Trang chủNewsThời sựXem xét cơ chế đặc thù, đưa tư vấn Việt Nam tham...

Xem xét cơ chế đặc thù, đưa tư vấn Việt Nam tham gia dự án đường sắt tốc độ cao

Việc xem xét cơ chế đặc thù, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư vấn Việt Nam tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được đánh giá là cần thiết, góp phần đảm bảo tính độc lập, khách quan, kiểm soát chi phí phù hợp với điều kiện trong nước.

4 lý do cần giao việc cho tư vấn trong nước

Năm 2024, niềm vui lớn đến với Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) khi dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam – Dự án TEDI trực tiếp tham gia nghiên cứu và tham gia xây dựng báo cáo tiền khả thi chính thức được Quốc hội bấm nút thông qua chủ trương đầu tư.

Xem xét cơ chế đặc thù, đưa tư vấn Việt Nam tham gia dự án đường sắt tốc độ cao- Ảnh 1.

Phối cảnh dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (Ảnh AI).

Nhìn nhận cơ hội tại dự án, ông Phạm Hữu Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị TEDI cho rằng, ĐSTĐC là loại hình có công nghệ, kỹ thuật tương đối mới mẻ. Song, các công trình hạ tầng (cầu, hầm, dân dụng…) có yêu cầu kỹ thuật cao, nhưng cơ bản các đơn vị tư vấn trong nước có thể đảm nhận.

Những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình triển khai dịch vụ tư vấn thiết kế, thi công các dự án hạ tầng lớn như: đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cầu Nhật Tân, cầu Mỹ Thuận 2 hay Cảng hàng không quốc tế Long Thành… sẽ hỗ trợ tư vấn triển khai thành công các hạng mục hạ tầng của dự án.

Theo ông Sơn, một trong những yêu cầu đặt ra của Trung ương là đề cao tính tự lực tự cường, huy động tối đa các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư xây dựng, vận hành khai thác dự án.

Trên tinh thần đó, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đã đánh giá, dự kiến đề xuất ràng buộc điều kiện phải chuyển giao công nghệ và xây dựng định hướng phát triển công nghiệp đường sắt đến năm 2045 với 4 mục tiêu lớn: làm chủ về công nghiệp xây dựng; lắp ráp trong nước và từng bước nội địa hóa phương tiện đối với đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; sản xuất trong nước và từng bước nội địa hóa linh kiện phần cứng, phần mềm về thông tin, tín hiệu và hệ thống cấp điện; làm chủ toàn bộ công tác vận hành, bảo trì, sửa chữa đối với ĐSTĐC.

Hiện thực hóa mục tiêu trên, 4 lý do được Chủ tịch TEDI đưa ra và cho rằng, việc xem xét tạo điều kiện tối đa cho lực lượng tư vấn trong nước triển khai dự án ĐSTĐC là điều cần thiết.

Hơn 10 năm qua, đơn vị đã chủ động xây dựng, phát triển lực lượng kỹ sư tư vấn liên quan đến lĩnh vực đường sắt.

Các chương trình tham quan học tập tại các nước phát triển ĐSTĐC, các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn, thu thập tài liệu quốc tế, nghiên cứu công nghệ thi công, tính toán đối chứng kết cấu… đã giúp các kỹ sư TEDI nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật công nghệ tiên tiến trên thế giới.

TEDI cũng đã định hướng xây dựng các nhóm chuyên môn phù hợp với các chuyên ngành của lĩnh vực đường sắt như: Hạ tầng, thiết bị, phương tiện, tổ chức khai thác, vận hành bảo dưỡng… Từ đó thu thập tài liệu, nghiên cứu hệ thống tiêu chuẩn về khảo sát, thiết kế, thi công nghiệm thu và vận hành khai thác, thiết lập các khung tiêu chuẩn, các định hướng thiết kế phù hợp đối với từng giai đoạn thực hiện dự án.

Thứ nhất, ĐSTĐC là dự án sử dụng công nghệ hiện đại, lần đầu triển khai tại Việt Nam, cần nghiên cứu, lựa chọn loại hình công nghệ phù hợp với hình thái địa lý và nhu cầu vận tải, vừa đáp ứng được tính đồng bộ, hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển, vừa đảm bảo khả năng tiếp cận, làm chủ trong vận hành khai thác. Việc chọn lựa ra hệ thống tiêu chuẩn áp dụng cũng cần được quan tâm thực hiện. 

Quá trình này không thể tách rời vai trò của tư vấn trong nước để cùng nghiên cứu đề xuất, đảm bảo sự phù hợp với các điều kiện trong nước.

