Trang chủNewsChính trịXây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh...

Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao


anhtren.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính xem sản phẩm nghề truyền thống của Phú Quốc. Ảnh: TTXVN.

Khẳng định thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới

Theo UBND tỉnh Kiên Giang, qua gần 20 năm triển khai thực hiện Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg, bộ mặt của “thành phố đảo” đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, đạt gần 19,6%/năm. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế – xã hội đều tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng nhanh tỷ trọng thương mại – dịch vụ, công nghiệp xây dựng, giảm về nông nghiệp.

Từ một địa phương không có dự án đầu tư nào, đến năm 2023, đã thu hút 321 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 412 nghìn tỷ đồng, chiếm 42,8% tổng số dự án toàn tỉnh. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội liên tục tăng qua từng năm, đến năm 2023 đạt 21.615 tỷ đồng, tăng gần 64 lần so với năm 2004.

Phú Quốc từ huyện đảo ít người biết, năm 2004 chỉ thu hút trên 130 nghìn lượt khách du lịch, đến năm 2023, đã đón khoảng 5,57 triệu lượt khách tham quan du lịch, tăng 42,7 lần so với năm 2004; trong đó khách quốc tế trên 560 nghìn lượt, chiếm 4,48% cả nước.

Đặc biệt, Phú Quốc đã khẳng định được thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới, nhiều sản phẩm du lịch mang tầm cỡ khu vực và quốc tế như: Hệ thống cáp treo tại Hòn Thơm được Tổ chức Guinness trao tặng chứng nhận là Cáp treo dài nhất thế giới, quần thể vui chơi giải trí Grand World, khu vườn thú bán hoang dã Safari, Casino Phú Quốc… Năm 2023, Tạp chí du lịch hàng đầu thế giới Travel+Leisure vinh danh đảo Phú Quốc là “Một trong những ngôi sao mới của du lịch Việt Nam”…

Tuy nhiên, bộ máy quản lý nhà nước và công tác quản lý hành chính của thành phố chưa theo kịp nhu cầu phát triển, nhất là trong quản lý xây dựng, đất đai; hạ tầng được quan tâm, đầu tư song chưa thực sự đồng bộ…; là thành phố du lịch, song Phú Quốc chưa có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để phát triển du lịch, thu hút khách du lịch…

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, Phú Quốc có tiềm năng, thế mạnh rất lớn, không kém, thậm chí có phần vượt trội so với nhiều đảo du lịch trên thế giới như: Quốc đảo Singapore, Maldives; đảo Jeju (Hàn Quốc); đảo Nami, thành phố Chuncheon (Hàn Quốc); đảo Phuket (Thái Lan); đảo Boracay (Philippines)…

Nhiều ý kiến cho rằng, với tầm nhìn phát triển Phú Quốc thành thành phố du lịch đẳng cấp quốc tế, cần có cơ chế, chính sách vượt trội, đặc thù, thí điểm một số chính sách mới, tạo điều kiện để Phú Quốc phát triển theo logic “tiến vượt”, nhanh chóng khẳng định và cạnh tranh quốc tế hàng đầu.

Thúc đẩy phát triển Phú Quốc nhanh và bền vững hơn

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Phú Quốc có vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh đặc biệt và được Đảng, Nhà nước quan tâm, có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách thúc đẩy Phú Quốc phát triển, trong đó có Quyết định 178/2004/QĐ-TTg.

Thủ tướng cho biết, sau 20 năm thực hiện Quyết định 178, Phú Quốc có “6 điểm hơn” gồm: Đảng, Nhà nước quan tâm, có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hơn để thúc đẩy phát triển Phú Quốc; tiềm lực được tăng cường hơn, dư địa phát triển của Phú Quốc ngày càng lớn hơn; sự quan tâm trong nước, quốc tế dành cho Phú Quốc nhiều hơn; uy tín, vị thế của Phú Quốc được củng cố vững chắc hơn; hạ tầng chiến lược ở Phú Quốc phát triển đồng bộ hơn, đóng góp của Phú Quốc cho thu ngân sách và đời sống nhân dân được tăng cao hơn; thời cơ, thuận lợi của Phú Quốc nhiều hơn, nhưng khó khăn, thách thức cũng không ít hơn, nhất là thách thức về phát triển nhanh, bền vững, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ…

