Trang chủNewsThời sựXung đột Israel - Hamas tác động thế nào tới cán cân...

Xung đột Israel – Hamas tác động thế nào tới cán cân quyền lực thế giới?


Khi Mỹ đã tiến rất gần mục tiêu thoái lui khỏi Trung Đông, khu vực này lại kéo Washington quay trở lại, bắt đầu với hàng nghìn quả rocket của Hamas phóng vào Israel hôm 7/10.

Hiện khó có thể dự đoán tác động lâu dài của cuộc xung đột, do nó còn phụ thuộc vào việc liệu Israel có thể loại Hamas như đã tuyên bố hay không, và liệu vị thế ngoại giao của Israel cùng đồng minh phương Tây có thể trụ vững trước thương vong ngày một lớn tại Dải Gaza trong cuộc chiến đô thị sắp tới hay không.

Nhưng trước mắt, cuộc chiến Hamas – Israel, vốn đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, đang giúp các nước như Nga, Trung Quốc và Iran có cơ hội làm suy giảm vị thế ngoại giao của Mỹ, qua đó cố gắng làm dịch chuyển trật tự thế giới hiện nay do Mỹ dẫn dắt.

Trong khi đó, cả Washington và đồng minh tại Brussels sẽ phải hao tâm tổn sức với giao tranh ở Trung Đông, khi cuộc xung đột ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu sắp kết thúc.

Xung đột Israel - Hamas tác động thế nào tới cán cân quyền lực thế giới? - 1

Tổng thống Joe Biden có bài phát biểu quan trọng trước cả nước Mỹ về lập trường của ông đối với cuộc xung đột Hamas – Israel, hỗ trợ nhân đạo ở Gaza và viện trợ cho Ukraine, vào ngày 19/10 (Ảnh: New York Times).

Mỹ lao tâm khổ tứ

Từ lâu trước khi xung đột Hamas – Israel bùng nổ hôm 7/10, Washington đã muốn giảm sự hiện diện tại Trung Đông, sau 20 năm theo đuổi mục tiêu chống khủng bố tốn kém, để lại nhiều hệ lụy cho chính trị – xã hội Mỹ.

“Bắt đầu từ thời ông Obama, qua thời ông Trump, và tiếp tục dưới thời ông Biden, nước Mỹ đã muốn tạo thêm khoảng cách giữa mình và Trung Đông”, ông Dana Allin, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London (Anh), nhận định với phóng viên Dân trí.

Sau màn rút quân hỗn loạn ra khỏi Afghanistan hồi năm 2021, chính quyền ông Biden nhận ra rằng sự vướng bận của Mỹ tại Trung Đông đang khiến nước này khó có thể toàn tâm toàn ý đối phó với Trung Quốc – quốc gia mà theo Mỹ là nước duy nhất có thể thách thức vị thế của mình trên thế giới.

Washington đã nghĩ ra chiến lược rút lui được Suzanne Maloney, Phó Chủ tịch Viện Brookings, một viện chính sách Mỹ, đánh giá là “sáng tạo”, nhằm tạo ra thế cân bằng quyền lực mới tại Trung Đông, cho phép Mỹ giảm hiện diện tại đây và đảm bảo Trung Quốc không thể lấp đầy khoảng trống.

Theo chiến lược ấy, Mỹ sẽ làm trung gian giúp 2 đối tác quan trọng nhất của mình trong khu vực là Israel và Ả-rập Xê-út bình thường hóa quan hệ, từ đó giúp liên kết 2 nước trước đối thủ chung là Iran, đồng thời đẩy Riyadh ra khỏi quỹ đạo của Bắc Kinh.

Nhưng tiếng súng và hàng nghìn quả rocket của Hamas đã khiến những nỗ lực ấy đổ bể. Trái với việc giảm hiện diện quân sự, Mỹ điều động 2 nhóm tác chiến tàu sân bay tới khu vực, đồng thời đặt hàng nghìn binh sĩ vào trạng thái “sẵn sàng cao độ” chờ triển khai tới hỗ trợ Israel.

“Cuộc khủng hoảng này cho thấy cái khó của việc đặt ra nghị trình chiến lược cho chính mình”, ông Dallin nói. “Trung Đông luôn có cách để kéo Mỹ quay trở lại”.

