Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhXuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ, doanh nghiệp cần lưu ý...

Xuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ, doanh nghiệp cần lưu ý gì?


Thúc đẩy xuất khẩu 6 tháng cuối năm và 8 giải pháp trọng tâm của ngành Công Thương Ấn Độ, Hoa Kỳ và Bangladesh là 3 thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam

Ấn Độ là đối tác xuất nhập khẩu đứng thứ 8 của Việt Nam

Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, 4 tháng đầu năm 2023, thương mại song phương Việt Nam – Ấn Độ đạt 4,88 tỷ USD, giảm 11,27% so với 5,1 tỷ USD cùng kỳ năm trước, trong đó, Việt Nam xuất khẩu 2,69 tỷ USD, giảm 5,1%; nhập khẩu 2,19 tỷ USD, giảm 17,8% so với 4 tháng đầu năm 2022.

xuất khẩu hàng hóa
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi xuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ

Các mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng dương trong tháng 4 so với tháng 3 gồm: xơ sợi dệt các loại (tăng 72,6%); hàng dệt, may (tăng 27,6%); giày dép các loại (tăng 119,8%); điện thoại và linh kiện (tăng 16%); máy tính và sản phẩm điện tử (tăng 55,2%).

Các mặt hàng nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng dương trong tháng 4 so với tháng 3 gồm: dầu mỡ thực vật (tăng 124,5%), quặng và khoáng sản (tăng 42,1%); sản phẩm khác từ dầu mỏ (45,5%); phân bón (118,4%); xơ sợi; các mặt hàng từ sắt thép.

Ấn Độ vừa là đối tác xuất nhập khẩu đứng thứ 8 của Việt Nam, thị trường tiềm năng còn nhiều dư địa để khai thác, vừa là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đối với một số mặt hàng trên thị trường xuất khẩu toàn cầu (dệt may, thủy sản, giày da, nông sản…). Vì vậy, chính sách ngoại thương của Ấn Độ không chỉ tác động tới xuất nhập khẩu của Ấn Độ mà còn ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Làm ăn với đối tác Ấn Độ – “Muốn nhanh cũng phải từ từ”

Một số lưu ý trong đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng với đối tác Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng – Tham tán Thương mại – Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ – thông tin, làm ăn với các đối tác Ấn Độ “muốn nhanh cũng phải từ từ”. Các doanh nghiệp cần làm cẩn trọng từng bước một, không nên làm tắt.

Việc thẩm tra, xác minh doanh nghiệp có chính xác hay không là hết sức quan trọng. Bởi hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang trao đổi qua các đối tác, trung gian mua hàng Ấn Độ, khi mọi thứ thuận lợi thì sẽ rất dễ dàng, nhưng khi có vấn đề gì thì việc tìm kiếm họ là rất khó khăn. Bởi đa phần họ thành lập hộ kinh doanh cá thể và lấy địa chỉ ở một nơi nào đấy, khi chúng ta liên hệ lại địa chỉ này thì không có doanh nghiệp nào ở đấy cả.

Khi nhận được đơn hàng, doanh nghiệp phải gửi email xác nhận xem có đúng là đơn hàng thuộc thẩm quyền của công ty không và yêu cầu ký xác nhận. Tránh trường hợp người đặt hàng sau một thời gian họ nghỉ, người khác tiếp quản cho rằng họ không đặt đơn hàng này.

Hiện, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đang hỗ trợ giải quyết một số vụ tranh chấp thương mại, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ, khi hàng hóa đã cập cảng Ấn Độ nhà nhập khẩu không thanh toán, không nhận hàng hoặc yêu cầu giảm giá với số tiền lớn. Doanh nghiệp Việt Nam cần thẩm định kỹ đối tác hoặc thông tin cho Thương vụ trước khi ký kết các hợp đồng thương mại.

“Trong thời gian vừa qua, khi nhận được các tranh chấp từ doanh nghiệp gửi tới, chúng tôi thấy rằng, các doanh nghiệp đã bỏ qua những khâu rất cơ bản trong hoạt động ngoại thương. Khi chúng tôi hỏi doanh nghiệp có ký hợp đồng không? Câu trả lời chúng tôi nhận được là không ký mà trao đổi qua Viber. Các điều kiện trao đổi cũng không thể hiện qua email. Việc này làm thiếu cơ sở và bằng chứng để hỗ trợ cho doanh nghiệp khi giải quyết các tranh chấp xảy ra”, ông Bùi Trung Thướng thông tin.

