Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXem lại cách dạy, kiểm tra môn Toán, đừng mẹo mực đánh...

Xem lại cách dạy, kiểm tra môn Toán, đừng mẹo mực đánh đố nữa

TPO – Trả lời PV Tiền Phong, GS Ngô Bảo Châu, Giám đốc Khoa học, Viện Nghiên cứu Cao cấp về toán cho rằng, chương trình hiện hành không nặng hơn những chương trình trong quá khứ, không nặng hơn các nước khác. Nhưng trước mắt có lẽ cần xem xét cách kiểm tra đánh giá và cách dạy, tuyệt đối không dùng các bài toán mẹo mực đánh đố nữa.

TPO – Trả lời PV Tiền Phong, GS Ngô Bảo Châu, Giám đốc Khoa học, Viện Nghiên cứu Cao cấp về toán cho rằng, chương trình hiện hành không nặng hơn những chương trình trong quá khứ, không nặng hơn các nước khác. Nhưng trước mắt có lẽ cần xem xét cách kiểm tra đánh giá và cách dạy, tuyệt đối không dùng các bài toán mẹo mực đánh đố nữa.

Cần xem lại cách dạy và cách đánh giá

Thưa GS, được biết, Viện Nghiên cứu Cao cấp về toán vừa có khảo sát, đánh giá về môn toán trong chương trình GDPT 2018. Ông có thể chia sẻ một số đánh giá về chương trình toán mà học sinh phổ thông Việt Nam đang theo học hiện nay ra sao?

Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, Viện nghiên cứu cao cấp về toán đã thành lập một tổ nghiên cứu để so sánh chương trình toán của học sinh phổ thông ở Việt Nam với các nước khác.

Đây là một nghiên cứu đối sánh toàn diện về nội dung, thời lượng, phương pháp dạy và học môn toán, cùng với các hình thức kiểm tra, đánh giá. Tổ nghiên cứu được thành lập từ tháng 10/2024, kiện toàn và đi vào công việc, đã có một số kết quả ban đầu trong đó có việc thu thập chương trình khung của một nước tiêu biểu để nghiên cứu đối sánh và bắt đầu lập bảng hỏi.

Đây là một đề án nghiên cứu dài hơi nhưng theo kế hoạch, tổ nghiên cứu dự kiến đưa ra một số kết luận ban đầu vào đầu hè này.

Hiện tại, tôi chỉ có thể chia sẻ một số suy nghĩ riêng của cá nhân tôi vì tổ nghiên cứu đối sánh còn chưa đến giai đoạn tổng kết.

Một số ý kiến cho rằng, chương trình môn toán giáo dục phổ thông hiện nay quá nặng, nhiều dạng bài khó, là thách thức đối với học sinh các cấp. Đây cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến việc học sinh phải học thêm, nếu không sẽ không giải quyết được bài tập trên lớp cũng như phục vụ các kỳ thi. Ý kiến của ông thế nào về vấn đề này?

Ở các nước như Trung quốc, Singapore, Hàn Quốc, Israel về cơ bản chương trình toán phổ thông nặng hơn nhiều so với ở Việt Nam.

Chương trình A-level của các nước trong cộng đồng Anh đi sâu hơn nhiều, đặc biệt ở mảng toán ứng dụng, so với chương trình ở nước ta. Chương trình ở các nước như Malaysia, Indonesia thì có lẽ nhẹ hơn chương trình ở Việt Nam. Ta thấy sự phân hoá giữa các nước ở nhóm đầu là nhóm các nước có tham vọng phát triển công nghệ.

Tôi cũng có nghe nhiều cha mẹ học sinh phản ánh là chương trình toán phổ thông bây giờ nặng quá, bản thân cha mẹ còn không giúp được con mình làm bài tập ở mức trung học cơ sở. Nhưng nếu so sánh giữa chương trình toán phổ thông hiện tại với quá khứ thì không thấy nặng hơn, có chỗ còn nhẹ đi, chỉ có phần xác suất thống kê được bổ sung nội dung và triển khai sớm hơn.

