Trang chủNewsKinh tếXây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc

Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc


Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Mở cửa cho doanh nghiệp cơ khí Việt

Các doanh nghiệp cơ khí chế tạo, trong đó có cơ khí đường sắt trong nước, có nhiều cơ hội góp mặt một cách thực chất tại Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, với tổng mức đầu tư lên tới 67,34 tỷ USD.





Sửa chữa đầu máy tại Công ty Xe lửa Gia Lâm
Sửa chữa đầu máy tại Công ty Xe lửa Gia Lâm.

Chủ động đón đầu

Gần như cùng thời điểm Hồ sơ chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam được Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) trình lên Hội đồng Thẩm định nhà nước (ngày 1/10/2024), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cũng có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương thành lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt.

Theo đó, VNR – đơn vị duy nhất đang khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, muốn người đứng đầu Chính phủ đồng ý về chủ trương cho phép doanh nghiệp này cùng với các đối tác nước ngoài thành lập liên doanh hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đường sắt với tỷ lệ vốn góp chi phối. Ngoài các đối tác nước ngoài, VNR cũng mở rộng cửa cho các đơn vị cơ khí chế tạo trong nước cùng tham gia vào liên doanh đặc biệt này.

Được biết, có 5 cơ chế đặc biệt mà VNR kiến nghị Chính phủ cho phép áp dụng khi thành lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt.

Một là, chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng cơ chế định giá đặc thù cho các cơ sở công nghiệp đường sắt khi thành lập liên doanh.

Hai là, Nhà nước tiến hành đặt hàng, bao tiêu sản phẩm cho liên doanh trong thời hạn nhất định.

KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG SẮT

– Về cơ khí – xây dựng các công trình hạ tầng: Việt Nam có khả năng thiết kế, thi công các hạng mục công trình xây dựng như hầm, cầu, nền đường (thông thường hạng mục này chiếm 65% kinh phí của phần tư vấn, xây dựng và thiết bị) với tỷ lệ nội địa hóa 90 – 95%.

– Về đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách, các công ty như Xe lửa Gia Lâm, Dĩ An đã mua động cơ của nước ngoài và tổ hợp thành công một số đầu máy, các toa xe đã được chế tạo trong nước với tỷ lệ nội địa hóa khoảng 30 – 40%. Nếu có đơn hàng với số lượng phù hợp, các đơn vị này và một số doanh nghiệp trong ngành đóng tàu và ô tô có thể tham gia có thể chế tạo với tỷ lệ nội địa hóa lên tới 60%.

– Về hệ thống cấp điện động lực và máy biến áp, chúng ta hoàn toàn có thể nội địa hóa tới 80 – 90%, với việc nhận chuyển giao công nghệ thích hợp.

– Về hệ thống thông tin, tín hiệu và quản lý chạy tàu – đây là phần quan trọng liên quan đến an toàn vận hành và quản lý thông minh khi vận hành. Việt Nam có thể mua phần cứng và phần mềm cơ sở của nước ngoài, phát triển phần mềm cho phù hợp với cấu hình của từng dự án sẽ làm giảm rất nhiều về giá thành và đảm bảo khả năng tự chủ so với việc nhập hoàn toàn như hiện nay.

– Tổng hợp phần thiết bị cơ khí cho đầu máy, toa xe đường ray; hệ thống cấp điện động lực và máy biến áp; thông tin tín hiệu: Việt Nam có thể nội địa hóa khoảng 50-60% và điều quan trọng là khi chúng ta có thể làm chủ việc quản lý dự án, thiết kế, thi công xây dựng thì giá thành toàn bộ sẽ giảm khoảng 20% so với trường hợp tổng thầu một gói EPC từ nhà thầu nước ngoài.

Nguồn: Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam

Ba là, bổ sung sản phẩm công nghiệp đường sắt là sản phẩm cơ khí trọng điểm được điều chỉnh tại Dự thảo Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm.

Bốn là, xây dựng cơ chế về định giá đất đai, tài sản của các doanh nghiệp đường sắt để tăng vốn của doanh nghiệp, mang lại lợi thế và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài phát triển công nghiệp đường sắt.

Năm là, xây dựng chính sách, nguyên tắc ràng buộc ngay từ khi đấu thầu để giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng vật tư, phụ kiện, sản phẩm từng công đoạn.

