Trang chủDi sảnXét tặng danh hiệu NNND, NNƯT: Thúc đẩy sự tiếp nối, phát...

Xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT: Thúc đẩy sự tiếp nối, phát huy giá trị di sản


VHO – Sáng 15.10, Sở VHTT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn thực hiện công tác xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” (NNND, NNƯT) trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể lần thứ IV trên địa bàn TP Hà Nội.

Xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT: Thúc đẩy sự tiếp nối, phát huy giá trị di sản - ảnh 1

Bổ sung thêm loại hình được xét danh hiệu

Ngày 24.6.2024, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1690/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ tư.

So với những lần xét tặng trước đây, Nghị định 93/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT  trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể có hiệu lực thi hành từ ngày 15.2.2024 có nhiều điểm đổi mới so với Nghị định 62/2014/NĐ-CP.

Theo TS. Nguyễn Thị Thu Trang (Trưởng Phòng Quản lý Di sản văn hóa phi vật thể, Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL), bên cạnh 6 loại hình di sản văn hoá phi vật thể quy định trước đây: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian, tại Nghị định 93 có thêm loại hình nghề thủ công truyền thống.

Giải đáp thắc mắc của nghệ nhân về xác định rõ ranh giới giữa thủ công mỹ nghệ và thủ công truyền thống để các quận, huyện hướng dẫn tới các nghệ nhân, TS. Nguyễn Thu Trang cho biết, nghề thủ công truyền thống gồm các biểu đạt văn hóa được thể hiện thông qua việc thực hành, sáng tạo của cá nhân, cộng đồng theo hình thức thủ công với kỹ thuật, hình thức, trang trí, nghệ thuật, nguyên vật liệu có yếu tố bản địa và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để tạo ra các sản phẩm có tính độc bản, mang bản sắc văn hóa cộng đồng.

Xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT: Thúc đẩy sự tiếp nối, phát huy giá trị di sản - ảnh 2
TS. Nguyễn Thị Thu Trang (Trưởng Phòng Quản lý Di sản văn hóa phi vật thể, Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL giải đáp thông tin tại Hội nghị Tập huấn

Nghề thủ công truyền thống là việc sử dụng các nguyên vật liệu bản địa (nguồn tại chỗ như mây, tre, nứa); nghề được trao truyền qua nhiều thế hệ, không giống với một số loại hình như tranh cát, tranh thêu XQ mới xuất hiện  chưa đáp ứng được là tiêu chí là di sản văn hoá.

 “Việc trao truyền cho thấy giá trị cộng đồng của nghề, không phải nghề chạy theo xu hướng, một vài năm lại bỏ”, TS Nguyễn Thị Thu Trang chia sẻ. Mặt khác, nghề thủ công truyền thống là sản phẩm có tính độc bản, các sản phẩm tạo ra không giống nhau như sản xuất công nghiệp.

Xác định rõ loại hình di sản

Tại Hội nghị tập huấn, nhiều câu hỏi của các nghệ nhân đã được đưa ra về việc xác định loại hình di sản văn hoá phi vật thể để thực hiện hồ sơ xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT.

Hội nghị cũng trao đổi, làm rõ những vấn đề về các nghề truyền thống đã bị mai một, hiện còn rất ít người thực hành và việc truyền dạy rất khó khăn, chẳng hạn như nghề dệt the La Khê, quận Hà Đông có thể xét danh nghệ nhân hay không? Có những di sản chưa được kiểm kê nhận diện, vậy nghệ nhân của những di sản đó có thể làm hồ sơ đề nghị xét tặng không?

TS. Nguyễn Thị Thu Trang cho biết, bên cạnh những tiêu chuẩn chung, nghệ nhân được xét tặng cần có tài năng hoặc kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể được tôn vinh; có cống hiến to lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ, thể hiện ở việc hiểu biết, nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại hình di sản văn hóa phi vật thể…

Xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT: Thúc đẩy sự tiếp nối, phát huy giá trị di sản - ảnh 3
Các đại biểu, nghệ nhân tham dự Hội nghị tập huấn

“Việc xét danh hiệu nghệ nhân không liên quan đến việc nghề mai một, hay việc truyền dạy khó khăn. Quan trọng là nghề đó vẫn đang được thực hành, trao truyền, thể hiện sự duy trì, tiếp nối của di sản. Nghệ nhân nên mạnh dạn làm hồ sơ. Với loại hình nghề càng mai một, càng cần đến các NNND, NNƯT. Vì việc xét tặng là để thúc đẩy các cá nhân, thể hiện sự tiếp nối, thúc đẩy nhiều người quan tâm, tiếp tục học nghề, duy trì nghề” – TS Nguyễn Thị Thu Trang.

