Trang chủKinh tếNông nghiệpXứ Mường đổi thay nhờ làn gió nông thôn mới

Xứ Mường đổi thay nhờ làn gió nông thôn mới


Thế nhưng đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc nơi vùng đất dưới chân núi Tản giờ đây đã được cải thiện đáng kể nhờ “làn gió nông thôn mới”.

Ngày mới ở những bản làng

Con đường khang trang, rộng đẹp chạy quanh co, uốn lượn ven dòng sông Đà êm đềm dẫn chúng tôi về với xã Minh Quang. Hai bên tuyến đường được kiên cố hóa khang trang, sạch đẹp, cờ hoa rực rỡ dưới nắng Xuân. Còn nhớ nhiều năm về trước, để đến với địa phương nằm dưới chân núi Tản, chúng tôi phải mất gần 2 giờ chạy xe máy. Con đường xưa vẫn vậy, nhưng nay về đến trung tâm xã Minh Quang chỉ mất hơn 1 giờ đồng hồ.

Ông Phạm Văn Bình (thôn Lặt) chia sẻ, trước đây đường về thôn bản vẫn chủ yếu là đường đất; hễ trời mưa là lầy lội bùn đất. Một số đoạn ngầm tràn thậm chí còn ngập nước. Việc đi lại khó khăn nên ít người lui tới xã Minh Quang. Nhưng đó chỉ còn là câu chuyện của ngày hôm qua. Từ khi chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai, hệ thống giao thông tại xã Minh Quang được Nhà nước đầu tư nâng cấp ngày một đồng bộ.

“Không chỉ giúp bà con thoát cảnh nắng bụi, mưa lầy, những tuyến đường nông thôn mới còn tạo điều kiện thuận lợi để người dân di chuyển đến các xã lân cận giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế…” – Trưởng thôn Đầm Sản Nguyễn Mạnh Tuân phấn khởi.

Bên cạnh điểm nhấn về hạ tầng giao thông với 100% các tuyến đường đã được cứng hóa, về xã Minh Quang hôm nay, nhiều người con xa xứ có lẽ không khỏi ngạc nhiên bởi những đổi thay toàn diện trên mảnh đất quê hương. Vùng đất dưới chân núi Tản hôm nay như bừng sáng.

Đến nay, 100% đường giao thông nông thôn tại 15 thôn thuộc xã Minh Quang đã có hệ thống đèn chiếu sáng; được tô điểm với tường tranh bích họa, hoa và cây xanh. Cơ sở vật chất giáo dục, thiết chế văn hóa, y tế được đầu tư xây dựng đạt chuẩn quốc gia góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc.

Xã không còn hộ nghèo

Nằm cách xa trung tâm Thủ đô và huyện Ba Vì, xã Minh Quang có điều kiện kinh tế hết sức khó khăn. Nhiều năm về trước, người dân nơi đây với hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường, chỉ biết trông vào canh tác nông nghiệp truyền thống. Thu nhập hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo cao, có thời điểm cứ 10 gia đình lại có 1 hộ nghèo.

 

Xã có hơn 40% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương ưu tiên. Các hoạt động văn hóa, lễ hội gắn với văn hóa Mường thường xuyên được tổ chức giúp gắn kết cộng đồng. Sự hòa quyện giữ văn hóa Mường và phát triển kinh tế giúp xã Minh Quang có được bản sắc riêng trong xây dựng nông thôn mới.

Phó Bí thư Đảng ủy xã Minh Quang Phạm Văn Minh

Phó Chủ tịch UBND xã Minh Quang Nguyễn Mạnh Thước cho biết, những năm gần đây, trên cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng nâng cấp đồng bộ và chính sách hỗ trợ của TP Hà Nội, đồng bào các dân tộc mạnh dạn tham gia phát triển mô hình kinh tế mới.

Hiện nay, ở các thôn trên địa bàn xã Minh Quang đều có mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Đơn cử như tại thôn Minh Hồng, người dân hiện đang phát triển mạnh làng nghề làm miến dong. Sản phẩm miến dong của Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Hồng đã được UBND TP Hà Nội công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, được người tiêu dùng Thủ đô và cả nước tin tưởng, lựa chọn.

