Trang chủNewsThời sựXây dựng thương hiệu cho hàng Việt: việc cần làm ngay -...

Xây dựng thương hiệu cho hàng Việt: việc cần làm ngay – Bài 1: “Vay” thương hiệu để xuất khẩu


Nhà máy cơ khí chính xác Duy Khanh, khu Công nghệ cao TPHCM đang gia công chi tiết máy công nghiệp cho các công ty lớn. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Nhà máy cơ khí chính xác Duy Khanh, khu Công nghệ cao TPHCM đang gia công chi tiết máy công nghiệp cho các công ty lớn. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Có một thực tế rất buồn đang diễn ra từ nhiều năm nay: hầu hết sản phẩm Việt, nhất là nông sản, đang phải “vay” thương hiệu để xuất khẩu. Thực tế này đặt hàng Việt trước rủi ro là xuất khẩu tăng nhưng thiếu ổn định về thị phần, bị lệ thuộc vào đối tác xuất khẩu và dễ tổn thương nếu thị trường thế giới có biến động.

70%-80% xuất khẩu thô

Việt Nam đã vươn lên tốp 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 156,77 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 43,69 tỷ USD, tăng 20,5%, chiếm 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 113,08 tỷ USD, tăng 13,3%, chiếm 72,1%. Nhóm hàng công nghiệp chế biến được xác định là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực khi đạt 137,39 tỷ USD, chiếm 87,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công thương, nhìn nhận, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục trong nhiều năm gần đây. Tốc độ tăng cũng luôn duy trì mức 2 con số dù kinh tế thế giới có nhiều biến động. Đơn cử, năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 với xuất siêu 28,3 tỷ USD. Có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và 7 mặt hàng trong số đó có kim ngạch xuất khẩu vượt mức 10 tỷ USD. Có thể kể đến một số nhóm ngành hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao như: điện thoại, linh kiện; điện tử, máy móc và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; dệt may; giày dép; gỗ và các sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng; thủy sản, rau củ quả và cà phê.

Tuy nhiên, nhóm hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu như điện thoại, linh kiện, điện tử, máy móc… lại thuộc các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Với nhóm hàng điện tử, linh kiện, máy móc, chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu của Samsung đã chiếm hơn 55 tỷ USD (năm 2023), cao hơn 10 tỷ USD so với năm trước đó. Ngoài Samsung, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng có thương hiệu và giá trị cao đang được ghi nhận thuộc nhóm tập đoàn công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… vốn đang gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam.

Với những nhóm hàng hóa nông sản, thực phẩm, dệt may, gỗ, thủy sản… – nhóm hàng xuất khẩu có tỷ lệ giá trị thuộc về doanh nghiệp Việt cao, cùng với đà tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu thô cũng ngày càng cao. Ví dụ, ngành dệt may đã cán mốc xuất khẩu hơn 40 tỷ USD/năm; gỗ và các sản phẩm gỗ đạt hơn 12 tỷ USD/năm; nông lâm thủy sản và thực phẩm hơn 53 tỷ USD/năm. Vậy nhưng, rất ít trong sản phẩm thuộc các nhóm ngành hàng trên có mặt trên thị trường trong và ngoài nước bằng chính thương hiệu của mình. Thay vào đó, sản phẩm lại xuất hiện bằng thương hiệu ngoại nhưng “Made in Vietnam”.

Tại diễn đàn xuất khẩu do Bộ Công thương tổ chức đầu tháng 6-2024, ông Akiyama Naoki, Giám đốc Vận hành và Giám đốc Tài chính Uniqlo Việt Nam, chia sẻ, Tập đoàn Fast Retailing đã có hơn 20 năm tham gia sản xuất tại Việt Nam. Sản phẩm thời trang mang thương hiệu Uniqlo sản xuất từ hệ thống nhà máy đối tác tại Việt Nam không chỉ có mặt tại 23 cửa hàng trong nước mà còn được phân phối tới hơn 2.400 cửa hàng toàn cầu. Tính đến năm 2024, các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam chiếm hơn 60% sản phẩm của tập đoàn tại các cửa hàng trong nước và tỷ lệ này sẽ được tăng thêm trong thời gian tới.

Trong khi đó, theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, Việt Nam đã trở thành nước đứng đầu thế giới có sản lượng tiêu, điều, quế, hồi, và nhiều cây gia vị có giá trị cao. Đơn cử sản phẩm quế, nước ta có diện tích trồng quế lớn nhất trên thế giới với sản lượng vỏ quế đạt 72.000 tấn/năm. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu chỉ đạt khoảng trên 260 triệu USD /năm – con số quá thấp. Thậm chí, nếu so với năm 2022, giá trị xuất khẩu quế năm 2023 giảm 10,7% mà nguyên nhân là do xuất khẩu thô, giá trị không ổn định, hoặc ổn định ở mức thấp, dễ bị tổn thương nếu thị trường có biến động. Thống kê từ Bộ Công thương cũng chỉ rõ, có đến 70%-80% hàng hóa là xuất thô, giá trị gia tăng thấp.

