Ninh Thuận là địa phương có đồng bào Chăm đông nhất trong cả nước với 19.592 hộ, 90.207 khẩu, sinh sống tập trung trên địa bàn 35 thôn, khu phố của 13 xã, thị trấn thuộc 6 huyện, thành phố, chiếm 12,3% dân số toàn tỉnh. Thời điểm này, không khí chào đón mùa Xuân mới – Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại các làng Chăm đang rộn ràng. Đồng bào Chăm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Trong các thư mừng, lãnh đạo Việt Nam và Nga nhấn mạnh tình hữu nghị giữa Việt Nam và Nga đã vượt qua thử thách của lịch sử, khẳng định sức sống mạnh mẽ và ngày càng phát triển.Gắn với rừng, với làng bao đời nay, giờ đây, người Xơ Đăng ở vùng đất Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã vượt qua chính mình, bước ra khỏi làng học hỏi và tự tay xây dựng nhà sàn truyền thống, bảo tồn văn hóa để làm du lịch. Một sự thay đổi lớn lao của cộng đồng người Xơ Đăng ở vùng đất đầy thơ mộng này.Cùng với cả nước, hiện Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đang tích cực triển khai thực hiện các bước chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Nhân dịp đầu Xuân năm mới 2025, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Sóc Trăng xung quanh nội dung này.Cách đây 84 năm, đúng dịp Xuân Tân Tỵ 1941, đồng bào các dân tộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng vinh dự, tự hào thay mặt Nhân dân cả nước đón Bác Hồ sau 30 năm Người bôn ba tìm đường cứu nước. Đó là mùa Xuân đầu tiên, Người trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, để cùng Đảng ta đem lại những mùa Xuân cho dân tộc.Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), nhất là Chương trình MTQG 1719 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội, góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất của đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung về kết quả và những giải pháp để tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chương trình MTQG trên địa bàn.Lễ cúng tổ tiên trong những ngày Tết Nguyên đán của dân tộc Mường ở Hòa Bình là một trong những nét văn hóa tâm linh đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, tín ngưỡng, đồng thời phản ánh một phần bản sắc riêng biệt của cộng đồng người Mường nơi đây.Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 23/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ. Ngọt ngào bưởi Diễn Bắc Sơn. Hồn núi rừng trong chiếc bánh chưng xanh.Gần 300 tuổi, Lễ hội chợ Gò (huyện Tuy Phước, Bình Định) vẫn giữ truyền thống người bán không thách, người mua không trả giá, việc mua bán như một hình thức cầu lộc.Trong không khí đón Tết Nguyên đán 2025, các địa phương như Hạ Long, Đà Nẵng, Huế, Bến Tre, An Giang, Tiền Giang… đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan các điểm đến và trải nghiệm Tết cổ truyền.Nhân ngày đầu xuân năm mới, sáng 29/1 (tức sáng mồng 1 Tết Ất Tỵ) Chủ tịch nước Lương Cường đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.Hằng năm, vào ngày đầu tiên của năm mới (mồng 1 Tết Nguyên đán), khi bình minh vừa ló rạng, người Tày ở thôn Tha, xã Phương Độ (Tp. Hà Giang) sẽ đến giếng làng rửa mặt, lấy nước thiêng như một nghi thức để cầu phúc, lộc, bình an. Đồng bào Tày ở đây cho rằng, nước là khởi nguồn cho mọi sự sống, sinh sôi phát triển và có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Đối với bà con, nước còn có ý nghĩa giá trị tâm linh sâu sắc.Sáng 29/01/2025 (mùng 1 Tết Nguyên đán), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn cùng lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đón tiếp những vị khách đặc biệt, đến với Hạ Long vào ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ.
Cả sư nói chuyện Tết
Chào đón Xuân mới, chúng tôi đến thăm nhà Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, trụ trì tháp Pôklong Garai, ở thôn Phước Đồng 2, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước. Đường về các làng Chăm của huyện Ninh Phước được các Chương trình MTQG hỗ trợ kinh phí trải nhựa đi lại thuận lợi, tạo diện mạo nông thôn mới (NTM) khang trang, sạch đẹp.
