Trang chủNewsThời sựxương sống quan trọng về vận tải hành khách công cộng

xương sống quan trọng về vận tải hành khách công cộng

Kinhtedothi- Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường, đường sắt đô thị được xác định là xương sống quan trọng về vận tải hành khách công cộng, giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn…

Giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường

Tham gia thảo luận tại tổ 1 (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) trong nội dung chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV, đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội bày tỏ thống nhất với sự cần thiết phải khẩn trương ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội bày tỏ thống nhất với sự cần thiết phải khẩn trương ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội bày tỏ thống nhất với sự cần thiết phải khẩn trương ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

Theo đại biểu, Nghị quyết sẽ giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc về thể chế đã được nhận diện trong thực tiễn tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh khi tổ chức thực hiện đầu tư phát triển mạng lưới đường sắt đô thị, nhằm cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết 15/2022 của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô Hà Nội, Nghị quyết số 31/2022 của Bộ Chính trị về phát triển TP Hồ chí Minh và Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị.

 

“Việc ban hành Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là rất cần thiết và cấp bách để nhanh chóng đưa các dự án này triển khai xây dựng, đi vào vận hành, từ đó tạo lập cơ sở hạ tầng đồng bộ. Đặc biệt đối với địa hình rất đặc biệt như Việt Nam, việc phát triển hệ thống đường sắt rất quan trọng, sẽ góp phần giảm chi phí vận tải, nhất là các chi phí logistics hiện nay chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ” – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội)

Theo đại biểu, đường sắt đô thị được xác định là xương sống quan trọng về vận tải hành khách công cộng, giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn. Kinh nghiệm sau khi triển khai phát triển hình thành hệ thống đường sắt đô thị ở Trung Quốc ngoài việc giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường còn góp phần tăng trưởng GDP hàng năm tại các TP lớn. Cụ thể: Thẩm Quyến GDP tăng thêm mỗi năm 3-3.5%/ năm; Bắc Kinh, Thượng Hải tăng 2,8-3%/năm; Vũ Hán, Nam Kinh, Thành Đô, Thiên Tân, Trùng Khánh GDP tăng mỗi năm 2%.

Theo định hướng quy hoạch, đối với TP Hà Nội (14 tuyến tương ứng 619,1Km), đối với TP Hồ Chí Minh (10 tuyến tương ứng 510km) là khối lượng công việc, nguồn lực rất lớn phải triển khai trong thời gian tới và nếu vẫn theo cách làm, cơ chế chính sách cũ đã thực hiện đối với lĩnh vực này thì không thể hoàn thành được mục tiêu quy hoạch. Trong gần 20 năm qua, cả TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mới triển khai đưa vào khai thác vận hành được 40,5km/1.129,1km theo quy hoạch. Vì vậy, việc ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho lĩnh vực đầu tư này là việc làm cấp thiết. 

Đồng tình, đánh giá cao nội dung Tờ trình của Chính phủ và cơ bản nhất trí với 6 nhóm chính sách đặc thù, đặc biệt thí điểm trong dự thảo Nghị quyết được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến thông qua tại kỳ họp này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường cho hay, các cơ chế chính sách đã được nghiên cứu thận trọng trên cơ sở kế thừa các cơ chế chính sách đã, đang được triển khai thực hiện có hiệu quả trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông thời gian qua, kết hợp tham khảo kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước, cũng như dự báo đánh giá các tác động ảnh hưởng trong quá trình thực hiện áp dụng.

Hà Nội đang đẩy mạnh giải pháp để phát triển giao thông công cộng. Ảnh: Hồng Thái
Hà Nội đang đẩy mạnh giải pháp để phát triển giao thông công cộng. Ảnh: Hồng Thái

Hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bứt phá

Để việc tổ chức triển khai Nghị quyết có hiệu quả, đi vào cuộc sống gắn với những vấn đề chung có tính tương đồng cũng như điều kiện, đặc thù riêng của từng địa phương nhằm cụ thể hóa các chính sách, cơ chế một cách hiệu quả, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề xuất xem xét cập nhật bổ sung chính sách khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, phát huy tính chủ động sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức triển khai thực hiện (tương tự như chính sách đã được nêu đề xuất trong triển khai dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, vấn đề này cũng đã được UBND TP Hà Nội đề xuất cập nhật bổ sung trong quá trình hoàn thiện tiếp thu các ý kiến góp ý).

