Trang chủNewsThời sựXuất khẩu thuyền viên giảm thê thảm

Xuất khẩu thuyền viên giảm thê thảm


Giảm quá nửa so với thời điểm Covid-19 bùng phát

Vốn là doanh nghiệp cung ứng thuyền viên cho chủ tàu của nhiều nước từ châu Á tới châu Âu nhưng mấy tháng nay, lãnh đạo Công ty CP Dịch vụ và cung ứng thuyền viên quốc tế (ISSCO) khá đau đầu.

Xuất khẩu thuyền viên giảm thê thảm- Ảnh 1.

Nhu cầu thuyền viên của các chủ tàu nước ngoài vẫn luôn cần nhiều, nhưng việc xuất khẩu thuyền viên của Việt Nam chưa được như kỳ vọng.

Ông Phạm Tiến Hoan, Giám đốc điều hành ISSCO cho biết, thời gian qua lượng thuyền viên mà doanh nghiệp đưa đi “đánh thuê” cho các chủ tàu nước ngoài giảm mạnh.

Thời điểm dịch Covid-19, số thuyền viên xuất khẩu được tới 500-550 người, nhưng hiện nay đã giảm quá nửa, chỉ đạt khoảng 200 lao động. Nguyên nhân do những bất ổn tại khu vực Biển Đỏ đã tác động đến tâm lý của thuyền viên, nhiều người không muốn đi vì sợ phải qua khu vực này.

Đồng thời, sau đại dịch, thuyền viên của các nước trở lại thị trường, mang tới nhiều lựa chọn hơn cho các chủ tàu. Thuyền viên Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt cả về chất lượng, số lượng lẫn mức lương.

“Khi dịch bùng phát, nhiều chủ tàu nước ngoài sẵn sàng trả lương cao cho thuyền viên Việt Nam để đủ định biên. Nhưng hiện mức lương đã giảm nên không còn quá hấp dẫn”, ông Hoan nhận định.

Công ty CP Hàng hải Liên minh cũng không khá khẩm hơn. Ông Hoàng Văn Dương, giám đốc doanh nghiệp này cho biết, mấy năm nay, số lượng thuyền viên đưa đi “đánh thuê” dao động khoảng 400 người.

Doanh nghiệp không dám nhận thêm người để giữ chất lượng thay vì chạy theo số lượng. Dù vậy, muốn có thêm người cũng khó vì số lượng ít, chất lượng lại không cao, có thể ảnh hưởng tới uy tín.

“Thuyền viên chất lượng tốt, chủ tàu có thể tin tưởng giao vận hành tàu trong thời gian dài. Nếu tham số lượng có thể bị dàn trải, không đảm bảo an toàn cho cả phương tiện, người và hàng hóa”, ông Dương nói.

“Miếng bánh ngon” nhưng khó nuốt

Trên Seatrade Maritime, ông Henrik Jensen, Giám đốc điều hành của Danica cho biết, việc nhiều tàu biển chuyển sang sử dụng nhiên liệu thay thế bằng nhiên liệu kép metanol, amoniac và các loại nhiên liệu khác đang có xu hướng làm thay đổi nhu cầu và tiêu chí lựa chọn thuyền viên.

Trên thị trường xuất khẩu thuyền viên hiện nay, Philippines, Liên bang Nga, Indonesia, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm thị phần lớn. Dự báo tăng trưởng của đội tàu buôn thế giới trong 10 năm tới, nhu cầu thuyền viên có thể sẽ tiếp tục bị thiếu hụt.

Các chuyên gia đánh giá đây có thể coi là cơ hội lớn cho thuyền viên Việt Nam. Thế nhưng, để nắm giữ được cơ hội này lại không đơn giản.

Theo ông Nguyễn Văn Thư, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học GTVT TP.HCM, nguồn thuyền viên của Việt Nam khá ít. Hiện nay, Trung tâm Đào tạo và nguồn nhân lực Hàng hải (UT-STC) – liên doanh giữa Đại học GTVT TP. HCM và Tập đoàn STC tại Rotterdam (Hà Lan) đã cung ứng khoảng 350 thuyền viên cho đội tàu châu Âu. Tuy nhiên, số lượng thuyền viên đi xuất khẩu cũng không tăng là bao.