Hầu hết các tranh chấp xảy ra đều liên quan đến vấn đề về chất lượng, thâm hụt hàng hóa. Doanh nghiệp cũng cần kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng và thông báo bằng hình ảnh cho đối tác.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên giữ liên lạc với đối tác, khách hàng. “Hàng ngày đều phải trao đổi, cần cập nhật thông tin với đối tác. Nếu 3 – 4 ngày mà không thấy họ trả lời lại thì sẽ có vấn đề”, ông Bùi Trung Thướng thông tin.

Vấn đề kiểm tra trước khi giao hàng, theo ông Bùi Trung Thướng, đây tưởng chừng là vấn đề đơn giản nhưng hầu hết các tranh chấp xảy ra đều do vấn đề chất lượng hàng hóa. Nhất là khi hàng hóa đã cập cảng, đôi khi hàng hóa không có vấn đề gì thì đối tác vẫn kêu để “ép” đối tác xuất khẩu giảm giá, chiết khấu hàng hóa nếu không họ sẽ không nhận hàng.

Điều này đồng nghĩa tất cả các rủi ro đều bị đẩy về phía doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam không có cách nào khác là phải chấp nhập yêu cầu từ phía đối tác dẫn đến thiệt hại sẽ rất lớn.

“Trước khi giao hàng thì doanh nghiệp cần kiểm tra hàng hóa; chấp nhận thuê cơ quan, đơn vị thứ 3 kiểm định độc lập; mua bảo hiểm hàng hóa. Việc này giúp giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra”, ông Bùi Trung Thướng khuyến nghị.

Giao hàng lên tàu không có nghĩa yên tâm tiền sẽ về tài khoản

Một vấn đề nữa được ông Bùi Trung Thướng nhắc đến đó là thông lệ quốc tế. Những điều khoản chuyển đổi rủi ro, doanh nghiệp cần nắm thật kỹ, tránh trường hợp nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cho rằng, xuất khẩu giá FOB, giao hàng tại nhà kho cho yên tâm. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn không yên tâm khi chúng ta chưa nhận được tiền. Việc doanh nghiệp đưa điều kiện thanh toán mà họ nhận hàng xong mới trả tiền thì rủi ro sẽ thuộc doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo ông Bùi Trung Thướng, các thương nhân Ấn Độ, các nhà đầu tư, nhiều người kinh doanh nhiều kinh nghiệm họ sẽ tìm ra các điểm hạn chế. Đôi khi họ không thực hiện hoạt động lừa đảo nhưng họ thấy việc lợi thế nghiêng về họ thì họ cứ chiếm dụng vốn và khi có hành động can thiệp từ các cơ quan chức năng thì họ hoàn trả.

“Việc chúng ta bán ở mức giá như thế nào thì điều kiện chuyển tiền cũng cần được thể hiện rất rõ trong các điều khoản thanh toán tại hợp đồng FOB, CIF,…”, ông Bùi Trung Thướng khuyến nghị.

Giao hàng lên tàu không có nghĩa là doanh nghiệp yên tâm tiền sẽ về tài khoản. Còn rất nhiều vấn đề khác chúng ta không lường trước được. Cần liên tục cập nhật thông tin hàng hóa đang trong quá trình nào. Từng khâu một cần gửi thông tin cho đối tác, yêu cầu xác nhận, đúng điều khoản thanh toán và không nên nhân nhượng. “Có trường hợp đối tác làm ăn 10 năm rồi vẫn lừa nhau. Rất khó để nói đơn hàng có suôn sẻ hay không”, ông Bùi Trung Thướng cho biết.

Hóa đơn chứng từ rõ ràng, tài khoản ngân hàng phải được đề cập trên đấy để biết hàng bán cho ai. Cần thể hiện rõ đơn vị nào là đơn vị nhận hàng, đơn vị nào chịu trách nhiệm thanh toán.

Bộ hồ sơ thanh toán phải ghi rõ trên hợp đồng. Bất cứ thay đổi nào so với thoả thuận trước đây cũng cần thể hiện bằng văn bản. Phải ký lại phụ lục hợp đồng và chuyển qua email chứ không sử dụng mạng xã hội – đây không phải là chứng cứ khi có các phát sinh tranh chấp.

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa cần tham khảo thông tin chính sách trên trang web của Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ. Họ công khai thông tin trên trang web, nhưng điều cần lưu ý đó là họ hay ban hành các văn bản một cách bất ngờ và có hiệu lực ngay lập tức. Đây cũng là rủi ro trong kinh doanh với đối tác Ấn Độ.