Đồng thời, việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cần được đặt trong mỗi quan hệ kết nối liên kết vùng, liên vùng (vấn đề này cũng đã được Bộ chính trị nêu trong định hướng phát triển), theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị thì đều có các tuyến kết nối với các tỉnh lân cận. Theo đó, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề xuất cập nhật bổ sung nội dung cơ chế chính sách đối với các dự án tuyến đường sắt đô thị kết nối đi qua từ 2 tỉnh trở lên.

Cụ thể: ‘‘Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho TP có tuyến đi qua làm cơ quan chủ quản tổ chức triển khai thực hiện. Cơ quan chủ quản (TP Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh) triển khai công tác đầu tư xây dựng hạ tầng trên toàn tuyến, việc giải phóng mặt bằng được tách thành các dự án thành phần do các địa phương thực hiện. Các dự án thành phần do các địa phương kết nối với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được phép áp dụng toàn bộ các cơ chế chính sách đặc thù của Nghị quyết này’’.       

Cơ chế TOD mang lại những lợi ích rất lớn cho người dân, doanh nghiệp, Nhà nước và cho sự phát triển chung của Thủ đô. Ảnh: Hồng Thái
Cơ chế TOD mang lại những lợi ích rất lớn cho người dân, doanh nghiệp, Nhà nước và cho sự phát triển chung của Thủ đô. Ảnh: Hồng Thái

Cùng với đó, trong dự thảo Nghị quyết cũng đã đề cập đến chính sách ‘‘UBND TP được quyết định việc áp dụng các hình thức chỉ định thầu đối với việc lựa chọn nhà thầu tư vấn, phi tư vấn, thi công; tổng thầu EPC, chìa khóa trao tay; nhà đầu tư các dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD. Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu’’.

 

Mô hình EPC+F : Giải quyết một phần hoặc toàn bộ nhu cầu tài trợ dự án của chủ đầu tư, thông qua nhà thầu hỗ trợ chủ đầu tư tìm kiếm các kênh tài trợ chất lượng cao, qua đó giảm thiểu rủi ro tài chính cho chủ đầu tư, thúc đẩy việc triển khai dự án được thuận lợi. 

Mô hình tổng thầu EPC+O&M: Mô hình này kết hợp mô hình EPC với vận hành và bảo trì (O&M). Nhà thầu không chỉ chịu trách nhiệm xây dựng mà còn chịu trách nhiệm vận hành và bảo trì sau đó của dự án. Điều này giúp chủ sở hữu đạt được hiệu quả quản lý tài sản và hoạt động dài hạn    

Mô hình EPC+F+O: Đây là phần mở rộng của mô hình EPC+F, bao gồm cả hoạt động (O) ngoài tài chính và EPC. Mô hình này không chỉ bao gồm việc xây dựng dự án mà còn bao gồm cả việc bảo trì và quản lý dự án sau khi vận hành, đảm bảo dự án có thể được quản lý hiệu quả trong giai đoạn vận hành.

Tuy nhiên, để đa dạng hình thức, huy động được các nguồn lực tạo điều kiện hành lang pháp lý cho các địa phương thực hiện, đại biểu đề xuất bổ sung thêm nội dung: UBND TP được quyết định việc áp dụng mô hình EPC+ (ví dụ như: EPC+F; EPC+O&M; EPC+F+O…).

Bên cạnh đó, cập nhật, bổ sung thêm một số cơ chế chính sách phục vụ khai thác vận hành sau đầu tư (hiện tại các chính sách mới chỉ tập trung chính vào công tác đầu tư), như:  Chính sách xây dựng định mức đơn giá khai thác, vận hành, duy tu, bảo dưỡng; Chính sách khai thác sử dụng các nhà ga, trong đó có việc liên danh liên kết xã hội hóa trong khai thác vận hành để giảm áp lực ngân sách; Chính sách về giá vé hành khách, giá vận chuyển hàng hóa; Chính sách về giá bán điện phục vụ cung cấp khai thác vận hành.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho hay, trong Luật Thủ đô 2024 có chính sách tại Điều 42 (về thu hút nhà đầu tư chiến lược), trong đó đã đề cập đến lĩnh vực đường sắt đô thị. Theo đó, đại biểu đề xuất xem xét cập nhật nội dung chính sách liên quan đến thu hút nhà đầu tư chiến lược tương tự như TP Hà Nội trong chính sách đặc thù cho TP Hồ Chí Minh thực hiện.

“Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được xem xét thông qua lần này sẽ đáp ứng được kỳ vọng huy động tối đa nguồn lực đầu tư, tháo gỡ nút thắt trong đầu tư, tạo đột phá trong đầu tư phát triển đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng” – đại biểu Nguyễn Phi Thường tin tưởng.

