Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhXuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc: Bài 2

Xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc: Bài 2


Xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc: Bài 1 – Khi tiêu chuẩn thị trường thay đổi Cách nào giảm rủi ro xuất khẩu tiểu ngạch?

Từng bước chuyển hướng thích ứng

Một thực tế mà bất cứ ai làm nông nghiệp ở Việt Nam cũng có thể nhận thấy, đó là thực trạng xuất khẩu thô các hàng hoá nông sản. Không chỉ riêng mặt hàng nào mà hầu như tất cả các mặt hàng, từ cao su, cà phê, hồ tiêu đến hạt điều, chè, sắn và rau quả… lượng hàng hoá xuất thô sang các thị trường nước ngoài đều chiếm phần lớn sản lượng. Đặc biệt là đối với thị trường Trung Quốc thì việc buôn bán qua đường tiểu ngạch lại càng chiếm vị trí quan trọng đối với việc xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản. “Hiện nay, rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc có tới 60 – 70% là xuất khẩu tiểu ngạch. Các doanh nghiệp xuất khẩu đa phần là doanh nghiệp nhỏ” – ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định.

Xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc: Bài 2 - Áp lực buộc doanh nghiệp chuyển đổi thích ứng
Gần đây Trung Quốc dựng lên những rào cản mới khiến việc xuất khẩu tiểu ngạch không còn dễ khai thác.

Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc dựng lên những rào cản mới cho nhập khẩu tiểu ngạch ngang bằng với chính ngạch đã cho thấy, hàng nông thủy sản không còn nhiều cơ hội đi tiểu ngạch như trước đây. Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinamit, nhìn nhận việc Trung Quốc xây dựng lộ trình đóng biên, loại bỏ hoàn toàn xuất khẩu tiểu ngạch vào Trung Quốc sẽ là trở ngại lớn mà các thương nhân Việt Nam lẫn Trung Quốc lâu nay giao dịch biên mậu khó thích nghi. Bởi theo ông Viên thì hiện nay, ngoài mặt hàng chuối được xuất khẩu chính ngạch, còn lại hầu hết trái cây, nông sản như mít, sầu riêng, khoai lang… đều sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch.

“Việc siết chặt xuất khẩu tiểu ngạch sẽ khiến các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về dài hạn, điều này tốt cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Song để thực hiện được việc này, cơ quan chức năng cần đàm phán lại với Trung Quốc, tiến tới xóa bỏ quy định về mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Thay vào đó là quy định và kiểm soát chất lượng bằng mã HS theo ngành hàng”- ông Nguyễn Hữu Trí – Giám đốc Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Trí Việt đề xuất.

Chỉ ra nguyên nhân, ông Trí cho biết, hiện nay, tất cả các thị trường xuất khẩu của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều áp dụng việc kiểm soát chất lượng sản phẩm bằng mã HS này. Để xuất khẩu được, doanh nghiệp phải có hồ sơ đánh giá chất lượng đạt chuẩn từ SGS Việt Nam hoặc Eurofin. Với cơ sở đóng gói thì phải có bộ chứng từ ISO hoặc HACCP.

Chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi từ tiểu ngạch sang chính ngạch, ông Nguyễn Lâm Viên cho biết, năm 2010 công ty quyết tâm xuất khẩu chính ngạch và đã tiến hành mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc, trực tiếp gặp gỡ, chào hàng đến các nhà phân phối Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc Vinamit chấp nhận bỏ khách hàng cũ là những thương nhân ở biên giới chuyên nhập hàng thô về sản xuất để bán lại cho các nhà phân phối, phát triển khách hàng mới và chịu thêm áp lực cạnh tranh với chính những khách hàng cũ đó.

Còn theo ông Nguyễn Khắc Huy, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit, để chuẩn bị đưa nông sản vào Trung Quốc bằng đường chính ngạch, Hoàng Phát Fruit đang xây thêm nhà máy sản xuất, tiến hành các thủ tục cấp mã số kho, mã số vùng nguyên liệu. “Nếu không có lộ trình chuẩn bị trước thì sẽ rất khó khăn, trở tay không kịp và nông dân, doanh nghiệp rất cần chính quyền địa phương cùng thực hiện lộ trình này”- ông Huy cho biết.

Xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc: Bài 2 - Áp lực buộc doanh nghiệp chuyển đổi thích ứng
Việc chuyển sang xuất khẩu chính ngạch là xu thế không thế khác mà doanh nghiệp phải thích ứng.