Washington sẽ phải đi dây thăng bằng khi ủng hộ đồng minh Israel, một phần là bởi thương vong đối với dân thường Palestine xuất phát từ cuộc tấn công trên bộ dự kiến của Israel vào Dải Gaza sẽ bị gắn với nước Mỹ, theo ông Dallin.

Ngoài ra, Mỹ có thể sẽ thấy nguồn lực của mình bị dàn trải do phải viện trợ đồng thời cho Ukraine và Israel. Nếu giao tranh ở Dải Gaza kéo dài mà năng lực sản xuất chưa thể bắt kịp nhu cầu, Washington có thể sẽ phải ưu tiên một bên trong việc cung cấp vũ khí và trang bị quân sự.

Xung đột Israel - Hamas tác động thế nào tới cán cân quyền lực thế giới? - 2

Quân đội Israel điều động số lượng lớn xe bọc thép và tiến hành các cuộc tập trận dọc biên giới Gaza để chuẩn bị cho cuộc tấn công mặt đất tiềm tàng (Ảnh: New York Times).

Lợi thế cho Nga

Xung đột nổ ra ở Trung Đông có thể đem lại một số lợi thế cho Nga, quốc gia đến nay đã mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” dài hơn 600 ngày tại Ukraine.

“Nước Nga được hưởng lợi từ cơn địa chấn này, do các đồng minh phương Tây sẽ bị dàn trải trong việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine về mặt quân sự và tài chính”, ông Kawa Hassan, nhà nghiên cứu thuộc chương trình Trung Đông và Bắc Phi của Trung tâm Stimson, nói với phóng viên Dân trí.

Khi Israel còn đang phản ứng trước đòn công kích bất ngờ của Hamas, Moscow đã mở cuộc tấn công lớn nhất trong nhiều tháng qua để chiếm Avdiivka, được mệnh danh là “Bakhmut thứ 2” tại đông Ukraine.

Đợt tấn công này ắt hẳn sẽ thu hút sự chú ý lớn nếu diễn ra trước ngày 7/10, nhưng nó hiện giờ chỉ là diễn biến nhỏ bên cạnh các tít báo về giao tranh Hamas – Israel.

Xung đột Hamas còn là cơ hội để Nga chỉ trích Mỹ, cho rằng Washington phải chịu trách nhiệm. “Tôi nghĩ nhiều người sẽ đồng ý với tôi rằng đây là ví dụ rõ ràng về sự thất bại trong chính sách của Mỹ tại Trung Đông”, Tổng thống Vladimir Putin nói trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Iraq.

Xung đột Israel - Hamas tác động thế nào tới cán cân quyền lực thế giới? - 3

Người Palestine trú ẩn trong khu lều trại tại trung tâm do Liên Hợp Quốc điều hành ở Khan Younis, phía nam Dải Gaza, ngày 23/10 (Ảnh: Reuters).

Dù Israel và Dải Gaza không phải 2 nhà xuất khẩu dầu mỏ, xung đột nổ ra đã đẩy giá dầu tăng cao trong suốt 2 tuần qua, có lúc lên tới 96 USD/thùng. Nếu xung đột lan rộng hơn nữa, giá dầu có thể tăng hơn 100 USD/thùng do lo ngại về gián đoạn nguồn cung từ Trung Đông.

Giá dầu thô tăng cao sẽ giúp nước xuất khẩu dầu như Nga có thể củng cố nền kinh tế và tăng cường kho dự trữ ngoại hối, trong bối cảnh nước này dự định tăng mạnh chi tiêu quốc phòng trong năm 2024.

Dù vậy, cuộc xung đột ở Gaza nếu kéo dài chưa chắc đã thật sự có lợi cho Nga, một số chuyên gia nhận định.

Từ trước tới nay, Nga cố gắng giữ quan hệ ngoại giao cân bằng với các bên tại Trung Đông, kể cả với các cặp đối thủ như Israel và Hamas. Qua đó, Moscow đã khiến bản thân có vai trò thiết yếu đối với nhiều chủ thể trong khu vực.

Trong bối cảnh ấy, nếu cuộc chiến tại Gaza lan rộng giữa Israel và một lực lượng ủy nhiệm khác của Iran (như Hezbollah tại Li Băng), nó có thể làm tăng rủi ro cho màn đi dây thăng bằng của Nga, buộc Moscow phải nghiêng hơn về phía Iran, theo Hanna Notte, Giám đốc Á – Âu thuộc Trung tâm nghiên cứu không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin.

“Tôi không chắc đó là điều Nga thực sự muốn”, bà Notte viết trên Foreign Policy.