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR cho biết, việc phát triển công nghiệp đường sắt là một yêu cầu được đặt ra để phục vụ không chỉ cho riêng Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, mà còn cho khoảng 10 dự án đường sắt đô thị tại TP.HCM và Hà Nội đang được lên kế hoạch triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2035.

Theo tính toán của Bộ GTVT, việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 33,5 tỷ USD. Tính cả hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị sẽ tạo ra thị trường về xây dựng khoảng 75,6 tỷ USD; phương tiện, thiết bị khoảng 34,1 tỷ USD (đầu máy, toa xe khoảng 9,8 tỷ USD; hệ thống thông tin tín hiệu và thiết bị khác khoảng 24,3 tỷ USD) và hàng triệu việc làm.

“Ngoài việc nắm bắt, làm chủ toàn bộ công tác vận hành, bảo trì và từng bước sản xuất một số linh kiện, phụ tùng thay thế đối với đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đây là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam có bước chuyển mình mạnh mẽ”, ông Nguyễn Danh Huy, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.

Theo lãnh đạo VNR, trong thời gian vừa qua, đơn vị này tích cực làm việc với các đối tác nước ngoài đến từ các nước có nền công nghiệp đường sắt phát triển hàng đầu thế giới để học tập về phát triển công nghiệp đường sắt.

Kinh nghiệm từ các quốc gia có hệ thống đường sắt tiên tiến, hiện đại cho thấy, đều phải có một nền tảng công nghiệp đường sắt vững mạnh, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về chế tạo, sản xuất, bảo dưỡng phương tiện, vật tư, trang thiết bị đường sắt trong nước và xuất khẩu.

“Trong quá trình tiếp xúc, các đối tác đều quan tâm đến việc thành lập liên doanh với các cơ sở công nghiệp đường sắt Việt Nam để phát triển công nghiệp đường sắt”, ông Đặng Sỹ Mạnh cho biết.

Hiện VNR chưa chốt được đối tác nước ngoài, nhưng bước đầu tạm xác định những mục tiêu cơ bản khi thành lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt; trong đó giai đoạn trước mắt sẽ cải tạo, xây dựng cơ sở chế tạo, lắp ráp đầu máy, toa xe, sản xuất phụ tùng thay thế với tỷ lệ nội địa hóa phấn đấu đạt 40 – 60%.

Trong giai đoạn tiếp theo, liên doanh này sẽ phát triển mạnh các đoàn tàu tự hành (EMU) để vận tải hành khách nội, ngoại ô; tập trung phát triển công nghiệp đóng mới toa xe cung cấp cho tiêu dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực; sản xuất phụ tùng, vật tư đường sắt (ray, tà vẹt, phụ kiện, ghi, hệ thống cung cấp điện sức kéo, thông tin, tín hiệu)…

Đón cú hích cho công nghiệp cơ khí

Cần phải nói thêm rằng, công nghiệp đường sắt Việt Nam được sinh ra đồng thời với ngành đường sắt và sở hữu hệ thống các cơ sở công nghiệp đường sắt khá đồ sộ, trải dài theo hệ thống đường sắt quốc gia.

Đến nay, trên cả nước có 33 cơ sở trong lĩnh vực đường sắt tham gia vào ngành công nghiệp đường sắt (sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa, đóng mới toa xe, đầu máy và lắp đặt thiết bị, bảo trì, vật tư đường sắt). Trong đó, có 2 công ty cổ phần về công nghiệp đầu máy – toa xe tại Gia Lâm (Hà Nội) và Dĩ An (Bình Dương); 3 xí nghiệp quản lý, vận dụng và sửa chữa đầu máy; 4 xí nghiệp sửa chữa toa xe; 5 công ty cổ phần thông tin tín hiệu đường sắt thực hiện nhiệm vụ bảo trì, sản xuất thiết bị phụ tùng thông tin tín hiệu đường sắt; 15 công ty cổ phần đường sắt, 1 công ty cổ phần cơ khí cầu đường và các công ty công trình đường sắt.