Xuất khẩu chính ngạch – xu thế không thể khác

Khẳng định việc Trung Quốc vừa mở cửa cho hàng loạt các loại nông sản Việt Nam như tổ yến, khoai lang… xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này thông qua các Nghị định thư cho thấy phía bạn thực sự có nhu cầu với hàng hoá Việt Nam. Giới chuyên gia cũng như các cơ quan chức năng đều thống nhất khẳng định, chuyển đổi sang xuất khẩu chính ngạch là xu thế không thể khác. Doanh nghiệp, địa phương, người dân buộc phải tuân thủ.

Tuy nhiên, đây là câu chuyện dài và không dễ để giải quyết trong một sớm một chiều. Do đó, Bộ Công Thương đã xây dựng và đang xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.

Kể từ ngày 1/1/2025, hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu kể cả đối với hàng hóa trao đổi cư dân biên giới. Cũng kể từ thời điểm này, chỉ cư dân cư trú tại khu vực biên giới mới được phép xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân. Chính thức áp dụng định mức mới đối với mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, cư dân phải có mặt để làm thủ tục xuất cảnh.

Kể từ ngày 1/1/2026, các mặt hàng đã được xuất khẩu vào Trung Quốc theo hình thức chính ngạch chỉ được phép làm thủ tục xuất khẩu tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) và các cửa khẩu phụ, lối mở đã đạt thỏa thuận song phương về cho phép xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa.

“Kể từ ngày 1/1/2027, dừng toàn bộ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tại tất cả các cửa khẩu, lối mở biên giới chưa đạt được thoả thuận song phương về việc mở cửa khẩu, lối mở biên giới. Kể từ ngày 1/1/2028, tại tất cả các cửa khẩu, lối mở chỉ cho phép làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng đã vào được Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính” – Bộ Công Thương nêu rõ.

Như vậy, mốc thời gian 2028 còn 5 năm nữa. Đây có lẽ là quãng thời gian vừa đủ để người dân, các hợp tác xã và các địa phương, doanh nghiệp chuyển đổi toàn bộ quy mô từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nông hộ hiện nay sang sản xuất lớn – yếu tố bắt buộc để có được các sản phẩm chất lượng và đạt yêu cầu phía đối tác.

“Điều quan trọng hàng đầu trong chuyển đổi sản xuất là không chỉ chuyển đổi quy mô sản xuất, công nghệ sản xuất mà còn là chuyển đổi về tư duy sản xuất, chuyển đổi về chính sách đất đai. Đây là điều đang đặt ra trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai hiện nay” – ông Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và thương mại – Bộ Công Thương nêu rõ.

Đồng ý kiến, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, bên cạnh việc thay đổi quy mô điều quan trọng nữa là cần xây dựng được các kho bảo quản nông sản ở các địa phương biên giới. Điều này sẽ giúp rau quả tươi lâu hơn, giữ được chất lượng tốt khi đến thời hạn giao hàng.

Doanh nghiệp cần làm gì ngay từ bây giờ?

Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường tỷ dân này, ông Tô Ngọc Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) khuyến cáo các địa phương, cơ quan quản lý nên xây dựng chiến lược phát triển ngành, xây dựng thương hiệu song song với xây dựng vùng sản xuất, vùng nuôi trồng chuyên canh tập trung, quy mô lớn dựa theo tín hiệu thị trường.

Với doanh nghiệp, cần thường xuyên cập nhật và tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của thị trường Trung Quốc. Cùng với đó, doanh nghiệp phải chú trọng xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu và nghiên cứu kỹ nhu cầu, xu thế phát triển của thị trường. Các doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ nhân viên thông thạo thị trường, ngôn ngữ, tận dụng tuyến vận tải đường sắt liên vận Việt Nam – Trung Quốc và thúc đẩy khai thác thị trường thông qua hình thức thương mại điện tử.

“Việt Nam có lợi thế địa lý ở gần Trung Quốc và cần đẩy mạnh khai thác tối đa điều này. Đặc biệt, từ ngày 19/1/2023, ga Kép, huyện Lạng Giang, Bắc Giang đã được Bộ Giao thông vận tải cho phép tạm thời khai thác hoạt động liên vận quốc tế. Điều này sẽ giảm tải cho ga Gia Lâm, cũng như giúp nông sản Việt Nam có thêm kênh để phát triển sâu hơn vào thị trường Trung Quốc”- Ông Tô Ngọc Sơn khuyến cáo.

Ở góc độ địa phương, theo ông Trần Lâm Sinh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, trong chiến lược phát triển xuất khẩu, Đồng Nai luôn xác định Trung Quốc là thị trường lợi thế nhất vì khoảng các địa lý gần, các đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang mở cửa rất thuận lợi cho vận chuyển đường biển và đường bộ.

