Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhXuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam vẫn chi cả...

Xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam vẫn chi cả tỉ USD nhập khẩu gạo


Việt Nam chi cả tỉ USD nhập gạo - Ảnh 1.

Là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng Việt Nam dự kiến năm nay chi tới 1 tỉ USD nhập khẩu gạo – Ảnh: CHÍ QUỐC

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, riêng 8 tháng qua Việt Nam chi gần 850 triệu USD (tăng gần 44% so với năm trước) để nhập khẩu gạo. Nhiều ý kiến cho rằng việc nhập này giúp giảm khả năng tăng giá gạo trong nước.

Gạo nhập giá rẻ hơn gạo nội địa

Ghi nhận thị trường gạo nhập khẩu từ các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cũng như doanh nghiệp kinh doanh gạo nhập khẩu, đa số thừa nhận thị trường này rất sôi động.

“Gạo Việt Nam xuất khẩu mang màu sắc tươi sáng như thế nào, gạo nhập từ các nước cũng nhộn nhịp tươi sáng như thế đó. Tươi sáng ở đây hiểu là sản lượng càng ngày càng nhiều, chủ yếu gạo 5% tấm và gạo 100% tấm.

Rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, thu mua gạo nhập để sản xuất, làm bún, làm bánh, làm thức ăn chăn nuôi…” – ông Nguyễn Long (TP.HCM), một đơn vị trung gian chuyên kinh doanh gạo nhập từ Ấn Độ, cho hay.

Ông Long cho hay nhiều thời điểm gạo Việt Nam xuất khẩu có giá vượt xa gạo Thái Lan và cao hơn gạo Pakistan khoảng 40 USD/tấn. Đặc biệt là gạo xuất khẩu 5% tấm, có lúc đạt gần 580 USD/tấn.

Trong khi đó theo ghi nhận, giá gạo nhập khẩu phổ biến trong khoảng 480 – 500 USD/tấn nếu về đến Việt Nam.

“Khoảng chênh lệch giá là lớn. Doanh nghiệp cần sản xuất bún, bánh hay phụ phẩm khác chẳng hạn, không thể mua gạo trong nước”, ông Long giải thích.

Gần đây, nông dân chuyển sang trồng nhiều lúa gạo thơm giá cao. Theo chị Nguyễn Thị Anh, chủ tiệm bún tươi lớn ở TP Quảng Ngãi, mỗi ngày phải dùng 5 tạ gạo để sản xuất 1 tấn bún tươi.

Theo chị Anh, gạo “thường thường” dùng để làm bún được lấy ở một đại lý lớn, càng ngày càng “bất thường” vì giá từ 12.000 đồng/kg tăng vọt 17.000 đồng/kg.

“Trong khi 1kg bún tươi không thể tăng giá 2.000 – 3.000 đồng/kg, tăng là mất khách. Tôi bắt được mối gạo nhập, được chuyển từ TP.HCM ra. Lấy số lượng lớn, giá gạo chỉ 10.000 – 12.000 đồng/kg. Hướng ra để xóa lỗ là… dùng gạo ngoại”, chị Anh cho biết.

Chủ một cơ sở sản xuất bún khô xuất khẩu (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) cũng cho hay qua 20 năm làm nghề, khoảng 5 năm trở lại đây, cơ sở này mua đến 40% loại gạo nhập khẩu.

“Những năm gần đây, nông dân chuyển sang trồng lúa gạo giá cao, còn lúa gạo ở phân khúc trung bình, phổ thông ít dần. Làm bún, phở, bánh tráng chỉ cần gạo dai, nở và giá thấp. Vì thế chúng tôi phải mua gạo nhập để phù hợp, làm ra sản phẩm thu lời nhiều hơn nếu so với mua gạo trong nước” – đại diện cơ sở cho biết.

Việt Nam chi cả tỉ USD nhập gạo - Ảnh 2.

Là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng Việt Nam dự kiến năm nay chi tới 1 tỉ USD nhập khẩu gạo – Ảnh: THIÊN HƯƠNG

Giúp giảm khả năng tăng giá gạo

Theo Bộ Công Thương, sản lượng lúa gạo hằng năm của Việt Nam tương đối dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ quốc gia và dành một lượng nhất định cho xuất khẩu (khoảng 6 – 6,5 triệu tấn/năm).

Một chủ nhà máy gạo ở tỉnh An Giang, ông P.C.T., cho biết từ năm 2019 Việt Nam bắt đầu và tăng nhập khẩu gạo từ các nước, chủ yếu là Ấn Độ, Myanmar, Pakistan, Campuchia. Điều này không phải là nghịch lý mà hợp lý.