Xung đột Israel - Hamas tác động thế nào tới cán cân quyền lực thế giới? - 4

Binh sĩ Israel khiêng thi thể ở làng Kfar Azza của Israel, gần hàng rào an ninh với Gaza, sau vụ tấn công của Hamas (Ảnh: New York Times).

Trung Quốc muốn “làm bạn với tất cả”

Trung Quốc đã và đang cố gắng giữ vị thế trung lập trong cuộc xung đột Hamas – Israel nói riêng. Hôm 9/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án hành vi làm hại dân thường nói chung và khẳng định nước này là “bạn của cả Israel và Palestine”.

Tháng 3 năm nay, Trung Quốc đã làm trung gian giúp Iran và Ả-rập Xê-út bình thường hóa quan hệ. Với cuộc xung đột Hamas – Israel, Bắc Kinh có thể tiếp tục phát huy vai trò ấy, từ đó giúp xây dựng hình ảnh một Trung Quốc đóng góp cho hòa bình ở Trung Đông, tương phản với Mỹ.

Liệu Trung Quốc có thể thực sự đóng vai người kiến tạo hòa bình còn là điều cần xem xét, khi mà sự trung lập của Bắc Kinh đã khiến Israel “thất vọng sâu sắc”.

Trong lúc kêu gọi cả 2 bên không có hành động làm leo thang tình hình, Bắc Kinh đã tránh dùng từ “khủng bố” – cụm từ phía Israel sử dụng để gọi lực lượng Hamas. Trung Quốc thậm chí tránh nhắc đến “Hamas” trong các tuyên bố chính thức.

Ngoại trưởng Vương Nghị cũng đã trực tiếp tỏ thái độ không bằng lòng với Israel: “Các hành động của Israel đã vượt quá giới hạn tự vệ. Nguyên nhân sâu xa… của tình hình Palestine – Israel là quyền thành lập nhà nước của người dân Palestine đã bị gạt sang một bên trong thời gian dài”.

Xung đột Israel - Hamas tác động thế nào tới cán cân quyền lực thế giới? - 5

Người Palestine tập trung trước địa điểm bị Israel tấn công ở Rafah, phía nam Dải Gaza ngày 17/10 (Ảnh: Reuters).

Cuộc xung đột tại Dải Gaza cũng đánh dấu bước lùi cho đối thủ chính ở châu Á của Trung Quốc là Ấn Độ, nước đã trở nên thân thiết hơn với Israel trong những năm gần đây. Trong phát biểu đầu tiên sau khi xung đột bùng nổ, Thủ tướng Narendra Modi nhấn mạnh rằng Ấn Độ “đoàn kết với Israel trong giờ khắc khó khăn này”.

Tháng 9 vừa qua, Ấn Độ và Mỹ công bố kế hoạch xây dựng hành lang kinh tế nối liền Ấn Độ, Trung Đông và châu Âu, nhằm cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuộc xung đột vừa qua đã làm đóng băng quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Ả-rập Xê-út, 2 nước quan trọng trong hành lang kinh tế nói trên. Tương lai các cuộc đàm phán hiện không còn chắc chắn.

Dù vậy, tương tự Nga, mọi thứ không phải đều thuận lợi với Bắc Kinh nếu xung đột lan rộng ra cả khu vực.

“Trung Quốc còn phụ thuộc lớn vào các nguồn dầu mỏ từ Trung Đông”, ông Allin nói. “Một cuộc chiến ở cấp khu vực có thể sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định của các nguồn năng lượng ấy”.

Một nửa lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc và hơn 1/3 tổng lượng dầu được sử dụng tại nước này tới từ Vùng Vịnh, theo Andon Pavlov, nhà phân tích về sản phẩm dầu mỏ của hãng phân tích Kpler ở Vienna.

Xung đột Israel - Hamas tác động thế nào tới cán cân quyền lực thế giới? - 6

Người biểu tình ủng hộ Palestine tại Madrid, Tây Ban Nha, vào ngày 21/10 (Ảnh: Reuters).

Cơn đau đầu của EU

Châu Âu có lẽ là bên đau đầu nhất nếu xung đột Hamas – Israel leo thang. Ngoài việc bị phân tán sự chú ý, EU còn có thể đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới có khả năng làm tê liệt các nguồn cung thay thế dầu khí Nga.

