Trang chủKinh tếNông nghiệpXuất khẩu khởi sắc cơ hội để khẳng định thương hiệu gạo...

Xuất khẩu khởi sắc cơ hội để khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam

VOV.VN – Ngay trong những tháng đầu năm nay xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục khởi sắc khi mang về giá trị hơn 1,4 tỷ USD và dự báo xuất khẩu gạo tiếp tục đạt nhiều thuận lợi trong thời gian tới.

Theo dự báo, nguồn cung gạo toàn cầu giảm do một số quốc gia vẫn hạn chế xuất khẩu gạo và tình hình thời tiết khắc nghiệt khi mưa lũ, thiên tai, nắng hạn đã làm giảm nguồn cung lúa gạo. Vì vậy, xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo sẽ khởi sắc và tiếp cận thêm nhiều thị trường trong thời gian tới. 

Vùng ĐBSCL là vựa lúa của cả nước, mỗi năm vùng sản xuất từ 24 đến 25 triệu tấn lúa đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm qua xuất khẩu gạo đã mang về cho Việt Nam hơn 4,6 tỷ USD, tăng cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu, đây được xem là năm thắng lợi của ngành hàng lúa gạo. Ngay trong quý I/2024 con số ấn tượng khi Việt Nam đã xuất khẩu gần 2,2 triệu tấn gạo với trị giá 1,4 tỷ USD, giá trung bình hơn 653 USD/tấn. Xuất khẩu gạo đã tăng hơn 17% về lượng và hơn 45 % về trị giá so với năm 2023. Xuất khẩu gạo trong quý I vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Xuất khẩu gạo đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của đối tác

Những tín hiệu xuất khẩu gạo khởi sắc đầu năm một phần do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; xâm nhập sâu vào các thị trường “khó tính” như châu Âu. Chính những điều này tiếp tục khẳng định chất lượng gạo Việt Nam ngày càng gia tăng và đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ các thị trường.

 

Cơ cấu giống và xuất khẩu gạo của Việt Nam có trên 80% giống chất lượng cao, đặc sản đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ cấu giống và xuất khẩu gạo của Việt Nam có trên 80% giống chất lượng cao, đặc sản đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu. Là vùng sản xuất lúa gạo trong điểm của các nước nên việc linh hoạt rải vụ sản xuất ở vùng ĐBSCL thời gian qua đã giải tỏa áp lực thu hoạch, thu mua cho người dân, doanh nghiệp, điều này đã chứng minh qua các mùa vụ khi sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu lúa gạo đã gắn kết chặt chẽ với nhau.

Phó Cục trưởng Cục trồng trọt Lê Thanh Tùng cho rằng, sản xuất lúa gạo của Việt Nam không chỉ quan tâm đến vấn đề xuất khẩu mà còn đảm nhận vấn đề an ninh lương thực quốc gia. Hiện nay, sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL đang tập trung theo các quy trình canh tác bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất theo hướng đạt chuẩn để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường trong nước và xuất khẩu.

“Cơ cấu giống để xuất khẩu của Việt Nam có trên 80% lúa chất lượng cao và lúa đặc sản đáp ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Vấn đề thứ hai khi mà mở rộng thị trường khi mà các tham tán của Bộ Công Thương cũng như Bộ NN&PTNT cho thấy rằng các thị trường khó tính thì các tiêu chuẩn họ đặt ra rất khắt khe, vì thế tổ chức sản xuất để đáp ứng các yêu cầu đạt chuẩn này. Vấn đề thứ ba là phối hợp với các địa phương tổ chức các vùng nguyên liệu để đáp ứng được nhu cầu các doanh nghiệp” – ông Tùng nhấn mạnh.

Sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL đang tập trung theo các quy trình canh tác bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Chung tay liên kết để xây dựng thương hiệu gạo

Theo ông Trần Trương Tấn Tài, Tổng Giám đốc Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam, hiện nay giá xuất khẩu gạo của Công ty sang 13 nước Châu Âu với giá bán từ 980 USD/tấn, để vào được thị trường châu Âu và bán với giá cao và thì doanh nghiệp phải trải qua nhiều thăng trầm.