Tại thôn Xuân Thọ, chị Nguyễn Thị Hoa cũng đang phát triển khá tốt mô hình trồng rau an toàn theo hướng VietGAP. “Trước đây cứ trồng khoai, sắn, thu nhập chỉ đủ ăn. Hai năm gần đây, xã vận động chuyển đổi sang trồng rau, hỗ trợ cả vốn và kỹ thuật, hiệu quả khá tốt nên cũng có đồng ra, đồng vào…” – chị Nguyễn Thị Hoa chia sẻ.

Việc đa dạng hóa các mô hình kinh tế nông thôn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân xã Minh Quang; đến nay con số này đã đạt hơn 76 triệu đồng/người/năm. Toàn xã không còn hộ nghèo.

Thành quả từ sức dân

Theo Chủ tịch UBND xã Minh Quang Nguyễn Tiến Tha, địa phương luôn xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, là hành trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Chính vì vậy, sau khi được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, địa phương đã ban hành nghị quyết, huy động mọi nguồn lực tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Trong giai đoạn 2021 – 2024, xã Minh Quang đã huy động được hơn 655 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nguồn lực được bố trí để tập trung nâng cấp hạ tầng nông thôn, nhất là các điều kiện phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, giữ gìn cảnh quan môi trường…

Trưởng thôn Lặt (xã Minh Quang) Đinh Trọng Hà chia sẻ, cán bộ thôn bản thường xuyên tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa mà xây dựng nông thôn mới mang lại. Nhờ đó, đồng bào các dân tộc đều hiểu, đồng thuận và tích cực tham gia chung sức.

Điều đáng mừng là trong xây dựng nông thôn mới, tình làng, nghĩa xóm được vun đắp thêm. Với những hộ dân không phải hiến đất làm đường, bà con cùng nhau đóng góp ngày công lao động, xây lại những đoạn tường bao cho các gia đình đã thực hiện tháo dỡ khi hiến đất, góp phần chung tay cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Theo thống kê của UBND xã Minh Quang, từ năm 2021 đến nay, người dân các thôn trên địa bàn xã đã tự nguyện hiến gần 35.600m² đất để mở rộng đường giao thông và xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi; đóng góp hơn 5.280 ngày công lao động để chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, trồng mới và chăm sóc đường hoa, cây xanh, vệ sinh môi trường. Người dân cũng đóng góp gần 3 tỷ đồng tiền mặt để xây dựng cổng chào các thôn: Liên Bu, Sổ, Cốc Đồng Tâm.

Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội Ngọ Văn Ngôn đánh giá, trong số 13 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô, xã Minh Quang là một điểm sáng, là điển hình trong nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.

“Trở thành địa phương đầu tiên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô về đích nông thôn mới nâng cao là bước tiến đáng tự hào, niềm vinh dự lớn của đồng bào các dân tộc ở xã Minh Quang. Qua đó, tiếp tục khẳng định Nhân dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới” – ông Ngọ Văn Ngôn nhấn mạnh.

Những con đường trải nhựa, những ngôi nhà khang trang, những nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của đồng bào các dân tộc ở xã Minh Quang trong ngày trở về là minh chứng rõ ràng nhất cho thành công của phong trào xây dựng nông thôn mới tại vùng đất dưới chân núi Tản. Kết quả đạt được của xã Minh Quang có thể xem là niềm tự hào chung của huyện Ba Vì và TP Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

 

Sống đến nay đã gần 70 tuổi, tôi không nghĩ xã Minh Quang lại có ngày “thay da đổi thịt” được như hôm nay. Người dân nhìn vào thành quả của xã cũng cảm thấy rất tự hào…

Ông Đinh Văn Cương (thôn Víp, xã Minh Quang)



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/xu-muong-doi-thay-nho-lan-gio-nong-thon-moi.html

Cùng chủ đề

Sức sống mới ở vùng nông thôn Hải Phòng

Thành quả của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Hải Phòng đã tạo nên sức sống mới, sự thay đổi nhanh chóng, rõ nét ở khu vực nông thôn. Nông thôn thay “áo...