Về cơ bản, việc bổ sung nội dung xác suất thống kê là hợp lý và cần thiết vì đó là những kiến thức toán học cần thiết nhất trong cuộc sống hiện đại.

Điểm khác nhau cơ bản giữa chương trình hiện tại và trong quá khứ không phải là ở tổng số kiến thức, là cách sắp xếp nội dung kiến thức theo các năm học. Theo quy định hiện hành, mỗi học kỳ học sinh phải học đủ các phần hình học, đại số, xác suất và một phần vì thế nội dung được sắp xếp theo mô hình đồng tâm xoắn ốc.

Mỗi nội dung được sẽ đề cập đến nhiều lần, ở nhiều lớp học, mỗi lần sâu hơn một ít. Mô hình này có lý về mặt sư phạm vì việc học của mỗi người nói chung đều đi theo con đường đồng tâm xoắn ốc. Tuy nhiên hệ luỵ là vào mỗi học kỳ, học sinh phải học nhiều thứ quá mà không học được cái gì sâu cả. Có lẽ đây là một nguyên nhân tạo nên cảm giác quá tải.

Điều mà chúng ta cần đòi hỏi ở học sinh là nắm được khái niệm và có tư duy toán học, có khả năng triển khai tính toán và vận dụng, chứ không bắt học sinh làm những dạng bài khó vốn chỉ dành cho các học sinh chuyên.

Ngoài ra, và có lẽ quan trọng hơn, chúng ta cần suy nghĩ lại về cách dạy toán và cách kiểm tra đánh giá. Điều mà chúng ta cần đòi hỏi ở học sinh là nắm được khái niệm và có tư duy toán học, có khả năng triển khai tính toán và vận dụng, chứ không bắt học sinh làm những dạng bài khó vốn chỉ dành cho các học sinh chuyên. Đòi hỏi này trước hết phải được thể hiện trong cách kiểm tra, đánh giá, rồi sẽ lan toả ra việc dạy và học.

Làm nhẹ chương trình, tương lai sẽ gặp khó về nhân lực

Theo GS, để nâng cao chất lượng dạy học môn toán cũng như tạo cho học sinh sự hứng thú, ham mê, thích học thay vì buộc phải học, ông có ý kiến, đề xuất gì?

Ở một số nước công nghệ phát triển như Israel, học sinh phổ thông học toán rất nhiều và sâu không chỉ vì đam mê mà vì học toán là con đường chắc chắn nhất để đi vào công nghệ và đảm bảo độc lập kinh tế. Xu hướng lành mạnh mà tôi mong muốn là, trong tương lai, sẽ vẫn còn một nhóm nhỏ học sinh học toán vì say mê, nhưng đại đa số học sinh sẽ học toán vì sinh kế. Việc dạy và học toán ở trường phổ thông cũng cần tiến hoá để phù hợp với xu hướng này.

Ông có so sánh thế nào về việc học sinh học toán ở Mỹ và ở Việt Nam, thưa GS?

Giáo dục phổ thông ở Mỹ rất phân hoá. Trẻ ở các khu nhà nghèo thì học toán rất ít, trẻ ở các khu nhà giàu thì học toán rất nhiều, nhiều hơn Việt Nam.

Mới đây, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 29 tăng cường quản lý về dạy thêm, học thêm. Về lâu dài, nhiều ý kiến cho rằng, khó có thể quản lý được hoạt động này vì có cung ắt có cầu. Theo ông, gốc rễ của vấn đề dạy thêm là do đâu và giải pháp để giảm thiểu cũng như hướng tới trường học không dạy thêm như ý chí của Bộ GD&ĐT đợt này?

Về cơ bản, việc dạy thêm học thêm không có gì là sai nếu đó là hành động tự nguyện. Nếu vì lý do này khác mà học sinh bị bắt đi học thêm thì sai rồi.

