đẳng và cơ sở đào tạo thuộc bộ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Cấn Dũng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Cấn Dũng

Đồng thời, thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các đơn vị chức năng được giao phụ trách triển khai thực hiện; bám sát cơ sở, tăng cường làm việc với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan để tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng đối với các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài, trụ sở, công sở làm việc của các cơ quan, đơn vị thuộc bộ. Đảm bảo hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng về kết quả thực hiện.

Bên cạnh đó, để khuyến khích tinh thần “dám nghĩ, dám làm”, trong chỉ thị nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng lưu ý chi tiết về vấn đề xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc, tiến độ, thời gian hoàn thành, cơ quan thực hiện để làm cơ sở đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá.

Đối với những nội dung công việc thuộc thẩm quyền thì cần phải chủ động có giải pháp xử lý ngay, dứt điểm các vướng mắc, tồn tại. Với những nội dung vượt thẩm quyền, cần khẩn trương rà soát, báo cáo rõ nội dung, quy định vướng mắc, đề xuất giải pháp xử lý, cơ quan có trách nhiệm giải quyết và cấp có thẩm quyền quyết định.

Đồng thời cần có biện pháp xử lý kịp thời hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những nội dung vượt thẩm quyền về việc xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để các dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, chậm trễ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao trong giải quyết các vấn đề liên quan để dự án, công trình chậm tiến độ, kéo dài, lãng phí nguồn lực.

Ngoài ra, thực hiện các quan điểm chỉ đạo nêu trong các Nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn trong xây dựng thể chế, pháp luật – điểm nghẽn của điểm nghẽn – trong giai đoạn từ ngày 1/1/2021 đến ngày 1/9/2024, Bộ Công Thương đã chủ trì xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền 156 văn bản gồm 5 Luật (Luật Dầu khí, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Điện lực, Luật Hóa chất, đề nghị xây dựng Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả), 20 Nghị định của Chính phủ, 4 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 128 Thông tư. Đặc biệt trong năm 2024, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trong ngành Công Thương đã được triển khai mức độ quyết liệt chưa có tiền lệ, với hàng loạt cơ chế, chính sách lớn, đột phá, mang tầm nhìn chiến lược, dài hạn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ.

Như vậy, có thể thấy chống lãng phí là một nhiệm vụ quan trọng, cần sự chung tay của toàn xã hội. Việc thực hiện tốt chủ trương này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển bền vững. Chúng ta cần có sự nhận thức đúng đắn, hành động thiết thực để tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày, từ đó tạo thành sức mạnh lớn lao cho sự phát triển của đất nước.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về triển khai ngay các công tác trọng tâm, đột phá về phòng, chống lãng phí, tạo dấu ấn lan tỏa trong toàn xã hội; tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động về chống lãng phí; Công văn số 168-HD/BTGTW ngày 23/9/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lan tỏa thông tin tích cực về sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt phòng chống lãng phí, tháo gỡ các điểm nghẽn cơ chế, chính sách; Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương, ngày 23/12/2024, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn “Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển”.

Diễn đàn sẽ có hai phiên nội dung. Phiên 1: “Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Thông điệp của Tổng Bí thư về chống lãng phí”. Phiên 2: “Ngành Công Thương chống lãng phí và tháo gỡ điểm nghẽn để đột phá trong kỷ nguyên mới”, tập trung trao đổi, thảo luận về nhận diện lãng phí, chia sẻ kinh nghiệm thực tế, trong nước, quốc tế về công tác phòng chống lãng phí; đề xuất giải pháp chống lãng phí, khơi thông nguồn lực.



Nguồn: https://congthuong.vn/chong-lang-phi-yeu-cau-cap-bach-de-phat-trien-kinh-te-365609.html

Cùng chủ đề

Kiểm tra đảm bảo điện khối truyền tải dịp Tết

Sáng ngày 24/1, đoàn công tác của Bộ Công Thương đã đến làm việc, kiểm tra công tác cấp điện dịp Tết Nguyên đán và mùa khô 2025 tại một số đơn vị truyền tải. ...

Giá xăng quay đầu giảm, dầu tăng trước kỳ nghỉ Tết

Bộ Công Thương vừa công bố điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 23-1, với mức giảm ở các mặt hàng xăng và tiếp tục tăng với dầu. Theo đó xăng E5 RON 92 có giá mới 20.592 đồng/lít, giảm 158 đồng/lít...

Thu hồi giấy phép kinh doanh rượu của Công ty TNHH Wine Kings

Ngày 20/1/2025, Bộ Công Thương ban hành Công văn số 30/QĐ-BCT về việc thu hồi Giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Wine Kings. Sức mua tăng, thị trường...

Thứ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu không để gián đoạn cấp điện dịp Tết

Thứ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bố trí nhân lực, phương tiện để đảm bảo cung cấp điện liên tục trong dịp Tết Nguyên đán. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long ghi nhận sự...