Xứ Mường vang tiếng sáo ôi

(NB&CL) Sáo ôi - từ một nhạc cụ mộc mạc, đơn sơ của người Mường đã không ngừng phát triển để bắt kịp nền âm nhạc hiện đại, góp phần làm phong phú, đa dạng thêm cho âm nhạc truyền thống Việt Nam. Trong những không gian truyền thống, tiếng sáo...

Ninh Bình có thêm 1 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao

Quyết định giao UBND tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Yên Mô tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về kinh tế và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng NTM. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương...

Lâm Đồng: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP để xây dựng nông thôn mới giàu mạnh

Xác định tầm quan trọng của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển chương trình… Nhà nông tiên phong làm OCOP Đức Trọng là một trong những địa phương ở Lâm Đồng có nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có để phát triển sản phẩm OCOP.  Xác định tầm quan trọng của Chương trình...

Du lịch nông nghiệp: Tìm cách bứt phá

Phát triển du lịch nông nghiệp được xác định là một giải pháp động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững đồng thời nâng giá trị nông sản cho mỗi địa phương. Tuy nhiên, các hoạt động...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nam đặt mục tiêu đón 5,1 triệu khách du lịch trong năm 2025

Kinhtedothi-Những năm qua, du lịch Hà Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của khu vực đồng bằng sông Hồng. Nối tiếp thành công đó, tỉnh đặt mục tiêu đón 5,1 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 với doanh thu dự kiến đạt 4.300 tỷ đồng. Hà Nam: điểm đến văn hóa, lịch sử và tâm linh hấp dẫn Hà Nam sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi...

Hà Nội triển khai nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy

Kinhtedothi - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã ký ban hành Công văn số 362/UBND-NC ngày 7/2/2025 về việc triển khai nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo đó, nhằm bảo đảm tiến độ hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc TP, UBND TP giao Sở Nội vụ hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn, tổ chức...

kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính trong đội ngũ cán bộ, đảng viên

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 377/UBND-NC về nâng cao hiệu quả thực hiện công tác giáo dục liêm chính trên địa bàn TP Hà Nội. Nâng cao ý thức tự giác, tự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ Nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hiện tốt công tác giáo dục liêm chính trên địa bàn, UBND TP yêu cầu các...

phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Kinhtedothi - TP Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng theo tinh thần của Nghị quyết số 13-NQ/TW và các giải pháp chủ yếu để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đi trước một bước... UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 17/7/2024 của Thủ...

Phòng ngừa đột quỵ – lời khuyên từ chuyên gia

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của con người. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên Đán – thời điểm sum vầy của mọi nhà, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống thường có nhiều thay đổi. Đây cũng chính là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ xảy...

Bài đọc nhiều

Nông sản chủ lực xuất khẩu gặp khó ngay đầu năm 2025

Đối mặt nhiều thách thức Năm 2025, ngành nông sản Việt Nam đối mặt những thách thức lớn khi các thị trường xuất khẩu chủ lực liên tục áp dụng những quy định mới, đặt ra rào cản không nhỏ cho doanh nghiệp và nông dân trong nước. Đơn cử như sầu riêng, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngay đầu năm, Trung Quốc (thị trường tiêu thụ chính của sầu riêng Việt Nam) đã...

Nuôi loài động vật hoang dã lông như gai nhọn, trồng hẳn vườn mít Thái cho ăn, chị nông dân Bình Phước thu 200...

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm gần đây, nông dân phường Minh Hưng, thị xã Chơn Thành (Bình Phước) đã chuyển sang một số mô hình chăn nuôi mới. Trong số đó, nuôi nhím là mô hình mới phát triển, mang lại thu nhập khá...

Đưa giống ổi này lên đồi núi trồng, quả thơm ngon lại bán được giá cao gấp đôi các giống khác

Với mô hình làm ổi Ru Bi trên vùng núi của chị Lê Thị Kim Thanh (thôn Suối Lách, xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) đang bước đầu hái quả ngọt, các du khách sau khi sử dụng điều hết lời khen ngợi. ...