Thứ hai, Việt Nam cần làm chủ phần xây dựng (chiếm khoảng 75% giá trị xây dựng, thiết bị). Các doanh nghiệp tư vấn trong nước có thể huy động thêm các chuyên gia quốc tế để triển khai ngay công tác khảo sát, thiết kế, lựa chọn hướng tuyến và vị trí công trình trên tuyến, thiết kế phần hạ tầng xây dựng, sớm bàn giao phạm vi GPMB để các địa phương triển khai các công việc tiếp theo, đáp ứng tiến độ dự án.

Thứ ba, đối với hạng mục lựa chọn, chuyển giao công nghệ, vai trò của tư vấn trong nước như một đối tác và là cầu nối hữu hiệu để các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp nhận chuyển giao. Điều này đã được chứng minh cụ thể đối với một số quốc gia đi trước như: Hàn Quốc, Thái Lan…

Thứ tư, việc đầu tư dự án ĐSTĐC mới chỉ là sự khởi đầu, quá trình vận hành khai thác sẽ theo suốt chúng ta trong tương lai. Chiến lược của Chính phủ là phải tiến tới làm chủ hoàn toàn quá trình vận hành khai thác.

“Như vậy, tư vấn trong nước có vai trò quan trọng trong việc triển khai dự án ĐSTĐC, là lực lượng đi đầu trong việc tiếp nhận, làm chủ và chuyển giao cho các đơn vị trong nước để thực hiện thành công dự án, đảm bảo tính độc lập, khách quan, kiểm soát chi phí phù hợp với điều kiện Việt Nam”, ông Phạm Hữu Sơn chia sẻ.

Nhìn từ hai dự án: Dự án cầu Mỹ Thuận 1 và cầu Mỹ Thuận 2. Nếu trước đây, cầu Mỹ Thuận 1 do nước ngoài thiết kế, thi công, suất đầu tư khoảng 5.000 USD/m2 thì với cầu Mỹ Thuận 2 do đội ngũ các kỹ sư, công nhân Việt Nam thực hiện hoàn toàn trong tất cả các khâu, suất đầu tư chỉ khoảng 2.400 USD/m2. Chính phủ và các cơ quan quản lý có thể tin tưởng khả năng tiếp nhận, làm chủ trong thiết kế, thi công, tối ưu chi phí xây dựng dự án của doanh nghiệp trong nước.

Ông Phạm Hữu Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị TEDI

Hai mô hình lựa chọn

Dưới góc độ phân tích chuyên môn, lãnh đạo TEDI cho rằng, việc lựa chọn tư vấn nghiên cứu dự án có thể triển khai theo hai mô hình.

Mô hình 1 là liên danh tư vấn bao gồm quốc tế và trong nước. Trong đó, tư vấn quốc tế đứng đầu liên danh, tư vấn trong nước là thành viên triển khai các hạng mục công việc theo thỏa thuận.

Triển khai mô hình này sẽ lựa chọn được tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án. Song, thời gian lựa chọn tư vấn quốc tế sẽ dài hơn; tính linh hoạt trong tham mưu, xử lý các công việc yêu cầu tiến độ gấp bị hạn chế.

Mô hình 2 là liên danh tư vấn bao gồm quốc tế và trong nước. Trong đó, tư vấn trong nước đứng đầu liên danh có thể huy động thêm các vị trí nhân sự chủ chốt là các chuyên gia quốc tế.

Với mô hình này, một số chuyên gia quốc tế sẽ được huy động, làm việc dưới sự điều hành trực tiếp của doanh nghiệp tư vấn trong nước, đảm bảo linh hoạt trong giải quyết công việc, quản lý tốt về chi phí và công nghệ. Tuy nhiên, mô hình này muốn đảm bảo tính khả thi đòi hỏi phải có cơ chế chính sách như cho phép sử dụng năng lực kinh nghiệm theo cấp hạng công trình tương tự, đánh giá năng lực tài chính của tổng thể liên danh hoặc không xét.

Xem xét cơ chế đặc thù, đưa tư vấn Việt Nam tham gia dự án đường sắt tốc độ cao- Ảnh 2.

Việc đưa doanh nghiệp xây dựng trong nước tham gia dự án ĐSTĐC được đánh giá sẽ đảm bảo cho quá trình chuyển giao, tiến tới tự chủ công nghệ (Ảnh AI).