Chính vì thế, trên nền tảng đã thuần thục với hoạt động xuất khẩu chính ngạch, để đẩy mạnh xuất khẩu sang nước láng giềng này trong giai đoạn tới, Đồng Nai đang đẩy manh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ sản xuất chuối mở rộng đầu tư, tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận các chính sách của Trung ương về các liên kết khoa học công nghệ, khuyến nông; phát triển các vùng sản xuất tập trung và gắn với lợi thế về cơ sở hạ tầng, giảm chi phí logistics.

Đồng thời tỉnh này cũng vận động doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tham các diễn đàn để cập nhật thông tin thị trường, từ đó chủ động định hướng tổ chức sản xuất, cung ứng theo nhu cầu thị trường.

Trong khi đó, từ góc nhìn của Hiệp hội, ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nêu ý kiến: Nông sản Việt Nam tới đây phải khẳng định trên thị trường quốc tế bằng chất lượng, chứ không còn làm số lượng nữa. Và để xuất khẩu được vào Trung Quốc, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị từ trước. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ cần liên kết lại để có vùng trồng đạt tiêu chuẩn để được cấp mã số. Đồng thời phải đầu tư thêm về cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc…

Bài 3 – Để thương mại biên giới trả về đúng bản chất





Nguồn

Cùng chủ đề

500 gia đình công nhân bịn rịn rời TP.HCM về quê đón Tết trên chuyến tàu mùa xuân

Chiều 24-1 (25 tháng chạp), Liên đoàn Lao động TP.HCM đã tiễn 127 gia đình công nhân (499 người) về quê đón Tết trên chuyến tàu mùa xuân tại ga Sài Gòn. Dịp Tết Ất Tỵ 2025, các cấp công đoàn tại TP.HCM đã...

Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị BCH T.Ư Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị; cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ngày 24/1, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục làm việc tại Hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ điều hành thảo luận các nội dung: (1) Báo...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tiếp Giám đốc Quốc gia Việt Nam Viện Tony Blair

(MPI) - Ngày 23/01/2025, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có buổi tiếp ông Richard McClellan, Giám đốc Quốc gia Viện Tony Blair (TBI) nhằm trao đổi, thảo luận về việc xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc và ông Richard McClellan, Giám đốc Quốc...

Đà Lạt nhiều chương trình hấp dẫn thu hút du khách Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Nhằm thu hút du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động văn hoá, văn nghệ hấp dẫn. Theo UBND TP...

Quyết liệt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng

Tiêu thụ, xuất khẩu xi măng gặp khó trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng, khiến các doanh nghiệp xi măng tiếp tục báo lỗ. "Gam màu" tối của doanh nghiệp xi măng Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung xi măng toàn quốc năm 2024 đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 60 triệu tấn, xuất khẩu giảm so với năm trước, dẫn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quyết liệt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng

Tiêu thụ, xuất khẩu xi măng gặp khó trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng, khiến các doanh nghiệp xi măng tiếp tục báo lỗ. "Gam màu" tối của doanh nghiệp xi măng Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung xi măng toàn quốc năm 2024 đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 60 triệu tấn, xuất khẩu giảm so với năm trước, dẫn...

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để...

Tích cực hợp tác ASEAN về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động hợp tác của ASEAN về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), với vai trò là cơ quan thành viên Nhóm Chuyên gia Cạnh tranh ASEAN (AEGC) và Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng ASEAN (ACCP), Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt...

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, trong nước bình ổn

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/1/2025 bình ổn và neo ở mức khá cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 24/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong...

Ngành trang sức Việt Nam có thể cạnh tranh với các đối tác trong khu vực

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, ngành trang sức của Việt Nam có năng lực và lực lượng lao động để cạnh tranh với các đối tác trong khu vực. Giá vàng thế giới đã tăng 25,5% vào năm 2024 Bình luận về diễn biến về thị trường vàng thế giới trong năm 2024 với báo chí mới đây, ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á -Thái Bình Dương (không bao...

Bài đọc nhiều

Chứng khoán giảm sâu, VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, QCG vẫn ngoại lệ

ANTD.VN - Cổ phiếu vốn hóa lớn đè nặng khiến VN-Index bị kéo lùi hơn 10 điểm phiên hôm nay, thủng mốc 1.250 điểm. Sau phiên giảm gần 10 điểm cuối tuần trước, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch hôm nay trong trạng thái giằng co. Chỉ số nỗ lực lấy lại sắc xanh, tuy nhiên, bên bán tiếp tục chiếm ưu thế khiến VN-Index nhanh chóng bị kéo lùi xuống dưới tham chiếu chỉ sau...

