Trang chủNewsThời sựXung lực ‘nhận diện Việt Nam’ trên bản đồ thế giới

Xung lực ‘nhận diện Việt Nam’ trên bản đồ thế giới


Văn hóa là thế mạnh của Việt Nam, là tài sản lớn của dân tộc và của đối ngoại. Vừa qua, tại Paris hoa lệ – “kinh đô ánh sáng” của thế giới, nơi đặt trụ sở UNESCO, thông qua các sự kiện đặc sắc, hiển hiện những góc trời rực rỡ, khắc họa hình ảnh một Việt Nam tươi đẹp, đậm đà truyền thống văn hóa.

Với nền văn hóa đậm đà bản sắc cùng những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển, Việt Nam đang sở hữu những tài sản quý giá thuộc “sức mạnh mềm”, cần được phát huy, tạo thêm xung lực mới để gia tăng “sự nhận diện Việt Nam” trên phạm vi toàn cầu.

Nhân dịp đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc tham dự Khóa họp 42 của Đại Hội đồng UNESCO, tham dự các sự kiện văn hóa đặc sắc, nổi bật là lễ khai mạc Ngày Việt Nam tại Pháp 2023, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã chia sẻ về ý nghĩa những nỗ lực ngoại giao văn hóa trên đất Pháp.

Các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc Việt Nam trong chương trình “Ngày Việt Nam tại Pháp”, ngày 6/11. (Nguồn: TTXVN)
Các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc Việt Nam trong chương trình “Ngày Việt Nam tại Pháp”, ngày 6/11. (Nguồn: TTXVN)

Xin Đại sứ chia sẻ ý nghĩa và những điểm nhấn nổi bật của sự kiện Ngày Văn hóa Việt Nam tại Pháp lần này?

Ngày Văn hóa Việt Nam tại Pháp được tổ chức lần này là sự kiện quan trọng, nhân năm kỷ niệm những cột mốc lớn trong quan hệ hai nước, đó là năm thập kỷ quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược, góp phần nâng cao dấu ấn cho sự phát triển đáng tự hào của quan hệ Việt Nam – Pháp.

Các hoạt động phong phú được triển khai từ đầu năm tới ở hai nước trên cả lĩnh vực chính trị, trao đổi của lãnh đạo cấp cao hai nước, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mạo đầu tư, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo… cùng với hàng hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật, giao lưu hội họa, điện ảnh, thể thao đến trao đổi trên lĩnh vực di sản, bảo tồn – bảo tàng, ẩm thực phản ánh được sự phát triển phong phú và sâu đậm của quan hệ hai nước.

Ngày Văn hóa Việt Nam là dịp để các hai bên tiếp tục hun đúc cho tình hữu nghị và tạo sức bật cho hợp tác song phương. Thời điểm tổ chức sự kiện mang ý nghĩa lớn, chỉ vài tuần sau cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Pháp E. Macron. Có thể nói, đây cũng là bước triển khai đầu tiên của một trong những nội dung được Lãnh đạo cấp cao nhất trí tại cuộc điện đàm, đó là tăng cường giao lưu nhân dân, một trong năm trụ cột của Đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp.

Thông điệp mà Đại sứ muốn nhắn gửi thông qua sự kiện có ý nghĩa này là gì?

Quan hệ Việt Nam – Pháp đã có một sự tích lũy quan trọng cả về lượng cũng như về chất. Chúng ta đang chứng kiến sự hưởng ứng rất lớn của các đối tác và bạn bè tại Việt Nam cũng như Pháp đối với các hoạt động sôi nổi trong khuôn khổ năm kỷ niệm này, các kết quả tích cực, nội hàm phong phú là những nền tảng quan trọng cho các đối tác hai bên tiếp tục đưa các kết nối của mình và phát triển sâu rộng hơn.

Nhận thức chung giữa hai nước về tầm nhìn của mối quan hệ Đối tác chiến lược tạo cho chúng ta niềm tin vào triển vọng tốt đẹp của quan hệ Việt Nam – Pháp trong tương lai.

Trên tinh thần đó, sự kiện Ngày Việt Nam tại Pháp 2023 tiếp tục khẳng định sự đánh giá cao đối với chặng đường phát triển đầy tự hào trong quan hệ hai nước, đồng thời nhấn mạnh thông điệp mong muốn hai nước Việt Nam và Pháp nỗ lực tăng cường hợp tác để mở đường cho quan hệ vươn tới những tầm cao mới.

Chia sẻ về Ngày Việt Nam tại Pháp, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, sự kiện mang “một Việt Nam tươi đẹp, thanh bình, mến khách, phát triển năng động, giàu truyền thống văn hóa” đến gần gũi hơn với bạn bè và người dân Pháp.