Xem xét cơ chế đặc thù 

Xác định dự án ĐSTĐC với giá trị xây dựng cơ bản khoảng 33 tỷ USD là cơ hội lớn cho doanh nghiệp, nhà thầu Việt, ngày 18/12/2024, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam đã ký văn bản kiến nghị Thủ tướng xem xét loạt cơ chế đặc thù cho dự án ĐSTĐC Bắc – Nam.

Đặc biệt quan tâm công tác lựa chọn nhà thầu, VACC đề xuất cấp có thẩm quyền nghiên cứu cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu trong dự án và áp dụng giảm giá 5%.

Tiêu chí lựa chọn năng lực kinh nghiệm nhà thầu trong nước là các nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm; từng tham gia các dự án, công trình giao thông có cấp hạng (theo phân cấp công trình xây dựng quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BXD) tương đương với cấp hạng tuyến đường sắt tốc độ cao hoặc có cấp hạng được quy đổi từ tối thiểu 3 công trình ở cấp thấp hơn liền kề.

Về tiêu chí lựa chọn năng lực tài chính, cho phép cộng năng lực tài chính của tất cả các nhà thầu trong liên danh và có thể giảm bớt yêu cầu về năng lực tài chính.

Mô hình khuyến khích là liên danh giữa các nhà thầu trong nước hoặc trong và ngoài nước nhưng nhà thầu trong nước đóng vai trò là đứng đầu liên danh. Khuyến khích cộng điểm cho liên danh nhà thầu sử dụng nhà thầu trong nước với tỷ lệ công việc lớn hơn.

Trường hợp các nhà thầu nước ngoài muốn tham gia thì phải liên danh với nhà thầu Việt Nam trong đó các nhà thầu Việt Nam phải đảm nhận ít nhất 50% khối lượng công việc. Xem xét bổ sung quy định sử dụng lao động Việt Nam, ưu tiên lao động tại địa phương (tối thiểu 70%).

Riêng lực lượng tư vấn, theo VACC, dự án sử dụng quy trình thiết kế FEED và đấu thầu nhà thầu EPC. 

Do lực lượng nhà thầu tư vấn ở nước ta còn mỏng nên cần xem xét, cho phép các nhà thầu tư vấn tham gia các bước nghiên cứu khả thi, thiết kế FEED vẫn được tham gia trong liên danh tổng thầu EPC để đấu thầu nếu chứng minh được sự độc lập về pháp lý và tài chính với các thành viên nhà thầu xây lắp trong tổ hợp tổng thầu EPC, hoặc cho phép nhà thầu EPC được lựa chọn tư vấn thiết kế sau khi trúng thầu.

Về tư vấn giám sát và các tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng, xuất phát từ lý do dự án có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc biệt đòi hỏi độ chính xác lớn, hạn chế dung sai, VACC đề xuất cần tăng cường công tác tư vấn giám sát theo hình thức tư vấn nước ngoài liên danh với tư vấn trong nước để thực hiện.

Quá trình thi công, giám sát thi công có yêu cầu phía nước ngoài chuyển giao công nghệ thi công cho nhà thầu Việt Nam.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/xem-xet-co-che-dac-thu-dua-tu-van-viet-nam-tham-gia-du-an-duong-sat-toc-do-cao-192241221132241232.htm

Cùng chủ đề

Chạy đua khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc

Để khởi công dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào năm 2027 vẫn còn rất nhiều việc phải làm, từ thủ tục đầu tư, thiết lập mô hình quản lý đến nguồn nhân lực. Tất cả những việc này cần triển khai rốt ráo để đảm bảo tiến độ, chất lượng. ...

Đón cơ hội từ thị trường đường sắt rộng mở

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Cùng đó, nhiều tuyến đường sắt quốc gia, đô thị được đầu tư theo quy hoạch. ...

Sẵn sàng làm đường sắt tốc độ cao

Theo quy hoạch sẽ có 23 nhà ga dọc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Việc quy hoạch, xây dựng giao thông kết nối, chuẩn bị nguồn lực được địa phương tính toán thế nào và sẽ làm gì để đón đầu cơ hội này? ...

Chuyện chưa kể về cuộc trường chinh mang tên đường sắt tốc độ cao

Hành trình đưa Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam lần thứ hai trở lại nghị trường (Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV) chứng kiến những bước chuyển lớn về nhận thức đối với công trình “trăm năm có một”, cũng như sự chín muồi về thế và lực của đất nước. Chuyện chưa kể về cuộc trường chinh mang tên đường sắt tốc độ caoHành trình đưa Dự án Đường sắt tốc...

Việt Nam có thể làm chủ công nghệ về đường sắt tốc độ cao!