Dù mang tiếng là lạc hậu, nhưng ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, đường sắt Việt Nam đã cơ bản làm chủ được công nghệ đường sắt diesel, bao gồm từ việc đóng mới toa xe, giá chuyển hướng; chế tạo và bảo dưỡng đầu máy; xây dựng và lắp đặt hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh…

Ông Đặng Sỹ Mạnh cho biết, mặc dù đường sắt diesel chỉ là công nghệ thứ hai, trong khi thế giới đã bước sang sử dụng công nghệ điện khí hóa, công nghệ đường sắt chạy trên đệm từ, nhưng đây vẫn là nền tảng quan trọng để Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa đường sắt quốc gia mà bước tiến đã được định rõ là tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Chia sẻ quan điểm này, Bộ GTVT cho rằng, khả năng nội địa hóa, làm chủ công nghệ phụ thuộc vào trình độ phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ. Với năng lực, trình độ ở trong nước hiện nay, khả năng nội địa hóa, làm chủ công nghệ giữa các dải tốc độ 250 km/h, 300 km/h, 350 km/h là tương tự nhau.

“Nghiên cứu cho thấy, nếu được chuyển giao công nghệ và có một số cơ chế chính sách thích hợp, Việt Nam có thể làm chủ toàn bộ công nghiệp xây dựng, tự chủ toàn bộ công tác vận hành, bảo trì và từng bước nội địa hóa sản xuất một số linh kiện, phụ tùng thay thế. Vấn đề là Nhà nước cần tạo ra thị trường, cụ thể hơn là ban hành cơ chế đặt hàng cho các doanh nghiệp cơ khí, công nghiệp luyện thép yên tâm đầu tư”, ông Nguyễn Ngọc Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT nhận xét.

Ngay trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, Bộ GTVT cũng xác định rõ vai trò của VNR là lấy ngành đường sắt (đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị và đường sắt quốc gia) để làm “cú hích” phát triển một số ngành quan trọng của nền kinh tế đất nước (bao gồm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ…).

Trên thực tế, hiện VNR đã được tin tưởng trao gói thầu bảo dưỡng hệ thống toa xe, hạ tầng của tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên và đang tiến hành đàm phán gói thầu tương tự tại tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

“Lâu nay, ngành cơ khí luôn bị dè bỉu với câu chuyện đến ốc vít cũng không sản xuất được, công nghiệp đường sắt cũng gặp phải câu chuyện tương tự khi có người cho rằng, đến thanh ray Việt Nam chưa sản xuất được thì sẽ tham gia được gì trong hơn 30.000 – 40.000 chi tiết cơ khí của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sắp tới”, ông Đặng Sỹ Mạnh tâm sự.

Theo vị Chủ tịch HĐTV của VNR, đây là nhận định chưa thực sự chính xác, bởi ngành thép và cơ khí chế tạo Việt Nam hoàn toàn tự sản xuất nhiều thiết bị cơ khí quan trọng của ngành đường sắt, trong đó Hòa Phát có thể sản xuất hàng trăm ngàn ray thép đủ chất lượng mỗi năm.

“Vấn đề là trong những năm vừa qua, đường sắt Việt Nam chỉ có nhu cầu vài ngàn ray thép mỗi năm để phục vụ duy tu bảo dưỡng, trong khi để đầu tư một nhà máy sản xuất ray thép thì đầu ra phải cần cả trăm ngàn chiếc ray mới có thể đạt điểm hòa vốn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đường sắt rất có thể là mũi đột phá hạ tầng tiếp theo sau đường bộ cao tốc, thì ngay bây giờ, chúng ta cần có sự chuẩn bị nghiêm túc cho công nghiệp đường sắt”, ông Đặng Sỹ Mạnh lưu ý.





Nguồn: https://baodautu.vn/xay-dung-tuyen-duong-sat-toc-do-cao-bac—nam-mo-cua-cho-doanh-nghiep-co-khi-viet-d226507.html

Cùng chủ đề

Việt Nam có thể làm chủ công nghệ về đường sắt tốc độ cao!

Để tránh “đẽo cày giữa đường” với đường sắt tốc độ cao cần phân tích, đánh giá toàn diện, khoa học, bài bản và then chốt “nút thắt” từ công nghệ! Việt Nam có thể làm chủ công nghệ! Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 67,34 tỷ USD được xem là dự án đầu tư công lớn nhất trong lịch sử đất nước, có vai...