Trong thực tế, một số thầy cô giáo thay vì đảm bảo dạy toàn bộ nội dung chương trình giáo dục phổ thông trong các tiết học chính quy thì lại yêu cầu học sinh đi học thêm để dạy nốt. Việc này là sai.

GS Ngô Bảo Châu: Xem lại cách dạy, kiểm tra môn Toán, đừng mẹo mực đánh đố nữa ảnh 2

“Cần đảm bảo quyền cơ bản của học sinh là không phải học thêm, chỉ cần nghiêm túc học trên lớp là đủ để hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông”, GS Ngô Bảo Châu nói.

Bên cạnh đó, nhiều người phản ánh rằng không đi học thêm thì không đi thi được. Nếu đúng thế thì cũng cần phải xem xét lại phương pháp kiểm tra đánh giá và dạy học. Cần đảm bảo quyền cơ bản của học sinh là không phải học thêm, chỉ cần nghiêm túc học trên lớp là đủ để hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Có ý kiến cho rằng chương trình giáo dục phổ thông môn toán bây giờ nặng quá, nếu không học thêm thì không dạy hết được. Đánh giá sơ bộ tôi thấy chương trình hiện hành không nặng hơn những chương trình trong quá khứ, không nặng hơn các nước khác”, GS Ngô Bảo Châu.

Khung pháp lý cho việc dạy thêm học thêm là cần thiết để không vi phạm quyền lợi hợp pháp của học sinh, trong đó có quyền không phải đi học thêm.

Tôi thấy việc dạy thêm có thu phí cần được đăng ký như một hình thức kinh doanh dịch vụ đặc thù và phải tuân thủ theo một số quy định để quyền lợi các bên tham gia được đảm bảo.

Khung pháp lý đặc thù cho việc dạy thêm và học thêm là cần thiết nhưng nên được giữ ở mức đơn giản để các thầy cô giáo, nếu muốn, có thể tự đăng ký mà không cần đến hỗ trợ pháp lý tốn kém.

Có ý kiến cho rằng chương trình giáo dục phổ thông môn toán bây giờ nặng quá, nếu không học thêm thì không dạy hết được. Đánh giá sơ bộ tôi thấy chương trình hiện hành không nặng hơn những chương trình trong quá khứ, không nặng hơn các nước khác. Nhưng trước mắt có lẽ cần xem xét cách kiểm tra đánh giá, và cách dạy, tuyệt đối không dùng các bài toán mẹo mực đánh đố nữa. Về lâu dài, cần xem xét lại cách áp dụng mô hình đồng tâm xoắn ốc và chú trọng hơn đến việc đảm bảo mạch kiến thức.

Nếu làm nhẹ hơn nữa chương trình phổ thông môn toán, chắc chắc trong tương lai Việt Nam sẽ gặp khó khăn về nhân lực để cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ.

Lớp học thêm truyền thống không khác tiết học ở trường

Hiện nay, phụ huynh Việt Nam khá hoang mang, lo lắng con sẽ học kém, thua thiệt khi các lớp dạy thêm, học thêm dừng hoạt động. Ông có lời khuyên nào đối với phụ huynh khi con học Toán nói riêng và phương pháp tự học nói chung?

Tôi không nghĩ các lớp dạy thêm học thêm sẽ dừng hoạt động. Có chăng thì các lớp dạy thêm tự phát sẽ phải đăng ký kinh doanh dịch vụ và tuân thủ một số quy định mới cho việc dạy thêm học thêm.

Ngoài ra, phụ huynh và học sinh có thêm lựa chọn là các chương trình hỗ trợ trực tuyến mà tôi tin rằng chất lượng sẽ ngày một tốt hơn.