Để tránh “đẽo cày giữa đường” với đường sắt tốc độ cao cần phân tích, đánh giá toàn diện, khoa học, bài bản và then chốt “nút thắt” từ công nghệ! Việt Nam có thể làm chủ công nghệ! Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 67,34 tỷ USD được xem là dự án đầu tư công lớn nhất trong lịch sử đất nước, có vai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Beyonce làm nên lịch sử, Taylor Swift trắng tay

Lễ trao giải Grammy 2025 đã chính thức khép lại với vô số những khoảnh khắc đáng nhớ. ...

Ông Lê Hoài Trung làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ông Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. ...

Kiên Giang đạt doanh thu gần 1.900 tỷ đồng từ du lịch tết Ất Tỵ

Dịp tết Ất Tỵ, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang đã đón gần 471.200 lượt khách đến tham quan, du lịch (tăng 19,9% so với cùng kỳ), trong đó khách quốc tế là 76.653 khách với tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 1.886 tỷ đồng. ...

Không chờ một khối cát mà kéo dài thời gian xử lý đất yếu

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh yêu cầu chủ đầu tư phải tính toán giải pháp, không để thời gian xử lý nền đất yếu quá phụ thuộc vào nguồn cát, bảo đảm tiến độ về đích của dự án đường bộ cao tốc. ...

95 năm đồng hành cùng dân tộc

Thực tiễn cách mạng cũng như những thành quả mà đất nước đạt được đã minh chứng một điều: Đảng là nhân tố quyết định, bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng. ...

Bài đọc nhiều

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024: Tình hình kinh tế

Chiều 1/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 1/2024.

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Tết đầy khi ta biết đủ

Thay vì tiêu tốn số tiền lớn cho những khoản chi thỏa mãn “cái tôi”, nhiều bạn đã chọn cách “Tết đầy khi ta biết đủ”. ...

Hàng ngàn người Bảo Lộc đội mưa xem đêm nghệ thuật Hương trà

(NLĐO) - Dù thời điểm diễn ra chương trình "Bảo Lộc - Thành phố Hương trà - Sắc tơ" có mưa nhưng hàng ngàn người dân vẫn háo hức theo dõi. ...

Cùng chuyên mục

Giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm về người Công an cách mạng

Cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm mang tựa đề: "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an cách mạng". Ngày 3/2, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu, phát hành cuốn sách "Tuyệt đối...

Nổ bom ở Moscow khiến 5 người thương vong

(CLO) Một quả bom đã phát nổ tại sảnh khu chung cư cao cấp Alye Parusa ở Moscow vào ngày 3/2 khiến ít nhất một người thiệt mạng và 4 người bị thương. ...

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhận Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng

Kinhtedothi - Chiều 3/2, Thành ủy Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm gửi lẵng hoa chúc mừng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường dự...

Phó trưởng Công an huyện bị thương khi tham gia chữa cháy

(NLĐO) - Trung tá Nguyễn Quang Hiếu, Phó trưởng Công an huyện Kim Thành, và một người dân bị thương khi tham gia chữa cháy. ...

Cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và đầu Xuân mới Ất Tỵ, sáng 3/2 (mùng 6 Tết), đoàn đại biểu UBTƯ MTTQ Việt Nam do bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu di tích Chủ tịch Hồ...

Mới nhất

Nổ bom ở Moscow khiến 5 người thương vong

(CLO) Một quả bom đã phát nổ tại sảnh khu chung cư cao cấp Alye Parusa ở Moscow vào ngày 3/2 khiến ít nhất một người thiệt mạng và 4 người...

Ngày Xuân nghe người trẻ nói chuyện khởi nghiệp

Tuổi trẻ ngày nay luôn thể hiện bản lĩnh, mạnh dạn dấn thân, tìm kiếm cơ hội, chinh phục những thử thách mới trên con đường khởi nghiệp. Ngày xuân, nghe những câu chuyện khởi nghiệp, càng cảm nhận rõ hơn sự quyết tâm và khát vọng vươn lên của giới trẻ. Tuổi trẻ ngày nay luôn thể hiện bản...

Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất Tỵ

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (-0,95%), về mức 1.253,03 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm (+0,22%), lên mức 223,49 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng mạnh gần 1.500 tỷ đồng trên toàn thị trường. Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất TỵKết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025 công chức, viên chức, người lao động khối cơ quan Bộ...

(Moha.gov.vn)-Sáng ngày 03/02/2025, ngày làm việc đầu tiên sau dịp nghỉ Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, tại trụ sở Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân cán bộ, công chức, viên chức, người...

Mới nhất