“Đêm di sản Việt Nam” hay Ngày văn hoá Việt Nam tại Saintes… là những sự kiện ngoại giao văn hóa nổi bật trong năm qua mà Đại sứ quán tổ chức thành công trên đất bạn, vì sao Đại sứ lại lựa chọn văn hóa là một trong những trọng tâm triển khai trong năm đặc biệt này của quan hệ hai nước?

Văn hóa là thế mạnh của Việt Nam, luôn là “tài sản” lớn của dân tộc và của đối ngoại. Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 xác định ngoại giao văn hóa góp phần đưa quan hệ Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định; bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc, tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; huy động nguồn lực bên ngoài, biến điều kiện thuận lợi, vị thế đất nước thành nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời tôn vinh các giá trị, vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, qua đó khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh mềm, nâng cao vị thế quốc gia.

Xác định đây là phạm trù nằm trong năm trụ cột của Đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp luôn nhận thức và nỗ lực triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm góp phần giữ gìn và nâng cao hình ảnh dân tộc Việt Nam, là một dân tộc gần gũi với nhân dân Pháp, một dân tộc giàu lòng nhân ái, quả cảm trong đấu tranh giành độc lập, tự do, đồng thời rất năng động, sáng tạo và thành công trong xây dựng, phát triển đất nước, đang hội nhập mạnh mẽ với khu vực và quốc tế.

Với bề dày quan hệ truyền thống, dân chúng Pháp có thiện cảm với con người và đất nước Việt Nam, luôn ủng hộ các hoạt động giao lưu hợp tác giữa hai nước thời gian qua ở mọi hình thức, cấp độ, cả ở trung ương và địa phương.

Các hoạt động văn hóa hội đoàn, tình cảm đoàn kết, tương thân tương ái, nhân đạo luôn thu hút được số lượng lớn người tham gia. Như vậy, quảng bá văn hóa kết hợp giao lưu nhân dân tạo cơ sở thuận lợi cho việc thúc đẩy vai trò và hình ảnh Việt Nam tại Pháp.

“Văn hóa sẻ chia” là chủ đề của dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ hai nước, thể hiện ngay trong logo 50 năm quan hệ ngoại giao, theo Đại sứ, vì sao văn hóa lại có tầm quan trọng như vậy trong “bắc cầu” quan hệ song phương?

Pháp là địa bàn có nhiều lợi thế để triển khai ngoại giao văn hóa, có nhiều chất liệu, sân chơi để thể hiện. Pháp và người dân Pháp luôn coi trọng và đề cao văn hóa, ưa thích khám phá nên việc tiếp cận mọi vấn đề bằng khía cạnh văn hóa là phương thức cuốn hút và dễ đạt đến thành công.

Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp là cộng đồng lớn, gắn bó với quê hương, hướng về đất nước nên các hoạt động văn hóa, hội đoàn do chính kiều bào ta tại Pháp tổ chức dễ huy động được sự tham gia của nhiều người.

Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp, một trong hai Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, trong nhiều năm qua đã phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ quảng bá văn hóa Việt Nam tại Pháp và châu Âu. Vietnam Airlines có đường bay thẳng và khai thác nhiều chuyến bay trong tuần cũng tạo điều kiện kết nối hai nước. Trong thời gian qua Đại sứ quán đã triển khai được hàng loạt các hoạt động phong phú, đa dạng, trải rộng trên khắp các vùng miền của nước Pháp, tạo được hiệu ứng lan tỏa tới nhiều tầng lớp nhân dân, đối tác phía bạn.

Có thể nói, công tác ngoại giao văn hóa tại địa bàn đã tranh thủ phát huy sự gần gũi về văn hóa, mối thiện cảm giữa hai dân tộc để tiến hành các hoạt động giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam liên tục trong năm, thu hút được sự quan tâm lớn của người dân Pháp, kết hợp được cả quảng bá hình ảnh Việt Nam, đồng thời góp phần tăng cường nền tảng xã hội có tính lan tỏa cho quan hệ Việt Nam – Pháp và mở rộng, khai thác hiệu quả hơn hệ thống đối tác phong phú giữa hai nước.

Màn trình diễn múa rồng gây ấn tượng với nhiều quan khách tại sự kiện Sắc màu văn hóa Việt Nam tại trụ sở UNESCO. (Nguồn: TTXVN)
Màn trình diễn múa rồng gây ấn tượng với nhiều quan khách tại sự kiện Sắc màu văn hóa Việt Nam tại trụ sở UNESCO. (Nguồn: TTXVN)

Từ những thực tiễn triển khai đó, Đại sứ đánh giá như thế nào về vai trò của ngoại giao văn hóa hiện nay?

Vai trò của ngoại giao văn hóa được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, cụ thể là “đóng góp thiết thực vào quảng bá mạnh mẽ hình ảnh quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước”.