Ngoài những nội dung kể trên, tại buổi tập huấn, các chuyên gia cũng đề nghị chính quyền quận, huyện tăng cường rà soát, tích cực hỗ trợ các nghệ nhân trong việc xây dựng, hoàn thiện hồ sơ xét NNND, NNƯT, đảm bảo việc thực hiện đúng, nghiêm túc, hiệu quả các quy định của pháp luật.

Ngày 24.6.2024, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1690/QĐ-BVHTTDL về Kế hoạch xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ tư.

Ngày 4.7.2024, Công văn số 2806/BVHTTDL-TCCB hướng dẫn xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ tư.

Ngày 9.9.2024, UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 4726/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn TP. Hà Nội lần thứ tư. Ngày 19.9.2024, Sở VHTT Hà Nội ban hành Kế hoạch và hướng dẫn thực hiện số 681/KH-SVHTT cũng về nội dung trên.

Các nội dung này đã được Sở VHTT Hà Nội triển khai tới các quận, huyện, thị xã để tuyên truyền, phổ biến tới các cá nhân, nghệ nhân đang thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn TP.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/xet-tang-danh-hieu-nnnd-nnut-thuc-day-su-tiep-noi-phat-huy-gia-tri-di-san-108436.html

Cùng chủ đề

Vì sao đa số cán bộ y tế trường học ở Thanh Hóa không có chuyên môn y?

TPO - Theo kết quả kiểm tra, giám sát công tác y tế trường học ở Thanh Hóa cho thấy, cán bộ thực hiện công tác y tế trường học đa số là cán bộ kiêm nhiệm, không có chuyên môn y. TPO - Theo kết quả kiểm tra, giám sát công tác y tế trường học ở Thanh Hóa cho thấy, cán bộ thực hiện công tác y tế trường học đa số là cán bộ...

Người dân ở 2 xã biên giới của Nghệ An được tập huấn công tác quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia

Trong 2 ngày 26-27/12, người dân ở 2 xã biên giới Tam Quang và Tam Hợp (huyện Tương Dương) được tập huấn công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và bảo vệ hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chương trình tập huấn do Sở Ngoại vụ phối hợp Bộ đội Biên phòng tỉnh và Công an tỉnh tổ chức với 300 đại biểu tham dự. ...

Sóc Trăng: Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho cán bộ vùng đồng bào DTTS khu vực biên giới biển

Ngày 25/12, tại Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin đối ngoại cho cán bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới biển tỉnh Sóc Trăng.Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm...

Cụm thi đua các Hội Nhà báo miền Đông Nam Bộ tập trung công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho hội viên

(CLO) Ngày 24/12, Cụm thi đua các Hội Nhà báo miền Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt...

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Sáng 17/12, Thượng tướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Cửa Bắc- Nhân Chứng Lịch Sử Và Tinh Thần Kháng Chiến Hà Nội

Nằm khiêm nhường trên con phố Phan Đình Phùng rợp bóng cây xanh, Cửa Bắc hiện diện như một chứng nhân bất khuất của lịch sử, gắn liền với những giai đoạn hào hùng và đau thương trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại thực dân Pháp. Xây dựng từ thời Nguyễn, Cửa Bắc là cổng thành duy nhất của Hoàng thành Hà Nội còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, trở thành biểu tượng...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Cùng chuyên mục

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa | Báo Văn Hóa Online   Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-neu-don-tet-tai-khu-di-san-hue-119473.html

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Mới nhất

Xuất khẩu sang Canada tăng trưởng ấn tượng

Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tiếp đà tăng khá trong năm 2024, với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 6,4 tỷ USD, tăng gần 13,5%. Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ...

Kỳ vọng những thay đổi lớn

Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ vọng về những thay đổi lớn trong cấu trúc pháp lý và nền kinh tế. Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị...

Ám ảnh tai nạn pháo nổ ngày Tết: Người mất tay, người mù mắt

Trong 9 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 33 ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Trong đó có nhiều trường hợp chấn thương nghiêm trọng như mù mắt, giập nát chi thể... ...

6 ngày, ‘vũ trụ Vin’ đón hơn 11 triệu lượt khách

Chỉ trong 6 ngày cao điểm Tết Ất Tỵ (từ 29 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng), các “điểm cầu” Vingroupđã thu hút hơn 11 triệu lượt khách “đổ bộ”, thiết lập hàng loạt dấu ấn cho ngành du lịch Việt. Là một trong những điểm đến mở cửa xuyên Tết, Lễ hội Ánh sáng phương Đông tại...

Cơ bản hoàn thành sắp xếp bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể TW

Tổng Bí thư nhấn mạnh, đến nay chúng ta đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp tinh gọn bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể ở Trung ương, đây chính là tiền đề vững chắc để chúng ta tiếp tục hoàn thành...

Mới nhất