Theo ông Tài, để phát triển ngành hàng lúa gạo Việt Nam cần phải quan tâm đến 5 vấn đề là thương hiệu; đầu tư công nghệ; nguồn nhân lực; tính liên kết và vai trò của các hiệp hội, ngành hàng trong chuỗi giá trị lúa gạo. Trong đó, vai trò liên kết để tạo ra vùng nguyên liệu ổn định sẽ góp phần xây dựng thương hiệu gạo bền vững và trong chuỗi liên kết này phải có sự chia sẻ hài hòa lợi ích với nhau để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

“Để tạo được chuỗi liên kết cũng cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương cùng với việc các doanh nghiệp để mở vùng nguyên liệu và được sự hỗ trợ của địa phương. Chúng ta cùng sát cánh làm từng bước thì tôi nghĩ vùng nguyên liệu này sẽ dần dần hình thành được, nhưng quan trọng chính là người dân ở địa phương cũng như là hợp tác xã thấu hiểu được khó khăn của địa phương, cũng như doanh nghiệp để chia sẻ, đồng cảm với nhau khi trong quá trình giá cả biến động nhiều. Giá bình thường, bình bình như hiện nay thì vỡ liên kết cũng ít, khi biến động cao thì vỡ trận là chắc chắn” – ông Tài cho biết thêm.

Vùng ĐBSCL đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, mỗi năm vùng sản xuất từ 24 đến 25 triệu tấn lúa

Theo đánh giá, hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhất là nguồn vốn lưu động, gây ảnh hưởng đến tiến độ thu mua của doanh nghiệp khi đến vụ thu hoạch, đây cũng là vấn đề được các doanh nghiệp xuất khẩu gạo quan tâm nhiều.

Theo bà Huỳnh Thị Bích Huyền, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Ngọc Quang Phát, để đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo doanh nghiệp cần đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ theo dây chuyền khép kín và bao tiêu lúa cho nông dân. Vì vậy, doanh nghiệp cần nguồn tín dụng ổn định để đầu tư công nghệ và thu mua lúa gạo cho người dân:

Bà Huỳnh Thị Bích Huyền chia sẻ: “Đối với doanh nghiệp xuất khẩu tôi đề nghị Hiệp hội Lương thực trước khi đi đấu thầu chúng ta phải có cuộc họp mặt để đưa ra được giá sàn. Thứ nhất là an toàn cho người dân, an toàn cho công nhân, doanh nghiệp, kế đó là ngân hàng để được ổn định như thế bền vững và lâu dài để chúng tôi mạnh dạn kinh doanh và sản xuất”.

Theo ông Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, xuất khẩu gạo đạt được những thành tựu vừa qua đã khẳng định được thương hiệu, uy tín của lúa gạo Việt Nam khi các địa phương đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung để ổn định chất lượng, hướng tới các thị trường xuất khẩu.

Để nâng cao hình ảnh, vị thế của gạo Việt Nam, ông Bùi Bá Bổng cho rằng, các bộ, ngành cần hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp, hiệp hội quảng bá hình ảnh lúa gạo Việt Nam để phát triển thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần quan tâm đến phát triển vùng nguyên liệu để đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, yêu cầu thị trường.

“Vùng nguyên liệu thì bàn tay của địa phương giữ yếu tố quyết định, vì nếu các địa phương ra tay thì các doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ liên kết được với nông dân. Khi nông dân liên kết lại thì có các vùng nguyên liệu ổn định và chất lượng cao theo tiêu chuẩn các doanh nghiệp. Nếu nông dân không liên kết thì không có vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài” – ông Hồng cho biết.

