Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Hayan Abdel Ghani cho biết, các thủ tục cần thiết đã hoàn tất để việc xuất khẩu dầu qua đường ống Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ được nối lại.
Các thủ tục cần thiết đã hoàn tất
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Hayan Abdel Ghani cho biết trong một tuyên bố vào ngày 22/2 rằng tất cả các thủ tục cần thiết đã hoàn tất để việc xuất khẩu dầu qua đường ống Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ được nối lại.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq thông báo việc xuất khẩu dầu từ khu vực Kurdistan bán tự trị sẽ được tái khởi động vào tuần tới, giải quyết một cuộc tranh cãi kéo dài gần hai năm làm gián đoạn dòng chảy dầu thô.
Chính phủ liên bang Iraq và Chính quyền Khu vực Kurdistan (KRG) đã tổ chức các cuộc thảo luận kỹ thuật sau các phát biểu của Bộ trưởng Dầu mỏ để thống nhất các chi tiết cần thiết cho việc nối lại xuất khẩu, như cơ chế thanh toán mà các công ty dầu mỏ có thể chấp nhận.
![]() |
Mặc dù Iraq, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, xuất khẩu khoảng 85% dầu thô qua các cảng ở miền Nam, nhưng tuyến đường phía Bắc qua Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chiếm khoảng 0,5% nguồn cung dầu toàn cầu. Ảnh minh họa |
Thông báo này của Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq được đưa ra sau khi Quốc hội Iraq phê duyệt điều chỉnh ngân sách vào ngày 2 tháng 2, trong đó quy định mức chi phí vận chuyển và sản xuất dầu ở Kurdistan là 16 USD mỗi thùng.
Điều chỉnh này cũng yêu cầu KRG chuyển giao sản lượng dầu cho Tổ chức Nhà nước về tiếp thị Dầu mỏ (SOMO). Bộ Dầu mỏ Iraq trong tuyên bố vào ngày 22/2 đã yêu cầu KRG bắt đầu giao dầu thô cho SOMO để việc xuất khẩu có thể tiếp tục.
Ông Safeen Dizayee, người đứng đầu bộ phận quan hệ đối ngoại của KRG, cho biết rằng không còn vấn đề pháp lý hay kỹ thuật nào cản trở việc khôi phục dòng chảy dầu.
“Chỉ cần ấn nút để tăng sản lượng và sau đó tái xuất khẩu“, ông nói thêm, nhưng từ chối cho biết khi nào đường ống sẽ được mở lại.
Nguyên nhân ngừng dòng chảy dầu
Mặc dù Iraq, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, xuất khẩu khoảng 85% dầu thô qua các cảng ở miền Nam, nhưng tuyến đường phía Bắc qua Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chiếm khoảng 0,5% nguồn cung dầu toàn cầu.
Việc giải quyết tranh chấp kéo dài gần hai năm có thể cung cấp thêm nguồn cung dầu cho thị trường và làm giảm giá dầu.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho biết, Baghdad kỳ vọng sẽ nhận được khoảng 300.000 thùng dầu mỗi ngày từ khu vực này.
Việc tái khởi động xuất khẩu dầu cũng dự kiến sẽ giúp giảm bớt áp lực kinh tế đối với khu vực Kurdistan, nơi việc ngừng xuất khẩu đã dẫn đến sự chậm trễ trong việc trả lương cho công chức và cắt giảm các dịch vụ thiết yếu.
Vào ngày 25/3/2023, Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng bơm khoảng 450.000 thùng dầu mỗi ngày của Iraq, bao gồm khoảng 370.000 thùng dầu của KRG, qua đường ống đến Ceyhan- một thành phố cảng quan trọng nằm ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ ngừng dòng chảy dầu sau khi Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) yêu cầu thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara phải trả cho Baghdad khoảng 1,5 tỷ USD tiền đền bù cho các hoạt động xuất khẩu không được phép từ năm 2014 đến 2018.
Baghdad cho rằng Tổ chức Nhà nước về tiếp thị Dầu mỏ (SOMO) là đơn vị duy nhất được phép quản lý xuất khẩu dầu qua cảng Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc tái khởi động xuất khẩu dầu cũng dự kiến sẽ giúp giảm bớt áp lực kinh tế đối với khu vực Kurdistan, nơi ngừng xuất khẩu đã dẫn đến sự chậm trễ trong việc trả lương cho công chức và cắt giảm các dịch vụ thiết yếu. |
Nguồn: https://congthuong.vn/xuat-khau-dau-iraq-tho-nhi-ky-sap-duoc-noi-lai-375386.html