Trang chủChính trịNgoại giaoÝ nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva

Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva


Cách đây 70 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. Hiệp định Geneva là kết tinh thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta, từ chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông 1947 đến Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 và Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ. Việc buộc thực dân Pháp và các bên có liên quan phải ký Hiệp định Geneva đã mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, từng bước hiện thực hóa quyết tâm “độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” [1] của nhân dân ta.

Quyết tâm “độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Trong dòng chảy lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc, “độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” là đích đến cao quý, bất khả xâm phạm của tất cả các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta. Đến thời đại Hồ Chí Minh, mục tiêu giành và giữ “độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” là quyết tâm sắt đá, là nguyên tắc bất biến của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Quyết tâm đó được thể hiện trước nhất trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Việt Nam vào ngày  20/7/1954. Ảnh: TTXVN
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Việt Nam vào ngày  20/7/1954. Ảnh: TTXVN

Với sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng liên minh công nông và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Tám đã giành thắng lợi rực rỡ. Ngay sau đó, trong Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và

lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”[2]. Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh đã tuyên bố với toàn thế giới về quyền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và quyền dân tộc tự quyết của dân tộc Việt Nam. Trong đó, độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc của dân tộc Việt Nam được khẳng định.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Đó là thành quả lớn nhất mà dân tộc ta đã giành được sau gần một thế kỷ kiên trì đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của đế quốc, thực dân. Thế nhưng, trong lúc chúng ta đang rất cần một môi trường hòa bình để dựng xây đất nước thì thực dân Pháp lại quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp quay lại nổ súng tấn công Sài Gòn. Trung ương Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đàm phán, nhân nhượng để tìm kiếm giải pháp hòa bình, nhưng đều bị thực dân Pháp khước từ. Trong thời khắc đó, việc giữ vững chính quyền cách mạng, bảo vệ nền hòa bình, độc lập dân tộc là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của dân tộc. Với trách nhiệm trước Tổ quốc, trước nhân dân, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” – khẳng định khát vọng hòa bình và ý chí, quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!”[3]. Để có hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ nhân dân Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là đứng lên kháng chiến. Khát vọng giành độc lập dân tộc, hòa bình đất nước là cái đích đến của các cuộc đấu tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”[4].

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đã khẳng định ý chí, quyết tâm sắt đá trong việc giành và giữ “hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” của dân tộc Việt Nam. Quyết tâm đó của cả dân tộc là động lực to lớn, trực tiếp để nhân dân ta đứng lên chống quân thù. Lời kêu gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc.

Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”[5] của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiệu triệu hàng triệu con tim, khơi dậy và phát huy cao độ truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam cùng đoàn kết, đồng lòng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với ý chí, quyết tâm “vì chính nghĩa, công lý của thế giới, vì đất nước giống nòi của Việt Nam, mà toàn quốc đồng bào ta nổi lên tranh đấu quyết giữ vững nền độc lập của ta”[6].

Bước vào Toàn quốc kháng chiến, chúng ta thiếu thốn, khó khăn mọi mặt, nhưng chúng ta “đoàn kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và Đảng của nó, đi đúng đường lối của chủ nghĩa Mác-Lênin, thì nhất định đánh thắng được đế quốc xâm lược”[7]. Dân tộc ta được kế thừa truyền thống yêu nước được kết tinh qua hàng ngàn năm lịch sử và truyền thống ấy được kết tinh, hội tụ và lan tỏa, phát huy sức mạnh thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lòng yêu nước nồng nàn, sự thống nhất về tinh thần và chính trị của nhân dân và quân đội xung quanh Đảng và Chính phủ đã giúp chúng tôi vượt qua những thử thách khó khăn không tưởng tượng được và tạo những điều kiện về chính trị, kinh tế và quân sự để chiến thắng”[8]. 

Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được kết hợp với khát vọng, quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là động lực tinh thần to lớn cho những hành động dũng cảm, kiên cường, vượt qua mọi khó khăn ác liệt, hy sinh quên mình trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tham gia kháng chiến, lao động sản xuất của quân và dân ta trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Hiện thực hóa quyết tâm “độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” của Việt Nam trong Hiệp định Geneva

Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, sau 9 năm (1945 – 1954), vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, ra sức xây dựng, củng cố thực lực, quân và dân ta không ngừng phát triển thế tiến công, càng đánh càng mạnh, giành những thắng lợi to lớn trong các chiến dịch: Việt Bắc Thu – Đông (1947), Biên Giới (1950), Hòa Bình (1951), Tây Bắc (1952) và cuối cùng là cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953 – 1954) với đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ (07/5/1954), làm nên thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân đội Việt Nam chiều 7/5/1954 được truyền đến Geneva và ngay sáng sớm ngày 8/5/1954 vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn nghị sự. Ảnh: TTXVN
Tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân đội Việt Nam chiều 7/5/1954 được truyền đến Geneva và ngay sáng sớm ngày 8/5/1954 vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn nghị sự. Ảnh: TTXVN

Một ngày sau, ngày 08/5/1954, khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ, Hội nghị Geneva bắt đầu thảo luận về vấn đề Đông Dương. Thành phần tham dự Hội nghị gồm 9 bên: Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Vương Quốc Lào và Vương Quốc Campuchia. Đại diện lực lượng kháng chiến Pathet Lào và Khmer Itsarak tuy đã có mặt ở Geneva nhưng không được các đoàn phương Tây chấp nhận cho tham dự Hội nghị. Với vị thế của một dân tộc chiến thắng, đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó Thủ tướng kiêm Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đã đến tham dự Hội nghị.

Ban đầu, do lập trường giữa các đoàn có một khoảng cách khá lớn, chủ yếu là do lập trường hiếu chiến của các nước Phương Tây tham gia Hội nghị, nên các cuộc đàm phán tiến triển rất chậm. Cuối cùng, trải qua 75 ngày đêm đàm phán với 31 phiên họp, trong đó có các phiên họp toàn thể, phiên họp cấp trưởng đoàn cùng nhiều cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneva đã được ký kết với các nội dung:

Thỏa thuận chung cho ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia: Công nhận và tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước; Đình chỉ chiến sự trên toàn cõi Đông Dương; Pháp rút quân khỏi lãnh thổ ba nước. Quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Lào và Campuchia; Không có căn cứ nước ngoài và không liên minh quân sự với nước ngoài; Tổng tuyển cử ở mỗi nước; Không trả thù những người hợp tác với đối phương; Trao trả tù binh và người bị giam giữ; Thành lập Ủy ban liên hợp, Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế.

Đối với riêng Việt Nam: Những điều khoản về đình chỉ chiến sự và lập lại hòa bình: Ngừng bắn, tập kết, chuyển quân được hai bên thực hiện trong thời hạn 300 ngày; Chuyển giao khu vực, trao trả tù binh và thường dân bị giam giữ, đổi vùng, vấn đề mồ mả quân nhân hai bên tham chiến.

Những điều khoản về duy trì và củng cố hòa bình ở Việt Nam: Lập giới tuyến quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 và khu phi quân sự (sông Bến Hải); Không coi vĩ tuyến 17 là ranh giới chính trị hay lãnh thổ; Cấm tăng viện nhân viên quân sự, bộ đội, vũ khí và dụng cụ chiến tranh khác vào Việt Nam; Cấm xây dựng căn cứ quân sự mới; Cấm hai miền không được gia nhập liên minh quân sự nào; Cấm sử dụng mỗi miền để phục vụ cho bất kỳ chính sách quân sự nào.

Những điều khoản chính trị: Vấn đề tổng tuyển cử để thống nhất đất nước; Hiệp thương hai miền vào tháng 7/1955, tổng tuyển cử vào tháng 7/1956; Tự do chọn vùng sinh sống; trong khi chờ đợi không khủng bố, trả thù hay phân biệt đối xử với những người đã hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh.