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, việc quảng bá hình ảnh quốc gia, tăng cường sức mạnh mềm, trở thành trọng tâm của tất cả các quốc gia, góp phần nâng cao vị thế. Như trên đã nói, Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 của chúng ta cũng đã nhấn mạnh điều này.

Với nền văn hóa đậm đà bản sắc cùng những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển, Việt Nam đang sở hữu những tài sản quý giá thuộc “sức mạnh mềm”, cần được phát huy, tạo thêm xung lực mới để gia tăng “sự nhận diện Việt Nam” trên phạm vi toàn cầu.

Đây là chính là nhiệm vụ của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, liên tục đổi mới, sáng tạo các hình thức quảng bá hình ảnh cho đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, đồng thời góp phần thúc đẩy phối hợp với nhiều đối tác ngày càng đa dạng.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Ngày 6/11 tại trụ sở UNESCO ở thủ đô Paris, Pháp đã diễn ra “Đêm Văn hóa Việt Nam – Sắc màu Việt” trước thềm Khóa họp 42 của Đại Hội đồng UNESCO. Sự kiện thu hút sự tham gia đông đảo của gần 200 đại sứ, đại diện các nước thành viên và lãnh đạo UNESCO.

Tại sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc nhấn mạnh vai trò của di sản văn hóa là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo, cầu nối giao lưu và hiểu biết giữa các dân tộc, nền tảng để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Tôn trọng và bảo vệ di sản văn hóa của mỗi quốc gia sẽ tăng cường sự đoàn kết, giảm bạo lực và xung đột, thúc đẩy hòa bình và phát triển bền vững.





Nguồn

Cùng chủ đề

01:31:55

Nơi lưu giữ hơn 3 vạn mộc bản triều Nguyễn “độc nhất vô nhị”

(Dân trí) - Hơn 3 vạn mộc bản triều Nguyễn quý đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia IV ở Đà Lạt. Toàn bộ mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam. Trung tâm lưu trữ quốc gia IV (Bộ Nội vụ) đóng tại phường 5, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng đang lưu giữ 33.971 tấm mộc bản triều Nguyễn. Mộc bản lưu tại đây...

Nâng Giải Mai Vàng lên tầm quốc gia: Gửi trọn niềm tin vào một hành trình bền bỉ, sáng tạo

30 năm Giải Mai Vàng của Báo Người Lao Động là một chặng đường khó quên, đầy ý nghĩa với rất nhiều hoạt động khắc sâu trong tim giới văn nghệ sĩ ...

Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam: Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Mới Được Vinh Danh Của Nhân Loại

Vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 4/12/2024 (theo giờ địa phương tại Paraguay), tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tổ chức tại thủ đô Asunción, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây không chỉ là niềm...

Võ cổ truyền Bình Định: Di sản sống, mang bản sắc độc đáo

(Dân trí) - Với người Bình Định, luyện võ không chỉ tự vệ, rèn luyện sức khỏe mà còn là phương cách trau dồi, truyền dạy tâm tính, đạo đức, giá trị và cả đạo lý, triết lý sống. Ngày 5/1, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa tổ chức hội thảo khoa học quốc tế nhằm bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kẻ tấn công tạp chí Charlie Hebdo bị kết án 30 năm tù, cấm nhập cảnh Pháp

Ngày 23/1, một tòa án ở Paris, Pháp tuyên án 30 năm tù giam đối với Zaheer Mahmood, người Pakistan vì tội cố ý sát hại 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo năm 2020.

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Xem clip CSGT dùng xe đặc chủng mở đường trên cao tốc, đưa bé 3 tuổi đi cấp cứu

Khi cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đông đúc xe cộ và ùn ứ cục bộ, CSGT dùng xe đặc chủng mở đường để đưa bé trai 3 tuổi đến cấp cứu tại bệnh viện ở TPHCM. Xem clip Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an cho hay vào 17h30 ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 7 làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến...

Ô tô cháy đỏ rực khi đỗ bên đường ở Lâm Đồng

Chiếc xe đang đỗ bên đường ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) bất ngờ bốc cháy. Lửa bùng dữ dội khiến cả khu phố náo loạn. Tối nay (24/1), một ô tô biển số Lâm Đồng đang đỗ tại ngã 3 Lê Hồng Phong trên quốc lộ 20, đoạn qua huyện Đức Trọng bất ngờ bốc cháy dữ dội. Ngọn lửa đỏ rực nhanh chóng bao trùm toàn bộ chiếc xe. Khi xảy ra cháy, bên trong ô tô...

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Phương án mới về thu gom, vận chuyển, xử lý rác

(NLĐO)-Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn TP HCM. ...

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Mới nhất

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. ...

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng bởi sương mù ở Nghệ An, Thanh Hóa

Có 7 chuyến bay đến sân bay Vinh, sân bay Thọ Xuân phải chuyển hướng đến sân bay Nội Bài và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng dây chuyển bởi sương mù trong ngày 24-1. ...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt...

Mới nhất