Các lớp dạy học thêm truyền thống thực ra không khác nhiều lắm so với các tiết học ở trường. Trong tương lai, học sinh có thể tìm được các bài giảng phụ trợ trên các chương trình học tập trực tuyến cũng như hệ thống bài tập để tự luyện tập. Trong các lớp học thêm trong tương lai, thay vì thầy hỏi học sinh trả lời, tốt hơn là để học sinh hỏi thầy trả lời. Đấy chính là mô hình tutoring hay office hours ở các trường Anh Mỹ mà tôi thấy rất hiệu quả (nhưng tốn kém).

Nếu làm nhẹ hơn nữa chương trình phổ thông môn toán, chắc chắn trong tương lai Việt Nam sẽ gặp khó khăn về nhân lực để cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ – GS Ngô Bảo Châu.

Hà Linh





Nguồn: https://tienphong.vn/gs-ngo-bao-chau-xem-lai-cach-day-kiem-tra-mon-toan-dung-meo-muc-danh-do-nua-post1718647.tpo

Cùng chủ đề

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (22/02): Lao dốc

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (22/02): Giá vàng miếng và vàng nhẫn trong nước quay đầu giảm sau đợt tăng mạnh, giao dịch quanh mốc 91 triệu đồng/lượng. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý...

Bỗng dưng… muộn phiền, suy sụp, cách nào sống lạc quan ở tuổi trung niên?

Lứa tuổi 40 trở lên đánh dấu bước chuyển mình của mỗi người sang giai đoạn mới. Đó cũng là thời điểm mỗi chúng ta phải đối diện với các biến động dồn dập của cuộc đời. Các chuyên gia khuyên những người ở...

Khi nào công bố quy chế tuyển sinh đại học, có gì mới?

Khi nào Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh đại học năm 2025? Quy chế sẽ có điểm mới quan trọng nào đáng lưu ý? ThS Cù Xuân Tiến - trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên...

Cuộc đua thu hút nhân tài AI toàn cầu

Nhờ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện dịch vụ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo (AI) đã khơi mào cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. ...

Sáp nhập tỉnh: đột phá và thách thức

Việc Bộ Chính trị đề ra chủ trương nghiên cứu sáp nhập các tỉnh là rất phù hợp, kịp thời, bắt đúng bệnh tình trạng phát triển manh mún, đầu tư dàn trải và kém hiệu quả trong phân bổ nguồn lực thời gian qua. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức TestDaF

TPO - Bộ GD&ĐT đã phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức TestDaF giữa Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện hỗ trợ nghiên cứu học thuật và phát triển khảo thí (Cộng hòa Liên bang Đức). TPO - Bộ GD&ĐT đã phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức TestDaF giữa Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện hỗ trợ nghiên cứu học thuật và...

Giới trẻ lên Sơn Trà ‘đu trend Đại Lý’

TPO - Những ngày qua, nhiều bạn trẻ tại TP. Đà Nẵng đổ xô lên bán đảo Sơn Trà để check-in, quay video bắt trend theo trào lưu "dốc Đại Lý" đang gây sốt trên mạng xã hội. 22/02/2025 | 06:39 TPO - Những ngày qua, nhiều...

Đang nằm võng, nam sinh lớp 10 ở Đắk Lắk bị đánh vỡ đầu, gãy tay

TPO - Công an đang điều tra, làm rõ vụ nam sinh lớp 10 ở Đắk Lắk bị đánh vỡ đầu, gãy tay, phải nhập viện điều trị. TPO - Công an đang điều tra, làm rõ vụ nam sinh lớp 10 ở Đắk Lắk bị đánh vỡ đầu, gãy tay, phải nhập viện điều trị. Nam sinh lớp 10 bị đánh vỡ đầu, gãy tay Ngày...

Bộ GD&ĐT thành lập đoàn kiểm tra thực hiện dạy thêm học thêm

TPO - Ngày 21/2, Bộ GD&ĐT thông tin, đơn vị vừa quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện Thông tư 29 quy định về dạy thêm học thêm. TPO - Ngày 21/2, Bộ GD&ĐT thông tin, đơn vị vừa quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện Thông tư 29 quy định về dạy thêm học thêm. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 29 của...