Chỉ rõ 6 tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức và bài học kinh nghiệm trong phát triển thành phố Phú Quốc như vấn đề phát triển nóng, quản lý có lúc chưa theo kịp sự phát triển; vấn đề vệ sinh môi trường, nguồn nhân lực; hạ tầng điện, nước, sóng; tiềm năng lớn, nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp… Thủ tướng cho rằng, Phú Quốc là khu kinh tế biển có vị thế đặc biệt về cả kinh tế, chính trị, xã hội, du lịch, dịch vụ, giao thương, quốc phòng, an ninh của cả nước; phát triển Phú Quốc không phải là nhiệm vụ riêng của Phú Quốc, Kiên Giang, mà là nhiệm vụ chung của cả nước với tinh thần cả nước vì Phú Quốc và Phú Quốc vì cả nước.

Thời gian tới, Thủ tướng chỉ đạo quyết tâm xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, là nơi đáng sống, đảo tầm cỡ khu vực và quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới; khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.

Theo đó, tiếp tục đổi mới tư duy phát triển của Phú Quốc với tinh thần “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy; động lực bắt nguồn từ sự đổi mới; sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, doanh nghiệp”; khơi dậy, lan tỏa và nâng tầm khát vọng phát triển Phú Quốc, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường của Đảng bộ, chính quyền và người dân, doanh nghiệp; khai thác tối đa những tiềm năng, thế mạnh, tận dụng mọi cơ hội để phát triển nhanh và bền vững.

Ưu tiên phát triển kinh tế theo hướng xanh, sạch, đẹp, chất lượng cao gắn với tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ; phát triển hài hòa, gắn kết giữa kinh tế với văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái…

Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo vệ môi trường, nhất là bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái biển, trong đó tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường nghiêm ngặt; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài quý hiếm, đặc hữu; phục hồi hệ sinh thái rừng đối với Vườn Quốc gia Phú Quốc.

Phú Quốc phải đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế, đặc biệt Phú Quốc phải có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế trong thu hút FDI và các nguồn lực chất lượng cao từ bên ngoài; chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân; củng cố quốc phòng, an ninh, quốc phòng; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí…

Thủ tướng cho biết, trên cơ sở hội nghị, Chính phủ sẽ xây dựng một đề án, ban hành văn bản phù hợp để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định, làm cơ sở để triển khai thực hiện phát triển Phú Quốc nhanh và bền vững hơn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thiên đường nhiệt đới Phú Quốc đón thêm nhiều chuyến bay quốc tế mới

Kinhtedothi - Hôm nay, chuyến bay charter định kỳ với 375 ghế (bao gồm 12 ghế hạng thương gia), do tập đoàn du lịch Crystal Bay tổ chức, đã khởi hành từ thủ đô Astana của Kazakhstan và hạ cánh an toàn tại Phú Quốc - hòn đảo ngọc của Việt Nam. Đây là chuyến bay đầu tiên trong mùa đông năm nay của Crystal Bay, mở đầu cho hành trình đưa du khách Trung Á đến với miền đất nhiệt...

Chuyến bay từ Cộng Hoà Séc đưa 400 khách du lịch tham quan Phú Quốc

Ngày 24/10, TP Phú Quốc (Kiên Giang) đón chuyến bay thuê bao từ Cộng Hoà Séc chở theo 400 khách du lịch, mở đầu cho sự trở lại của thị trường khách du lịch Đông âu trong những tháng cuối năm 2024. ...

TP. Phú Quốc đã cưỡng chế được 59 căn biệt thự xây dựng trái phép

Theo đó, lực lượng chức năng thi hành cưỡng chế buộc khôi phục nguyên hiện trạng ban đầu và trả lại diện tích đất lấn chiếm đối với các căn biệt thự xây trái phép trên đất rừng Nhà nước quản lý. Cụ thể, lực lượng chức năng TP. Phú Quốc cưỡng chế buộc ông Phan Văn Đàm (50 tuổi), ngụ phường 17, quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh) khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất...

Phú Quốc có tân Chủ tịch UBND Thành phố

Theo đó ông Trần Minh Khoa đạt số phiếu bầu chức danh Chủ tịch UBND TP Phú Quốc (khóa 2, nhiệm kỳ 2020-2026) với tỉ lệ 93,3%. Ông Trần Minh Khoa, (SN 1973), quê quán huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang; Cao cấp lý luận Chính trị; Cử nhân Ngoại thương; Cử nhân ngôn ngữ Anh; Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh. Trước khi được điều động luân chuyển ra TP Phú Quốc ông là Giám đốc Sở Tài...