Những điều khoản quy định việc tổ chức thi hành Hiệp định: Ủy ban kiểm soát liên hợp, Ủy ban giám sát quốc tế trung lập.

Hiệp định Geneva đánh dấu sự kết thúc một chặng đường trong quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ để đi tới độc lập, tự do của dân tộc. Hiệp định Geneva là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng. Lần đầu tiên các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được các nước lớn công nhận tại một hội nghị đa phương. Pháp và các nước tham gia hội nghị “cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”, “tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội trị” của Việt Nam, Lào và Campuchia. Pháp buộc phải đình chỉ chiến sự và rút hoàn toàn quân đội khỏi lãnh thổ 3 nước Đông Dương.

Việc ký kết Hiệp định Geneva là một thắng lợi to lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiệp định đã chấm dứt ách đô hộ kéo dài hàng thế kỷ của thực dân Pháp ở Việt Nam và trên toàn cõi Đông Dương. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương vững mạnh cho nhân dân miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc sau này. Đồng thời, Hiệp định là một giải pháp đồng bộ về chính trị và ngoại giao quân sự nhằm kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Về mặt chính trị và pháp lý, các nước tham gia hội nghị công nhận và cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Tuy còn có những vấn đề chưa được giải quyết: Đất nước chưa hoàn toàn thống nhất, hai miền Nam – Bắc tạm thời bị chia cắt bởi vĩ tuyến 17 với thời hạn 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử. Song, Hiệp định Geneva đánh dấu thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp mà quan trọng nhất là nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được các nước, kể cả nước Pháp, cam kết tôn trọng. Đó chính là dấu mốc quan trọng hiện thực hóa quyết tâm “độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX./.

[1] . Hiệp định Giơ – ne – vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb. CTQG – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.3.

[3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb. CTQG – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.534.

[4] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb. CTQG – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.587.

[5] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb. CTQG – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.534.

[6] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb. CTQG – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.104.

[7] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb. CTQG – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.367.

[8] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb. CTQG – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.110-111.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/y-nghia-lich-su-cua-hiep-dinh-geneva.html

Cùng chủ đề

Dâng hương tưởng niệm 150 năm ngày mất của danh nhân Đặng Huy Trứ

Đây là hoạt động văn hóa, giáo dục, đồng thời là dịp để tri ân và tưởng nhớ đến những cống hiến to lớn của danh nhân Đặng Huy Trứ cho quê hương và đất nước. Theo Bảo tàng lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, Đặng Huy Trứ...

Thắng lợi của chính nghĩa và truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam

Cho đến nay, sau tròn 70 năm, những bài học kinh nghiệm đúc rút từ quá trình đàm phán, thương lượng đi đến ký kết Hiệp định Geneva năm 1954 vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu (hàng ngồi thứ hai từ trái sang) thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân...

Chuyên gia nước ngoài đánh giá cao nền ngoại giao Việt Nam

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết. Việc Hiệp định Geneva được ký kết và thực thi, không chỉ khẳng định vị thế quốc gia độc lập và có chủ quyền của Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như nền...

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả, dù góc nhìn khác nhau, nhưng cùng gặp nhau trong luận điểm, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.

Vận dụng sáng tạo bài học Hiệp định Geneva cho ngoại giao “cây tre Việt Nam”

  Ngày 19.7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam” (21.7.1954 - 21.7.2024). GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và Bộ trưởng Bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Nhân dân dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi - Theo Báo cáo số 24-BC/BCS ngày 23/1 của Ban Cán sự Đảng UBND TP Hà Nội về công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, TP đã thực hiện hiệu quả các kế hoạch, để phục vụ Nhân dân trên địa bàn đón Tết an toàn, vui tươi, tiết kiệm, lành mạnh. Không có tình trạng đầu cơ, găm hàng, tích trữ gây mất ổn định thị trường Theo đó, thời điểm sắp diễn ra Tết...