“Ấn Độ từ năm 2020 đã có thay đổi rất lớn liên quan đến chứng nhận xuất xứ. Mới đây chúng tôi nhận được thông tin, các lô hàng xuất khẩu từ năm 2020, 2021, họ yêu cầu xác nhận giấy chứng nhận xuất xứ cấp thời điểm đó. Do đó, tất cả các tài liệu, doanh nghiệp cần phải lưu trữ lại”, ông Bùi Trung Thướng khuyến nghị.





Source link

Cùng chủ đề

VinFast giới thiệu SUV VF 6 và VF 7 tại Ấn Độ

Trong khuôn khổ Triển lãm ôtô Bharat Mobility Global Expo 2025 diễn ra ở Ấn Độ, hãng xe VinFast đã chính thức giới thiệu hai mẫu SUV thuần điện là VF 6 và VF 7. Triển lãm Bharat Mobility Global Expo 2025 đã diễn ra từ ngày 17 - 22/1/2025 tại 3 địa điểm chính ở Ấn Độ gồm Trung tâm Hội nghị Quốc tế Bharat Mandapam (Pragati Maidan), Trung tâm Hội nghị Yashobhoomi tại Dwarka,...

Mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh toàn cầu Bengal

Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh toàn cầu Bengal lần thứ 8 - Bengal Global Business Summit (BGBS) sẽ diễn ra từ ngày 5 - 6/2/2025 tại Kolkata. Từ ngày 5 - 6/2/2025, tại thành phố Kolkata, bang Tây Bengal, Ấn Độ, sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh toàn cầu Bengal lần thứ 8 - Bengal Global Business Summit (BGBS) tại Kolkata. Đây là hội nghị thượng đỉnh hàng đầu...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị...

Xuất khẩu năm 2025 bước vào chu kỳ biến động mới

Theo các chuyên gia, xuất khẩu hàng hoá năm 2025 sẽ bước vào chu kỳ biến động mới với nhiều ẩn số trên thị trường, đặc biệt là chính sách mới của Mỹ. Xuất khẩu sang Mỹ đối diện với nhiều thay đổi Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2024, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tăng 14,3% so với cùng kỳ, đạt 405,5 tỷ USD từ mức nền thấp, nhờ...

Cơ hội nào cho xuất khẩu hàng hoá năm 2025?

Năm 2025, mục tiêu đề ra là kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 10-12% so với năm 2024. Mục tiêu lớn này đang đứng trước những thuận lợi và thách thức đan xen. Xuất khẩu có cơ hội, nhưng cũng đối diện với những thách thức lớn Chia sẻ về những khó khăn và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá năm 2025, ông Lương Hoàng Thái - Vụ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngành trang sức Việt Nam có thể cạnh tranh với các đối tác trong khu vực

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, ngành trang sức của Việt Nam có năng lực và lực lượng lao động để cạnh tranh với các đối tác trong khu vực. Giá vàng thế giới đã tăng 25,5% vào năm 2024 Bình luận về diễn biến về thị trường vàng thế giới trong năm 2024 với báo chí mới đây, ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á -Thái Bình Dương (không bao...

Ngày Hải quan quốc tế năm 2025 gắn với nhiều mục tiêu

Chủ đề năm 2025 được Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu: Hiệu quả, an ninh và thịnh vượng" Ngày 24/1, Tổng cục Hải quan thông tin, Tổ chức Hải quan Thế giới ra thông báo về ngày Hải quan quốc tế 26/1/2025 νới chủ đề: “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả,...

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động thái mang tính biểu tượng liên quan đến tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Ông đã loại bỏ...

Giá cà phê trong nước ngày 24/1/2025 tăng cao nhất 2.200 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê hôm nay 24/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 24/1/2025. Giá cà phê hôm nay 24/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn...

Giá USD đảo chiều giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay 24/01/2025: Đồng USD giảm sau lời kêu gọi giảm lãi suất của Trump khi thị trường chú ý đến thuế quan và các ngân hàng trung ương. Tỷ giá USD hôm nay 24/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 24/01, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.332 đồng/USD, giảm 4 đồng so với phiên giao dịch ngày hôm qua. Cụ thể, tại ngân...