Chủ tịch UBND TP Phú Quốc nhận nhiệm vụ mới

Theo đó, ông Huỳnh Quang Hưng – Chủ tịch UBND TP Phú Quốc, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Phú Quốc nhiệm kỳ 2020-2025; Luân chuyển, bổ nhiệm ông Huỳnh Quang Hưng làm Phó Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Phú Quốc. Luân chuyển, chỉ định ông Trần Minh Khoa, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bản tin Mặt trận sáng 25/1

Bản tin Mặt trận sáng 25/1 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Hơn 4.742 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo; Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường trao quà Tết tại Cần Thơ; Nam Định: Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào; Nhiều người khó khăn tại Ý Yên được hỗ trợ tiền hàng tháng từ nguồn xã hội hóa… ...

Bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định trên có hiệu lực từ...

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường trao quà Tết tại Cần Thơ

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường đã đến chúc Tết và tặng quà 100 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Ngày...

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ 2025, tối 24/2, tại TP Nam...

Nhiều người khó khăn tại Ý Yên được hỗ trợ tiền hàng tháng từ nguồn xã hội hóa

Gói hỗ trợ trị giá 2,2 tỷ đồng được huyện Ý Yên (Nam Định) triển khai kéo dài trong 12 tháng của năm 2025 từ nguồn xã hội hóa; diện hỗ trợ là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người neo đơn, người mù, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. ...

Bài đọc nhiều

Hiệp định Geneva – Đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam

Ngày 19/7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”.   Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh: SƠN TÙNG) Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng...

Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025 của Học viện Nông...

Thưa quý vị đại biểu và các em sinh viên, Các bài học trong quá trình phát triển của đất nước từ ngày có Đảng cho thấy, sự đổi mới và các thành tựu mang tầm thời đại của...

Khởi tố 6 người trong vụ án tại công ty SJC

Chiều 9/11, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Người phát ngôn Bộ Công an đã trả lời về việc tình hình điều tra một số vụ án lớn. Trả lời báo chí, Thiếu tướng Hoàng Anh...

Ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Chiều ngày 23/1/2025, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban...

Cùng chuyên mục

Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị; cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026. ...

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 24/1, tại Thủ đô Hà Nội, sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc. Ngay sau Hội nghị này là thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, các Ủy viên Trung ương Đảng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương về rà soát lại tình hình, các chương trình, kế hoạch công tác,...

Quá trình công tác của ông Nguyễn Duy Ngọc, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ngày 23/1/2025, tại Hội nghị Ban...

Hướng tới tương lai hợp tác mạnh mẽ

Thống đốc St. Petersburg nhấn mạnh Việt Nam và Liên bang Nga đã luôn đi cùng nhau trong suốt chặng đường 75 năm xây dựng và phát triển quan hệ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau đạt được những thắng lợi. ...

Ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Chiều ngày 23/1/2025, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm...

Mới nhất

Tỷ phú Ấn Độ xây trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới, vượt xa siêu dự án của Mỹ

Tập đoàn Reliance của tỷ phú Mukesh Ambani sẽ xây trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới tính theo công suất tại Ấn Độ. Theo nguồn tin của Bloomberg, tỷ phú 67 tuổi sẽ mua những con chip mạnh nhất của Nvidia và thiết lập trung tâm dữ liệu tại thị trấn Jamnagar với tổng công suất 3 gigawatt....

Apple phát hành iOS 18.3 RC với nhiều thay đổi mới

Mới đây, Apple đã chính thức tung ra bản cập nhật iOS 18.3 RC cho những nhà phát triển và người thử nghiệm beta công khai với nhiều thay đổi mới.

Tân Ngoại trưởng Mỹ điện đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc, đề cập Biển Đông, Đài Loan

Tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 24.1 đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, theo...

Những phong tục truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax:...

Giá cà phê tăng liên tiếp, robusta “quyết” giữ vùng đỉnh, nỗi lo cung thiếu

Tính chung năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng hơn 1,34 triệu tấn cà phê các loại, giảm mạnh 17,1% so với năm 2023 và là mức thấp nhất trong 9 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng trong niên vụ 2023 - 2024 vừa qua ước giảm 6% so với niên vụ trước đó, chỉ đạt khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn.

Mới nhất