Bên cạnh đó, các lý do về lịch sử và nhân khẩu học cũng khiến châu Âu gặp mâu thuẫn nội tại trong cách ứng xử với cuộc xung đột tại Dải Gaza.

“Châu Âu, nhất là Đức, cảm thấy mình cần có cam kết mạnh mẽ đối với Israel và an ninh nước này. Trên nhiều mặt, họ cảm thấy không thể chỉ trích Israel vì hậu quả của nạn diệt chủng người Do Thái”, ông Allin chỉ ra. “Đồng thời, dân châu Âu nói chung cũng đồng cảm với tình cảnh ngặt nghèo của người Palestine”.

Châu Âu cũng có số lượng đáng kể người theo đạo Hồi giáo (ước tính 44 triệu người vào năm 2010, chiếm 6% dân số), những người có thể sẽ thấy phẫn nộ trước thương vong ngày càng tăng của người Gaza do không kích của Israel.

Bạo lực ở Trung Đông tiềm ẩn nguy cơ làm bùng phát bạo lực ở châu Âu, như những gì từng xảy ra trong chiến dịch đẩy lùi Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng năm 2014-2017. Trong 2 tuần qua, các thành phố lớn tại châu Âu đã chứng kiến nhiều cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine, với số người tham gia lên tới cả trăm nghìn người.

Theo ông Allin, bối cảnh chính trị hiện nay có thể đem lại cơ hội cho các chính phủ theo đường lối cực hữu.

“Có lẽ mối đe dọa chính trị lớn nhất tại châu Âu là việc các chính phủ dân túy cực hữu được tiếp thêm sức mạnh từ sự chia rẽ giữa nhóm theo Thiên Chúa giáo truyền thống và người theo Hồi giáo”, ông Allin chỉ ra. “Điều này giống với sự trỗi dậy của ông Trump tại Mỹ”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Doanh thu vũ khí toàn cầu tăng vì chiến sự, xung đột

Doanh thu của các nhà sản xuất vũ khí lớn của thế giới đã gia tăng trong năm ngoái do nhu cầu đến từ chiến sự Ukraine, xung đột Gaza. ...

Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập...

Tình hình giải quyết xung đột ở Dải Gaza tiếp tục bế tắc khi Mỹ phủ quyết một dự thảo nghị quyết về lệnh ngừng bắn trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 20/11 trong khi Israel tiếp tục các cuộc không kích.

Luật mới của Israel đe doạ tương lai giáo dục của Dải Gaza

Ông Philippe Lazzarinim, Tổng ủy viên Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ngày 13/11 khẳng định trẻ em Dải Gaza đang đứng trước nguy cơ "bị tước đoạt quyền học tập" nếu tổ chức này sụp đổ do luật mới của Israel.

Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông vẫn nóng ran với các cuộc tấn công "ăn miếng trả miếng" ở Lebanon, trong khi ở Gaza, Mỹ cho hay đã có thêm cam kết từ phía Israel trong vài ngày qua.

Nội các Israel có “biến lớn”, Thủ tướng thẳng tay hành động, người dân xuống đường phản đối

Ngày 5/11, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, với lý do không còn tín nhiệm trong thời gian xảy ra cuộc xung đột tại Dải Gaza.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhan sắc cá tính và gu thời trang gợi cảm của tân Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

Chiến thắng của người đẹp Sarunrat Puagpipat được đánh giá là xứng đáng nhờ màn thể hiện nổi bật của cô trong top 5 của đêm chung kết. Ngoài ra, cô cũng là người nhận nhiều giải thưởng phụ nhất.Tại cuộc thi năm nay, Sarunrat Puagpipat gây ấn tượng khi sở hữu kỹ năng trình diễn tốt và cũng là thí sinh mang lại khoản doanh thu lớn cho ban tổ chức khi giành chiến thắng áp đảo ở...

Ca sĩ Khánh An nhập viện trước khi lên sân khấu cùng Quang Lê

(Dân trí) - Ca sĩ Khánh An đã có màn trình diễn đầy cảm xúc trong đêm nhạc của ca sĩ Quang Lê dù trước đó cô phải nhập viện điều trị xuất huyết dạ dày. Tối 29/3 tại TPHCM, ca sĩ Quang Lê tổ chức minishow mang tên "Về đâu mái tóc người thương", thu hút đông đảo khán giả yêu nhạc trữ tình. Đêm nhạc có sự xuất hiện của giọng ca trẻ Khánh An - Á quân...