Gặp lại người quen, Cả sư Đổng Bạ phấn khởi chia sẻ: “Qua xem truyền hình và theo dõi đời sống của bà con vùng đồng bào Chăm, tôi vui mừng thấy đất nước mình ngày càng phát triển, bang giao với các nước ngày càng mở rộng. Đối với tỉnh Ninh Thuận đã thu hút các nhà đầu tư đến xây dựng công trình điện gió, điện mặt trời, trở thành trung tâm năng lượng sạch của cả nước. Nhiều công ty đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, nông sản, may gia công, tạo việc làm cho lao động vùng đồng bào Chăm có thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm”.
Ngày xưa ở Lương Tri rất ít người biết đọc chữ quốc ngữ nay có nhiều em, cháu tốt nghiệp đại học trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo viên. Nhiều gia đình làm ăn khá giả mua sắm ô tô, xây nhà mới trị giá tiền tỷ trở lên. Bà con làng Chăm Lương Tri mừng đón Tết Ất Tỵ 2025 trong tinh thần phấn khởi, nhiều ước vọng về một năm mới bình an, ấm no, hạnh phúc”.
Sư cả Đạo Bùi, Phó Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà ni tỉnh Ninh Thuận
Ông Đàng Năng Tom, Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước cho biết, Ninh Phước là “vựa lúa” của tỉnh Ninh Thuận với sản lượng hằng năm đạt trên 85.000 tấn thóc thương phẩm. Tính riêng vụ lúa mùa năm 2024, nhờ chủ động nước tưới từ hệ thống thủy lợi Nha Trinh, các xã Phước Dân, Phước Hậu, Phước Thái, Phước Hữu… đều đạt năng suất bình quân 57 tạ/ha.
Các Chương trình MTQG đầu tư cho Ninh Phước trong năm 2024 lên tới 61.424 triệu đồng, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Trong đó, nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM là 24.578 triệu đồng; vốn Chương trình MTQG 1719 là 20.727 triệu đồng; vốn Chương trình giảm nghèo bền vững là 16.119 triệu đồng. Tính đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người đạt 81,8 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo của huyện Ninh Phước chỉ còn 0,82%, giảm 1,02% so với cuối năm 2023; tỷ lệ hộ nghèo tại các xã vùng đồng bào Chăm giảm thấp hơn so với toàn huyện.
Làng Chăm đón năm mới
Đi theo tuyến đường chào đón mùa Xuân mới 2025, chúng tôi đến với các làng Chăm thuộc xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam. Gặp lại Nghệ nhân Ưu tú, Người có uy tín Phú Bình Đồn ở thôn Tân Bổn, ông phấn khởi chia sẻ: “Dự án 4, Chương trình MTQG 1719 đầu tư kinh phí tu sửa đường nội thôn khang trang, sạch đẹp. Dự án 6 hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị, tu sửa nhà văn hóa, truyền dạy biểu diễn nhạc cụ cho thanh thiếu niên. Với vai trò là Nghệ nhân Ưu tú, tôi tích cực tham gia truyền dạy biểu diễn nhạc cụ cho thanh thiếu niên gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc”.
Trao đổi với ông Chế Gia Huy, Chủ tịch UBND xã Phước Ninh được biết, tính riêng năm 2024, xã Phước Ninh được Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ 2.325,5 triệu đồng để triển khai các dự án, tiểu dự án của Chương trình. Riêng Dự án 4 về Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu với tổng vốn 1.564,3 triệu đồng, địa phương đã duy tu các tuyến đường giao thông nội thôn; tường rào sân bóng Hiếu Thiện – Thiện Đức. Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch với kinh phí 757,2 triệu đồng… Đời sống của đồng bào Chăm xã Phước Ninh dựa vào nguồn thu nhập từ cánh đồng rộng 510ha canh tác hai vụ lúa kết hợp chăn nuôi gia súc có sừng với gần 6.500 con. Tính đến cuối năm 2024, toàn xã chỉ còn 42 hộ nghèo, chiếm 2,85%.
Sư cả Đạo Bùi, Phó Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà ni tỉnh Ninh Thuận, trụ trì Thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri phấn khởi thông tin, ngày xưa ở Lương Tri rất ít người biết đọc chữ quốc ngữ nay có nhiều cháu tốt nghiệp đại học trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo viên. Nhiều gia đình làm ăn khá giả mua sắm ô tô, xây nhà mới trị giá tiền tỷ trở lên. Bà con làng Chăm Lương Tri mừng đón Tết Ất Tỵ 2025 trong tinh thần phấn khởi, nhiều ước vọng về một năm mới bình an, ấm no, hạnh phúc.
Nguồn: https://baodantoc.vn/xuan-ve-tren-nhung-lang-cham-1737532254515.htm