Đảm bảo nhu cầu lúa gạo trong nước và xuất khẩu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu chủ yếu tập trung ở vùng ĐBSCL, tổng lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu tại năm 2024 ở các tỉnh vùng ĐBSCL ước đạt khoảng 7,6 triệu tấn. Trong đó nhóm gạo chất lượng cao khoảng 3,2 triệu tấn; nhóm gạo thơm, đặc sản đạt 2,5 triệu tấn; nhóm gạo chất lượng trung bình đạt 1,15 triệu tấn và nhóm nếp đạt 0,75 triệu tấn. Thực tế như vậy nhưng trước vấn đề xâm nhập mặn đang diễn ra tại Đồng bằng sông Cửu Long dự báo có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất lúa, gạo ngành nông nghiệp đang triển khai những giải pháp, phương án tối ưu để đảm bảo sản xuất an toàn.

Theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến năm nay sản lượng lúa của Việt Nam đạt khoảng 43 triệu tấn, tương đương khoảng 20 triệu tấn gạo. Với số lượng gạo như vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

“Dự kiến năm nay vẫn là trên 43 triệu tấn lúa, nếu chúng ta chia đôi cũng đạt 20 triệu tấn gạo thì đảm bảo an ninh lương thực và các nhu cầu tiêu dùng trong nước. Chúng tôi dự kiến năm nay khoảng 7,3 triệu tấn xuất khẩu. Và 6 tháng đầu năm chúng tôi dự kiến 4,3 triệu tấn, như vậy vẫn đảm bảo được lượng xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp khẳng định vẫn đảm bảo được sản lượng lúa theo kế hoạch” – ông Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Vượt qua những khó khăn, thách thức các doanh nghiệp đã tận dụng tốt các cơ hội xuất khẩu tạo đà để xâm nhập thêm vào các thị trường tiềm năng

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương xuất khẩu gạo trong quý I năm 2024 đã mang về giá trị hơn 1,4 tỷ USD và thị trường Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam khi chiếm hơn 45% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo với hơn 1 triệu tấn, tương đương gần 649 triệu USD. Tiếp theo là thị trường Indonesia với hơn 445.000 tấn, với giá trị hơn 285 triệu USD. Các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam tập trung vào loại gạo có giá trị cao như gạo thơm, đặc sản, gạo ST và gạo trắng cao cấp, những loại gạo này là thế mạnh trong cơ cấu sản xuất của Việt Nam.

Những tín hiệu khởi sắc xuất khẩu đầu năm đã cho thấy, vượt qua những khó khăn, thách thức các doanh nghiệp đã tận dụng tốt các cơ hội xuất khẩu tạo đà để thâm nhập thêm vào các thị trường tiềm năng khi nhiều nước vẫn đang hạn chế xuất khẩu gạo. Để tận dụng cơ hội thị trường, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay cần tiếp tục triển khai nhiều giải pháp trong liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu, minh bạch trong sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn, nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Phạm Hải

Cùng chủ đề

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để...

Một doanh nghiệp đóng tàu công bố lãi cả trăm tỷ đồng

Nhờ có được nhiều đơn đặt hàng lớn, Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm đạt lợi nhuận trước thuế hơn 100 tỷ đồng trong năm 2024. ...

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore

Tính chung cả năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ ba sang Singapore với kim ngạch 128,9 triệu SGD, chiếm 28,25% thị phần. ...

Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 gặp khó khăn

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ông Nguyễn Ngọc Nam, cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,5 triệu tấn trong năm nay, giảm so với mức kỷ lục 9,04 triệu tấn vào năm ngoái. Giá gạo châu Á hiện cũng giảm mạnh.Bộ trưởng Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 06/2025/TT-BCA bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.Nhân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội có thêm 2 trường THPT chuyên

Theo Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội quyết định tổ chức lại Trường THPT Sơn Tây thành Trường THPT chuyên Sơn Tây thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Địa chỉ nhà trường tại số 57, đường Đền Và, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội nêu rõ, tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành THPT chuyên Chu Văn An...

Sắc xuân ngập tràn tại “Ngày hội giao lưu văn hóa quốc tế 2025”

Sự kiện cũng là một hoạt động ngoại khóa thường niên của nhà trường nhằm mang đến cho các em những cơ hội khám phá nền văn hóa các quốc gia đầy thú vị và bổ ích. ...