Thương mại Việt – Mỹ tăng mạnh sau 1 năm thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện

Nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9-2023, hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục đà phát triển...

Chạy đua giao hàng dịp Tết

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết, nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng vọt, đã có nơi thông báo tạm ngưng nhận đơn hàng đi xa. Ghi nhận của Tuổi Trẻ tại TP.HCM, từ các bưu cục, siêu thị đến doanh nghiệp...

VinFast niêm yết tại Mỹ, cổ phiếu họ Vin gánh thị trường

Mở cửa phiên giao dịch ngày 16/8, sự hứng khởi của các nhà đầu tư sau thông tin VinFast (một công ty con của Vingroup) niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ với mức định giá lên tới 85 tỷ USD đã khiến cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng kịch trần với dư mua rất lớn. Tính tới 10h9, cổ phiếu Vingroup tăng 4.900 đồng lên 75.600 đồng/cp với dư mua giá trần gần 5,9 triệu...

VN-Index cắt chuỗi giảm sâu hai phiên liên tiếp

VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. Sau hai phiên giảm mạnh...

Cùng chuyên mục

Người dân Phú Yên nhộn nhịp cho thuê nhà lưu trú dịp Tết

Nắm được tâm lý du khách thường đi du lịch đông sau mùng 1 Tết, nhiều hộ dân tại Phú Yên đăng lên mạng xã hội cho thuê nhà để các nhóm gia đình, nhóm khách đi theo quy mô nhỏ có thể thuê lưu trú ngắn ngày. ...

Sau phiên tăng mạnh nhất châu Á, chứng khoán Việt đón Tết như thế nào?

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Giáp Thìn, thị trường chứng khoán ở trạng thái giằng co. Thanh khoản cả ba sàn đều thấp khi cả nước đang hướng về kỳ nghỉ Tết âm lịch dài 9 ngày. Thị trường chứng khoán...

Một ngân hàng lợi nhuận quý 4 tăng đột biến

Ngân hàng này vừa có báo cáo tài chính năm 2024, trong đó lợi nhuận quý 4/2024 tăng đột biến gấp 4,4 lần cùng kỳ. Nợ xấu ở mức 1,91%. Kienlongbank vừa có báo lãi trước thuế hợp nhất năm 2024 đạt 1.112 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2023. Lợi nhuận quý 4/2024 là 351 tỷ đồng, gấp 4,4 lần cùng kỳ. Tính đến hết quý 4/2024, tổng tài sản của KienlongBank đạt 92.176 tỷ đồng, tăng 6% so...

Chuỗi trà sữa nào báo lãi ngàn tỉ đồng?

Tập đoàn Masan do tỉ phú Nguyễn Đăng Quang làm chủ tịch hội đồng quản trị vừa hé lộ kết quả kinh doanh quý 4-2024 và cả năm. Đáng chú ý, riêng chuỗi trà sữa Phúc Long mang về tới cả ngàn tỉ đồng lợi nhuận gộp. ...

Mới nhất

Chung kết ‘Chị Đẹp Đạp Gió 2024’ đậm đà văn hóa Việt

Đêm chung kết "Chị Đẹp Đạp Gió 2024" với những màn vũ đạo, những bản phối âm nhạc độc đáo, tất cả đều được "nêm nếm" bằng hương vị đậm đà của văn hóa Việt, tạo nên một bữa tiệc nghệ thuật khó quên. Tiết mục càng đậm đà văn hóa Việt, top trending càng cao Đêm chung kết "Chị Đẹp...

Tài xế taxi dùng gậy sắt đập phá xe tải, giao thông cửa ngõ TPHCM ùn ứ

Vì mâu thuẫn trên đường, một tài xế taxi ở TPHCM cầm gậy sắt đập phá xe tải, đe doạ người khác khiến giao thông bị ùn ứ. XEM CLIP: Công an huyện Hóc Môn, TPHCM hôm nay (24/1) cho biết đang điều tra về vụ một tài xế taxi cầm gậy sắt đập phá xe tải, đe dọa người khác. Vụ...

Cả nước hiện có gần 1.500 tàu biển

Tin từ Cục Hàng hải VN, tính đến tháng 12/2024, tổng số tàu biển, phương tiện đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam là 1.490. ...

Vẻ tươi xinh của hoa hậu 19 tuổi Trà Giang

Dương Trà Giang, 19 tuổi - tân Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 - gây chú ý với nhan sắc trong trẻo, vẻ ngoài nhẹ nhàng hơn một tháng sau đăng quang. Sau đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024, người đẹp Dương Trà Giang nhận được sự chú ý của khán giả và tham gia nhiều...

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế...

Mới nhất