Thứ trưởng Bộ Công thương làm việc với EVNCPC về bảo đảm điện Tết Ất Tỵ 2025

(NLĐO)- EVNCPC cam kết không thực hiện việc ngừng hoặc giảm cung cấp điện trong dịp Tết Ất Tỵ, ngoài các trường hợp xử lý sự cố ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiểm tra đảm bảo điện khối truyền tải dịp Tết

Sáng ngày 24/1, đoàn công tác của Bộ Công Thương đã đến làm việc, kiểm tra công tác cấp điện dịp Tết Nguyên đán và mùa khô 2025 tại một số đơn vị truyền tải. ...

Năm 2025, giá hồ tiêu được dự báo sẽ lên 240.000-250.000 đồng/kg

Sản lượng hồ tiêu dự báo tiếp tục giảm từ 10-15%, lượng tồn kho còn rất ít, cùng với nhu cầu tăng cao… dự báo, hồ tiêu sẽ tiếp tục được giá trong năm 2025. Ông Hoàng Phước Bính – nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. Thưa ông, là người có...

Việt Nam có thể làm chủ công nghệ về đường sắt tốc độ cao!

Để tránh “đẽo cày giữa đường” với đường sắt tốc độ cao cần phân tích, đánh giá toàn diện, khoa học, bài bản và then chốt “nút thắt” từ công nghệ! Việt Nam có thể làm chủ công nghệ! Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 67,34 tỷ USD được xem là dự án đầu tư công lớn nhất trong lịch sử đất nước, có vai...

Giá heo hơi hôm nay 24/1/2025: Đồng loạt giảm nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 24/1/2025 ghi nhận giảm nhẹ ở một số tỉnh thành, trong đó khu vực miền Bắc không còn mức giá 69.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự giảm nhẹ ở Hà Nội và Bắc Giang cùng giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 68.000 đồng/kg. Đây là 2 địa phương duy trì mức giá heo hơi cao...

Giá tiêu hôm nay 24/1/2025, trong nước tăng nhẹ

Giá tiêu hôm nay 24/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 24/1. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 24/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước tiếp tục sôi động và có xu hướng tăng trở lại sau nhiều phiên đi...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Kiểm tra đảm bảo điện khối truyền tải dịp Tết

Sáng ngày 24/1, đoàn công tác của Bộ Công Thương đã đến làm việc, kiểm tra công tác cấp điện dịp Tết Nguyên đán và mùa khô 2025 tại một số đơn vị truyền tải. ...

Nhiều cảng biển được quy hoạch đón tàu khách

Theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhiều cảng biển được quy hoạch phát triển kết hợp bến cảng khách. ...

Hơn 4.742 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, MTTQ Việt Nam từ Trung ương đến địa phương đã vận động, cùng hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với 7.894.249 suất quà, trị giá trên 4.742 tỷ đồng. ...

Hà Nội thông báo về việc treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi - Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025. Chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), UBND TP Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn thành phố treo cờ Tổ quốc...

Việt Nam có thể làm chủ công nghệ về đường sắt tốc độ cao!

Để tránh “đẽo cày giữa đường” với đường sắt tốc độ cao cần phân tích, đánh giá toàn diện, khoa học, bài bản và then chốt “nút thắt” từ công nghệ! Việt Nam có thể làm chủ công nghệ! Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 67,34 tỷ USD được xem là dự án đầu tư công lớn nhất trong lịch sử đất nước, có vai...

Mới nhất

Đón Tết ở nhà giàn DK1

Giữa biển cả mênh mông, những người lính hải quân ở nhà giàn DK1 vẫn ôm đàn ngồi hát, gói bánh chưng và chăm chút cây quất, cành hoa được gửi từ đất liền ra. Vừa đón Tết vui, vừa vững chắc tay súng. ...

Vay online để giảm gánh nặng tài chính khi chưa đến Tết đã tiêu hết tiền thưởng

Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm, mang theo niềm vui đoàn tụ, hy vọng vào một khởi đầu mới. Nhưng với không ít người, Tết cũng là thời điểm đối mặt với áp lực tài chính vì lương thưởng ít hơn trong khi có vô số những khoản cần chi. Chi tiêu tháng Tết tăng gấp...

Bệnh nhân tim mạch cần lưu ý gì trong dịp Tết

NDO - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai sẽ đưa ra một số lưu ý dành cho bệnh nhân tim mạch trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Các lưu ý chung: Người bệnh cần tuân thủ thuốc điều trị: Uống thuốc đúng...

Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên

Trưa ngày 21/1 (tức ngày 22 tháng Chạp năm 2024), tại cơ sở Tân Triều, Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên - Tết sum vầy” và Chương trình “Chuyến xe yêu thương” Xuân Ất Tỵ 2025. Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên - Tết sum vầy” và “Chuyến xe yêu thương”Trưa ngày...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 24/1/2025: Dồn dập tăng lãi suất ngày cuối năm

Lãi suất ngân hàng hôm nay 24/1/2025 xuất hiện những diễn biến bất ngờ trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Các nhà băng dồn dập điều chỉnh lãi suất huy động. Sau 2 tháng kể từ ngày tăng mạnh lãi suất huy động, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoViet Bank) tiếp tục tăng lãi suất huy động...

Mới nhất

Đón Tết ở nhà giàn DK1