Đề xuất người nước ngoài được mua

TPO - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất người nước hoạt động đầu tư kinh doanh tại trung tâm tài chính được phép mua -  bán nhà ở tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trong trung tâm tài chính. TPO - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất người nước hoạt động đầu tư kinh doanh tại trung tâm tài chính được phép mua -  bán nhà ở tại các...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025, trong đó có lịch thi và địa điểm các đợt chi tiết.

Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Hà Nội là môn gì?

Gần 20 tỉnh, thành đã công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025. Trong khi TP.HCM quyết số môn thi, môn thi thứ 3 là Tiếng Anh khá sớm thì tại Hà Nội, Sở GDĐT Hà Nội vẫn chưa công bố môn thi thứ ba khiến phụ huynh,...

Cùng chuyên mục

Khi nào công bố quy chế tuyển sinh đại học, có gì mới?

Khi nào Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh đại học năm 2025? Quy chế sẽ có điểm mới quan trọng nào đáng lưu ý? ThS Cù Xuân Tiến - trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên...

Có nên quy đổi điểm trúng tuyển đại học về một thang chung?

Theo Bộ GD&ĐT, hiện nay, các trường ĐH đang sử dụng nhiều phương thức khác nhau để xét tuyển. Việc có thang điểm trúng tuyển chung sẽ tạo ra một mặt bằng xét tuyển giữa các trường, các phương thức, giúp tránh tình trạng các trường sử dụng nhiều cách quy đổi điểm không đồng nhất, dễ dẫn...

8,5 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại TPHCM

Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em TPHCM đã phối hợp với đối tác triển khai dự án “Kết nối và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy...

Bộ GD&ĐT phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức TestDaF

TPO - Bộ GD&ĐT đã phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức TestDaF giữa Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện hỗ trợ nghiên cứu học thuật và phát triển khảo thí (Cộng hòa Liên bang Đức). TPO - Bộ GD&ĐT đã phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức TestDaF giữa Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện hỗ trợ nghiên cứu học thuật và...

Những quy định dạy thêm, học thêm tại TP Thủ Đức mà giáo viên cần biết

(NLĐO)- TP Thủ Đức giao Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức, rà soát, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn ...

Mới nhất

Thời tiết nồm ẩm làm tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm

Thời tiết mùa Đông-Xuân nồm ở Việt Nam đang trở thành yếu tố đáng lo ngại đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với sự bùng phát của các bệnh lý hô hấp, trong đó cúm là mối đe dọa tiềm tàng trong thời gian này. Thời tiết mùa Đông-Xuân nồm ở Việt Nam đang trở thành...

Người đàn ông 37 tuổi ở Nghệ An bị vắt dài 8cm sống trong mũi, thừa nhận một việc rất nhiều đàn ông hay...

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa Thanh Chương (Nghệ An) vừa gắp thành công con vắt dài 8cm ra khỏi mũi một bệnh nhân nam 37 tuổi. ...

Ý nghĩa và sự phù hợp với luật pháp quốc tế

Ngày 21/2, Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là hoạt động chính đáng, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và phù hợp với Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Đặc sản tên lạ ở Lạng Sơn được ví như thần dược, chỉ xuất hiện dịp đầu năm

Không chỉ được xem như đặc sản giải nhiệt, giải ngấy sau Tết, rau sau sau còn được người dân Lạng Sơn ưa chuộng bởi giá thành bình dân và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Lá sau sau non là loại rau rừng quen thuộc xuất hiện nhiều ở một số tỉnh miền Bắc như...

Bắt khẩn cấp tài xế xe khách

(NLĐO) - Liên quan vụ tai nạn thảm khốc giữa xe đầu kéo và xe khách khiến nhiều người thương vong, cơ quan công an đã bắt...

Mới nhất