 

Điều 31 Luật Thủ đô 2024 về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng:  

1. Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (gọi là mô hình TOD) là giải pháp quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị, lấy điểm kết nối giao thông đường sắt đô thị hoặc điểm kết nối giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác làm điểm tập trung dân cư, kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng trong khoảng cách đi bộ đến phương tiện giao thông công cộng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, sức khoẻ cộng đồng, giảm phương tiện giao thông cơ giới cá nhân, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, kết hợp với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.  

Khu vực TOD là khu vực bao gồm nhà ga, đề-pô đường sắt đô thị, điểm đón, trả khách của các loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác và vùng phụ cận được xác định theo quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết có liên quan để xây dựng tuyến giao thông, đường sắt đô thị kết hợp cải tạo, chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển đô thị.

2. Việc lập, quyết định, quản lý quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị, quy hoạch tuyến giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác và khu vực TOD được áp dụng các quy định sau đây:  

a) Trên cơ sở Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô, UBND TP được điều chỉnh chức năng sử dụng các khu đất trong khu vực TOD để khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất, phát triển các tuyến đường sắt đô thị, các phương thức vận tải hành khách công cộng khác, phát triển đô thị trong khu vực TOD;

b) Trong khu vực TOD, UBND TP được quyết định áp dụng các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các yêu cầu về không gian và sử dụng đất khác với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô;

c) Đối với khu vực đã có quy hoạch phân khu hoặc tương đương đã được phê duyệt nhưng khi lập phương án tuyến đường sắt đô thị, tuyến giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác hoặc khi lập quy hoạch khu vực TOD, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ lập phương án tuyến, quy hoạch có đề xuất mới, khác nội dung quy hoạch đã được phê duyệt thì trình UBND TP xem xét, quyết định. Quyết định phê duyệt phương án tuyến đường sắt đô thị hoặc quy hoạch chi tiết khu vực TOD có giá trị thay thế cho phần nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu vực có liên quan trong quy hoạch phân khu hoặc tương đương đã được phê duyệt và không phải làm thủ tục điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch đã được phê duyệt trước đó.

3. Việc đầu tư phát triển đường sắt đô thị tại TP được ưu tiên áp dụng mô hình TOD, bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững và được áp dụng các quy định sau đây:

a) HĐND TP quyết định chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị theo mô hình TOD theo phân kỳ đầu tư trong từng giai đoạn; quyết định việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập;

b) UBND TP quyết định đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị theo mô hình TOD, quyết định đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án thành phần, quyết định đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

c) Nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định các dự án quy định tại điểm a và điểm b khoản này được thực hiện tương tự như dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

d) UBND TP được quyết định lựa chọn áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các tuyến đường sắt đô thị của TP.

4. Trong khu vực TOD, TP được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với các khoản thu sau đây để phát triển hệ thống đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng:

a) Tiền thu đối với diện tích sàn xây dựng tăng thêm của các dự án xây dựng công trình dân dụng do việc tăng hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch khác của khu vực TOD;

b) Tiền thu từ việc khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD;

c) Phí cải thiện hạ tầng.

5. HĐND TP quy định chi tiết việc quản lý, vận hành, khai thác đường sắt đô thị và khu vực TOD; phương pháp xác định mức thu, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện việc thu tiền đối với các khoản thu quy định tại khoản 4 Điều này, bảo đảm không trùng thu với các loại thuế, phí khác.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/duong-sat-do-thi-xuong-song-quan-trong-ve-van-tai-hanh-khach-cong-cong.html

Cùng chủ đề

TP HCM ban hành kế hoạch đặc biệt để thúc đẩy metro

(NLĐO) - UBND TP HCM ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 188/2025/QH15, thí điểm cơ chế đặc thù nhằm phát triển hệ thống đường sắt đô thị. ...

Metro 4 tỷ USD nối trung tâm TPHCM với Cần Giờ được đề xuất tốc độ 250km/h

Tuyến metro 4 tỷ USD kết nối trung tâm TPHCM với huyện Cần Giờ được đề xuất có quy mô dài 48,5km, thiết kế tàu tốc độ tối đa 250km/h, gấp đôi tuyến Bến Thành - Suối Tiên. Sở Giao thông công chánh (GTCC) vừa kiến nghị UBND TPHCM giao Sở Tài chính chủ trì hướng dẫn Vingroup thủ tục đề xuất dự án, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do tuyến metro này sẽ triển khai theo...

từ kinh nghiệm các nước về phát triển khoa học công nghệ

Kinhtedothi - Theo các chuyên gia, nhà khoa học, việc xây dựng cơ chế đặc thù để từng bước xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành Trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hàng đầu quốc gia và trong khu vực là chủ trương, chính sách sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta... Cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển khoa học công nghệ tại Hà Nội Theo PGS.TS Trương Hồ Hải (Viện trưởng...

