Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủNgày 03/02/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị gặp mặt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan UBDT nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ.Ngày 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm của Trung ương, của các cấp ủy trong thời gian tới.Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủGiống như bao làng quê Bắc Bộ khác, Yên Đức, TP. Đông Triều (Quảng Ninh) hấp dẫn du khách bằng chính sự mộc mạc, bình dị của cảnh và người nơi đây. Đặc biệt, Yên Đức còn mang dấu ấn của vùng quê cách mạng với những di tích, lịch sử văn hóa độc đáo. Mùa xuân Ất Tỵ này, làng du lịch cộng đồng Yên Đức đón năm mới trong một diện mạo tươi sáng và tràn đầy hy vọng.Bộ LĐTB&XH dự báo, do tình hình thiếu hụt lao động cục bộ quý I/2025, nhu cầu tuyển dụng nhân sự tăng cao, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025–2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng và dân tộc ta. Đây là Đại hội chuẩn bị các điều kiện, tiền đề cần thiết để đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) năm 2025 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 7 – 9/2/2025, tức ngày mùng 10 đến ngày 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Hạ nêu, khai ấn tân niên . Sắc Xuân trên cao nguyên Lâm Viên. Người giữ lửa sử thi Tây Nguyên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong những ngày đầu Xuân năm mới Ất Tỵ, mặc dù thời tiết vùng cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang rất lạnh giá nhưng không ngăn nổi bước chân của du khách và người dân nơi đây đi trẩy hội du Xuân.Vào dịp đầu Xuân, trên khắp các bản làng vùng cao của người Mông, đâu đâu cũng tràn ngập không khí đón Xuân, trong tháng 2 và tháng 3/2025, huyện Bắc Hà (Lào Cai) sẽ khai hội nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắcMùa Xuân – mùa đẹp nhất trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La với khung cảnh nên thơ và lãng mạn. Đây cũng là thời điểm các loài hoa mận, hoa mơ, hoa đào, hoa cải thi nhau khoe sắc, cùng màu xanh non của đồng cỏ, đồi chè trải khắp sườn đồi, tạo nên bức tranh đa sắc màu, cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc đã thu hút đông đảo du khách đến với Mộc Châu trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.Châu Trường Lưu là “giọng ca vàng” của Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Ninh Thuận. Khán giả trong và ngoài tỉnh yêu mến giọng ca ấm áp thiết tha ngân vang trên sân khấu qua các mùa hội diễn cấp tỉnh, cấp quốc gia. Giọng ca “trời cho” của anh vinh dự được trao tặng nhiều huy chương vàng, bạc qua các hội thi.Ngày 4/2 (mùng 7 Tết), tại Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia miếu Tiên Công, xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ rước các “Cụ Thượng” lên tế lễ tại miếu. Năm nay, đến thời điểm chính hội, ngày mùng 7 tháng Giêng, đã có hơn 100 cụ đến tuổi thượng thọ tròn 80, 90 và 100 tuổi đến miếu Tiên Công dẫn lễ. Đây là lễ hội độc đáo tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người dân vùng cửa biển Bạch Đằng.
Ba Tầng là xã biên giới ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), toàn xã có 96% dân số là đồng bào Bru Vân Kiều. Trong nhiều năm qua, nhờ triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc nên đời sồng đồng bào không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, sau 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719, cơ sở hạ tầng ở xã Ba Tầng đã có nhiều khởi sắc. Cùng với đó, nguồn vốn sự nghiệp và các chương trình hỗ trợ sinh kế đã làm giảm tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 9,86%/năm.
Có mặt tại thôn Măng Sông, xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), đúng vào mùa bà con Bru Vân Kiều đang thu hoạch sắn. Nếu trước đây, mỗi mùa thu hoạch sắn bà con phải gùi, cõng…sắn từ khu sản xuất ra đường lớn mới bán được cho thương lái. Thì nay, xe ô tô cứ theo con đường bê tông mới xây dựng vào tận khu sản xuất để vận chuyển sắn về thẳng nhà máy. Bà con cũng có thể tự thuê xe ô tô chở sắn về tận nhà máy để nhập trực tiếp.
Cùng với vận chuyển sắn ra, công việc cày luống, vận chuyển phân bón vào khu sản xuất cũng được cơ giới hóa. Nhờ đó, năng suất cây sắn đã được nâng lên rõ rệt.
Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, chị Hồ Thị Bôi ở thôn Măng Sông kể: “Từ ngày ngày con đường vào khu sản xuất của thôn được đầu tư đổ bê tông, bà con đi làm thuận lợi lắm. Bây giờ máy cày, xe ô tô có thể vào tận nơi để vận chuyển sắn ra, đưa phân bón vào…”.
Không chỉ ở thôn Măng Sông, đến nay Chương trình MTQG 1719 đã đầu tư xây dựng được 7 tuyến đường đi vào 7 khu sản xuất các thôn ở xã Ba Tầng. Các tuyến đường này đều được thiết kế, thi công đổ bê tông kiên cố đảm bảo đạt tiêu chuẩn NTM.
Đến thời điểm hiện tại, tất cả các tuyến đường vào các khu sản sản xuất ở xã Ba Tầng đều đã hoàn công và đưa vào sử dụng. Giờ đây, đồng bào Bru Vân Kiều ở xã Ba Tầng đã có nhiều thuận lợi trong việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, năng suất cây trồng, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt.
Cùng với những tuyến đường được đầu tư xây mới, nhiều hộ gia đình Bru Vân Kiều có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở cũng được an cư trong những ngôi nhà “3 cứng”. Riêng trong năm 2024, nguồn vốn tại Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 đã đầu tư xây mới và bàn giao nhà “3 cứng” cho 22 hộ đồng bào.
Tính lũy kế đến 31/12/2024, nguồn vốn tại Dự án 1, chương trình MTQG 1719 đã đầu tư xây dựng và bàn giao được gần 50 căn nhà cho hộ DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở tại xã Ba Tầng.
Trải qua 4 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, nguồn vốn sự nghiệp đã trao được 86 con bò, tạo sinh kế bền vững cho 43 hộ đồng bào Bru -Vân Kiều ở xã Ba Tầng. Đáng chú ý, đến nay đã có những hộ có phát sinh thu nhập từ bò sinh sản. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình Bru Vân Kiều đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo tại địa phương.
Trong kế hoạch trao bò hỗ trợ sinh kế, đồng bào Bru- Vân Kiều ở xã Ba Tầng sẽ được cấp thêm 36 con bò trong năm 2025. Đây sẽ là động lực lớn giúp những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững.
Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Hồ Văn Bang, Chủ tịch UBND xã Ba Tầng phấn khởi cho biết: Đến nay, trên địa bàn xã đã có 7 tuyến đường được xây dựng; 4 thôn được đầu tư hệ thống nước sạch; trường TH & THCS đang được đầu tư xây mới 8 phòng học…Ngoài ra, chương trình hỗ trợ sinh kế đã làm cho tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương giảm bình quân 9,86%/ năm.
“Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ở Ba Tầng khởi sắc, đời sống Nhân dân được nâng lên, nhờ đó bà con được đón những cái Tết ấm áp, no đủ hơn”, Chủ tịch xã Hồ Văn Bang khẳng định.
Nguồn: https://baodantoc.vn/xuan-moi-noi-xa-vung-bien-tinh-quang-tri-1737445364484.htm