Thương hiệu Việt… vắng bóng

Phần lớn hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường thuộc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… vẫn mang thương hiệu nước ngoài.

X5a.jpg
Công ty TNHH SXTM Cát Thái, phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức, TPHCM gia công và lắp ráp chi tiết sản phẩm nhựa cho các công ty lớn. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Thực tế ghi nhận tại các thành phố lớn của Nhật Bản như Narita, Tokyo, Yamanashi, Nagoya, Kyoto, Osaka, cho thấy, hàng “made in Vietnam” nhiều nhưng thương hiệu của doanh nghiệp Nhật Bản. Trong hệ thống siêu thị lớn, cửa hàng tiện lợi như Aeonmall, Khu phố Ginza, Familymart, Lawson…, nhóm sản phẩm “made in Vietnam” phong phú và đa dạng, gồm đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ; từ thân cây lục bình, hàng thời trang và thực phẩm chế biến. Đây cũng là những sản phẩm bán chạy nhất trong hệ thống các cửa hàng nói trên, nhưng thương hiệu của doanh nghiệp Nhật Bản.

Hàng Việt hiện phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức từ những tiêu chuẩn về chất lượng, hay yêu cầu về xuất xứ hàng hóa của các thị trường nhập khẩu ngày càng cao. Chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng tại nhiều thị trường, cùng xu hướng phát triển bền vững, giảm phát thải carbon và bảo vệ môi trường tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đã và đang gây khó cho doanh nghiệp Việt, đòi hỏi doanh nghiệp phải sớm thích ứng và tuân thủ nếu không muốn bị loại khỏi thị trường. Và những vấn đề này không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ năng lực để giải quyết

Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng

Tình trạng này cũng đang phổ biến tại các trung tâm thương mại, khu phố mua sắm lớn ở Bangkok (Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc) và Singapore… Đơn cử tại Seoul, nhiều mỹ phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên từ Việt Nam như dừa, nghệ, mật ong… nhưng mang thương hiệu Hàn Quốc. Theo đánh giá của Viện Công nghệ sau thu hoạch, do trình độ phát triển và chi phí đầu tư cho công nghiệp chế biến còn thấp nên tỷ lệ sản phẩm nông sản chế biến đạt chất lượng quốc tế của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 10%; số doanh nghiệp chế biến nông sản đăng ký chất lượng sản phẩm cũng chỉ đạt xấp xỉ khoảng 15%.

Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công thương), thông tin, bằng nhiều hình thức khác nhau như gia công thương hiệu nước ngoài, cung ứng nguyên vật liệu hoặc sản phẩm mang thương hiệu Việt đã phủ sóng tại hầu hết chuỗi cung ứng lớn toàn cầu.

Khảo sát thực tế cho thấy, từ các đại siêu thị kinh doanh đa ngành hàng, tới các chuỗi siêu thị đơn ngành, các chuỗi siêu thị chuyên phục vụ người châu Á, tới các chuỗi siêu thị phục vụ người gốc Mỹ La tinh, và những nhà mua hàng chuyên nghiệp như Aeon, Uniqlo (Nhật Bản); Walmart, Amazon, Safeway (Hoa Kỳ); Falabella (Chile); Carrefour, Decathlon (Pháp); Central Group (Thái Lan); Coppel (Mexico); IKEA (Thụy Điển), LuLu (UAE)… đều đang “săn” nguồn hàng cung ứng của Việt Nam. Những nhóm ngành hàng có số lượng sản phẩm cung ứng nhiều là thực phẩm – đồ uống; hàng may mặc, thời trang; giày dép, túi xách, phụ kiện; đồ thể thao và đồ gia dụng và nội thất. Tùy thuộc vào nhóm hàng và thị trường là châu Âu hay Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Nga… mà kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam có mức tăng 17%-43,6% hàng năm.

Đáng tiếc, sản phẩm Việt tồn tại chủ yếu dưới hình thức gia công, giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ xuất khẩu qua trung gian là chính, rất ít sản phẩm có thể xuất khẩu bằng thương hiệu của mình. Đó là một thiệt thòi rất lớn cho hàng Việt và doanh nghiệp Việt.

Trên Báo SGGP số ra ngày 28-2-2024, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết, trong chuỗi giá trị nông sản, khâu có lợi nhuận thấp nhất là nuôi trồng sản xuất, chỉ chiếm khoảng 12%-13% tổng giá trị gia tăng của nông sản. Hơn 80% giá trị còn lại nằm ở các khâu: chế biến, phát triển thương hiệu, bán hàng… Thế giới đã có nghiên cứu, trong 100 tỷ USD giá trị cà phê đến tay người tiêu dùng, tổng giá trị mà người trồng cà phê nhận được chỉ có khoảng 15 tỷ USD, còn 85 tỷ USD “rơi vào tay người khác”… ở những nước không trồng cà phê.