“Nông dân Việt bây giờ chủ yếu trồng gạo thơm, giá trị gia tăng cao. Trong khi để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi cần gạo có giá mềm, phân khúc thấp. Việt Nam phải nhập gạo tấm từ Ấn Độ hay các nước khác là điều dễ hiểu”, chủ nhà máy gạo này nói và cho rằng việc nhập bù lại nguồn cung, vừa duy trì năng lực sản xuất vừa giúp gạo Việt Nam không tăng giá lên rất cao do yếu tố cung cầu.

Với lo ngại doanh nghiệp nhập gạo về để thay tên, gắn mác gạo Việt Nam để xuất khẩu qua các nước, hoặc trà trộn với gạo Việt Nam để sản xuất, theo một số chuyên gia, điều đó chỉ trên lý thuyết vì thực tế thương lái, doanh nghiệp mua bán hay giới chuyên môn nhìn hạt gạo có thể phân biệt.

Hình hạt gạo Ấn Độ, Pakistan rất nhỏ, khoảng 49 – 52mm; còn gạo Việt Nam hình hạt to hơn, khoảng 60 – 70mm.

Theo một lãnh đạo phía Nam, Bộ NN&PTNT thừa nhận Việt Nam xuất khẩu gạo tốp đầu thế giới nhưng Việt Nam cũng phải nhập khẩu.

“Mỗi năm, nước ta nhập từ Campuchia trên 1 triệu tấn gạo để bù đắp trong trường hợp cần thiết. Hoặc nhập gạo từ quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ để làm phụ phẩm, thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm.

Tuy nhiên, cũng phải nói cho rõ: tuy nhập từ một số quốc gia có thể giá rẻ hơn gạo nội địa nhưng nếu các quốc gia này có cấm xuất khẩu gạo trắng, chẳng hạn như Ấn Độ, vẫn không ảnh hưởng lớn đến gạo phục vụ cho tiêu dùng của Việt Nam. Các vấn đề về an ninh lương thực vẫn đảm bảo”, vị này cho hay.

Lượng lúa đảm bảo nhu cầu trong nước là bao nhiêu?

Theo Bộ NN&PTNT, đến năm 2030, việc giữ diện tích gieo trồng lúa khoảng 7 triệu ha sẽ cho sản lượng khoảng 43 triệu tấn lúa/năm, tương đương 27 – 28 triệu tấn gạo.

Trong đó, lượng lúa dùng cho đảm bảo an ninh lương thực của 100 triệu dân và các nhu cầu tiêu thụ nội địa khác (dùng chế biến thức ăn chăn nuôi, dự trữ trong dân, dự trữ quốc gia, làm giống…) khoảng 29,5 triệu tấn lúa/năm. Cả nước sẽ còn khoảng 13,5 triệu tấn lúa, tương đương 7 – 8 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến ngày 15-9 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức tốt, cụ thể: gạo 100% tấm ở mức 452 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% tấm ở mức 563 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 533 USD/tấn.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2024, nước ta đã xuất khẩu khoảng 6,15 triệu tấn gạo, thu về hơn 3,85 tỉ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu gạo chỉ tăng 5,8% về lượng, song giá trị lại tăng mạnh gần 27%.

Thực tế, năm 2023 Việt Nam đã chi 860 triệu USD để nhập khẩu gạo từ các quốc gia, trong đó chủ yếu nhập từ Campuchia, Ấn Độ…

* Ông Nguyễn Thành (thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam):

Không ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân

Có doanh nghiệp nhập khẩu cả gạo Thái Lan về để sản xuất tiêu dùng nội địa, vì có lúc chênh lệch giá rất nhiều so với gạo Việt Nam.

Nhu cầu gạo phân khúc thấp ở nội địa tăng mà diện tích trồng lúa ngày càng thu hẹp vì có địa phương ở Đồng bằng sông Cứu Long chuyển sang nuôi tôm.

Trước đây, lúa có một năm 2 vụ, mỗi vụ 6 – 8 tấn gạo, 1ha trung bình thu hoạch 14 tấn. Nhưng chuyển sang nuôi tôm nên lúa nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cứu Long chỉ còn 1 vụ, chủ yếu gạo thơm.

Gạo nhập khẩu giá rẻ mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp chế biến, bù đắp khoảng trống gạo phân khúc thấp nên tôi đánh giá không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nông dân, cũng như giúp giá gạo Việt xuất khẩu ổn định, để còn cạnh tranh trên trường quốc tế.



Nguồn: https://tuoitre.vn/xuat-khau-gao-hang-dau-the-gioi-viet-nam-van-chi-ca-ti-usd-nhap-khau-gao-20240929214911664.htm

Cùng chủ đề

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 831/QĐ-BCT ngày 21/3/2025 thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc kinh doanh xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long. Kiểm tra việc thực thi các quy định pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo Hoạt động này nhằm đảm bảo tính minh bạch, ổn định thị trường và bảo vệ lợi ích của người sản xuất lúa gạo trước những biến...