Cho phép sinh viên chuyển ngay sang các chuyên ngành đường sắt hiện đại

Trường ĐH Giao thông vận tải cho phép một số sinh viên đang học các chuyên ngành khác được chuyển sang các chuyên ngành phục vụ lĩnh vực đường sắt hiện đại cao ngay từ học kỳ 2 năm học 2024 - 2025. ...

Luật Thủ đô 2024 sẽ tạo điều kiện cải thiện hạ tầng các khu đô thị

Theo các chuyên gia xây dựng, trong quá trình quy hoạch phát triển Thủ đô có một số vấn đề cần giải quyết như: liên kết vùng và kết nối yếu; chênh lệch phát triển giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn; phát triển đô thị, nhà ở chưa gắn với việc làm và dịch vụ; không gian đô thị, nông thôn phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch. Vì sao hạ tầng đô thị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng thực chất, hiệu quả hơn

VOV.VN - Hướng tới dấu mốc quan trọng năm 2025, dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, hai bên khẳng định nỗ lực phấn đấu thúc đẩy, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng  Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ...

Việt Nam vẫn có 6 tỉ phú USD, những vị nào năm qua gia tăng tài sản?

Năm 2024 đã khép lại, Việt Nam vẫn duy trì 6 cái tên trong bảng xếp hạng tỉ phú USD, theo dữ liệu cập nhật trên Forbes. Trong đó, có tỉ phú tăng thêm tài sản ròng, ngược lại có những đại gia bị suy giảm tài sản. Ông Phạm Nhật Vượng - tỉ phú giàu nhất Việt Nam - xuất hiện cùng hai con trai tại lễ trao giải thưởng VinFuture - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Theo dữ liệu trên Forbes, 6 tỉ...

Hà Nội tiếp tục tăng nhiệt đến 28 độ, rồi lại đón không khí lạnh mạnh

Miền Bắc tiếp tục có nắng và tăng nhiệt nhanh cho đến đầu tuần tới (3/3), với mức cao nhất ở Hà Nội là 28 độ; sau đó lại đón không khí lạnh mạnh vào khoảng 4-5/3, gây mưa 2-3 ngày và trời rét kéo dài. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 1-2 ngày tới, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ...

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi

Thành viên CLB Nhà báo cao tuổi tỉnh Gia Lai là những hội viên Hội Nhà báo Việt Nam công tác tại các cơ quan báo chí, các sở, ngành địa phương đã nghỉ hưu tự nguyện tham gia CLB. Ngoài ra, theo quy chế tổ chức và hoạt động, những nhà báo cao...

Còn khó khăn, vướng mắc trong triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Theo báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày, công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia luôn là nhiệm vụ trọng tâm, thường kỳ của Chính phủ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Tập đoàn Vietravel chính thức cất nóc dự án Huế Tourism Complex Plaza

Sự kiện diễn ra với sự tham dự của đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các sở ban ngành địa phương, đối tác chiến lược, Ban Lãnh đạo Tập đoàn Vietravel cùng đại diện các cơ quan thông tấn báo chí, đánh dấu bước tiến vững chắc của Vietravel trong chiến lược phát triển hệ sinh...

Giảm ngay 500.000 đồng từ Vietravel và Sacombank

Du lịch thả ga – Giá cả nhẹ nhàng cùng Vietravel và SacombankTheo đó, từ ngày 04/04 đến hết ngày 31/05/2025, khi khách hàng đặt tour du lịch tại Vietravel và thanh toán bằng Thẻ Tín dụng Quốc tế Sacombank, với hóa đơn thanh toán từ 10.000.000 đồng trở lên, bạn sẽ nhận ngay mức giảm giá 500.000 đồng....

VIGLACERA, TOP 10 THƯƠNG HIỆU DẪN ĐẦU VIỆT NAM NĂM 2025 – Tổng công ty Viglacera

Ngày 13/4/2025, tại lễ công bố "Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam – Vietnam Leading Brands 2025" lần thứ 12, Tổng công ty Viglacera – CTCP đã vinh dự được ghi danh trong Top 10 thương hiệu dẫn đầu tại Việt Nam. Thành tựu này không chỉ là niềm tự hào mà còn là minh chứng hùng hồn...

Mới nhất