Chiều cuối năm bên những “toa tàu mùa xuân” sắp chạy xuyên Giao thừa Ất Tỵ

NDO - Hai toa tàu cộng đồng được các họa sĩ vẽ nên những bức tranh về chợ quê ngày Tết, cảnh múa lân sư rồng, ông đồ cho chữ đầu xuân... Trong thoáng chốc, những đoàn tàu sắt xù xì đã được "thổi hồn Tết", sẵn sàng cho chuyến vượt thiên lý vắt qua Giao thừa năm nay... NDO - Hai toa tàu cộng đồng được các họa sĩ vẽ nên những bức tranh...

ĐS tổ chức Tết sum vầy tại khu vực Hà Nội

Tối 20.1, Công đoàn ngành Đường sắt đã tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại công ty cổ phần xe lửa Gia Lâm - Long Biên, Hà Nội. Đây là hoạt động thường niên nhằm chăm lo cho đời sống tinh thần và vật chất của đoàn viên, người lao động mỗi dịp Tết đến Xuân về. Đến tham dự chương trình có Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam,...

Việt Nam làm đường sắt tốc độ cao, Pháp tham gia phần việc nào?

TPO - Pháp cam kết sẽ hỗ trợ đội ngũ tư vấn, kỹ thuật với các dự án đường sắt tại Việt Nam, tiêu biểu là dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tổng mức đầu tư gần 70 tỷ USD. TPO - Pháp cam kết sẽ hỗ trợ đội ngũ tư vấn, kỹ thuật với các dự án đường sắt tại Việt Nam, tiêu biểu là dự án đường sắt tốc độ...

Pháp cam kết đồng hành cùng Việt Nam phát triển đường sắt tốc độ cao

Pháp khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong các dự án đường sắt quan trọng, đặc biệt là các tuyến đường sắt tốc độ cao thông qua việc triển khai đội ngũ tư vấn kỹ thuật, đồng thời thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Cuộc cách mạng đường sắt tốc độ cao Chia sẻ về triển vọng hợp tác Việt-Pháp trong phát triển các dự án đường sắt trọng điểm, ông Hervé Conan, Giám đốc Cơ quan Phát...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Nam chuyển mục đích gần 17ha rừng để đầu tư xây dựng KCN Tam Thăng mở rộng

Quảng Nam chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng với tổng diện tích là 16,9 ha rừng trồng. Quảng Nam chuyển mục đích gần 17 ha rừng để mở rộng Khu công nghiệp Tam ThăngQuảng Nam chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và...

Những thiên thần đến sau hành trình 12 năm

Tết là dịp để đoàn viên, là thời khắc để mọi người sum vầy bên gia đình, nhưng với mỗi người, mỗi gia đình, Tết lại mang những ý nghĩa khác nhau. Tết là dịp để đoàn viên, là thời khắc để mọi người sum vầy bên gia đình, nhưng với mỗi người, mỗi gia đình, Tết lại mang những ý nghĩa khác nhau. Đặc...

Ngộ độc rượu gia tăng dịp Tết và những lưu ý cần biết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, tình trạng ngộ độc rượu lại trở thành vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, tình trạng ngộ độc rượu lại trở thành vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Vào những ngày cuối năm, khi các bữa tiệc liên hoan, hội họp và tổng kết diễn ra dày đặc, nguy cơ ngộ...

Đề xuất mới về mức đóng bảo hiểm y tế

Bộ Y tế vừa trình dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm y tế trong đó đưa ra các quy định mới về mức đóng bảo hiểm y tế đối với các nhóm đối tượng khác nhau. Bộ Y tế vừa trình dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm y tế trong đó đưa ra các quy định mới về mức đóng bảo hiểm...

Hà Nội mạnh tay xử lý vi phạm an toàn thực phẩm dịp Tết

Sau một tháng triển khai chiến dịch kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm dịp Tết tại các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, các đoàn liên ngành của TP Hà Nội đã mạnh tay xử lý vi phạm. Sau một tháng triển khai chiến dịch kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm dịp Tết tại các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, các đoàn liên ngành...

Bài đọc nhiều

Giá vàng ngày 19/1/2025: Đồng loạt giảm mạnh

DNVN - Vào ngày 19/1/2025, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự điều chỉnh giảm mạnh đồng loạt. ...