Chuyển đổi số để chuyên nghiệp hoá ngành hàng lúa gạo

Những cánh đồng lúa thông minh Thời gian qua, Hà Nội đã hỗ trợ các hợp tác xã đưa ứng dụng công nghệ số vào sản xuất lúa và đạt hiệu quả khả quan. Đơn cử như tại Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú (huyện Chương Mỹ), công nghệ được ứng dụng từ sản xuất đến xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng...

Giá gạo Nhật Bản tăng “sốc”, gạo Việt liệu có cơ hội?

Tại Nhật Bản, thiếu hụt nguồn cung đẩy giá gạo trong nước tăng cao. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, liệu đây có là cơ hội cho gạo Việt? ‘Cửa khó’ không dễ vào Trong năm tài chính 2024 (kết thúc vào tháng 3/2025), lượng gạo được tư nhân tại Nhật Bản nộp đơn xin nhập khẩu đã đạt mức cao kỷ lục là 991 tấn tính đến cuối...

Nhật Bản muốn ngăn thiếu gạo bằng kế hoạch tăng xuất khẩu gấp 8 lần

Quan chức Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết nước này muốn tăng mạnh lượng xuất khẩu gạo vào năm 2030, một phần trong kế hoạch ổn định nguồn cung. ...

Ấn Độ mở cửa xuất khẩu gạo 100% tấm: Gạo Việt không bị ảnh hưởng nhiều?

Theo một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo, còn khoảng một tuần nữa sẽ thu hoạch rộ tại các vùng An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Các doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu cho biết Việt Nam có xuất tấm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

Bài đọc nhiều

Định giá chỉ 3,8 tỷ USD, điều gì xảy ra với Thaco của ông Trần Bá Dương?

Theo báo cáo tài chính của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities, mã CTS), khoản lãi từ bán các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) trong quý II/2023 tăng vọt từ mức 15,8 tỷ đồng cùng kỳ năm trước, lên hơn 152 tỷ đồng nhờ bán cổ phiếu chưa niêm yết. Cụ thể, CTS đã bán hơn 4,7 triệu cổ phiếu chưa niêm yết với tổng giá trị bán là...

Sửa nghị định để khai thác máy bay COMAC của Trung Quốc tại Việt Nam

Để các hãng hàng không Việt Nam có thể khai thác máy bay COMAC của Trung Quốc, cần sửa nghị định và thông tư nhằm cấp giấy chứng nhận loại cho máy bay này. Bộ Giao thông vận đã có công văn lấy ý...

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 tăng không ngừng nghỉ, nhẫn trơn lên kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 trên thị trường quốc tế tăng không ngừng nghỉ, liên tiếp lập các đỉnh cao lịch sử mới. Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng thêm 3 triệu đồng trong 3 ngày, vọt lên 91 triệu đồng/lượng - mức kỷ lục lịch sử với nhẫn trơn. Tới 20h ngày 5/2 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới ở mức 2.871 USD/ounce. Đây là đỉnh cao lịch sử mới. Vàng giao...

Lựa chọn CPTPP hay UKVFTA khi xuất khẩu sang Vương quốc Anh?

Doanh nghiệp cần lựa chọn hiệp định phù hợp nhất với nhu cầu của mình khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa đến từ các nước thành viên trong Hiệp định CPTPP. Nhiều lợi ích về kinh tế đối với Việt Nam Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một hiệp định thương mại tự do giữa 12 quốc gia bao gồm: Australia, Canada,...

Mỹ cải cách “mạnh tay” với các quy định phòng vệ thương mại

(PLVN) -  Hoa Kỳ vừa ban hành quy định mới về phòng vệ thương mại, có hiệu lực từ ngày 15/1/2025, với nhiều sửa đổi quan trọng liên quan đến thuế suất, lựa chọn quốc gia thay thế, thời hạn nộp thông tin và áp dụng dữ liệu bất lợi sẵn có...  25/02/2025 18:31 Ảnh minh hoạ. (PLVN) -  Hoa Kỳ vừa ban hành quy định mới về phòng vệ thương mại, có hiệu lực từ ngày 15/1/2025, với nhiều...

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Tiết lộ thù lao lãnh đạo loạt ngân hàng, nơi lãi nhất hệ thống trả thu nhập sếp ra sao?

Nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính năm 2024 qua kiểm toán. Báo cáo minh bạch các khoản thù lao, thu nhập lãnh đạo quản lý được nhận năm ngoái. Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liềnTại LPBank, ông...

Con trai chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bán hết cổ phiếu SSI

Ông Nguyễn Duy Linh - con trai chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu SSI nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. ...

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

Mới nhất