Cách bảo quản thực phẩm luôn tươi ngon và an toàn trong dịp Tết

    Cách bảo quản thực phẩm đã chế biến Bánh chưng, bánh tét Đây là món ăn ngon truyền thống, một món ăn tương đối hoàn chỉnh về các nhóm thực phẩm và giàu dinh dưỡng. Người ta thường quan niệm là bánh chưng không nên bảo quản trong tủ lạnh vì dễ bị lại gạo (cứng). Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng thì có thể bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn...

Hà Nội thông báo về việc treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi - Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025. Chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), UBND TP Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn thành phố treo cờ Tổ quốc...

Hà Nội tăng cường kiểm tra việc xử lý phản ánh, kiến nghị trên iHanoi

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 23/1 về việc kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn TP. Theo đó, kế hoạch nhằm tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc “Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm” và “Hành chính...

Giá thép hôm nay 24/1: tiếp đà giảm

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 24/1: Ngập tràn sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 24/1, phát biểu qua video tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu và thế giới giảm lãi suất. Thị trường dầu ngập tràn sắc đỏ sau bài phát biểu này. Kết quả là, giá dầu ghi nhận thêm phiên giao dịch ngày 23/1 “hạ nhiệt”.

Không còn khí đốt Nga, châu Âu nhận tin vui từ ông Trump bằng một lời cam kết rõ ràng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.

Tổng thống Mỹ thông báo áp thuế quan 10% với hàng hóa, Trung Quốc ngay lập tức kêu gọi làm điều này để hỗ...

Ngày 23/1, Trung Quốc thông báo kế hoạch đầu tư hàng trăm tỷ nhân dân tệ (NDT) từ các công ty bảo hiểm nhà nước vào thị trường cổ phiếu, nhằm hỗ trợ thị trường đang gặp khó khăn.

Giá vàng “chạy nước rút” tiến đến đỉnh lịch sử, trong nước rục rịch đón ngày vía Thần Tài 2025

Giá vàng hôm nay 24/1/2025/ Giá vàng trong nước tăng mạnh trên toàn thị trường. Giá vàng thế giới tăng mạnh lên gần mức cao nhất trong 3 tháng nhờ đồng USD yếu và việc chưa rõ ràng trong các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Giá vàng những ngày tới sẽ còn chịu sự chi phối của những tin tức thay đổi liên tục từ Washington.

Nối dài đà tăng, công nghệ chế biến hồ tiêu tại Việt Nam không thua kém bất kỳ đối thủ nào trên thế giới

Giá tiêu hôm nay 24/1/2025 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.500 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay 24/1/2025: Nối dài đà tăng, công nghệ chế biến hồ tiêu tại Việt Nam không thua kém bất kỳ đối thủ nào trên thế giới. (Nguồn: Times of India) ...

Mới nhất

Bộ Công Thương làm việc với PTC1 về công tác cấp điện dịp Tết và năm 2025

Đoàn công tác do Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Trịnh Quốc Vũ làm trưởng đoàn cùng đại diện các cục: Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Điện lực và Năng lượng tái tạo, Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) cùng các phòng, ban của...

Thành phố Đà Nẵng triển khai nhiều giải pháp để phát triển TDTT quần chúng trong giai đoạn mới

Thực hiện Kết luận 70/KL-TW của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới, thành phố Đà Nẵng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn. ...

Kiếm tiền triệu mỗi ngày từ nghề ‘chở Tết’

Những ngày cuối năm nhiều người dân tranh thủ xuống phố hành nghề chở hộ cây cảnh để kiếm thêm thu nhập trang trải những ngày Tết. ...

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát quy định về dạy thêm, học thêm

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 597/VPCP-KGVX gửi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc xử lý thông tin phản ánh về chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có quy...

Bảo vệ sức khỏe trước thềm Tết Nguyên đán

Mới đây, thời tiết chuyển lạnh và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em có sức đề kháng yếu. Mới đây, thời tiết chuyển lạnh và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã gây ra nhiều vấn đề sức...

Mới nhất