Trong khi đó, số lượng người theo học nghề hàng hải có xu hướng giảm. Chưa kể, chủ tàu đòi hỏi chất lượng nhân lực ngày càng cao, còn thuyền viên Việt Nam vẫn thua kém thuyền viên của nhiều quốc gia khác, đặc biệt về ngoại ngữ.

“Cách đây không lâu, một chủ tàu châu Âu sang tìm nguồn thuyền viên. Chủ tàu tài trợ học bổng mấy năm cho sinh viên nhưng sau đó, có khoảng 30% không đáp ứng được yêu cầu. Có những buổi tuyển dụng khoảng 7-8 người đến thì có tới một nửa các em phải cho học lại tiếng Anh”, ông Thư kể.

Cần nâng ý thức kỷ luật và chuyên nghiệp

Lãnh đạo Công ty Hàng hải liên minh lại cho rằng, xuất khẩu thuyền viên rất khó vì các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này phải đủ uy tín để chủ tàu nước ngoài tin tưởng, giao cho cả con tàu. Do vậy, ý thức kỷ luật và tính chuyên nghiệp của thuyền viên sẽ là yếu tố quyết định.

Theo ông Dương, thuyền viên Việt Nam có trình độ chuyên môn tương đối tốt và đã được các chủ tàu ngoại công nhận, nhưng là ở các chức danh sỹ quan. Còn với các thủy thủ và các chức danh thấp hơn chủ yếu được đào tạo ngắn ngày nên chuyên môn không cao và tiếng Anh kém.

Đặc biệt, thuyền viên muốn thi lên chức danh cao hơn sẽ phải về bờ để học và đào tạo khiến thời gian đi biển bị ngắt quãng. Điều này làm chủ tàu nước ngoài sợ vì phải luôn dùng người mới. “Họ nghi ngờ cả về năng lực và sự ổn định của nguồn thuyền viên Việt Nam”, ông Dương cho hay.

Để khắc phục hạn chế này, ông Phạm Tiến Hoan cho rằng, hệ thống và chương trình đào tạo thuyền viên cũng cần có sự cải tiến. Trong đó, đặc biệt lưu tâm đào tạo cho thuyền viên Việt Nam về các dòng máy sử dụng nhiên liệu mới.

Thống kê của Cục Hàng hải VN, số lượng thuyền viên Việt đang làm việc cho các chủ tàu nước ngoài hiện khoảng 10.000. Con số này chỉ bằng 1/10 so với số lượng thuyền viên của Philippines hay Ấn Độ.

Số lượng thuyền viên xuất khẩu của các doanh nghiệp giảm như một nghịch lý, bởi theo đánh giá, tình trạng thiếu lao động thuyền viên đang ở mức cao nhất trong gần 20 năm qua và nhu cầu vận tải toàn cầu tăng lên.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/xuat-khau-thuyen-vien-giam-the-tham-192240606230416306.htm

Cùng chủ đề

Phê duyệt đầu tư 10.830 tỷ đồng phát triển cảng biển Quảng Ngãi

Bộ Xây dựng vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cảng biển Quảng Ngãi gồm khu bến Dung Quất, các bến cảng Sa Kỳ, Mỹ Á, Bến Đình (đảo Lý Sơn) và các bến cảng tiềm năng khác. Quy hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2030, cảng biển Quảng Ngãi sẽ đáp ứng năng lực vận chuyển từ 47,2 - 48,2 triệu...

Quy hoạch gần 30 bến cảng tại Quảng Ninh đến năm 2030

Cục Hàng hải và Đường thuỷ VN vừa trình Bộ Xây dựng Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Bến cảng quốc tế Cam Ranh được đón loại tàu nào?

Cục Hàng hải và Đường thuỷ VN vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng về đề xuất bổ sung công năng cho Bến cảng quốc tế Cam Ranh. ...