Hai học sinh ẩu đả khi đi trải nghiệm khiến 1 người bị thương

Trao đổi với VOV.VN, ông Hoàng Ngọc Thắng, Hiệu trưởng Trường THCS Mai Lâm (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, sự việc trên là có thật. Trong buổi trải nghiệm thực tế tại Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) vào ngày 9/1, trong quá trình xếp hàng lên cầu trượt cao tốc, 1 học sinh của trường có cãi vã qua lại, mâu thuẫn với học sinh Trường THCS Thanh Lâm A (Mê Linh, Hà Nội). Hậu quả, 1 học sinh...

Học sinh Việt Nam giành 9 huy chương Vàng, Bạc tại Olympic Hóa học Châu Á

Kỳ thi Olympic Hóa học Châu Á AChO năm 2025 được tổ chức bởi Trung tâm tổ chức Olympic STEM (OCSO) là một tổ chức tham gia vào phát triển STEM để tạo ra các kỹ năng của thế kỷ 21 (tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp và tư duy tính toán) thông qua các cuộc thi, cuộc thi và kỳ thi Olympic. ...

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học được thành lập theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 6/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng các đề án chi tiết để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học. Ban Chỉ đạo còn có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các đề án chi...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

Hoa đào, hoa mai bán đầy, riêng loài hoa này chủ vườn Lào Cai phải “hãm”, nở sớm là thất bại

Khác với người trồng cây cảnh, thời điểm hiện tại, nông dân trồng hoa hồng, cúc, ly, lay ơn ở Lào Cai vẫn đang tích cực chăm sóc, chuẩn bị những khâu cuối cùng để đưa hoa cúc, lay ơn xuống phố bán những ngày cận tết Nguyên đán. ...

Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc ở Lâm Đồng chia sẻ bí quyết bán gần 6.000 giò lan dịp Tết

Cứ mỗi dịp Tết Âm lịch cận kề, những chậu phong lan của anh Vũ Đức Nghi – Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) lại ra nụ rất nhiều, năm nay anh bán được gần 6.000 chậu ra thị trường. ...

Cây cổ thụ này đưa lên chậu, quả như cục vàng, giá hàng trăm triệu “thiên hạ vẫn xuất hiện thượng đế”

Anh Hoàng Đình Chính (huyện Văn Giang, Hưng Yên) có trên 300 trăm cây bưởi cảnh lớn nhỏ, nhiều cây là cây cổ thụ, tổng giá trị ước tính gần 30 tỷ đồng. Có một cây bưởi cổ thụ 100 năm tuổi được anh Chính đưa lên chậu, đặt tên là...

Vươn mình từ ruộng đồng

Để đất nước vươn lên mạnh giàu như ý kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta cần mau chóng tìm được những hướng đi cho những vùng, khu vực còn đang tụt hậu với những phương cách làm ăn kém hiệu...

Loại củ gia vị quen lắm luôn, trồng ở Đà Lạt, sao giá bán lên tới 100.000 đồng/kg dân tình vẫn mua?

Tỏi tím được trồng vài chục năm qua tại phường 7, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là loại tỏi thơm ngon, bán với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg, đang được người dân trồng và nhân rộng trong thời gian qua. ...

Mới nhất

Tấm lòng với quê hương ngàn dặm

Những năm 1960 tại miền Nam Việt Nam, một lớp thanh niên được cử đi du học ở các nước tiên tiến trên thế giới. ...

Bị chính công ty con yêu cầu mở thủ tục phá sản, Rạng Đông Holding phải kê tài sản

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Rạng Đông Holding, Tòa án nhân dân TP.HCM đã yêu cầu công ty này phải xuất trình các giấy tờ, tài liệu. Trong đó phải nộp danh sách tài sản, chủ nợ tính...

Lý do lễ hội câu cá trên băng ở Hàn Quốc thu hút hơn một triệu du khách

Lễ hội câu cá trên băng Hwacheon Sancheoneo 2025, một trong những sự kiện mùa Đông nổi tiếng nhất của Hàn Quốc, đã chào đón hơn 1 triệu du khách.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Ngày 25/1, trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. ...

Mới nhất