Vinhomes mở bán phân khu The Komorebi ở Vũ Yên

(Dân trí) - Phân khu The Komorebi - quần thể sống và nghỉ dưỡng theo chuẩn Nhật thuộc Vinhomes Royal Island vừa được mở bán. Thị trường bất động sản Hải Phòng thêm nhộn nhịp với nhiều ưu đãi. Sức hút của "Nhật Bản thu nhỏ" Ngày 29/3, Vinhomes mở bán phân khu chuẩn Nhật The Komorebi ở Vũ Yên. Hơn 1.000 nhà đầu tư và khách hàng từ Hải Phòng và các tỉnh, thành lân cận đã có mặt.Nơi đây...

Tư duy ngược giúp cô gái Việt chinh phục học bổng tiến sĩ 10 tỷ đồng

(Dân trí) - Với tư duy ngược "Liệu có lý do nào khiến họ không chọn mình"?, Nguyễn Vũ Thiên Trang thành công chinh phục học bổng tiến sĩ toàn phần tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) trị giá 10 tỷ đồng. "Máu nghiên cứu" và học bổng tiến sĩ 10 tỷ đồngNguyễn Vũ Thiên Trang (SN 2001, Hà Nội) tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo tại Đại học Bách khoa Hà Nội với...

Bức Tường tổ chức show ở TPHCM, gây xúc động với hình ảnh tri ân Trần Lập

(Dân trí) - Trong đêm nhạc "We are the wall" tại TPHCM, Bức Tường đưa khán giả trải qua nhiều khoảnh khắc xúc động. We are the wall là liveshow kỷ niệm 30 năm thành lập của Bức Tường. Tối 29/3, chương trình được tổ chức tại TPHCM, thu hút sự tham gia của nhiều khán giả. Thủ lĩnh Bức Tường bày tỏ, anh và các thành viên xúc động khi được trở lại TPHCM tổ chức liveshow."30 năm là quãng...

Bài đọc nhiều

Đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng thực chất, hiệu quả hơn

VOV.VN - Hướng tới dấu mốc quan trọng năm 2025, dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, hai bên khẳng định nỗ lực phấn đấu thúc đẩy, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng  Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ...

Việt Nam vẫn có 6 tỉ phú USD, những vị nào năm qua gia tăng tài sản?

Năm 2024 đã khép lại, Việt Nam vẫn duy trì 6 cái tên trong bảng xếp hạng tỉ phú USD, theo dữ liệu cập nhật trên Forbes. Trong đó, có tỉ phú tăng thêm tài sản ròng, ngược lại có những đại gia bị suy giảm tài sản. Ông Phạm Nhật Vượng - tỉ phú giàu nhất Việt Nam - xuất hiện cùng hai con trai tại lễ trao giải thưởng VinFuture - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Theo dữ liệu trên Forbes, 6 tỉ...

Hà Nội tiếp tục tăng nhiệt đến 28 độ, rồi lại đón không khí lạnh mạnh

Miền Bắc tiếp tục có nắng và tăng nhiệt nhanh cho đến đầu tuần tới (3/3), với mức cao nhất ở Hà Nội là 28 độ; sau đó lại đón không khí lạnh mạnh vào khoảng 4-5/3, gây mưa 2-3 ngày và trời rét kéo dài. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 1-2 ngày tới, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ...

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi

Thành viên CLB Nhà báo cao tuổi tỉnh Gia Lai là những hội viên Hội Nhà báo Việt Nam công tác tại các cơ quan báo chí, các sở, ngành địa phương đã nghỉ hưu tự nguyện tham gia CLB. Ngoài ra, theo quy chế tổ chức và hoạt động, những nhà báo cao...

Còn khó khăn, vướng mắc trong triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Theo báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày, công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia luôn là nhiệm vụ trọng tâm, thường kỳ của Chính phủ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI TIÊN PHONG SỐNG KHỎE – TIẾP BƯỚC KHỎE, RƯỚC IPHONE

1. TÊN CHƯƠNG TRÌNH CHÀO THÁNG SỐNG KHỎE – TIẾP BƯỚC KHỎE, RƯỚC IPHONE 2. THỜI GIAN KHUYẾN MÃI Từ 0h00 ngày 01/04/2025 đến 23h59 ngày 30/06/2025 3. SẢN PHẨM ÁP DỤNG Sản phẩm áp...

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành...

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. ...

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Mới nhất