ÁI VÂN





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/xay-dung-thuong-hieu-cho-hang-viet-viec-can-lam-ngay-bai-1-vay-thuong-hieu-de-xuat-khau-post745943.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp Việt đừng ngại vào thị trường châu Mỹ

Thị trường châu Mỹ đã trở nên dễ thâm nhập hơn kể từ khi có Hiệp định CPTPP, song khoảng cách địa lý và rào cản ngôn ngữ khiến đa phần doanh nghiệp Việt vẫn e ngại tiếp cận thị trường này. Đã qua thời khó nhưng nỗi lo vẫn còn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019 đã thúc đẩy thương mại...

Nâng tầm chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu là một trong những động lực của tăng trưởng kinh tế. Do đó, năm 2025 cần nâng tầm và phát huy hiệu quả hơn chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa lập mốc lịch sử mới Năm 2024, trong bối cảnh ngân hàng Trung ương các nền kinh tế hàng đầu thế giới cắt giảm lãi suất ở mức khá sâu; kinh tế nước ta có...

Mở rộng xuất khẩu: Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong muốn gì?

Với năng lực tài chính, nhân lực hạn chế, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tham gia 'sân chơi' xuất nhập khẩu toàn cầu. Đối mặt nhiều thách thức Doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng quan trọng, đang đóng góp lớn vào thương mại của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhìn chung...

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để...

Một doanh nghiệp đóng tàu công bố lãi cả trăm tỷ đồng

Nhờ có được nhiều đơn đặt hàng lớn, Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm đạt lợi nhuận trước thuế hơn 100 tỷ đồng trong năm 2024. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024: Tình hình kinh tế

Chiều 1/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 1/2024.

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Tết đầy khi ta biết đủ

Thay vì tiêu tốn số tiền lớn cho những khoản chi thỏa mãn “cái tôi”, nhiều bạn đã chọn cách “Tết đầy khi ta biết đủ”. ...

Hàng ngàn người Bảo Lộc đội mưa xem đêm nghệ thuật Hương trà

(NLĐO) - Dù thời điểm diễn ra chương trình "Bảo Lộc - Thành phố Hương trà - Sắc tơ" có mưa nhưng hàng ngàn người dân vẫn háo hức theo dõi. ...

Cùng chuyên mục

Các công trường lớn sôi động trở lại từ ngày mùng 6 Tết

Các kỹ sư, công nhân đang lần lượt trở lại công trường sau Tết để hăng hái thi đua, đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn để kịp về đích đúng hẹn. ...

Bộ Công Thương góp ý về Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương vừa có ý kiến góp ý về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ. Thể chế hoá các chủ trương về phát triển khoa học, công nghệ Trả lời đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ tại văn bản số 5111/BKHCN-PC ngày 19/12/2024 về việc góp ý hồ sơ đề nghị xây...

Quảng Ngãi hưởng ứng Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột

(CLO) Hưởng ứng Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, ngày 3/2 lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, người lao động Báo Quảng Ngãi đã đóng góp 60 triệu đồng để hỗ trợ xây nhà cho hộ gia đình khó khăn về...

Tổng Bí thư trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc T.Ư

Sáng 3/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan Đảng ở Trung ương. Ngày 3/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng...

Đào được gần 1km đường hầm metro Nhổn – ga Hà Nội, vận hành máy đào thứ 2

Chiều 3/2, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã khởi công tuyến đường hầm thứ 2 của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội. Trong khi đó, sau 6 tháng thi công, máy thứ nhất đã đào được 985m đường hầm. Đoạn đi ngầm của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội dài 4km, bắt đầu từ ga S9 đầu đường Kim Mã đến ga S12 - đầu đường Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn. Đoạn đi...

Mới nhất

Xuất khẩu sang Canada tăng trưởng ấn tượng

Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tiếp đà tăng khá trong năm 2024, với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 6,4 tỷ USD, tăng gần 13,5%. Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ...

Kỳ vọng những thay đổi lớn

Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ vọng về những thay đổi lớn trong cấu trúc pháp lý và nền kinh tế. Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị...

Ám ảnh tai nạn pháo nổ ngày Tết: Người mất tay, người mù mắt

Trong 9 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 33 ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Trong đó có nhiều trường hợp chấn thương nghiêm trọng như mù mắt, giập nát chi thể... ...

6 ngày, ‘vũ trụ Vin’ đón hơn 11 triệu lượt khách

Chỉ trong 6 ngày cao điểm Tết Ất Tỵ (từ 29 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng), các “điểm cầu” Vingroupđã thu hút hơn 11 triệu lượt khách “đổ bộ”, thiết lập hàng loạt dấu ấn cho ngành du lịch Việt. Là một trong những điểm đến mở cửa xuyên Tết, Lễ hội Ánh sáng phương Đông tại...

Cơ bản hoàn thành sắp xếp bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể TW

Tổng Bí thư nhấn mạnh, đến nay chúng ta đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp tinh gọn bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể ở Trung ương, đây chính là tiền đề vững chắc để chúng ta tiếp tục hoàn thành...

Mới nhất