Quy hoạch lại khu bến Liên Chiểu, Đà Nẵng

Khu bến Liên Chiểu (thuộc cảng biển Đà Nẵng) sẽ được quy hoạch để đáp ứng cho hàng container, hàng lỏng/khí và hàng rời. ...

Đến năm 2030, cần hơn 31.500 tỷ đồng đầu tư cảng biển Đà Nẵng

Cục Hàng hải và Đường thủy VN vừa trình Bộ Xây dựng Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Điểm danh 9 dự án đường sắt quốc gia đầu tư trước 2030

Cục Đường sắt VN cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. ...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Không để sai chồng sai khi xử lý các dự án kéo dài, tồn đọng

Liên quan đến các dự án đang kéo dài, tồn đọng, Thủ tướng lưu ý, trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo. ...

Đề xuất gần 1.200 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hầm xuyên núi trên cao tốc Cam Lâm

Theo phương án đề xuất, dự án đầu tư hoàn thiện hầm Núi Vung trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo cần khoảng gần 1.200 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội tăng bậc trong danh sách các thành phố đáng sống

Tổ chức tư vấn quản lý nguồn nhân lực quốc tế ECA International công bố bảng xếp hạng hằng năm về các thành phố đáng sống nhất. Theo đó, Singapore tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố đáng sống đối với người nước ngoài. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Singapore giữ ngôi đầu trong bảng xếp hạng của ECA về thành phố đáng sống. Trong khi đó, Tokyo và Osaka của Nhật Bản lần lượt...

Wi-Fi 7 có thể phổ biến tại Việt Nam hay không?

Với nhiều ưu điểm vượt trội, Wi-Fi 7 có thể sẽ thay đổi trải nghiệm mạng tại Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Wi-Fi 7, còn được biết đến với tên gọi 802.11be, là chuẩn công nghệ mạng không dây mới nhất với nhiều cải tiến vượt trội về tốc độ và hiệu suất. Công nghệ này hứa hẹn mang lại trải nghiệm mạng mượt mà hơn, đặc biệt cho các ứng dụng yêu cầu...

Chuỗi phương thức ‘thao túng’ SCB của Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan, hành vi của Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng đồng phạm được đánh giá là có nhiều chiêu thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi.Với...

Bộ trưởng Bộ GTVT: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Bộ trưởng Trần Hồng Minh yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu quyết tâm cao nhất đưa dự án về đích vượt tiến độ. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI NHÓM QUẠT TRẦN “GIÓ X3, ĐIỆN NỬA TIỀN SUNHOUSE APEX BAO GIÓ CẢ HÈ”

Nhằm đồng hành cùng Quý khách hàng trong giai đoạn cao điểm nắng nóng, cũng như một lời tri ân từ SUNHOUSE, SUNHOUSE chính thức mang đến chương trình khuyến...

Hiến kế bảo quản, khai thác kho tư liệu Hán Nôm cổ, có giá trị độc bản

VHO - Kho tư liệu Hán Nôm là một bộ sưu tập thư tịch cổ với đa phần các văn bản có niên đại gần 100 năm, là bộ sưu tập tư liệu Hán Nôm lớn ở Việt Nam, có giá trị độc bản. Giá trị độc bản của kho tư liệu cổKho tư liệu Hán Nôm đang lưu...

Phát hiện thêm tàu cổ bị đắm ở Hội An?

VHO - Theo Trung tâm Quản lý Bảo tồn di sản văn hóa Hội An (Trung tâm), trong quá trình khảo sát tàu cổ Cẩm An đã tiếp nhận thông tin của ngư dân về việc tồn tại một con tàu đắm chở hàng hóa mà di vật của nó có thể chủ yếu là gốm sứ Chương...

Đề nghị xét tặng danh hiệu NNƯT di sản văn hóa phi vật thể cho 11 cá nhân

VHO – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn yêu cầu Sở VHTTDL tiếp thu các ý kiến góp ý từ thành viên Hội đồng và các chuyên gia văn hóa, hỗ trợ các cá nhân hoàn thiện hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) trong thời gian sớm...

Mới nhất