Bỏ lúa chuyển sang trồng bưởi, trai đất Lâm Đồng có bí quyết ra quả trĩu trịt, 10 trái đẹp cả 10

Một nông dân còn rất trẻ đã chuyển đổi đất lúa sang trồng bưởi da xanh. Những trái bưởi da xanh ruột đỏ, được xây dựng thành sản phẩm OCOP địa phương, mang lại những vụ quả ngọt. ...

Quảng Nam: Sau 10 năm lên phường

Những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng phường...

Cùng chuyên mục

Trồng mai vàng Bình Định kiểu gì mà nhà nông dân này “tự trả lương” 200-300 triệu/năm?

Từng canh tác nhiều loại cây trồng nhưng đều mang lại hiệu quả kinh tế không cao, gần 10 năm trước, được bạn bè chỉ bày, vợ chồng chị Nguyễn Thị Minh Hồng (SN 1975, ở xã Nhơn Phong, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định) thử sức với cây mai vàng. ...

Đặc sản Cà Mau, vùng biển này trên trời dưới là các con vật nuôi-cua Cà Mau to bự thế này đây

Với lợi thế về độ mặn, thông số môi trường thích hợp phát triển cua thương phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cua trong và ngoài nước, cua Ngọc Hiển nói riêng, cua Cà Mau nói chung được đánh giá là ngon nhất cả nước... ...

Tỷ phú Thái Bình, nuôi tôm vụ đông công nghệ cao, hễ nhà nào xúc bán trúng ngay tiền tỷ

Những ngày cuối năm 2024, người nuôi tôm trên địa bàn huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) vui mừng vì tôm được mùa, được giá, có gia đình thu tiền tỷ. ...

Vây lưới “trúng” mẻ cá cơm tươi roi rói, ngư dân vui vì có tiền, cười nói rôm rả, xôn xao cả làng

Hàng trăm lượt tàu thuyền của ngư dân xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, Bình Định), liên tục “trúng đậm” cá cơm, thay phiên vào ra bến cá của xã để “bán lộc” đầu năm. ...

Điều tra đối tượng môi giới, móc nối đưa tàu cá đi khai thác “lậu” vùng biển nước ngoài

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định giao Công an, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo lực lượng phối hợp với các tỉnh phía Nam điều tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm khai thác IUU; cá nhân môi giới, móc...

Mới nhất

Đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, cao nhất là 18 triệu/tháng

Hàng loạt tỉnh gồm Hà Tĩnh, Bắc Giang, Sơn La, Quảng Bình… và các bộ như Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Y tế… cùng đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh. Mức cao nhất được kiến nghị là 18 triệu đồng/tháng. ...

Rực sắc lễ hội hoa đào 2025

NDO - Ngày 8/2, tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định), Lễ hội hoa đào 2025 đã chính thức khai mạc với chủ đề “Sắc Xuân hoa đào - Kết nối văn hóa”. Sự kiện diễn ra tại làng K3, xã Vĩnh Sơn đã thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi đến...

Chồng hiến thận, giữ mạng sống cho vợ bị suy thận giai đoạn cuối

Không đành lòng nhìn sức khỏe của vợ kém dần sau gần 5 năm suy thận giai đoạn...

Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

Gần đây, ông B.V.Đ, 53 tuổi, từ Hải Dương, đã đến Phòng khám Đa khoa Medlatec vì lo lắng về các triệu chứng ho khan và nuốt nghẹn. Gần đây, ông B.V.Đ, 53 tuổi, từ Hải Dương, đã đến Phòng khám Đa khoa Medlatec vì lo lắng về các triệu chứng ho khan và nuốt nghẹn. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu sớm kêu gọi đầu tư sân bay Chu Lai

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao tỉnh Quảng Nam kêu gọi nhà đầu tư xây dựng sân bay Chu Lai cấp 4F và quy hoạch, phát triển đô thị sân bay, phát triển hệ sinh thái sân bay. ...

Mới nhất