Trang chủDi sảnYên Bái đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc...

Yên Bái đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải


Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, có tầm ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn hóa của đồng bào người H’Mông huyện vùng cao Mù Cang Chải, góp phần tạo thuận lợi cho công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái. Đồng thời, đặt ra trách nhiệm đối với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích cấp quốc gia.

Danh thắng Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1954/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Danh thắng ruộng bậc thang phân bố ở 14/14 xã, thị trấn với tổng diện tích khoảng 7.000ha. Trong đó, diện tích được khoanh vùng bảo vệ là gần 853ha, tập trung tại 6 xã: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Su Phình, Kim Nọi, Mồ Dề, Lao Chải.

Danh thắng đã được nhiều tạp chí du lịch, kênh truyền hình nổi tiếng, trang web nước ngoài bình chọn, giới thiệu là 1 tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo của Việt Nam với “những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới, trở thành nguồn cảm hứng đặc biệt cho du khách và giới nhiếp ảnh gia”, “Top 20 điểm đến sắc màu nhất trên thế giới”, “50 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2020”. Đây là những kỳ tích khai phá của đồng bào, những điểm ruộng điển hình về cảnh quan, về lịch sử và kỹ thuật khai phá, canh tác cũng như bảo đảm được độ bền vững của danh thắng.

Bên cạnh di tích, người H’Mông huyện Mù Cang Chải còn có những nghi thức tín ngưỡng trong quá trình khai khẩn và canh tác ruộng bậc thang rất phong phú và đa dạng như lễ cầu mưa, lễ cúng ruộng, lễ mừng cơm mới…trong đó điển hình là Lễ mừng cơm mới, 1 nghi lễ nông nghiệp truyền thống quan trọng gắn liền với đời sống tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào H’Mông Mù Cang Chải.

Yên Bái đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải -0

Sân khấu hóa Lễ mừng cơm mới của người H’Mông huyện Mù Cang Chải. 

Nghi thức này chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc, vừa thể hiện sự kính trọng, biết ơn của con cháu với thần linh, tổ tiên, ông bà, báo công của gia chủ sau 1 năm làm ăn quanh năm mưa thuận gió hòa, tránh được bệnh dịch, gia đình có vụ mùa bội thu.

Chính vì những nét độc đáo, Lễ mừng cơm mới của người H’Mông huyện Mù Cang Chải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 824/QĐ-BVHTTTDL ngày 9/3/2021. Đây là sự khẳng định những giá trị của di sản đối với cộng đồng tộc người cũng như đối với bức tranh chung về di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và trao giấy chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ mừng cơm mới của người H’Mông huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải.





Nguồn: https://nhandan.vn/yen-bai-don-nhan-bang-xep-hang-di-tich-quoc-gia-dac-biet-ruong-bac-thang-mu-cang-chai-post680702.html

Cùng chủ đề

Đưa khu nghỉ dưỡng ngàn tỉ ở Thanh Hóa vào vận hành

(NLĐO)- Việc đưa khu nghỉ dưỡng này vào hoạt động góp phần tạo "cú hích" quan trọng đưa di tích đặc biệt Lam Kinh trở thành điểm đến trọng điểm của Thanh Hóa ...

Sứ giả mùa xuân

Mùa xuân luôn đến sớm trên vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cùng vị sứ giả đặc biệt, đó là hoa đào rừng, hay còn gọi là “tớ dày” theo tiếng người H’Mông. Tớ dày - cái tên bản địa thân thương này khiến nhiều du khách không ngại những nẻo đường xa, đặt chân lên non cao Tây Bắc để được hòa mình vào “không gian hồng” giữa núi cao trùng điệp. Cũng giống như mai anh...

Nhân chứng xúc động kể lại hành trình đưa ô tô “bảo vật quốc gia” về phục vụ Chính phủ

(Tổ Quốc) - Sáng 19.1, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trang trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ...

Dân Ca Ví Dặm Nghệ Tĩnh: Khi Ngôn Ngữ Biểu Hiện Tình Yêu Đời Qua Âm Nhạc

Nghệ Tĩnh, mảnh đất miền Trung chịu nhiều khắc nghiệt của thiên nhiên, là nơi sản sinh ra những điệu hát ví, giặm, biểu tượng của sự tinh tế và sâu lắng trong văn hóa dân gian. Dân ca ví, giặm không chỉ là nhạc điệu, lời ca mà còn là tiếng lòng của con người xứ Nghệ, phản ánh những khát khao, tình cảm và triết lý sống thấm đẫm giá trị nhân văn. Những điệu hát ví, giặm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bác sĩ mách cách bảo vệ đường tiêu hóa trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền

NDO - Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và lịch sinh hoạt trong dịp Tết Nguyên đán có thể bị đảo lộn, dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn tính và hội chứng ruột kích thích. Để giúp bạn bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa trong dịp...

Bệnh nhân tim mạch cần lưu ý gì trong dịp Tết

NDO - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai sẽ đưa ra một số lưu ý dành cho bệnh nhân tim mạch trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Các lưu ý chung: Người bệnh cần tuân thủ thuốc điều trị: Uống thuốc đúng giờ, không tự ý ngừng hoặc thay đổi liều lượng, ngay cả khi bận rộn. Về chế độ ăn uống,...

[Ảnh] Tam Kỳ rực rỡ cờ hoa đón Tết Ất Tỵ 2025

NDO - Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều tuyến đường, khu dân cư trên địa bàn thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã được người dân trang trí cờ Tổ quốc, hoa, lồng đèn và đèn điện chiếu sáng làm cho những tuyến phố thêm rực rỡ sắc màu chào đón năm mới. NDO - Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều tuyến đường, khu dân cư...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ trao Giải Búa liềm vàng lần thứ IX

NDO - Tối 20/1, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 đã diễn ra trọng thể tại Nhà hát Hồ Gươm - Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và phát biểu tại Lễ trao Giải. NDO - Tối 20/1, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ hai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

NDO - Ngày 21/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” tổ chức Phiên họp thứ hai. Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Thiên thạch cổ đại lớn gấp 4 lần núi Everest đã mang sự sống đến trái đất?

Một thiên thạch cổ đại có kích thước lớn gấp 4 lần núi Everest đã gây ra đợt sóng thần lớn chưa từng...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. ...

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chúc Tết công nhân thi công Vành đai 4

Kinhtedothi - Sáng 24/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã đến kiểm tra tiến độ, thăm, chúc Tết và tặng quà động viên các công nhân viên, người lao động đang làm việc trên công trường Dự án đường Vành đai 4 tại Hà Nội. Với quyết tâm chính trị, sự ủng hộ, đồng thuận...

Mới nhất