Việt Nam được gọi tên là “người chiến thắng” trong lĩnh vực khuấy đảo toàn cầu

Động thái của các tập đoàn Mỹ đã cho thấy vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực đang tạo nên "cơn sốt lớn" trên thế giới. 'Đại bàng Mỹ' mạnh tay rót vốn Trong nhiều năm qua, Mỹ đã tích cực rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư , trong năm 2022, Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 748,17 triệu USD với 91...

Triển vọng ngành nhôm dưới góc nhìn ‘xanh hoá’

Tìm hướng phát triển cho ngành nhôm Việt Nam Thông tin cảnh báo sớm, “tài sản” đặc biệt cho phòng vệ thương mại ngành nhôm Tuy nhiên, xét về triển vọng dài hạn, ngành công nghiệp sản xuất nhôm sẽ rất hứa hẹn nếu các doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội và đầu tư theo xu hướng “xanh hoá”. Giá nhôm thế giới tăng trở lại từ đáy 3 năm...

USD hồi phục, vàng suy giảm

Giá vàng thế giới hôm nay niêm yết trên Kitco ở mức 2.059 USD/ounce, giảm 7 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Giá vàng giảm nhẹ khi chịu áp lực từ sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD. Tuy nhiên, đà giảm của kim loại quý này được hạn chế nhờ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ và lo ngại tình hình sẽ leo thang ở...

Cùng chuyên mục

Dự báo giá tiêu ngày mai 26/1/2025, trong nước tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 26/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 26/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 26/1/2025 bình ổn, neo ở mức khá cao và tăng nhẹ. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 25/1/2025 như sau, thị trường...

Nhận điinh động lực tăng trưởng của công ty chứng khoán năm 2025

DNVN - Năng lực tín nhiệm của các công ty chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ cải thiện nhẹ trong năm 2025 so với năm trước, chủ yếu nhờ vào lợi nhuận cao hơn từ tăng trưởng cho vay ký quỹ và phân phối trái phiếu. ...

Dự báo giá cà phê trong nước ngày 26/1/2025 không thay đổi

Dự báo giá cà phê ngày mai 26/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 26/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 25/1/2025 giá cà phê Robusta tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp trong tuần và vượt qua mốc 5.500 USD/tấn, với mức tăng mạnh...

Phát triển xanh của “ông lớn” ngành tiêu dùng, bán lẻ

Masan là một trong những doanh nghiệp Việt đã thực thi chiến lược phát triển bền vững từ sớm, nghiêm túc, bài bản. Những nỗ lực đó đã hướng hoạt động của tập đoàn theo chiến lược phát...

Xuất khẩu da giày tăng ở hầu hết thị trường có FTA

Trừ khối EAEU giảm, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam sang các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) đều tăng, cao nhất là 20%. Xuất khẩu tăng ở hầu hết các thị trường Theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, Việt Nam hiện là quốc gia đứng thức 3 về sản xuất giày dép sau Trung Quốc, Ấn Độ với 1,4 tỷ đôi...

Mới nhất

Ai sẽ giành giải quán quân mùa 2?

Sau một hành trình dài, đêm gala trao giải cá»§a "Chị đẹp đạp gió 2024" diễn ra cùng 17 chị đẹp bước vào vòng chung kết. Xem trực tiếp tập cuối "Chị đẹp đạp gió" 2024:https://www.youtube.com/watch?v=GC0PYg7k9wkSau hành trình 5 đêm công diễn, Chị đẹp đạp gió 2024 đi đến hồi kết với đêm chung kết 1. Ở tập trước với...

Dự báo giá tiêu ngày mai 26/1/2025, trong nước tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 26/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 26/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 26/1/2025 bình ổn, neo ở mức khá cao...

Nhận điinh động lực tăng trưởng của công ty chứng khoán năm 2025

DNVN - Năng lực tín nhiệm của các công ty chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ cải thiện nhẹ trong năm 2025 so với năm trước, chủ yếu nhờ vào lợi nhuận...

Loại bỏ người bàn lùi, xử lý người thiếu trách nhiệm trong dự án sân bay Long Thành

Sáng 25/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp về tình hình thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ...

Giao tranh ác liệt tại Sudan thiêu rụi nhà máy lọc dầu lớn nhất đất nước

(CLO) Dữ liệu vệ tinh cho thấy cuộc giao tranh tại nhà máy lọc dầu al-Jaili, cách thủ đô Khartoum của Sudan khoảng 60 km, đã khiến khu phức hợp rộng...

Mới nhất