Bài đọc nhiều

Chứng khoán giảm sâu, VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, QCG vẫn ngoại lệ

ANTD.VN - Cổ phiếu vốn hóa lớn đè nặng khiến VN-Index bị kéo lùi hơn 10 điểm phiên hôm nay, thủng mốc 1.250 điểm. Sau phiên giảm gần 10 điểm cuối tuần trước, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch hôm nay trong trạng thái giằng co. Chỉ số nỗ lực lấy lại sắc xanh, tuy nhiên, bên bán tiếp tục chiếm ưu thế khiến VN-Index nhanh chóng bị kéo lùi xuống dưới tham chiếu chỉ sau...

Thương mại Việt – Mỹ tăng mạnh sau 1 năm thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện

Nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9-2023, hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục đà phát triển...

Chạy đua giao hàng dịp Tết

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết, nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng vọt, đã có nơi thông báo tạm ngưng nhận đơn hàng đi xa. Ghi nhận của Tuổi Trẻ tại TP.HCM, từ các bưu cục, siêu thị đến doanh nghiệp...

VinFast niêm yết tại Mỹ, cổ phiếu họ Vin gánh thị trường

Mở cửa phiên giao dịch ngày 16/8, sự hứng khởi của các nhà đầu tư sau thông tin VinFast (một công ty con của Vingroup) niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ với mức định giá lên tới 85 tỷ USD đã khiến cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng kịch trần với dư mua rất lớn. Tính tới 10h9, cổ phiếu Vingroup tăng 4.900 đồng lên 75.600 đồng/cp với dư mua giá trần gần 5,9 triệu...

VN-Index cắt chuỗi giảm sâu hai phiên liên tiếp

VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. Sau hai phiên giảm mạnh...

Cùng chuyên mục

Chuỗi trà sữa nào báo lãi ngàn tỉ đồng?

Tập đoàn Masan do tỉ phú Nguyễn Đăng Quang làm chủ tịch hội đồng quản trị vừa hé lộ kết quả kinh doanh quý 4-2024 và cả năm. Đáng chú ý, riêng chuỗi trà sữa Phúc Long mang về tới cả ngàn tỉ đồng lợi nhuận gộp. ...

Hải quan cam kết mục tiêu ‘Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng’

(PLVN) - Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn chủ đề của ngày Hải quan quốc tế 2025 là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng”. 24/01/2025 14:34 Công tác hợp tác quốc tế luôn được Tổng cục Hải quan chú trọng. (Ảnh minh họa: HP) (PLVN) - Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn chủ đề của ngày Hải quan quốc tế...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Ông...

Việt Nam chỉ còn 5 tỉ phú USD, ai vừa rời khỏi danh sách?

(NLĐO)- Theo cập nhật mới nhất từ Forbes, danh sách tỉ phú Việt Nam chỉ có 5 người. Tổng tài sản của các vị tỉ phú này đạt 12,4 tỉ USD. ...

Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng”

Tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài khởi đầu với phiên giao dịch đầy thận trọng. Tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài khởi đầu với phiên giao dịch đầy thận trọng. Sau phiên cuối tuần VN-Index đóng cửa ở mức 1.249,11 điểm và ghi nhận mức tăng 1,51% cả tuần với khối lượng giao dịch giảm 11,4% và...

Mới nhất

Nam sinh Bắc Ninh xô đổ kỷ lục điểm đánh giá tư duy: ‘Ở ký túc xá, không học thêm’

Trong buổi học cuối trước Tết, Minh Đức vỡ òa cảm xúc khi biết đã đạt thành tích thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội, thậm chí đã xô đổ những kỷ lục trước đây. ...

Lì xì sai cách có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ nhỏ

Lì xì ngày đầu năm cho trẻ nhỏ là văn hóa của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán. Thế nhưng chuyên gia tâm lý cảnh báo việc lì xì sai cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ nhỏ. ...

Chuỗi trà sữa nào báo lãi ngàn tỉ đồng?

Tập đoàn Masan do tỉ phú Nguyễn Đăng Quang làm chủ tịch hội đồng quản trị vừa hé lộ kết quả kinh doanh quý 4-2024 và cả năm. Đáng chú ý, riêng chuỗi trà sữa Phúc Long mang về tới cả ngàn tỉ đồng lợi nhuận gộp. ...

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1...

Bến xe, sân bay, metro đông đúc khách ngày 25 tháng Chạp

Từ sáng đến trưa ngày 25 tháng Chạp, các bến xe, ga tàu, sân bay ở TP.HCM đông nghẹt. Trên các chuyến metro cũng luôn chật kín khách. ...

Mới nhất